Thuyết Minh Về Cách Làm Một Món ăn Truyền Thống - Hoc247

Dàn ý thuyết minh về món ăn truyền thống

I. Mở bài:

Vào mỗi dịp tết, chúng ta thường làm các món ăn truyền thống như: bánh tét, bánh giày, mứt,…. Những món ăn này luôn có mặt trong tất cả các lễ tết. một món bánh truyền thống có từ lâu đời, có vào các ngày lễ một món ăn mà em rất yêu thích là bánh chưng. Món ăn này rất ngon và bổ ích, em rất thích ăn bánh chưng.

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc bánh chưng:

- Sự tích bánh chưng:

+ Bánh chưng được lưu truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6

+ Món bánh này nói đến sự nhắc nhở của Vua đến sự quan tâm đến và biết ơn đến lúa nước.

- Quan niệm truyền thống của bánh chưng:

+ Bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa

+ Bánh chưng tượng trưng cho trời

2. Nguyên liệu làm bánh:

- Lá gói bánh

- Lạc buột

- Gạo nếp

- Đỗ xanh

- Gia vị khác

- Phụ màu

3. Quy trình chuẩn bị gói bánh:

- Lá gói bánh: lá dong hoặc lá chuối, rửa lá cho sạch rồi phơi khô

- Gạo nếp: được vo sạch, ngâm để hạt được mềm

- Đỗ xanh: ngâm tách vỏ, giã nguyễn, trộn với thịt

- Thịt lợn: rửa sạch, cắt nhỏ và ướt gia vị

4. Quy trình thực hiện:

- Gói bánh: bánh được gói bằng tay, khuôn bánh khoảng 25cm x 25cm

- Luộc bánh: bánh được luộc trong nước, và luộc khoảng 10 đến 12 tiếng

- Sử dụng bánh

+ Bánh được dùng để cúng vào ngày tết

+ Bánh dược dùng để đón tết

+ Bánh được dùng để biếu người thân

III. Kết bài:

- Bánh chưng là món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam

- Chúng ta nên lưu giữ truyền thống của dân tộc

Thuyết minh về món ăn truyền thống

Bài tham khảo thuyết minh về món ăn truyền thống

Là đại diện cho nền văn hóa ẩm thực cũng như tín ngưỡng tâm linh của dân tộc Việt, bánh chưng xuất hiện từ trước thời văn minh lúa nước và luôn hiện diện trong đời sống của người dân ta. Theo sự tích xưa, vào đời Vua hùng thứ sáu, vì muốn tìm người nối ngôi, vua Hùng đã ban lệnh nếu trong các con của mình ai tìm được món ăn ngon để làm cỗ thì sẽ truyền ngôi cho. Trong các con của vua thời bấy giờ có Lang Liêu là một người hiền lành, nhờ sự giúp đỡ của thần tiên, chàng đã làm ra hai loại bánh, một loại có hình vuông gọi là bánh chưng, tượng trưng cho đất còn bánh hình tròn là bánh dầy, tượng trưng cho trời. Nhờ vào hai loại bánh này mà Lang Liêu đã được nối ngôi vua và cũng từ đó, bánh chưng trở thành một món ăn truyền thống không thể thiếu, nó thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Vào ngày tết cổ truyền, hầu như nhà nhà ở Việt Nam đều không thể thiếu đi những chiếc bánh chưng xanh trên mâm cúng ông bà, bàn thờ của gia đình. Để làm ra một chiếc bánh thơm ngon đúng điệu phải trải qua rất nhiều công đoạn. Nếp, đỗ xanh và thịt lợn là nguyên liệu chính để là ra món bánh này và bánh còn phải được gói trong lá dong thì mới có màu xanh bắt mắt. Tuy nhiên, trong thời buổi hiện nay, nhiều gia đình vì quá bận rộn nên không thể tự gói bánh mà thường đặt mua nhưng dù là tự túc hay được mua bán thì món bánh này cũng là một nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người Việt ta, là sản vật dâng lên tổ tiên, ông bà, cha mẹ trong ngày tết, là truyền thống tốt đẹp có từ lâu đời trong tâm thức của những người con rồng cháu tiên.

Ngày nay, ở nhiều miền quê vẫn còn những gia đình đặc biệt, lưu giữ một tập quán lâu đời là dành riêng một thửa đất để trồng các loại nếp quý như nếp cái hoa vàng,… chỉ dùng để làm những món ăn cúng lễ hay những dịp quan trọng trong năm, trong đó có bánh chưng. Điều này đã nói lên được phần nào tầm quan trọng và ý nghĩa của món bánh này trong đời sống người Việt. Vào thời chiến, bánh chưng còn là món quà mà các mẹ, các cô gửi cho bộ đội ăn tết, vô cùng quá giá và thấm đượm tình cảm dân quân, bánh chưng từ đó cũng theo suốt chiều dài lịch sử oai hùng dựng nước và giữ nước của cả dân tộc. Những chiếc bánh dẻo mềm và thơm ngon ấy có mặt trong hầu hết các hoạt động tín ngưỡng xã hội, xuất hiện cả trong những câu ca dao thân thương, là cầu nối gắn kết giữ quá khử và hiện tại.

Từ khóa » Thuyết Minh Một Món ăn Truyền Thống