Thương Mại điện Tử Và Thương Mại Truyền Thống Khác Nhau Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Với sự phát triển của công nghệ, thương mại điện tử đã ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ, thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng, cũng như phương pháp kinh doanh của nhiều công ty. Tuy nhiên, thương mại truyền thống vẫn không hề biến mất mà vẫn là một trong những hoạt động quan trọng trong đời sống hàng ngày. Hai hình thức này không hề triệt tiêu lẫn nhau mà bổ trợ, kết hợp để tạo một bức tranh hoàn chỉnh trong nền kinh tế của thế giới. Vậy thương mại điện tử và thương mại truyền thống có điểm gì khác biệt?
Mục lục
- Tổng quan về thương mại điện tử và thương mại truyền thống
- Thương mại điện tử
- Thương mại truyền thống
- Thương mại điện tử khác gì so với thương mại truyền thống?
- Bản chất hoạt động
- Thời điểm hoạt động
- Khả năng tiếp cận khách hàng
- Thanh toán
- Sản phẩm
- Marketing
- Nhân lực
- Hình thức tương tác
- Nền tảng mua bán
- Hiệu quả về chi phí
Tổng quan về thương mại điện tử và thương mại truyền thống
Thương mại điện tử
Thương mại điện tử là việc mua bán và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các hoạt động giao dịch, thông qua việc sử dụng phương tiện điện tử. Mọi hoạt động như mua, bán, đặt hàng và thanh toán được thực hiện qua internet. Hiện tại, thương mại điện tử có bốn loại hình chính sau:
- B2B: Giao dịch mua bán thông qua các doanh nghiệp với nhau
- B2C: Việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ diễn ra giữa chủ thể kinh doanh và khách hàng cá nhân.
- C2C: Việc mua bán hàng hóa và dịch vụ diễn ra giữa các khách hàng cá nhân tiêu dùng.
Trong những năm gần đây, khi nảy sinh nhu cầu, người tiêu dùng sẽ dễ dàng và nhanh chóng đặt mua đồ ăn, quần áo, hàng gia dụng, điện tử, sách vở,… trên các Website hoặc App Mobile thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada, Baemin, Thế giới di động, Điện máy xanh,… Những món hàng này sẽ được người tiêu dùng cũng sẽ thanh toán qua các phương thức như ví điện tử, Internet Banking, quét mã QR, chuyển khoản,… và được các công ty vận chuyển trực tiếp về đến tận nhà cho người tiêu dùng. Đây chính là những ví dụ cụ thể về thương mại điện tử.
Thương mại truyền thống
Thương mại truyền thống là việc giao dịch, trao đổi hàng hóa, thông tin, mua bán sản phẩm dịch vụ trực tiếp giữa bên mua và bên bán mà không thông qua Internet. Thông thường, người bán sẽ sử dụng các cửa hàng vật lý để thực hiện giao dịch trực tiếp, mặt đối mặt với khách hàng. Việc đi chợ mua hàng hóa chính là ví dụ điển hình về thương mại truyền thống.
Trong khoảng những năm 2000, khi có nhu cầu, người tiêu dùng sẽ đến các chợ và siêu thị để mua thực phẩm, quần áo, đồ gia dụng, hàng điện máy,… và thanh toán chúng bằng cách trả tiền mặt chứ không phải thông qua phương thức chuyển khoản ngân hàng, quẹt thẻ tín dụng hay quét mã QR ví điện tử như hiện tại. Trong trường hợp người tiêu dùng mua sắm quá nhiều hàng hóa và không có khả năng tự mang hết chúng về nhà thì các cửa hàng, siêu thị sẽ hỗ trợ họ vận chuyển đến nhà. Đây là những ví dụ về thương mại truyền thống.
Thương mại điện tử khác gì so với thương mại truyền thống?
Sự khác biệt chính giữa thương mại truyền thống và thương mại điện tử được thể hiện qua các yếu tố sau.
Bản chất hoạt động
Về bản chất hoạt động, người dùng thương mại điện tử chỉ cần có kết nối Internet để truy cập Website hoặc App Mobile, ngoài ra, họ không bị giới hạn về địa điểm, thời gian hoặc vị trí địa lý cho việc lựa chọn, mua sắm hàng hóa. Còn với thương mại truyền thống, người tiêu dùng sẽ bị giới hạn trong một khu vực bán hàng cũng như một khoảng thời gian cụ thể và khi có nhu cầu, họ sẽ đến đó để lựa chọn và mua sắm.
Thời điểm hoạt động
Thời điểm hoạt động của thương mại điện tử và thương mại truyền thống hoàn toàn trái ngược nhau:
- Thương mại điện tử hoạt động cực kỳ linh hoạt, có khi liên tục trong 24/7, kể cả những ngày lễ, Tết.
- Thương mại truyền thống hoạt động tùy thuộc vào thời gian mở cửa của những địa điểm bán hàng như siêu thị, chợ, cửa hàng,…
Khả năng tiếp cận khách hàng
Trong thương mại truyền thống, việc mở rộng và tiếp cận khách hàng ở nhiều khu vực, quốc gia khác nhau sẽ rất khó. Doanh nghiệp sẽ phải mở các cửa hàng, văn phòng vật lý tại đó và thuê thêm nhiều nhân viên để xử lý việc kinh doanh tại các chi nhánh khác nhau, dẫn đến việc tăng thêm chi phí kinh doanh.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng bị hạn chế thời gian khi tiếp cận khách hàng bởi các chi nhánh cửa hàng, văn phòng chỉ mở trong một khung thời gian nhất định.
Với thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể tiếp cận với khách hàng tại nhiều khu vực, quốc gia khác nhau. Thông qua Internet, khách hàng có thể truy cập vào cửa hàng online của doanh nghiệp, hoặc vào các sàn thương mại điện tử để mua sản phẩm của bạn. Doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được một khoản chi phí cho nhân lực, thuê cửa hàng mỗi khi muốn mở rộng kinh doanh. Do kinh doanh trên Internet nên việc mua bán, trao đổi giữa hai bên có thể diễn ra bất cứ thời gian nào.
Thanh toán
Trong thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể thanh toán thông qua nhiều hình thức điện tử khác nhau như ví điện tử, mobile banking, cổng thanh toán,… Việc thanh toán sẽ dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện hơn cho bên mua lẫn bên bán. Hơn nữa, người dùng có thể lựa chọn thanh toán trước hoặc sau khi nhận hàng.
Bên cạnh sự tiện lợi, thanh toán online có thể gây ra nhiều rủi ro như thanh toán nhưng không nhận được hàng, hoặc các gian lận trong giao dịch thẻ và ví điện tử. Do đó, khi sử dụng hình thức thanh toán này, người mua hàng cần cẩn trọng và tìm hiểu xem đâu là phương pháp an toàn nhất.
Ngược lại, trong thương mại truyền thống, các hình thức thanh toán trong thương mại truyền thống sẽ ít hơn, chủ yếu là thông qua tiền mặt, chuyển khoản hoặc thẻ ngân hàng. Người mua sẽ phải thanh toán ngay khi mua hàng. Thanh toán trực tiếp sẽ mất nhiều thời gian và không tiện như các hình thức thanh toán online. Tuy nhiên, phương thức này hoàn toàn an toàn, tránh được các gian lận trong giao dịch thẻ, ví điện tử.
Sản phẩm
Trong thương mại truyền thống, hách hàng có thể nhìn trực tiếp, cầm nắm, cảm nhận sản phẩm trước khi mua. Thậm chí, khách cũng có thể thử xem liệu sản phẩm có phù hợp với mình hay không. Do đó, người mua sẽ hạn chế được việc chất lượng sản phẩm không tốt như quảng cáo, không phù hợp với mình.
Với thương mại điện tử, tất cả những thông tin về sản phẩm chỉ được thể hiện qua hình ảnh và vài dòng miêu tả. Do đó người dùng khó để có thể biết được chất liệu sản phẩm như thế nào, liệu có phù hợp với mình hay không. Điều này sẽ tăng rủi ro khi mua hàng online.
Marketing
Thông thường, doanh nghiệp kinh doanh thương mại truyền thống sẽ chú ý sử dụng các hình thức Marketing offline như phát tờ rơi, quảng cáo trên tivi, gọi điện thoại chào hàng, tham gia vào các hội chợ triển lãm…. Tuy nhiên, do Marketing offline nên doanh nghiệp cũng khó tiếp cận được với nhiều khách hàng tại nhiều khu vực khác nhau.
Với thương mại điện tử, doanh nghiệp sẽ sử dụng hình thức quảng cáo Marketing online là chủ yếu, như quảng cáo trên Facebook, Google, tối ưu SEO website,.. Việc sử dụng nhiều kênh Marketing online sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều điểm chạm, tiếp cận được các khách hàng tiềm năng tại nhiều khu vực khác nhau.
Nhân lực
Với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại truyền thống, do có nhiều chi nhánh cửa hàng tại nhiều nơi khác nhau mà họ sẽ phải thuê nhiều nhân viên cho việc vận hành và quản lý cửa hàng.
Trong mô hình thương mại điện tử, doanh nghiệp sẽ phải tuyển những nhân lực có kiến thức về điện tử và sự thay đổi nhanh chóng của thị trường. Thậm chí, nếu doanh nghiệp kinh doanh online và tiếp cận đến khách hàng quốc tế, nhân viên phải biết ngôn ngữ nước ngoài, nghiên cứu và nắm bắt được thị trường.
Hình thức tương tác
Trong thương mại truyền thống, doanh nghiệp và người tiêu dùng tương tác trực tiếp, mặt đối mặt.
Ngược lại, với mô hình thương mại điện tử, doanh nghiệp và khách hàng sử dụng các thiết bị để tương tác với nhau, một cách gián tiếp.
Nền tảng mua bán
Nền tảng mua bán của thương mại điện tử khá rõ ràng, bao gồm: Website, App Mobile, các trang Social Media,… Người mua có thể dễ dàng cung cấp các thông tin cần thiết cho người bán trực tiếp qua những nền tảng này mà không cần phải đến gặp mặt tại các địa điểm mua sắm. Nền tảng mua bán của thương mại truyền thống lại là việc trao đổi, giao dịch một cách trực tiếp tại các siêu thị, cửa hàng hoặc những địa điểm cụ thể nào đó. Với sự tiện ích này, doanh nghiệp sẽ có thể tiếp cận đến lượng người mua lớn hơn, bất kể thời gian và vị trí địa lý, từ đó tăng khả năng mở rộng cũng như doanh thu cho doanh nghiệp.
Chính vì vậy, sở hữu một nền tảng mua bán với giao diện trực quan và tính năng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng tối đa hóa lợi nhuận và doanh thu cho thương mại điện tử. Doanh nghiệp có thể tự tận dụng nguồn lực của mình, hoặc nhờ đến các dịch vụ thiết kế và phát triển website hiện có trên thị trường. Bất kể đó là thiết kế web trên Shopify, Mageno, hay bất kì nền tảng nào khác, lựa chọn các đối tác uy tín sẽ giúp doanh nghiệp sở hữu nền tảng mua bán vượt xa kỳ vọng.
Hiệu quả về chi phí
So với hình thức thương mại truyền thống thì chi phí của thương mại điện tử sẽ có mức chi phí tối ưu hơn nhiều nhờ tổng chi phí của quy trình vận hành ít hơn. Với thương mại điện tử, doanh nghiệp chỉ cần một khoản phí cho một kho hoặc địa điểm để hàng, phí phát triển và duy trì Website hoặc App Mobile. Trong khi đó, thương mại truyền thống sẽ khiến doanh nghiệp tốn rất nhiều chi phí duy trì kho bãi, mặt bằng cho các chi nhánh, cửa hàng, Showroom, nhân công,…
Kết luận
Để tối ưu hoạt động kinh doanh của mình, nhiều doanh nghiệp đã kết hợp hai hoạt động thương mại điện tử và thương mại truyền thống với nhau, tạo thành một mô hình bán hàng hiệu quả, tạo ra nhiều điểm chạm để tiếp cận khách hàng tốt hơn. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, nhiều doanh nghiệp chuyển hướng tập trung vào hướng kinh doanh online để mở rộng việc kinh doanh của mình.
Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải xây dựng một website bán hàng thu hút, thân thiện với người dùng. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu hơn về việc xây dựng website thương mại điện tử giúp bạn có thể tăng doanh số và giữ chân khách hàng, hãy liên hệ ngay với Magenest! Là đối tác của Adobe Commerce, cũng như thực hiện nhiều dự án trong và ngoài nước cho Heineken, Trung Nguyên, Elise, Toyota,… Magenest sẽ giúp bạn có được một website tối ưu nhất!
Tìm hiểu dịch vụ triển khai Magento Xem chi tiếtThu gọnTừ khóa » Các đặc điểm Của Thương Mại điện Tử
-
Đặc điểm Của Thương Mại điện Tử | ECOMCX - Giá Trị Thương Hiệu Việt
-
Thương Mại điện Tử Là Gì? Đặc điểm, Vai Trò Của Thương Mại điện Tử
-
Thương Mại điện Tử Là Gì? Các đặc điểm Của Thương Mại điện Tử?
-
Thương Mại điện Tử Là Gì? Các đặc điểm Của Thương Mại điện Tử
-
Hoạt động Thương Mại điện Tử Là Gì ? Đặc điểm, Phân Loại Hoạt động ...
-
[PDF] BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - Topica
-
Thương Mại điện Tử Là Gì? Khái Niệm Và Các đặc Trưng Cơ Bản
-
Thương Mại điện Tử Là Gì? Đặc điểm Của Thương Mại Diện Tử
-
Thương Mại điện Tử Là Gì? Tất Tần Tật Về Thương Mại điện Tử - Cloudify
-
Thương Mại điện Tử Là Gì? Tổng Quan Về TMĐT ở Việt Nam - Magenest
-
Thương Mại điện Tử Là Gì
-
Thương Mại điện Tử Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Thương Mại điện Tử – Wikipedia Tiếng Việt