Thương Lượng Là Gì? Ví Dụ Giải Quyết Tranh Chấp Bằng Thương Lượng

Mục lục bài viết

Toggle
  • Thương lượng là gì?
  • Thương lượng tiếng Anh là gì?
  • Ví dụ giải quyết tranh chấp bằng thương lượng
  • Mục đích thương lượng
  • Đặc điểm của thương lượng
  • Vai trò của thương lượng trong tranh chấp

Hiện nay thì các chủ thể có thể áp dụng nhiều biện pháp để giải quyết tranh chấp, ngoài việc yêu cầu Tòa án hay Trọng tài giải quyết tranh chấp thì các bên có thể tự thương lượng với nhau.

Nhưng nhiều người chưa thực sự hiểu được Thương lượng là gì? Và những ưu điểm khi sử dụng phương thức này. Do vậy, qua bài viết dưới đây Luật Hoàng Phi sẽ giúp Qúy khách giải đáp các thắc mắc dưới đây.

Thương lượng là gì?

Thương lượng hình các hình thức giải quyết khi có tranh chấp giữa các bên xảy ra, chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế. Thay bằng việc nhờ đến sự can thiệp của bên thứ ba như Tòa án hay Trọng tài, thì các bên xảy ra tranh chấp sẽ cùng nhau tự thỏa thuận, bàn bạc để giải quyết các vấn đề đang gặp tranh chấp

Đây là phương thực được thực hiện chủ yếu dựa vào sự tự nguyện, thiện chí của các bên, không bị ép buộc bởi bất cứ điều gì

Tuy có nhiều ưu điểm nhưng phương thức này chỉ được áp dụng đối với những loại tranh chấp mà có giá trị tài sản tranh chấp nhỏ, lợi ích xung đột không đáng kể và chỉ được áp dụng khi các bên thực có thiện chí thương lượng

Ngoài việc giải đáp cho Qúy khách về Thương lượng là gì? Thì ở những nội dung tiếp theo, Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp cho Qúy khách các vấn đề cơ bản liên quan đến phương thức thương lượng này.

Thương lượng tiếng Anh là gì?

Thương lượng tiếng Anh là Negotiate

Ví dụ giải quyết tranh chấp bằng thương lượng

Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng cung cấp cho Công ty B 100 máy tính với thời hạn giao hàng là 30 ngày kể từ ngày Bên B hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho Bên A, sau đó vì lý do đối tác Công ty A không cung cấp được đủ hàng cho Công ty A dẫn đến Công ty A mới chỉ giao được cho Công ty B 20 máy tính dẫn đến Công ty B không thực hiện được công việc của mình, Công ty B có công vắn yêu cầu Công ty B bồi thường thiệt hại do việc cung cấp máy tính không đúng số lượng ghi trong hợp đồng với số tiền là 200 triệu đồng, nếu không sẽ khởi kiện Công ty B sẽ khởi kiện Công ty A ra tòa, sau đó Công ty A có đề nghị gặp mặt công ty B để hai bên thương lượng giảm chi phí bồi thường thiệt hại.

Mục đích thương lượng

– Vì thương lương là biện pháp được áp dụng khi có các tranh chấp xảy ra nên mục đích quan trọng nhất của thương lượng đó chính là giải quyết được tranh chấp đang xảy ra giữa các bên

Việc sử dụng biện pháp thương lượng thể hiện được việc các bên chủ thể đang xảy ra tranh chấp đều có thiện chí giải quyết trong hòa bình, không muốn vấn đề phát sinh phức tạp.

Thương lượng giúp cho các bên xảy ra tranh chấp được trình bày các quan điểm, suy nghĩ của mình, đưa ra được những mong muốn, yêu cầu, phương hướng giải quyết vấn đề.

 Việc dùng biện pháp thương lượng để giải quyết tranh chấp còn giúp cho tranh chấp được giải quyết mà không làm ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác sau này của các chủ thể.

– Thương lượng nhằm dẫn đến mục đích chính là các bên đều thống nhất ý chí đối với các biện pháp được đưa ra để giải quyết vấn đề;

– Xây dựng mối quan hệ hợp tác hài hòa, thiện chí.

Đặc điểm của thương lượng

Đối với biện pháp giải quyết tranh chấp này, nó sẽ gồm những đặc điểm riêng biệt như:

– Khi đã quyết định áp dụng biện pháp này tức là sẽ chỉ có các bên xảy ra tranh chấp tự thỏa thuận, thống nhất với nhau mà không có sự can thiệp của bất cứ cá nhân hay tổ chức nào khác không liên quan đến tranh chấp (bên thứ ba);

– Bản chất của thương lượng là quá trình thỏa thuận, bàn bạc. Trong quá trình này các bên sẽ đưa ra các quan điểm mang tính cá nhân của riêng tổ chức mình, những mong muốn, nguyện vọng hay ý kiến về cách giải quyết tranh chấp rồi từ đó sẽ cùng nhau thống nhất ý kiến chọn ra cách giải quyết phù hợp nhất và có lợi cho các bên tranh chấp

– Đây là biện pháp giải quyết mang tính đơn giản, tuy nhiên nó lại chỉ có thể thực hiện được khi các bên thực sự có thiện chí thì mới có thể cùng ngồi xuống giải quyết vấn đề

– Đây là việc chỉ diễn ra giữa các bên đang có tranh chấp nên pháp luật không có quy định nào về thời gian, địa điểm cụ thể diễn ra thương lượng, mà vấn đề này sẽ do các bên tự bàn bạc về thời gian và địa điểm phù hợp

Vai trò của thương lượng trong tranh chấp

– Vai trò quan trọng nhất của thương lượng trong tranh chấp là giúp giải quyết được tranh chấp mà không cần sự can thiệp của của Tòa án hay các cơ quan giải quyết tranh chấp khác theo quy định của pháp luật

– Giúp giải quyết được tranh chấp mà không làm ảnh hưởng đến uy tín khả năng học tác sau này của các bên tranh chấp

– Giúp cho các bên thể hiện được ý kiến của tổ chức mình

– Thương lượng giúp cho các bên đều bảo được sự công bằng trong việc thực hiện quyền và lợi ích của mình, tránh tình trạng xảy ra “bất công”, phải phụ thuộc vào ý kiến và quyết định của bên chủ thể còn lại

Tuy thương lượng có vai trò và những ưu điểm không thể phủ nhận được, nhưng nó vẫn luôn tồn tại nhiều điểm hạn chế khiến cho biện pháp này chỉ có thể được áp dụng cho các tranh chấp có giá trị nhỏ, cụ thể như:

– Do thương lượng là kết quả của quá trình đàm phán, đóng góp ý kiến, quan điểm của các chủ thể, vì vậy đối với những tranh chấp diễn ra giữa nhiều chủ thể thì việc tìm ra được tiếng nói chung là rất khó, không thể thỏa mãn được mong muốn của tất cả các chủ thể

– Tiếp đó, không thể sử dụng trong có tranh chấp có giá trị tài sản lớn, do khi đó phần lợi ích bị ảnh hưởng của các bên chủ thể cũng là rất lớn, các bên đều muốn quyền lợi của mình được nhiều hơn, khi đó việc thương lượng sẽ không đưa ra được kết quả

– Việc thương lượng không thể thỏa mãn được lợi ích, mong muốn của các bên tranh chấp một cách tuyệt đối như khi giải quyết thông qua bên thứ ba

Trên đây là toàn bộ nội dung về Trên đây là toàn bộ nội dung về Thương lượng là gì? Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến công ty Luật Hoàng phi theo số tổng đài tư vấn 1900 6557.

Từ khóa » Thương Lượng Cá Nhân Là Gì