Thuyết Không Thể Biết (bất Khả Tri) - Cửu Dương Thần Công . Com
Có thể bạn quan tâm
c. Thuyết có thể biết (Khả tri) và thuyết không thể biết (Bất khả tri)
Đây là kết quả của cách giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học. Với câu hỏi “Con người có thể nhận thức được thế giới hay không?”, tuyệt đại đa số các nhà triết học (cả duy vật và duy tâm) trả lời một cách khẳng định: thừa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người.
Học thuyết triết học khẳng định khả năng nhận thức của con người được gọi là thuyết Khả tri (Gnosticism, Thuyết có thể biết). Thuyết khả tri khẳng định con người về nguyên tắc có thể hiểu được bản chất của sự vật. Nói cách khác, cảm giác, biểu tượng, quan niệm và nói chung ý thức mà con người có được về sự vật về nguyên tắc, là phù hợp với bản thân sự vật.
Học thuyết triết học phủ nhận khả năng nhận thức của con người được gọi là thuyết không thể biết (bất khả tri). Theo thuyết này, con người, về nguyên tắc, không thể hiểu được bản chất của đối tượng. Kết quả nhận thức mà loài người có được, theo thuyết này, chỉ là hình thức bề ngoài, hạn hẹp và cắt xén về đối tượng. Các hình ảnh, tính chất, đặc điểm…của đối tượng mà các giác quan của con người thu nhận được trong quá trình nhận thức, cho dù có tính xác thực, cũng không cho phép con người đồng nhất chúng với đối tượng. Đó không phải là cái tuyệt đối tin cậy.
Bất khả tri không tuyệt đối phủ nhận những thực tại siêu nhiên hay thực tại được cảm giác của con người, nhưng vẫn khẳng định ý thức con người không thể đạt tới thực tại tuyệt đối hay thực tại như nó vốn có, vì mọi thực tại tuyệt đối đều nằm ngoài kinh nghiệm của con người về thế giới. Thuyết Bất khả tri cũng không đặt vấn đề về niềm tin, mà là chỉ phủ nhận khả năng vô hạn của nhận thức.
Thuật ngữ “bất khả tri” (Agnosticism) được đưa ra năm 1869 bởi Thomas Henry Huxley (1825 - 1895), nhà triết học tự nhiên người Anh, người đã khái quát thực chất của lập trường này từ các tư tưởng triết học của D. Hume và I. Cantơ. Đại biểu điển hình cho những nhà triết học bất khả tri cũng chính là Hume và Cantơ.
Ít nhiều liên quan đến thuyết bất khả tri là sự ra đời của trào lưu hoài nghi luận từ triết học Hy Lạp Cổ đại. Những người theo trào lưu này nâng sự hoài nghi lên thành nguyên tắc trong việc xem xét tri thức đã đạt được và cho rằng con người không thể đạt đến chân lý khách quan. Tuy cực đoan về mặt nhận thức, nhưng Hoài nghi luận thời Phục hưng đã giữ vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống hệ tư tưởng và quyền uy của Giáo hội Trung cổ. Hoài nghi luận thừa nhận sự hoài nghi đối với cả Kinh thánh và các tín điều tôn giáo.
Quan niệm bất khả tri đã có trong triết học ngay từ Epicurus (341 - 270 tr.CN) khi ông đưa ra những luận thuyết chống lại quan niệm đương thời về chân lý tuyệt đối. Nhưng phải đến Cantơ, bất khả tri mới trở thành học thuyết triết học có ảnh hưởng sâu rộng đến triết học, khoa học và thần học châu Âu. Trước Cantơ, Hume quan niệm tri thức con người chỉ dừng ở trình độ kinh nghiệm. Chân lý phải phù hợp với kinh nghiệm. Hume phủ nhận những sự trừu tượng hóa vượt quá kinh nghiệm, dù là những khái quát có giá trị. Nguyên tắc kinh nghiệm (Principle of Experience) của Hume thực ra có ý nghĩa đáng kể cho sự xuất hiện của các khoa học thực nghiệm. Tuy nhiên, việc tuyệt đối hóa kinh ngiệm đến mức phủ nhận các thực tại siêu nhiên, đã khiến Hume rơi vào bất khả tri.
Mặc dù quan điểm bất khả tri của Cantơ không phủ nhận các thực tại siêu nhiên như Hume, nhưng với thuyết về Vật tự nó (Ding an sich), Cantơ đã tuyệt đối hóa sự bí ẩn của đối tượng được nhận thức. Cantơ cho rằng con người không thể có được những tri thức đúng đắn, chân thực, bản chất về những thực tại nằm ngoài kinh nghiệm khả giác (Verstand). Việc khẳng định về sự bất lực của trí tuệ trước thế giới thực tại đã làm nên quan điểm bất khả tri vô cùng độc đáo của Cantơ.
Trong lịch sử triết học, thuyết Bất khả tri và quan niệm Vật tự nó của Cantơ đã bị Feuerbach (Phoiơbắc) và Hêghen phê phán gay gắt. Trên quan điểm duy vật biện chứng, Ph.Ăngghen tiếp tục phê phán Cantơ, khi khẳng định khả năng nhận thức vô tận của con người. Theo Ph.Ăngghen, con người có thể nhận thức được và nhận thức được một cách đúng đắn bản chất của mọi sự vật và hiện tượng. Không có một ranh giới nào của Vật tự nó mà nhận thức của con người không thể vượt qua được. Ông viết: “Nếu chúng ta có thể minh chứng được tính chính xác của quan điểm của chúng ta về một hiện tượng tự nhiên nào đó, bằng cách tự chúng ta làm ra hiện tượng ấy, bằng cách tạo ra nó từ những điều kiện của nó, và hơn nữa, còn bắt nó phải phục vụ mục đích của chúng ta, thì sẽ không còn có cái “vật tự nó” không thể nắm được của Cantơ nữa”.
Những người theo Khả tri luận tin tưởng rằng, nhận thức là một quá trình không ngừng đi sâu khám phá bản chất sự vật. Với quá trình đó, Vật tự nó sẽ buộc phải biến thành “Vật cho ta”.
Từ khóa » Thuyết Khả Tri Bất Khả Tri Và Hoài Nghi
-
Thuyết Bất Khả Tri Là Gì? Quan Niệm Về Thuyết Bất Khả Tri?
-
[PDF] Bài Giảng Triết Học Mác - Lênin
-
Thuyết Bất Khả Tri Là Gì?
-
Khả Tri Luận, Bất Khả Tri Luận, Hoài Nghi Luận - YouTube
-
Sự Khác Biệt Giữa Người Theo Thuyết Bất Khả Tri Và Người Vô Thần
-
Tìm Hiểu Về Thuyết Bất Khả Tri - Triết Học - Hoa Sen Phật
-
Những Nguyên Lý Cơ Bản Chủ Nghĩa Mác-Lênin - Luận Văn
-
Khả Tri Luận Là Gì - Thả Rông
-
Thuyết Bất Khả Tri - .vn
-
So Sánh Thuyết Khả Tri Và Bất Khả Tri
-
Hạn Chế Và đóng Góp Của Thuyết Bất Khả Tri Và Của Phái Hoài Nghị ...
-
Thuyết Bất Khả Tri | Định Nghĩa, Niềm Tin & Lịch Sử
-
Thuyết Bất Khả Tri Trong Triết Học - DELACHIEVE.COM