Thương Mại điện Tử Là Gì? Tổng Quan Về TMĐT ở Việt Nam - Magenest

Thương mại điện tử đang ngày càng phát triển và dần trở thành xu hướng tất yếu của thị trường. Nhiều doanh nghiệp đã dần chuyển sang lĩnh vực thương mại điện tử bởi những lợi ích mà mô hình này đem lại. Vậy thương mại điện tử là gì, ý nghĩa của thương mại điện tử, thương mại điện tử ra đời khi nào? Các chức năng, vai trò, tác động cũng như xu hướng thương mại điện tử hiện nay là gì?

Trong bài viết này, Magenest sẽ giới thiệu về thương mại điện tử một cách chi tiết nhất để doanh nghiệp hiểu rõ hơn và có thể triển khai hiệu quả nhé!

Mục lục

  • Tổng quan về thương mại điện tử
    • Thương mại điện tử là gì
    • Lịch sử thương mại điện tử tại Việt Nam
    • Thương mại điện tử từng phần là gì
  • Các hình thức của thương mại điện tử
    • Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B)
    • Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C)
    • Doanh nghiệp với Chính phủ (B2G)
    • Khách hàng với Doanh nghiệp (C2B)
    • Khách hàng với Khách hàng (C2C)
    • Khách hàng với Chính phủ (C2G)
  • Đặc trưng của thương mại điện tử
    • Gắn liền với sự phát triển của công nghệ thông tin
    • Giao dịch không tiếp xúc
    • Phạm vi hoạt động toàn cầu
    • Tối thiểu ba chủ thể tham gia
    • Thời gian không giới hạn
  • Vai trò của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp
    • Mở rộng quy mô thị trường
    • Tối ưu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
    • Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng
  • Tác động của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp
    • Thay đổi mô hình kinh doanh
    • Thay đổi cơ cấu tổ chức
    • Nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing
  • Xu hướng toàn cầu của thương mại điện tử
    • Mua sắm bằng thiết bị di động đang lên ngôi
    • Mua sắm bằng giọng nói
    • Vai trò ngày càng gia tăng của mạng xã hội
    • Tự động hóa hoàn tất đơn hàng
    • Kinh doanh bền vững
    • Trí tuệ nhân tạo (AI)
    • Công nghệ thực tế tăng cường (AR)
    • Cá nhân hóa
    • Thương mại hình ảnh là quan trọng
  • Tác động của thương mại điện tử đến thị trường và ngành bán lẻ là gì?

Tổng quan về thương mại điện tử

Thương mại điện tử là gì

Thương mại điện tử (eCommerce) là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính.

Thương mại điện tử là gì

Theo WTO: Thương mại điện tử (hay thương mại trực tuyến) bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet. Việc mua bán hàng hóa trên Shopee, Lazada hoặc qua website thương mại là các ví dụ nổi bật về thương mại điện tử.

Ngoài việc hiểu về hệ thống thương mại điện tử là gì, doanh nghiệp cũng cần nhớ rõ về các hoạt động chủ yếu của thương mại điện tử gồm những gì để có thể ứng dụng phù hợp nhất. Các hoạt động này bao gồm:

  • Mua bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ trực tuyến
  • Mua bán vé trực tuyến
  • Thanh toán online
  • Chăm sóc và hỗ trợ khách hàng online

Lịch sử thương mại điện tử tại Việt Nam

Tại Việt Nam, chúng ta có các giai đoạn phát triển của thương mại điện tử như sau:

  • 1997: Internet xuất hiện tại Việt Nam
  • 2003: Kiến thức thương mại điện tử được đưa vào giảng dạy ở các trường Đại học
  • 2003 – 2017: Thương mại điện tử dần được người dùng biết đến và tìm hiểu kỹ hơn
  • 2017 – 2018: Giai đoạn thương mại điện tử tại Việt Nam bùng nổ xuyên biên giới
  • 2018 – 2020: Thương mại điện tử tiếp tục phát triển mạnh mẽ
  • 2020 – nay: Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến thói quen mua sắm hàng ngày, thương mại điện tử gần như ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực kinh doanh trên thị trường.

Thương mại điện tử từng phần là gì

Thương mại điện tử có thể có một số loại hình và có sự phụ thuộc vào mức độ số hóa ở 3 yếu tố sau: sản phẩm – những quá trình – những tác nhân tham gia giao dịch (tức Product – Process – Player). Khi phác thảo theo dạng hình học, 3 yếu tố này tạo nên 8 khối lập phương có 3 chiều.

Thương mại điện tử từng phần là gì
  • Khi 3 chiều đều mang tính vật thể, đây sẽ là dạng thương mại truyền thống
  • Nếu có ít nhất 1 chiều là số hoá, đây sẽ là thương mại điện tử từng phần
  • Nếu cả 3 chiều đều số hoá, đây sẽ là thương mại điện tử toàn phần

Các hình thức của thương mại điện tử

Việc phân chia thị trường thương mại điện thành nhiều loại mô hình khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức rõ mình đang thuộc hình thức thương mại điện tử nào và có những phương pháp kinh doanh, vận hành phù hợp nhất. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn về doanh số và doanh thu bán hàng.

Các hình thức của Thương mại điện tử E Commerce là gì?

Thị trường thương mại điện tử cũng được phân thành các hình thức khác nhau phụ thuộc vào đối tượng tham gia. Có 6 loại hình thương mại điện tử cơ bản: Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (mô hình B2B), Doanh nghiệp với Khách hàng (mô hình B2C), Doanh nghiệp với Chính phủ (mô hình B2G), Khách hàng với Doanh nghiệp (mô hình C2B), Khách hàng với Khách hàng (mô hình C2C), Khách hàng với Chính phủ (mô hình C2G).

Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B)

Một cách tổng quan về thương mại điện tử B2B thì khái niệm này đề cập đến tất cả mọi giao dịch điện tử của sản phẩm – dịch vụ được thực hiện giữa hai doanh nghiệp. Loại thương mại điện tử này thường giải thích những mối quan hệ giữa các bên sản xuất – cung cấp sản phẩm – dịch vụ với phía phân phối để hàng hóa đến được tay người tiêu dùng.

Một ví dụ về mô hình thương mại điện tử B2B chính là website Alibaba.com. Tập đoàn Alibaba đã tiến hành xây dựng các chợ thương mại điện tử trực tuyến nhằm tạo nên một môi trường dành cho hàng nghìn doanh nghiệp có quy mô từ lớn đến nhỏ trao đổi, hợp tác cùng có lợi với nhau. Toàn bộ giao dịch trên website Alibaba.com đều đảm bảo sự minh bạch và nhanh chóng, giúp các doanh nghiệp tối ưu hiệu quả chi phí Marketing và phân phối sản phẩm – dịch vụ.

Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C)

Đây là hình thức thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay, thể hiện mối quan hệ mua bán, giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Với các đặc điểm thương mại điện tử B2C này, người dùng dễ dàng so sánh giá cả sản phẩm – dịch vụ cũng như tham khảo về các phản hồi, nhận xét của những người dùng trước. Đối với doanh nghiệp, mô hình B2C cho phép họ hiểu biết sâu sắc hơn về khách hàng trên góc độ cá nhân.

Một ví dụ về mô hình thương mại điện tử B2C chính là các website trực tuyến ngành bán lẻ như Elise, Routine, Juno,… Mô hình thương mại điện tử B2C sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể các chi phí thuê nhân viên bán hàng, thuê kho bãi, mặt bằng,… mà vẫn có nhiều khả năng tiếp xúc với số lượng khách hàng cực kỳ lớn qua mạng Internet. Với các đặc điểm của thương mại điện tử B2C này, người mua trực tuyến có thể lựa chọn và tiến hành chốt đơn sản phẩm bất cứ lúc nào, được giao tận nhà mà không phải mất thời gian đến cửa hàng truyền thống.

Doanh nghiệp với Chính phủ (B2G)

Đây là hình thức thương mại giữa một doanh nghiệp kinh doanh với những khối hành chính công. Mô hình thương mại điện tử B2G bao gồm những hoạt động có liên quan đến Chính phủ như: triển khai công nghệ Internet hiện đại cho các giao dịch công, những thủ tục trực tuyến trong việc cấp phép,…

Trong mô hình thương mại điện tử B2G, Chính phủ cùng các khối hành chính công sẽ đóng vai trò đi trước trong hoạt động xây dựng và giúp cho các hệ thống mua bán, trao đổi ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, tăng trưởng tính rõ ràng và minh bạch trong suốt quá trình giao dịch sản phẩm – dịch vụ. Hiện nay, mặc dù được đầu tư để hoạt động tương tự các hình thức khác nhưng B2G vẫn chưa thực sự phát triển mạnh mẽ.

Khách hàng với Doanh nghiệp (C2B)

Thương mại điện tử C2B là quá trình người tiêu dùng cung cấp sản phẩm – dịch vụ của họ ngược lại cho các doanh nghiệp. C2B là một mô hình ngược hẳn so với B2C và được ra đời trong thời đại công nghệ thông tin hiện đại phát triển cực kỳ mạnh mẽ và rộng khắp.

Một ví dụ về hình thức thương mại điện tử C2B là khi một nhà thiết kế đồ họa chỉnh sửa, thiết kế logo cho một công ty hoặc một nhiếp ảnh gia chụp ảnh cho website thương mại điện tử của doanh nghiệp nào đó. Ví dụ thương mại điện tử C2B khác chính là khi doanh nghiệp cần những sáng kiến, ý tưởng bán hàng, kinh doanh từ chính người tiêu dùng và người tiêu dùng sẽ được trả tiền cho những đóng góp đó.

Khách hàng với Khách hàng (C2C)

Đặc điểm của thương mại điện tử C2C dễ nhận biết nhất chính là quá trình diễn ra các giao dịch điện tử giữa người tiêu dùng. Các giao dịch này thường được tiến hành khi người tiêu dùng sử dụng các nền tảng mạng xã hội cá nhân, chẳng hạn như Facebook, Instagram hay các website và sàn thương mại điện tử Lazada, Tiki, Shopee,…

Tại Việt Nam hiện nay, Shopee hay Sendo đã xây dựng và phát triển một hệ thống thương mại điện tử giúp người dùng có thể tự lập gian hàng, bán sản phẩm cho những người dùng khác và trích một khoản hoa hồng để trả lại cho sàn.

Khách hàng với Chính phủ (C2G)

Một hình thức khác khá phổ biến hiện nay trong thương mại điện tử chính là mô hình C2G, bao gồm toàn bộ các giao dịch điện tử giữa người dân với các khu vực hành chính công.

Một ví dụ về hình thức thương mại điện tử C2G chính là việc người dân khai và nộp thuế qua cổng thông tin điện tử của Cơ quan thuế hoặc người dân mua một số sản phẩm mà những cơ quan Chính phủ tiến hành đấu giá theo cách trực tuyến.

Ngoài ra, hiện nay, trên thị trường còn có những khái niệm về thương mại điện tử Chính phủ với Doanh nghiệp (mô hình G2B), Chính phủ với Khách hàng (mô hình G2C) và Chính phủ với Chính phủ (mô hình G2G). Tuy nhiên, các khái niệm này không phổ biến nhiều như 6 mô hình vừa kể trên.

Đặc trưng của thương mại điện tử

Gắn liền với sự phát triển của công nghệ thông tin

Thương mại điện tử ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động kinh doanh. Bởi vậy, sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ thúc đẩy thương mại điện tử phát triển nhanh chóng hơn. Ngược lại, sự phát triển của thương mại điện tử cũng tạo đòn bẩy cho các lĩnh vực công nghệ thông tin phát triển như các nền tảng thương mại điện tử, thanh toán online,…

Giao dịch không tiếp xúc

Đặc điểm của thương mại điện tử tiếp theo chính là giao dịch không tiếp xúc.Giao dịch thương mại điện tử được thực hiện hoàn toàn qua mạng. Do đó, thông qua mạng toàn cầu (chủ yếu là Internet), các bên tham gia giao dịch không cần gặp gỡ trực tiếp mà vẫn có thể thực hiện các hoạt động thương mại điện tử như đàm phán, giao dịch và thanh toán hàng hóa.

Phạm vi hoạt động toàn cầu

Các chủ thể tham gia hoạt động mua bán trực tuyến không cần phải di chuyển tới bất kì địa điểm nào mà vẫn có thể thực hiện các giao dịch thương mại điện tử qua các website, ứng dụng,…

Phạm vi hoạt động toàn cầu

Bởi vậy mà chủ thể tham gia kinh doanh trực tuyến đều không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý. Các hoạt động thương mại điện tử được diễn ra trên toàn cầu.

Tối thiểu ba chủ thể tham gia

Trong thương mại điện tử, phải có tối thiểu ba chủ thể tham gia, bao gồm bên mua, bán và một bên tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử. Họ là các cơ quan cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực, là cầu nối giữa người mua và người bán có nhiệm vụ lưu chuyển, bảo mật và đảm bảo độ tin cậy thông tin giữa các bên.

Thời gian không giới hạn

Các bên tham gia vào hoạt động thương mại điện tử đều có thể tiến hành các giao dịch suốt bất cứ thời gian nào trong ngày, ở bất cứ nơi nào có phương tiện điện tử kết nối mạng viễn thông.

Vai trò của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp

Trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về vai trò của thương mại điện tử là gì nhé!

Mở rộng quy mô thị trường

Tác động lớn nhất của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp là giúp công ty tiếp cận thị trường dễ hơn. Khi kinh doanh thương mại điện tử, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng mở rộng thị trường tại nhiều khu vực khác nhau mà không cần tốn chi phí, nguồn lực để xây dựng các văn phòng, cửa hàng kinh doanh như thương mại truyền thống. Hơn nữa, thời gian để mở rộng sang các thị trường mới cũng nhanh hơn. Thay vì phải mất nhiều thời gian để tìm nguồn lực, xây dựng văn phòng mới thì công ty có thể xây dựng và nâng cấp cửa hàng online nhắm đến các đối tượng đó.

Tối ưu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Khi kinh doanh thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể tiết kiệm các loại chi phí như Marketing, sản xuất, phân phối, lưu kho, chi phí giao dịch.

Tối ưu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Ngoài ra, công ty có thể kết nối với khách hàng thường xuyên, nâng cao và củng cố quan hệ khách hàng, cập nhật thông tin sản phẩm và doanh nghiệp nhanh chóng. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng dễ trao đổi và giao dịch các sản phẩm âm nhạc, hình ảnh dưới dạng số hóa.

Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng

Với thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng thông qua website và các hình thức marketing online khác như chạy quảng cáo, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO),… Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ chuyển đổi và tăng doanh thu.

Tác động của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp

Thay đổi mô hình kinh doanh

Thay vì kinh doanh truyền thống như trước đây, doanh nghiệp có thể chuyển sang kinh doanh trực tuyến hoặc phối hợp hai phương thức với nhau. Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn và gia tăng doanh thu. Ngoài ra, nhiều công ty còn triển khai chiến lược kéo dựa trên nhu cầu của khách hàng. Người mua có thể thiết kế sản phẩm và đặt hàng yêu cầu thông qua mạng. Từ đó, doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí lưu kho và sản xuất các sản phẩm theo đúng mong muốn của khách hàng.

Thay đổi cơ cấu tổ chức

Ảnh hưởng của thương mại điện tử còn là việc thay đổi cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp có xu hướng thu gọn lại do thương mại điện tử đã giúp doanh nghiệp giải quyết được vấn đề chồng chéo chức năng của các phòng ban, tối ưu nguồn lực, nâng cao năng suất người lao động.

Thương mại điện tử thay đổi cơ cấu tổ chức

Nhờ ứng dụng thương mại điện tử mà doanh nghiệp có thể đồng bộ thông tin về hoạt động cung ứng, sản xuất và phân phối giữa các nhà máy với nhau. Từ đó, doanh nghiệp phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn, đảm bảo sản phẩm ở các nhà máy đều đạt chỉ tiêu về chất lượng, số lượng như doanh nghiệp đề ra.

Nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing

Thương mại điện tử đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đặc biệt là có thể giúp tối ưu các hoạt động, chiến dịch Marketing như đẩy nhanh sản phẩm ra thị trường, xây dựng thương hiệu, cải thiện quan hệ khách hàng, tiếp cận khách hàng tốt hơn,… Doanh nghiệp tối ưu được các hoạt động marketing nhắm đến những nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng cụ thể thay vì quảng bá hàng loạt. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng dễ dàng đo lường được hiệu quả của các hoạt động marketing online, từ đó điều chỉnh và tối ưu các hoạt động marketing đó.

Xu hướng toàn cầu của thương mại điện tử

Sự cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại điện tử đang ngày càng tăng lên, do vậy, nắm bắt xu hướng toàn cầu để không bị tụt lại phía sau là điều tối quan trọng trong kinh doanh thương mại điện tử. Doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về 9 xu hướng toàn cầu của thương mại điện tử ecommerce là gì nhé!

Mua sắm bằng thiết bị di động đang lên ngôi

Sự tăng trưởng của việc mua hàng qua thiết bị di động thực sự gây chú ý. Kể từ năm 2016, doanh số bán hàng qua thiết bị di động tăng 15%. Dự đoán đến cuối năm 2021, con số này sẽ tăng lên thành 73% (theo Statista, 2019). Những con số này cho thấy rằng việc cải thiện trải nghiệm mua hàng thiết bị di động sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn cho các doanh nghiệp.

Mua sắm bằng giọng nói

Mua sắm bằng giọng nói đang dần trở nên thân thuộc đối với người dùng Internet. 13% chủ sở hữu loa thông minh của Hoa Kỳ nói rằng họ đã mua hàng bằng giọng nói vào cuối năm 2017. Con số đó được dự đoán sẽ tăng lên 55% vào năm 2022 (theo OC&C Strategy Consultants, 2018).

Xu hướng toàn cầu của Thương mại điện tử

Tổng chi tiêu cho mua sắm bằng giọng nói cũng đã tăng lên ở Anh. Xu hướng thương mại điện tử này đã trở nên phổ biến chủ yếu kể từ năm 2014 khi Amazon ra mắt loa thông minh của họ – Echo. Mặc dù mua sắm bằng giọng nói mới chỉ ở giai đoạn đầu của sự phát triển, nhưng thống kê này cho chúng ta thấy rằng nó sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn trong những năm tới.

Vai trò ngày càng gia tăng của mạng xã hội

Phương tiện truyền thông xã hội đã thay đổi cách chúng ta hoạt động hàng ngày, bao gồm cả cách chúng ta mua đồ. Người tiêu dùng ngày càng dành nhiều thời gian trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, hay gần đây nhất là cơn sốt Tiktok. Đây thực chất là cơ hội tuyệt vời để các thương hiệu xây dựng chiến lược đánh bóng thương hiệu của mình trên các phương tiện truyền thông xã hội nhằm mục đích tăng điểm tiếp xúc với các đối tượng khách hàng tiềm năng.

Tự động hóa hoàn tất đơn hàng

Trước sức ép về mong muốn trải nghiệm mua hàng hoàn hảo và tốc độ nhận hàng thần tốc trên các trang TMĐT của khách hàng, nhiều công ty đã chuyển dần sang sử dụng công nghệ tự động hóa hoàn tất đơn hàng (Automated Fulfillment). Hình thức này giúp cho doanh nghiệp có thể thực hiện việc giao hàng siêu tốc trong vòng 2h, tăng khả năng xử lý đơn hàng, tối ưu chi phí nhân sự, kho bãi, giảm thiểu rủi ro.

Kinh doanh bền vững

Chủ nghĩa tiêu dùng xanh đang gia tăng và các thương hiệu cần phải nắm bắt để hành động. Một nửa số người tiêu dùng nền tảng kỹ thuật số nói rằng mối quan tâm về môi trường ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ. Các doanh nghiệp thương mại điện tử nên cố gắng tạo ra các hoạt động sản xuất và phân phối bền vững hơn, đảm bảo từng bước trong quy trình tạo thành sản phẩm công ty mình là thân thiện với môi trường.

Trí tuệ nhân tạo (AI)

Chi tiêu của nhà bán lẻ toàn cầu cho Trí tuệ nhân tạo (AI) vào năm 2022 sẽ đạt 7,3 tỷ đô la mỗi năm, tăng từ con số ước tính 2 tỷ đô la vào năm 2018 (theo BusinessWire, 2018). Điều này diễn khi khi các nhà bán lẻ chuyển mục tiêu tập trung vào việc tăng cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng.

Nghiên cứu cho thấy rằng các nhà bán lẻ sẽ sẵn sàng đầu tư mạnh vào các công cụ giúp họ cải thiện dịch vụ cho khách hàng và mang lại cho họ lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Các công cụ AI này bao gồm từ các nền tảng tiếp thị tự động được trang bị để đưa ra ưu đãi kịp thời, đến các chatbot trả lời thắc mắc của khách hàng ngay lập tức. Các khía cạnh khác mà AI sẽ giúp ích cho các nhà bán lẻ còn có thể là kế hoạch giá và chiết khấu được tối ưu hóa cho AI, hay là dự báo nhu cầu.

Công nghệ thực tế tăng cường (AR)

Đến năm 2022, hơn 120.000 cửa hàng sẽ sử dụng các công nghệ thực tế tăng cường (AR), mang lại trải nghiệm mua hàng phong phú hơn nhiều cho khách hàng (theo Prnewswire, 2018). Sự áp dụng AR trong lĩnh vực sẽ được thúc đẩy bởi lực lượng lao động bán lẻ và người mua sắm trực tuyến.

Công nghệ thực tế tăng cường (Augmented Reality - AR)

Một trong những mối quan tâm chính mà mọi người gặp phải khi mua sắm trực tuyến là không thể tận mắt nhìn thấy sản phẩm. Khi đó công nghệ AR sẽ cho phép người mua hàng trực tuyến hình dung rõ hơn các sản phẩm mà họ quan tâm, hoàn hảo giải quyết lo lắng này cho khách hàng

Cá nhân hóa

Hơn 50% người mua hàng nói rằng trải nghiệm mua hàng trực tuyến được cá nhân hóa là điều họ rất quan tâm (theo Bazaarvoice, 2018). Thêm vào đó, 74% các nhà tiếp thị (marketers) cũng tin rằng cá nhân hóa có tác động mạnh mẽ và cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy mối quan hệ giữa khách hàng với một thương hiệu (theo Everthing, 2018).

Thương mại hình ảnh là quan trọng

Một trong nhiều khó khăn khi điều hành một cửa hàng thương mại điện tử là phải bán sản phẩm của bạn cho người tiêu dùng không có cơ hội tương tác trực tiếp với sản phẩm. Thương mại hình ảnh đưa Marketing đến một cấp độ khác, thay vì chỉ đơn giản là sử dụng ảnh sản phẩm để Marketing doanh nghiệp, nó kết hợp các loại hình ảnh truyền thông khác như nội dung do người tiêu dùng tạo ra, nội dung với mục đích tương tác, video thu hút và như đã đề cập trước đây , hình ảnh thực tế tăng cường.

Thương mại trực quan phát triển tương đối chậm nhưng chắc chắn trở thành một phần không thể thiếu của thương mại điện tử, thể hiện qua sự phát triển của công nghệ deep-learning đằng sau nó. Điều này bao gồm thị trường nhận dạng hình ảnh, được thiết lập để tăng từ 20,19 tỷ đô la năm 2018 lên 81,88 tỷ đô la vào năm 2026 – đánh dấu mức tăng trưởng kép hàng năm là 19,6% (theo MarketWatch, 2020).

Tác động của thương mại điện tử đến thị trường và ngành bán lẻ là gì?

Thương mại điện tử giúp người tiêu dùng có được các thông tin nhanh chóng về sản phẩm, giá cả và người bán. Điều này kéo theo các dịch vụ đánh giá về sản phẩm và nhà cung cấp, so sánh giá cả giữa các website bán hàng xuất hiện và dần phát triển hơn. Hơn nữa, người tiêu dùng có thể trực tiếp đưa ra các đánh giá của mình về nhiều khía cạnh liên quan tới giao dịch mua sắm, giúp cho những người khác có nhiều cơ hội chọn lựa sản phẩm phù hợp nhất, chọn được người bán cung cấp dịch vụ tốt nhất, hoặc mua được sản phẩm với giá rẻ nhất.

Tác động của Thương mại điện tử đến thị trường và ngành bán lẻ là gì?

Theo nghiên cứu của bốn nhà kinh học tế học tại Đại học Chicago đã cho thấy sự phát triển của hình thức mua sắm trực tuyến đã ảnh hưởng đến cấu trúc trong hai ngành bán sách và đại lý du lịch – hai lĩnh vực bán lẻ phát triển nhất hiện nay.

Kết luận

Để bắt kịp với sự phát triển mạnh mẽ hiện nay của thương mại điện tử, nhà lãnh đạo cần trau dồi thêm về các xu hướng thương mại điện tử, hàng thương mại điện tử là gì hay kênh thương mại điện tử là gì và cập nhật thông tin về giải pháp công nghệ phù hợp với mình.

Là một trong những đối tác chiến lược, tư vấn và phát triển các giải pháp thương mại điện tử cho nhiều công ty trong và ngoài nước như Heineken, Trung Nguyên, Elise, Toyota,… Magenest sẽ đem đến những thông tin, kiến thức về thương mại điện tử hữu ích. Hãy đăng ký theo dõi Magenest ngay nhé!

Đăng ký theo dõi Xem chi tiếtThu gọn

Từ khóa » Hệ Thống Bán Lẻ điện Tử Là Gì