Thủy Kính Bát Kỳ – Nơi Trí Tuệ Thăng Hoa

Đứng đầu trí giả là Hứa Lâm Đứng đầu võ tướng là Lữ Bố Đứng đầu quân sư là BÁT KỲ Đứng đầu thích khách là Tàn Binh

Bài viết này xin dành cho tám người đệ tử ưu tú của Thủy Kính tiên sinh  – những kẻ mà trong Hỏa Phụng Liêu Nguyên người ta nhận xét một câu rằng: “Luận về việc làm loạn thiên hạ thì Bát Kỳ có kém gì Thập Thường Thị năm nào đâu.”

Vậy họ là ai? Tám kẻ thông minh tuyệt đỉnh, mỗi khi xuất hiện đều mang theo khí thế bức nhân, khiến kẻ địch vừa kính vừa sợ. Phong thái ung dung hơn người, kẻ nào cũng có khả năng dùng ba tấc lưỡi hóa nguy thành an, đi vào giữa trận địa địch như chỗ không người. Cảm giác vạn vật đều nằm trong tính toán của các kỳ, vạn nhân đều chỉ là quân cờ trong tay các kỳ.

Nhất kỳ Viên Phương: nghe phong thanh rằng bác Mưu (trong một lần phỏng vấn) có nói đây là một nhân vật hư cấu. Được mệnh danh là Ma Vương bởi anh không tình không nghĩa, ngay đến cả cha ruột cũng chỉ coi như một quân bài để điều khiển. Tuy nhiên mình không thấy anh này là một kẻ xấu xa, vi chẳng phải trong thời đại này “không hiểm không xưng bá, không gian không phú quý” đó sao. (Thật ra Viên Thiệu cũng cam tâm tình nguyện làm mọi việc để “con” mình có thể lật đổ nhà Hán mà.) Mình cũng không thấy anh nhất đáng thương, vì trong lúc chiến loạn, mấy kẻ có thể sống theo ý mình, có thể an nhàn hưởng phúc bên người tri kỉ? Vì là một nhân vật có thể coi là hư cấu nên lúc đầu độc giả ít nhiều còn nghi ngờ khả năng của VP, nhưng sau mấy tập về trận Quan Độ thì từ trong ra ngoài tam quốc đều phải công nhận nhân vật đứng đầu Bát Kỳ không phải chỉ có hư danh. Nói chung anh Phương tài giỏi, thâm sâu, sở học phong phú, là kẻ không từ thủ đoạn nhất và cũng (có vẻ) cô độc nhất trong Bát Kỳ.

Hoa trà còn có thể nở hay chăng?

Nhị kỳ Tuân Úc: Có lẽ đây là nhân vật thao lược toàn tài nhất của Bát kỳ. Dù là bày binh bố trận hay bày mưu sắp kế, nội trị hay ngoại giao kỳ 2 cũng đảm đương vẹn toàn.

Phải chăng bác Mưu lấy cảm hứng vẽ Tuân Úc từ... Pikachu? :))

Nhị kỳ là 1/2 đôi cánh của Tào Tháo: “Năng thần thời thịnh, gian thần thời loạn.” Trước sư nghi hoặc của chúa công, sự đối chọi của phe “hắc ám” tam tứ kỳ về phong cách “năng thần thời loạn,” nhị kỳ đã điềm đạm đưa ra câu trả lời, khiến “chuyên gia chém gió” như Tào Tháo cũng phải sững sờ:

Tôi có lẽ là một tên cẩu nô tài thủ cựu. Trước giờ không hiểu được tại sao chúa công [Tào Tháo] lại hùa theo cái lý lẽ hoang đường “tiền loạn hậu trị” này? Nghĩa của trời, ý của trời, trước giờ vốn trắng đen phân minh. Mạng người đáng quý. Cớ gì năng thần trị thế có thể danh lưu thiên cổ? Cớ gì gian thần loạn thế lại lưu tiếng xấu vạn năm?

Nhiều người thắc mắc tại sao Tuân Úc một lòng khuông phò Hán thất lại ở dưới trướng Hán tặc Tào Tháo? Mình nghĩ kỳ 2 làm vậy một mặt là để ngăn chặn những việc làm gian ác đi quá giới hạn của Tào Tháo, mặt khác là để vực dậy Hán triều từ bên trong. Còn ai khác dám lập mưu lừa cả chúa công mình để bảo vệ cho thiên tử? Bản lĩnh kinh người. “Chân trung thần là phải biết dùng quyền lực trấn áp gian thần.” Tuân Úc chính là một người như vậy.

Tam kỳ Giả Hủ: nổi tiếng với chiêu “Kinh Kha hành thích Tần Vương, Công tử hiến đầu” khá ghê răng. :)) Được coi là quân sư bất bại cho đến thời điểm này của tam quốc. Ngay lần đầu xuất hiện, với cú hiến double đầu (của Ngưu Phụ và Lý Nho), Giả Hủ đánh cho chiến thần Lữ Bố phải cam bái hạ phong nhận thua ở Lạc Dương. Nói chung anh 3 là mưu giới kỳ thủ, chuyên gia bày trò, mà trò nào cũng đặc sắc… Tuy nhiên chưa thấy GH bày binh bố trận bao giờ, toàn dùng kế trị địch chứ không trực tiếp chỉ đạo dàn quân.

"Ta là Thủy Kính Tam Kì, ta muốn đánh ai, thì đánh." *~*

Tứ kỳ Quách Gia: sở trường là Binh Pháp Hắc Ám, tiền loạn hậu trị, “Muốn cứu thiên hạ phải giết cả thiên hạ.” QG không ngại giết người, sẵn sàng thí mạng để đạt được cái lợi lớn. Anh 4 giỏi nhất là đánh trận, là kiểu quân sư trên chiến trường. Tuy nhiên anh thân mang trọng bệnh, không thọ lâu (chắc chỉ trụ được hết trận Quan Độ).

Một điều mình ấn tượng ở QG là hay xuất hiện cùng với… một đàn quạ =)) báo hiệu sự chết chóc, hủy diệt.

chân dung Daredevil của Bát Kỳ :))

Ngũ kỳ Chu Du: trong bát kỳ thì mình ít thích anh 5 nhất. Tạo hình: tóc tai lòa xòa, không có dáng võ tướng hay đại đô đốc gì cả, trông lại còn giống Tư Mã Ý (vâng bác Mưu cố tình đấy ạ). Khả năng: tất nhiên Thủy Kính bát kỳ thì không có ai kém cả, CD trên thông thiên văn dưới tường địa lý, nhờ anh 5 (và Trương Chiêu) tính toán chu đáo vẹn toàn mọi kế hoạch mà Tôn Sách mới có thể thoải mái tung hoành đánh nam dẹp bắc. Hình tượng: chưa được đặc tả chi tiết nên không biết nói gì, nhưng bên cạnh một TS quá bá khí hào sảng thì CD có phần mờ nhạt. Mong chờ sự tỏa sáng ở trận Xích Bích của anh (chắc phải chờ bác Mưu chục năm nữa quá >”<)

Chu Mỹ Lang?

Lục kỳ Bàng Thống: cho tới thời điểm này thì mình đánh giá debut của a Lục là ấn tượng nhất. Vừa hạ sơn vứt nón đã làm một phát liên hoàn kế rung chuyển thiên hạ: khiến Tào Tháo suýt vong mạng ở Uyển Thành, buộc Tháo và Tư Mã gia trở mặt, rồi gián tiếp gây diệt vong cho gia tộc hùng mạnh này, chính thức đẩy Tư Mã Ý lên vũ đài lịch sử, góp phần trừ diệt Viên Thuật – kẻ thù Hán thất… Vốn thích Bàng Thống từ trước, một kẻ thông minh, thực dụng, và có cá tính, sang đến HPLN thì không hề làm mình thất vọng, thậm chí còn thích điên cuồng hơn. :)) Đầu tiên là cách bác Mưu vẽ Bàng Thống rất hay, hình xăm trên mặt tuy ngụ ý hắn là một kẻ xấu xí, nhưng trông đặc biệt ngầu (badass). Cảm giác động lực của Thống rất nhiều phần là… cảm tính: ghét thằng nào thì chọc, phá cho nó tan cửa nát nhà rồi a cười hihi haha biến đi cùng thằng em quý hóa – lão Thất.

"Lão sư biết rõ nhất học sinh đây thích nhất giết người đoạt quyền." :)))))))))))

Thất kỳ Gia Cát Lượng: một tình yêu lớn của mình, luôn thích GCL nên trong HPLN cũng không ngoại lệ, chỉ là cho đến thời điểm này của TQ a Thất chưa có nhiều đất diễn lắm. Ngoài hai lần song kiếm hợp bích cùng Tư Mã Ý (giải câu đố trong trướng quân Quan Đông và đánh bại Quách Gia ở Từ Châu) thì nhìn chung Lượng cũng chưa thể hiện gì nhiều. Thỉnh thoảng anh 7 cũng được PR kiểu “chấm phá” như ngồi trong lều cỏ mà biết việc thiên hạ, đoán trúng liên tiếp 16 trận đánh hay tung ra một bài triết lý về trung nghĩa, về thánh hiền và hiện thực rồi quyết định từ nay “Tiềm Long ngủ vùi.” :))

"Hung hăng chém giết, có mấy người thật sự hiểu được nỗi khổ của bá tánh."

Nói chung cho đến giờ, anh 7 được khắc họa theo chiều hướng lạnh lùng, thông minh và nguy hiểm bậc nhất Bát kỳ. Hy vọng debut của anh sẽ sớm tung ra và không làm mọi người thất vọng. :))

Bát kỳ hỏi chấm và hỏi chấm: đến giờ ngay cả cái chéo áo cũng chưa thấy đâu (mình nghĩ 5 kỳ xuất hiện ở trong trướng quân Quan Đông ở chương 17 là kỳ 3->7). Nhiều fan đoán rằng bát kỳ là Từ Thứ hoặc Pháp Chính, vì năng lực quân sư của họ, vì tuổi tác (tương đối) phù hợp, và vì… chưa xuất hiện trong truyện (như Lục Tốn cũng khá khủng nhưng đã xuất hiện dưới danh nghĩa Lục tổng cương của Giang Đông Lục gia).

Cũng có nhiều kẻ khác lại cho rằng Bát kỳ nên là Hoàng Nguyệt Anh – tài nữ Tam Quốc, Gia Cát phu nhân sau này. Vì a Ý đã tìm được Sơn Vô Lăng – Lã Bất Vi của mình, thì sẽ càng hấp dẫn nếu a Thất có phu nhân tài giỏi để cân với “trời sinh một cặp cẩu nam nữ” kia. :)) Mình rất thích giả thuyết này, nhưng chỉ lo bác Mưu nhằm PR cho kẻ sau này thống nhất giang hồ lập nên nhà Tấn mà biến HNA thành người của Tư Mã Ý gài bên cạnh KM để sau này dễ “thương lượng” thôi. >”< (Thì ngay Điêu Thuyền, Triệu Vân đều xuất thân Tàn Binh, “sống để tiếp tục vong mạng” cho Tư Mã gia còn gì.)

Ý kiến nữa là cho rằng anh 8 là một nhân vật hư cấu, để tạo thế “đối xứng” trong Bát Kỳ, vì a Nhất cũng không được nhắc đến trong lịch sử. Chưa biết thực hư chân dung kỳ thứ tám ra sao, nhưng chiêu bài nửa kín nửa hở này của bác Mưu thật sự rất cao tay. :))

Em là ai, cô gái hay nàng tiên? :))

Thích tình cảm huynh đệ trong bát kỳ. Tuy mỗi người có lý tưởng và cách thực hiện lý tưởng khác nhau, tuy ai thờ chủ nấy nhưng các kỳ đều coi trọng, nể phục đối phương (và hình như không kỳ nào thích tên lái buôn chiến tranh TMY cả, lol).  Mối quan hệ giữa họ là vừa cạnh tranh, vừa tán thưởng lẫn nhau. Cũng có những cặp kỵ nhau, như Tuân Úc và Quách Gia, như Bàng Thống và Giả Hủ, như Chu Du và Gia Cát Lượng, nhưng cũng có những cặp được khắc họa đặc biệt thân thiết như như tam kỳ và tứ kỳ, như lão Lục và lão Thất. Theo dõi tám kỳ nhân này đấu đá nhau (và đấu TMY) thực sự là một trong những điểm hấp dẫn nhất của Hỏa Phụng Liêu Nguyên – Tam Quốc Quần Anh Truyện.

tự dưng muốn có một đàn con nít thế này trong nhà :">

Share this:

  • Twitter
  • Facebook
Like Loading...

Related

Từ khóa » Thủy Kính Bát Kỳ Là Ai