Thương Lắm ốc Cườm - Ẩm Thực - Việt Giải Trí

Một mùa ốc cườm nữa đã qua đi! Với nhiều người, đó là món ăn quá đỗi bình dân. Nhưng với tôi và hẳn với nhiều người quê tôi, nó mua được vé về tuổi thơ, mua được tính kiên nhẫn, mua được chút tĩnh tại, mua được tình thân vừa cảm nhận thấu vị mặn mòi xứ biển. Từng đó cũng đã đủ làm nên sự thương quý cho món ốc cườm lắm rồi!

Làng tôi cạnh sông sát biển, người dân quê tôi chiụ nhiều sóng to gió dữ. Và có lẽ để bù đắp cho những thiệt thòi đó, mẹ Biển cũng ưu ái tặng cho làng tôi – một làng quê ven biển xứ Nghệ, rất nhiều sản vật. Từ những loại cao sang đến những thứ bình dân nhất. Và một trong những thứ quà biển giản dị nhưng lấp lánh những niềm vui đó là ốc cườm.

Người làng tôi bắt được khá nhiều loại ốc. Từ những loại ốc bắt ngoài biển khơi có giá trị kinh tế cao như ốc tù và, ốc hương, ốc môi…; đến những loại ốc bình dân hơn chút như ốc the, ốc chìa vôi, ốc xoắn, ốc mỡ, … được bắt ven sông, ven bãi những bãi đá, bãi cát. Ốc cườm là loại ốc nhỏ nhất. Ngoài ốc chìa vôi thì loại ốc này có sức gợi thương gợi nhớ nhiều nhất đối với những người từng đi qua tuổi thơ ở quê tôi.

Thương lắm ốc cườm - Hình 1

Ốc cườm có nhiều tên gọi khác nhau. Dân vùng Đà Nẵng thì gọi là tên gọi là ốc lể, ốc ruốc; dân vùng Quảng Bình, Quảng Nam… thì gọi là ốc gạo. Còn người dân ven biển ở vùng đất địa đầu xứ Nghệ thì gọi là ốc cườm. Có lẽ bởi những con ốc nhỏ như những chiếc cúc áo cũng có đủ sắc màu lung linh, hấp dẫn như những hạt cườm.

Thường khi đến mùa (từ tháng 2 đến tháng 6 âm lịch) lúc thủy triều lên bà con sẽ đi cào ốc cườm. Chỉ cần cắm cái vợt xuống mặt cát biển, rồi cứ đi về phía trước theo những lớp sóng để vợt ốc. Những dịp ốc vào nhiều, chỉ trong một buổi thì số lượng ốc của mọi người cào được khá lớn.

Cách chế biến ốc cườm mỗi nơi có một nét riêng. Ở quê tôi, phổ biến nhất là món ốc xào. Ốc được ngâm, rửa sạch cho hết bùn cát. Sau đó chỉ cần xào qua cùng với sả, ớt, một chút gia vị như đường, bột nêm là có món ốc đủ ngon. Khi thưởng thức, người ăn có thể dùng gai bưởi hoặc chiếc tăm để lể ốc. Vừa nhấm nháp vừa cảm nhận hết vị đậm đà, mặn mòi của biển cả. Có những nơi để tạo sự tiện lợi cho người thưởng thức thì bà con lể ruột rồi bán. Với ruột ốc cườm có thể xào, thêm ít ớt, lá chanh, đậu phộng và dùng cùng bánh đa. Nhưng ở làng mình, chúng tôi vẫn ăn ốc cườm theo cách truyền thống. Không có thời gian ăn thì thôi, còn khi đã ăn thì tôi và mọi người chẳng thể chỉ lể dăm ba con mà đứng dậy. Thực không ngoa khi nói rằng, ốc cườm có một sự mê hoặc đến lạ kỳ!

Thương lắm ốc cườm - Hình 2

Bác tôi, đã ngoài 70 tuổi, nhà sát biển, vẫn còn chút sức khỏe. Bác không muốn lệ thuộc quá nhiều vào con cháu nên đến mùa bác lại cùng mọi người ra bãi biển trước nhà bắt ốc cườm. Lượng sức mình nên bác chỉ bắt đủ bán để có chút tiền tiêu vặt, để có thêm một niềm vui. Thế là với một nồi ốc đã nấu chín, ngồi bên gốc cây gạo trước nhà, bác vừa bán vừa cho. Mỗi lần tôi đi làm ngang qua, bác lại gọi:

Video đang HOT

- Cháu ơi, lấy ốc cườm về ăn.

- Dạ!

Tôi mỉm cười đáp lại.

Những thú thực, chỉ những hôm có nhiều thời gian, tôi mới dám mua một bát nho nhỏ để vừa xem ti vi vừa lể ốc. Tôi xem đó như một cách thư giãn sau những lúc làm việc căng thẳng đến nghẹt thở.

Thương lắm ốc cườm - Hình 3

So với các loại ốc khác thì khi ăn ốc cườm không hề mang đến cảm giác no nê, đã đầy mà ăn chỉ để vui, để mong có được những giây phút thư thái. Nếu ai đó vội thì không thể nghĩ đến ăn ốc cườm dù thèm thế nào đi chăng nữa. Thế nên tôi rất thích nhìn cảnh các bà, các chị ngồi lể ốc cườm. Tôi nghĩ, đó là những giây phút họ thưởng cho chính mình sau những ngày lao động mệt mỏi. Giữa trưa hè, nhiều khi không ngủ, họ mua mấy bát ốc cườm, quây quần ở một gốc cây hoặc bên hiên nhà ai đó vừa lể ốc, vừa trò chuyện râm ran, vừa tận hưởng làn gió mát lành từ biển thổi vào. Tôi thấy chẳng thể nào bình yên hơn thế!

Tuổi thơ của tôi, của nhiều người nữa đi qua những năm tháng khó khăn, đi qua những mùa ốc cườm. Ngày đó, tụi trẻ con ở làng biển như tụi tôi có khá nhiều trò chơi. Tụi con gái thường hay xâu vòng để treo cổ, đeo tay. Có lúc những chiếc vòng được tạo từ những chiếc lá dừa, có lúc là từ những bông hoa trắng muốt của cây trứng gà ( nhiều nơi gọi là cây lê- ki- ma), nhưng nhiều nhất là lũ chúng tôi xâu vòng từ ốc cườm. Những con ốc bắt về, luộc chín, đem ra phơi chỗ dãi nắng. Khi cái ruột bé xíu đã không còn, chúng tôi đem rửa thật sạch và kiên nhẫn lấy kim đâm ngang mình con ốc để từ đó có những chiếc vòng lấp lánh. Những chiếc vòng mang những niềm vui thơ dại, mang những giấc mơ về chốn mênh mông, xa xôi như biển cả. Vì thế mà chúng tôi rất thích. Thích từ âm thanh lạo xạo đến những sắc màu hồng, đỏ, đen pha lẫn của những chú ốc. Và quan trọng hơn là vòng ốc cườm chơi khá bền. Chúng tôi làm cho mình, rồi tặng bạn. Bây giờ tôi thấy họ mua khá nhiều vỏ ốc cườm để làm đồ trang sức. Dù sao đó cũng là cách để nâng giá trị của loại ốc khiêm nhường này. Nghĩ về tuổi thơ, thấy chao ôi là những thương nhớ! Bây giờ ốc cườm vẫn nhiều nhưng lũ trẻ không chơi như chúng tôi nữa! Thấy có một điều gì đó như là một sự hẫng hụt, tiếc nuối!

Một mùa ốc cườm nữa đã qua đi! Với nhiều người, đó là món ăn quá đỗi bình dân. Nhưng với tôi và hẳn với nhiều người quê tôi, nó mua được vé về tuổi thơ, mua được tính kiên nhẫn, mua được chút tĩnh tại, mua được tình thân vừa cảm nhận thấu vị mặn mòi xứ biển. Từng đó cũng đã đủ làm nên sự thương quý cho món ốc cườm lắm rồi!

Theo Inside

Một gia đình chiêu đãi 3.000 suất ăn chay lễ Vu Lan

Các món ăn chay được gia đình anh Linh sử dụng chiêu đã người dân, du khách rất đa dạng, trình bày hấp dẫn, đẹp mắt với khoảng 40 món ăn.

Một gia đình chiêu đãi 3.000 suất ăn chay lễ Vu Lan - Hình 1

Ngày 15-8, gia đình anh Phan Tuấn Linh (SN 1978), chủ nhà hàng Đà Lạt Thiên Nhiên, đường Hùng Vương nối dài, TP Đà Lạt (Lâm Đồng), đã làm 3.000 suất ăn chay miễn phí đãi người dân địa phương và du khách nhân dịp Lễ Vu Lan.

Một gia đình chiêu đãi 3.000 suất ăn chay lễ Vu Lan - Hình 2

Anh Phan Tuấn Linh cho biết, đây là năm thứ hai gia đình anh mở tiệc chiêu đãi miễn phí người dân và du khách các món ăn chay trong dịp Lễ Vu Lan. Năm 2018, gia đình anh Linh cũng đã làm 2.000 suất ăn chay để mời thực khách tới thưởng thức miễn phí.

Một gia đình chiêu đãi 3.000 suất ăn chay lễ Vu Lan - Hình 3

Một gia đình chiêu đãi 3.000 suất ăn chay lễ Vu Lan - Hình 4

"Năm nay, gia đình tôi tăng thêm 1.000 suất ăn nữa. Nâng tổng số suất ăn lên 3.000. Mọi người tới thưởng thức đều được phục vụ chu đáo. Thời gian từ 11 giờ trưa tới 21 giờ khuya. Thức ăn thì khách tùy chọn. Ăn no thì thôi!..", anh Linh cho biết.

Một gia đình chiêu đãi 3.000 suất ăn chay lễ Vu Lan - Hình 5

Một gia đình chiêu đãi 3.000 suất ăn chay lễ Vu Lan - Hình 6 Các món ăn chay trông thật hấp dẫn, đẹp mắt

Một gia đình chiêu đãi 3.000 suất ăn chay lễ Vu Lan - Hình 7

Để chuẩn bị cho 3.000 suất ăn chay miễn phí này, suốt 3 ngày qua, gia đình anh Phan Tuấn Linh đã huy động khoảng 50 người chế biến, trình bày các món ăn là thực phẩm, rau, củ, quả nông nghiệp công nghệ cao do chính gia đình anh tự sản xuất.

Một gia đình chiêu đãi 3.000 suất ăn chay lễ Vu Lan - Hình 8

Các món ăn chay được gia đình anh Linh sử dụng chiêu đã người dân, du khách rất đa dạng, trình bày hấp dẫn, đẹp mắt với khoảng 40 món ăn, gồm lẩu rau, bánh cuốn, cơm lam, bún, bánh hỏi, mỳ xào, chè, nước ép trái cây...

Một gia đình chiêu đãi 3.000 suất ăn chay lễ Vu Lan - Hình 9

Một gia đình chiêu đãi 3.000 suất ăn chay lễ Vu Lan - Hình 10

Anh Phan Tuấn Linh cho biết, việc tổ chức chiêu đãi miễn phí các món ăn được chế biến từ các loại thực phẩm do chính mình sản xuất trong dịp lễ Vu Lan này là nhằm thể hiện lòng hiếu khách của người Đà Lạt đối với du khách gần xa và người dân địa phương.

Theo Cand

Ngất ngây trước những mâm cơm chay cúng rằm tháng 7 Ngất ngây trước những mâm cơm chay cúng rằm tháng 7Cứ mỗi dịp rằm tháng 7, chị em lại chuẩn bị thật tươm tất mâm cơm chay cúng ông bà tổ tiên. Hot mom Tô Hưng Giang năm nay đã cất công chuẩn bị mâm cơm chay rất ngon để cúng ông bà. Những món ăn của chị không chỉ dễ làm mà còn được trang trí rất hấp dẫn. Năm nay chị...

Từ khóa » Cách Chế Biến ốc Cườm