Thuốc Rupafin 10mg Có Tác Dụng Gì? Liều Dùng, Lưu ý Tác Dụng Phụ
Có thể bạn quan tâm
Mỗi khi thời tiết thay đổi hay trong giai đoạn chuyển mùa, bạn có thể sẽ xuất hiện những triệu chứng như hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, mắt đỏ, ngứa mắt, ngứa mũi,… Các biểu hiện trên được chẩn đoán mắc bệnh viêm mũi dị ứng.
Đây là bệnh không lây lan nhưng lại tái phát khi thời tiết thay đổi đem lại cảm giác khó chịu cho người bệnh. Để giảm bớt các triệu chứng gặp phải khi mắc bệnh, bài viết này chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc một loại thuốc kháng histamin có tên Rupafin.
Rupafin được nhiều bác sĩ chỉ định trong việc điều trị viêm mũi dị ứng cũng như trong điều trị các bệnh nổi mề đay, mẩn ngứa trên da do dị ứng tự phát. Vậy Rupafin là thuốc gì? Thành phần thuốc ra sao? Có tác dụng như thế nào? Cách dùng và liều lượng ra sao?,… Hãy cùng Y tế 24h tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Rupafin 10mg là thuốc gì?
Rupafin là một trong số các loại thuốc kháng histamin II được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng theo thời tiết, nổi mề đay, dị ứng, mẩn ngứa trên da ở cả người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
SĐK Rupafin
Rupafin có nguồn gốc từ Tây Ban Nha do công ty Hyphens Pharma Pte. Ltd đăng ký. Tại Việt Nam, được sự cho phép của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế, Rupafin được phép lưu hành trên thị trường với sđ: VN2-40-13.
Thành phần
Hoạt chất chính của Rupafin là Rupatadine với hàm lượng 10 mg cùng với một số loại tá dược như tinh bột ngô, lactose 58 mg, E-172 đỏ, E-172 vàng, cellulose ở dạng vi tinh thể, E218, E104 vàng, Na2HPO4 và một số chất tạo hương liệu khác vừa đủ một viên nén.
Rupafin 10mg có tác dụng gì?
Rupafin được biết đến với công dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng theo thời tiết như nổi mề đay, mẩn ngứa, dị ứng trên da nhờ tác dụng quan trọng của dược chất Rupatadine.
Cơ chế hoạt động của Rupatadine là ngăn chặn hoạt động của histamin. Cụ thể như sau:
- Histamin là một chất quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể, trong cơ thể nó tồn tại ở hai trạng thái là dự trữ hoặc bất hoạt. Khi được kích thích (cơ thể tiếp xúc với chất lạ hoặc thời tiết thay đổi), histamin được giải phóng. Sau khi giải phóng, Histamin sẽ kết hợp với thụ thể đặc hiệu (H1), tạo thành tín hiệu dẫn truyền tới trung tâm thần kinh kết quả dẫn đến các triệu chứng của dị ứng như ngứa, phát ban đỏ, hắt hơi, chảy nước mũi,…
- Hoạt động chính của Rupatadine là ngăn chặn không cho histamin kết hợp với thụ thể H1, từ đó các phản ứng dị ứng của cơ thể sẽ được thuyên giảm.
- Ngoài ra, Rupatadine còn có một ưu điểm là không gây ra cảm giác buồn ngủ do nó không tác động trực tiếp lên não bộ. Tuy nhiên, tùy theo thể trạng của từng bệnh nhân nên cũng có một số bệnh nhân sẽ có cảm giác buồn ngủ.
Xem thêm: Thuốc Telfor 180, 120, 60 là thuốc gì? Tác dụng, Cách dùng, Giá bán
Đối tượng sử dụng
Theo các chuyên gia, thuốc được chỉ định cho người trưởng thành và trẻ từ 12 tuổi trở lên.
Đối với trẻ em từ 2 đến 12 tuổi có thể sử dụng Rupafin dưới dạng dung dịch uống và nên có sự tư vấn của bác sĩ để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Chưa có thông tin chính thức nào ghi nhận về an toàn khi sử dụng Rupafin đối với trẻ dưới 2 tuổi.
Chống chỉ định
- Người dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Người cao tuổi, trẻ em dưới 12 tuổi.
- Phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Cách sử dụng và liều dùng
Dạng bào chế của Rupafin là viên nén nên sử dụng theo đường uống mang lại hiệu quả tốt nhất. Bạn nên uống thuốc với 1 cốc nước và có hoặc không kèm theo thức ăn, nên uống trước bữa ăn sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.
- Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:
Nên uống 1 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 viên tương ứng với 10 mg thuốc.
- Đối với người cao tuổi:
Nên thận trọng khi sử dụng (nhất là đối với người trên 65 tuổi).
- Đối với trẻ em dưới 12 tuổi:
Theo các chuyên gia, không nên sử dụng Rupafin dạng viên nén 10 mg cho trẻ. Đối với trẻ từ 2 – 12 tuổi thì có thể sử dụng Rupafin 1 mg/ml dạng dung dịch uống sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
Đối với trẻ dưới 2 tuổi, chưa có thông tin chính xác nào đảm bảo sự an toàn khi sử dụng thuốc cho trẻ, vậy nên bạn cần tham khảo tư vấn của các bác sĩ để có được lời khuyên tốt nhất.
Rupafin có tác dụng phụ không?
Đây là câu hỏi được quan tâm nhất trong qua trình sử dụng thuốc. Trên lâm sàng, theo nghiên cứu đã ghi nhận Rupafin có một số tác dụng ngoài ý muốn như sau:
- Thường gặp các triệu chứng như: mệt mỏi, buồn ngủ, khô miệng, đau đầu mức độ nhẹ.
- Ít gặp trong rối loạn hô hấp như chảy máu cam, khô họng, khô mũi,…
- Ít gặp trong rối loạn tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,…
- Hiếm gặp trong rối loạn chức năng hệ thần kinh như mất tập trung,…
- Ít gặp trong nhiễm khuẩn như viêm họng, viêm phổi,…
Tương tác thuốc
Tương tác với nước bưởi ép: Các chuyên gia khuyến cáo không nên kết hợp Rupafin với nước bưởi vì nó sẽ làm nồng độ hấp thu trong máu tăng lên gấp nhiều lần (cụ thể là gấp 3,5 lần).
Kết hợp với ketoconazole hay erythromycin: Không nên sử dụng kết hợp Rupafin với các loại thuốc này bởi vì nó sẽ làm tăng nồng độ hấp thu trong máu của thuốc lên gấp 10 lần hay 2 đến 3 lần.
Dùng chung với rượu: Các nghiên cứu cho thấy khi sử dụng 20 mg Rupafin với rượu có thể làm tăng những tác động có hại của rượu đối với cơ thể.
Thận trọng khi dùng
Khi sử dụng Rupafin, bạn cần chú ý đến những tác dụng phụ do thuốc gây ra và thận trọng khi kết hợp Rupafin với những thuốc khác. Tùy vào cơ địa của từng người, bạn nên cẩn thận khi dùng thuốc với các trường hợp sau đây:
- Phụ nữ đang trong 3 tháng đầu của thai kỳ được khuyến cáo không nên dùng Rupafin vì có khả năng cao gây dị tật thai bẩm sinh.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc đối với người già trên 65 tuổi do cơ địa có thể đã mẫn cảm với thuốc gây tác dụng ngoài ý muốn.
- Không dùng kết hợp với nước ép bưởi.
- Thận trọng khi sử dụng dành cho trẻ dưới 12 tuổi.
- Không dùng thuốc quá hạn sử dụng.
- Khuyến cáo không nên sử dụng Rupafin với người mắc chứng rối loạn chức năng gan, thận.
Nếu có bất kỳ triệu chứng khẩn cấp nào xảy ra, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa kịp thời.
Bảo quản
Để đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình sử dụng thuốc, thuốc phải được bảo quản một cách tốt nhất. Rupafin cần được bảo quản ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp bằng cách bảo quản trong hộp carton.
Không để thuốc nơi ẩm thấp vì độ ẩm có thể làm thu ngắn hạn sử dụng của thuốc.
Không nên sử dụng thuốc khi nhận thấy thuốc đã đổi màu hoặc đã quá hạn sử dụng. Không nên tiêu hủy thuốc bằng cách vứt bừa bãi xuống cống, rãnh vì sẽ gây ô nhiễm môi trường.
Thuốc được sử dụng tốt trong vòng 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thuốc Rupafin 10mg giá bao nhiêu?
Theo như khảo sát, trên thị trường hiện nay, Rupafin hàm lượng 10 mg được đóng hộp gồm 1 vỉ 10 viên màu hồng cam đang được bán với giá trung bình 90.000 VNĐ/ 1 hộp.
Rupafin chính hãng mua ở đâu Hà Nội, TpHCM?
Bạn có thể dễ dàng tìm mua Rupafin tại các nhà thuốc, cơ sở sản xuất, đại lý bán buôn, bán lẻ trên toàn quốc. Bạn cũng có thể đặt mua tại website của các nhà thuốc online.
Để đảm bảo chất lượng thuốc, bạn nên mua tại các nhà thuốc, cơ sở sản xuất, website tin cậy. Đừng ham rẻ mà mua phải thuốc kém chất lượng, không những không có tác dụng mà còn gây ra nhiều tác dụng ngoài ý muốn có hại cho sức khỏe của bản thân.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về thuốc, bạn hãy gọi ngay đến đường dây nóng của chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, tư vấn và giải đáp mọi câu hỏi nào của bạn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Từ khóa » Thuốc Dị ứng Rupafin
-
Công Dụng Của Thuốc Rupafin 10mg | Vinmec
-
Rupafin 10mg Trị Viêm Mũi Dị ứng, Mày đay (1 Vỉ X 10 Viên)
-
Thuốc Rupafin 10mg Hyphens Trị Viêm Mũi Dị ứng Và Nỗi Mày đay
-
Thuốc Rupafin: Công Dụng, Liều Dùng Và Một Số Lưu ý Khi Dùng Thuốc
-
Thuốc Rupafin 10mg Chống Dị ứng: Liều Dùng, Cách Dùng, Giá Bán
-
Thuốc Rupafin 10 Mg- Điều Trị Viêm Mũi Dị ứng Và Mề đay
-
Rupafin | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Thuốc Rupafin 10mg - Central Pharmacy
-
Thuốc Chống Dị ứng Rupafin 10mg 10 Viên - Doctor Acnes
-
Mua Thuốc Chống Dị ứng Rupafin 10mg | Nhà Thuốc Online Jio
-
Thuốc Rupafin 10mg - Nhà Thuốc Bệnh Viện - Đặt Mua 0936.80.22.00
-
Rupafin - Thuốc Biệt Dược, Công Dụng , Cách Dùng - VN2-40-13
-
Rupafin 10mg - Thuốc điều Trị Viêm Mũi Dị ứng Hiệu Quả Của Tây ...