Thụt Rửa âm đạo Và Một Số LƯU Ý QUAN TRỌNG Cho Chị Em

Thực tế, việc thụt rửa âm đạo thường xuyên và không đúng cách là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Do những quan niệm sai lầm về lợi ích của thụt rửa âm đạo mà một số chị em đã “vô tình” làm ảnh hưởng đến “cô bé” của mình. Cùng tìm hiểu chi tiết vấn đề này nhé!

Mục lục bài viết

Toggle
  • Thụt rửa âm đạo – được hiểu là gì?
    • >>> Thụt rửa âm đạo và một số HIỂU LẦM
  • HIỂU ĐÚNG lợi ích và nguy hại của thụt rửa âm đạo
    • Thụt rửa âm đạo và những nguy hiểm có thể bạn chưa biết
      • Vi khuẩn xâm nhập gây viêm âm đạo
      • Biến chứng thai kỳ
      • Viêm nhiễm vùng chậu
      • Ung thư cổ tử cung
  • Vệ sinh âm đạo ĐÚNG CÁCH như thế nào?
    • Một vài lưu ý khi vệ sinh vùng kín ngày đèn đỏ
    • Giải đáp một số thắc mắc khi vệ sinh vùng kín
      • Rửa âm hộ như thế nào?
      • Có được sử dụng xà phòng không?
      • Âm đạo có mùi – xử lý ra sao?
      • Phương pháp “hấp âm đạo”?

Thụt rửa âm đạo – được hiểu là gì?

Hiểu một cách đơn giản, thụt rửa âm đạp là cách làm sạch sâu âm đạo của phụ nữ. Việc thụt rửa sâu đem đến cho chị em cảm giác sạch sẽ, tuy nhiên, sự “sạch sẽ” này có hoàn toàn tốt hay không lại vẫn là thắc mắc của nhiều người.

Thụt rửa âm đạp là cách làm sạch sâu âm đạo của phụ nữ

>>> Thụt rửa âm đạo và một số HIỂU LẦM

Theo chia sẻ của các bác sĩ phụ khoa, có rất nhiều chị em vệ sinh vùng kín bằng cách thụt rửa âm đạo. Tuy nhiên, chưa hẳn ai cũng tìm hiểu kỹ về lợi ích và tác hại của cách làm này. Dưới đây là một số hiểu lầm thường gặp của chị em về thụt rửa âm đạo.

– Phần lớn chị em cho rằng việc thụt rửa vùng kín sẽ đảm bảo vệ sinh cơ thể. Trên thực tế, các dung dịch bạn sử dụng để rửa không có tác dụng loại bỏ hoàn toàn dịch âm đạo. Thay vào đó, chúng có thể gây ra sự thay đổi nồng độ pH, biến đổi môi trường âm đạo khiến vùng kín dễ bị vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm.

– Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều phụ nữ cho rằng, việc sử dụng các dung dịch thụt rửa âm đạo có tác dụng loại bỏ mùi hôi ở vùng kín. Thế nhưng, thực tế các loại dung dịch này chỉ có tác dụng “lấn át” mùi hôi.

– Trong một số trường hợp, sự xuất hiện của mùi hôi bất thường là dấu hiệu của viêm nhiễm hay một số bệnh lý lây qua đường tình dục chứ không hoàn toàn là do dịch âm đạo.

– Cũng có nhiều chị em hiểu lầm rằng thụt rửa âm đạo có thể giúp ngăn ngừa thụ thai. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn không có căn cứ.

– Một số chị em còn cho rằng dung dịch thụt rửa âm đạo có tác dụng điều trị viêm âm đạo. Đây là cách hiểu sai ở rất nhiều chị em. Bởi thực tế, việc thụt rửa quá sâu có thể khiến lây lan vi khuẩn sang vùng chậu hay phá vỡ môi trường âm đạo bình thường.

HIỂU ĐÚNG lợi ích và nguy hại của thụt rửa âm đạo

Theo các bác sĩ chuyên khoa, có rất nhiều chị em hiểu lầm về tác dụng của thụt rửa âm đạo. Vậy thực tế thụt rửa âm đạo có tốt không? Có nên thực hiện thụt rửa vùng kín?

Nhiều chị em cho rằng việc thụt rửa âm đạo là vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Tuy vậy, lại chưa có chứng minh thuyết phục về lợi ích của việc này. Một kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, thụt rửa vùng kín trong thời gian sáu tháng trước khi mang thai có tác dụng làm giảm nguy cơ sinh non. Bên cạnh đó, lại có nghiên cứu cho kết quả ngược lại, có nghĩa là thụt rửa làm tăng nguy cơ sinh non.

Thụt rửa âm đạo và những nguy hiểm có thể bạn chưa biết

Nhìn chung, thực hiện thụt rửa âm đạo quá sâu gây ra khá nhiều mối nguy hại cũng như các vấn đề về vùng kín. Cụ thể:

Vi khuẩn xâm nhập gây viêm âm đạo

Thụt rửa thường xuyên

Các bác sĩ phụ khoa cho biết, thực hiện thụt rửa thường xuyên sẽ làm mất cân bằng môi trường âm đạo, cụ thể là hệ vi khuẩn tự nhiên trong âm đạo. Những thay đổi này sẽ khiến vi khuẩn có hại dễ dàng thâm nhập vào môi trường âm đạo, từ đó gây hiện tượng viêm nhiễm và một số biến chứng khác như lạc nội mạc tử cung.

Biến chứng thai kỳ

Một kết quả nghiên cứu cho thấy, phụ nữ thực hiện thụt rửa nhiều hơn một lần/tuần sẽ có khả năng thụ thai kém hơn. Việc thụt rửa thường xuyên làm tăng 76% nguy cơ mang thai ngoài tử cung.

Viêm nhiễm vùng chậu

Đây là nhiễm trùng phần cổ tử cung, buồng trứng hay ống dẫn trứng. Cũng theo một kết quả nghiên cứu, rửa vùng kín sâu thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng chậu lên đến 73%.

Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung
Thụt rửa vùng kín có thể làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung

Một trong những yếu tố nguy hại của thụt rửa âm đạo là làm tăng sự phát triển của ung thư cổ tử cung.

Vậy có nên thực hiện vệ sinh vùng kín quá sâu?

Để hạn chế những yếu tố nguy hại trên, các bác sĩ phụ khoa khuyên chị em không nên thực hiện thụt rửa âm đạo. Thay vào đó, bạn chỉ cần rửa nhẹ nhàng bên ngoài.

Vệ sinh âm đạo ĐÚNG CÁCH như thế nào?

Thay vì thực hiện thụt rửa âm đạo, bạn chỉ cần vệ sinh hàng ngày đúng cách để bảo vệ cô bé an toàn và khỏe mạnh.

Việc vệ sinh đúng cách sẽ giúp vùng kín luôn sạch sẽ. Bạn nên vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài, tránh xối nước mạch và sâu vào vùng kín vì điều này có thể khiến vi khuẩn ngược lên tử cung và gây viêm nhiễm. Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng khi vệ sinh vùng kín :

Dung dịch vệ sinh phụ nữ
Hạn chế sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ

– Hạn chế sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ. Điều này có thể dẫn đến sự mất cân bằng môi trường âm đạo, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển.

– Nên thực hiện vùng kín ít nhất 2 lần/ngày. Sau mỗi lần đi vệ sinh, nên thực hiện lau khô bằng khăn sạch.

– Bên cạnh đó, bạn có thể vệ sinh vùng kín bằng nước chè xanh hay nước muối loãng để tăng khả năng làm sạch vi khuẩn.

Một vài lưu ý khi vệ sinh vùng kín ngày đèn đỏ

Việc vệ sinh vùng kín trong ngày đèn đỏ rất quan trọng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Thay băng vệ sinh thường xuyên. Nếu chị em dùng tampon hay băng vệ sinh đặt trong âm đạo nên thay sau 2 giờ. Lưu ý chỉ nên dùng tampon trong ngày hành kinh đầu tiên.

Đặc biệt, không để băng vệ sinh lâu hơn thời gian quy định vì sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và lây nhiễm. Sau mỗi lần vệ sinh , nên lau vùng kín khô ráo.

Giải đáp một số thắc mắc khi vệ sinh vùng kín

Rửa âm hộ như thế nào?

Bạn nên vệ sinh âm hộ với nước ấm hay nước đun sôi để nguội. Bạn cũng có thể sử dụng xà phòng nhẹ để kháng khuẩn, xong điều này không cần thiết.

Vệ sinh âm hộ
Nên vệ sinh âm hộ bằng nước ấm (có thể sử dụng lá trầu không để làm sạch)

Trong quá trình vệ sinh, bạn trải phần môi lớn ra và làm sạch nhẹ nhàng, tránh lấy nước hay xà phòng để làm sạch bên trong.

Có được sử dụng xà phòng không?

Các bác sĩ phụ khoa khuyến cáo chị em không nên dùng xà phòng để rửa âm hộ. Trường hợp sử dụng nên dùng xà phòng không mùi, nhẹ và thân thiện với “cô bé”. Tuyệt đối không dùng xà phòng thơm hay gây kích ứng để vệ sinh âm hộ.

Âm đạo có mùi – xử lý ra sao?

Thông thường, rất khó có thể ngửi thấy mùi âm đạo, trừ trường hợp tiếp xúc gần với vùng kín. Thực tế, âm đạo vẫn có mùi đặc trưng riêng và mùi này hoàn toàn không gây khó chịu. Và đây không phải vấn đề đáng lo ngại.

Tuy nhiên, trường hợp âm đạo có mùi hăng và khó chịu, bạn cần thực hiện thăm khám tại bệnh viện hay các phòng khám phụ khoa.

Phương pháp “hấp âm đạo”?

Không nhiều chị em biết đến phương pháp hấp âm đạo do nó hoàn toàn không phổ biến tại Việt Nam. Thực tế, đây là một liệu pháp sử dụng thảo mộc trong nước nóng và ngồi lên mặt nước, để hơi nước bay vào âm đạo. Phương pháp này được cho làm giảm bớt đầy hơi hay chuột rút Tuy vậy, chưa có nghiên cứu cụ thể hay khuyến cáo nào cho cách vệ sinh âm đạo này.

Trên đây là một số thông tin chị em cần biết khi thực hiện thụt rửa âm đạo. Việc hiểu đúng và vệ sinh đúng cách sẽ giúp bạn giữ cho “cô bé” khỏe mạnh. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích cho chị em.

Từ khóa » Thụt Rửa La Gi