Thuyết Minh Về Món ăn Truyền Thống - OLP Tiếng Anh
Có thể bạn quan tâm
Để làm được bài văn thuyết minh về món ăn truyền thống này thì cùng chúng tôi tìm hiểu dàn ý kèm một số bài văn mẫu được sưu tầm dưới đây:
Dàn ý thuyết minh về món ăn truyền thống
Tuyển chọn một số bài văn mẫuthuyết minh món ăn truyền thống hay
Thuyết minh về bún thang – Món ăn đặc trưng của ẩm thực Hà Nội
Vốn là mảnh đất ngàn năm văn hiến, Hà Nội đã hình thành cho mình một nét văn hóa ẩm thực rất riêng. Sau những ngày Tết bộn bề với thịt mỡ, bánh chưng… Người Hà Nội lại làm những bữa bún thang thanh đạm mà không kém phần hấp dẫn.
Bạn đang xem: Thuyết minh về món ăn truyền thống
Bún thang ra đời từ khi nào không ai rõ. Chỉ biết rằng hình ảnh bát bún thang từ lâu đã gắn bó với hình ảnh những cô gái của Hà Nội ba mươi sáu phố phường duyên dáng, khéo léo.
Để làm được món bún thang phải chuẩn bị nguyên liệu khá cầu kì: bún, thịt gà, trứng gà, tôm nõn, nem chạo, xương lợn, rau thơm.
Việc lựa chọn và chế biến các nguyên liệu ấy cũng rất tinh tế. Bún phải là thứ bún sợi nhỏ, trắng trong, không có mùi chua. Thịt gà luộc chín xé sợi nhỏ. Trứng gà lựa lấy lòng đỏ, tráng những lớp mỏng và khô rồi cuộn lại thái thành những sợi nhỏ. Với tôm nõn ta phải ngâm một lát, để ráo nước rồi giã bông. Rau thơm rửa sạch, thái nhỏ, riêng với nem chạo thì ta để nguyên.
Xương lợn là nguyên liệu dùng để nấu nước dùng vì vậy ta nên chọn xương ống, vừa rẻ vừa ngọt nước. Ta rửa sạch xương, chặt đôi từng khúc cho vào luộc sơ qua rồi rửa sạch. Xương sau khi rửa mới có thể nấu làm nước dùng. Khi nấu, ta cho đầy đủ gia vị, nếm vừa miệng là được. Ban đầu để lửa to, sau khi sôi để lửa nhỏ cho xương nhanh nhừ.
Sau khi đã chế biến xong các nguyên liệu, ta chuẩn bị cho bữa ăn. Lấy một bát to, ta đặt vào đó lần lượt: bún, thịt gà xé sợi, trứng gà thái sợi, tôm bông, nem chạo, rau thơm rồi cho nước dùng vào. Ta sẽ có bát bún thang với màu trắng của bún, màu trắng ngà của thịt gà, màu vàng của trứng, màu hồng của tôm bông, màu nâu của nem chạo, màu xanh của rau thơm. Đặc biệt, sự trong veo của nước dùng sẽ làm nổi lên những màu sắc hấp dẫn của bát bún.
Hương vị của bún thang rất thanh đạm khác hẳn cái béo ngậy của thịt mỡ hay đồ nếp. Bún thang thường được dùng sau những ngày Tết ồn ào hay trong những ngày hè cần một món ăn nhẹ nhàng, mát dịu.
Bún thang cùng với phở, bánh tôm…đã trở thành đặc trưng của ẩm thực Hà Nội. Bát bún thang ẩn chứa trong đó sự khéo léo, tinh tế, tỉ mỉ của những “nghệ nhân” ẩm thực đất Hà thành. Và vì thế, bún thang đã “để thương để nhớ” cho tâm hồn bao người con đất Kinh kì cũng như những du khách may mắn trong đời có lần được đến với Thủ đô.
Cùng tham khảo thêm một số bài văn thuyết minh hay khác tiếp theo nhé:
Thuyết minh về Phở – Món ăn của dân tộc
Bài số 1
Mỗi quốc gia, dân tộc lại có một nền văn hóa ẩm thực khác nhau. Người ta biết đến sushi Nhật Bản, kim chi Hàn Quốc và bạn bè quốc tế đều biết đến phở Việt Nam. Phở không những là món ăn dân tộc mà còn là văn hóa ẩm thực Việt trên trường quốc tế.
Không có tư liệu chính xác nào về nguồn gốc của phở. Nhiều người cho rằng phở định hình vào đầu thế kỉ 20. Có quan điểm cho rằng phở vốn bắt nguồn từ món xáo trâu (dạng sợi bún) Việt Nam. Có quan điểm khác lại cho biết phở bắt nguồn từ một món ăn Quảng Đông hoặc nguồn gốc của phở là phương pháp chế biến món thịt bò hầm của Pháp. Dù không rõ phở có nguồn gốc chính xác từ đâu nhưng vào những năm 40 của thế kỉ 20, phở đã rất nổi tiếng ở Nam Định, Hà Nội.
Phở mang nhiều hương vị khác nhau tùy tay người chế biến. Những thành phần chính của phở gồm bánh phở và nước dùng. Bánh phở dạng sợi, thường chế biến từ gạo. Nước dùng có mùi thơm từ gừng, quế, hồi và thảo quả nướng kết hợp với vị ngọt từ xương lợn được ninh nhừ, thịt bò hoặc thịt gà được thái mỏng và trần vào bát phở cùng với các loại rau thơm. Nước dùng là yếu tố quyết định độ ngon của một bát phở, nên khâu chuẩn bị chế biến nước dùng cần đảm bảo kỹ lưỡng. Từ việc chọn xương sao cho ngọt ngon nhất đến ninh xương, nêm nếm gia vị. Vị ngọt của nước dùng phải từ xương thì mới ngon. Nước dùng còn phải có mùi thơm và màu trong. Những yêu cầu này đòi hỏi người đầu bếp phải có kinh nghiệm. Ngoài ra khi ăn phở, người ta hay ăn kèm rau thơm, thêm vị chua thanh thanh từ chanh. Tất cả cùng hòa quyện khiến bát phở thơm ngon đúng điệu không sai lệch đi một chút nào.
Qua nhiều giai đoạn phát triển của phở và sự sáng tạo của người đầu bếp từ thế hệ đi trước đến thế hệ sau, phở có nhiều loại hơn tương ứng cách chế biến của nó. Tuy nhiên có ba món phở chính là: phở nước, phở xào và phở áp chảo. Phở nước là loại được ưa chuộng hơn cả. Phở nước gồm phở bò, phở gà, phở tim gan. Khác nhau như vậy sở dĩ là do nước dùng cùng thịt ăn kèm. Trong số đó, nổi tiếng nhất là phở bò. Phở được trình bày trong bát sứ với độ lớn vừa phải. Khi ăn phở, phải kết hợp dùng cả đũa và thìa để thưởng thức được trọn vẹn hương vị của một bát phở. Ăn phở phải ăn nóng và không ăn kèm thêm bất cứ món ăn, đồ uống nào khác bởi hương vị của nó vốn đã rất đầy đủ, hoàn hảo rồi.
Phở đã trở thành nét tinh tế trong văn hóa ẩm thực dân tộc. Bốn mùa xuân hạ thu đông, cả ngày sáng trưa chiều tối, bất cứ khi nào muốn chúng ta đều có thể thưởng thức phở. Trên khắp mọi miền của tổ quốc thân yêu, quán ăn nào cũng phục vụ phở. Có những quán phở đã thành danh từ năm này qua năm khác, có những nơi đã trở thành làng nghề. Phở là một phần không thể thiếu trong tâm hồn mỗi người con Việt Nam, để rồi khi xa quê hương, ở nước ngoài người ta vẫn khao khát được ăn một bát phở Việt Nam đúng nghĩa. Bạn bè trên thế giới đến với Việt Nam, ai cũng một lần thử qua món phở và thích thú mùi vị của nó. Thậm chí, có nhiều người lặn lội từ vì lẽ đó đã gắn liền với đất nước và con người Việt Nam. Nếu hỏi một người nước ngoài rằng họ biết gì về Việt Nam, chắc chắn sẽ không có câu trả lời nào khác ngoài phở. Phở còn trở thành đề tài cho bao tác phẩm đồ sộ của các tác giả như Thạch Lam, Vũ Bằng… Cùng với tình yêu quê hương, ngày qua ngày, người ta luôn cố gắng giữ gìn nét ẩm thực độc đáo của đất nước mình.
Bao thế hệ đã đi qua, nhưng phở vẫn còn mãi dưới đôi tay khéo léo của người đầu bếp. Bát phở nghi ngút khói trong cái se se lạnh của đất nước nhiệt đới ẩm đã lặng lẽ khắc ghi trong trái tim con người Việt Nam niềm tự hào dân tộc.
Xem thêm: Thuyết minh về Tết Nguyên đán cổ truyền Việt Nam
Bài số 2
Nhắc đến đất nước hình chữ S có biết bao nhiêu món ăn đặc sản dân tộc, mỗi vùng miền lại có những món ăn khác nhau. Đến Hà Nội du khách phải thử một lần món phở, món ăn đại diện cho bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Món phở ra đời vào đầu thế kỷ 20, nơi xuất hiện đầu tiên vẫn còn tranh cãi, người thì nói Nam Định nhưng cũng có người cho rằng Hà Nội là nơi biến món ăn trở nên nổi tiếng đại diện cho nền ẩm thực nước ta.
Món phở theo thời gian có nhiều biến chuyển, trước kia chỉ là phở bò chín nhưng dần dần xuất hiện phở tái, phở gà, phở cuốn, phở xào, phở rán…rất nhiều những loại phở khác nhau làm đa dạng thêm những món ăn của nền ẩm thực Việt.
Phố có đặc điểm rất riêng biệt khi chỉ ăn một mình không dùng kèm với các món ăn khác, người Hà Nội thường ăn phở chủ yếu vào buổi sáng, còn du khách đến với Hà Nội có thể ăn vào bất kì thời gian nào trong ngày đều được, các quán xá mở suốt ngày sẵn sàng phục vụ. Phở dùng nguyên liệu chính là bánh phở màu trắng thành phần chính từ gạo. Nước dùng hay còn gọi là nước lèo chính là tinh túy của món phở, nước dùng ninh bằng các loại xương và hương liệu khác như gừng, quế, hoa hồi, đinh hương, thảo quả…mỗi người lại có bí quyết riêng để nấu nước dùng giúp thực khách ngon miệng. Mỗi bát phở sẽ ăn kèm với một số rau gia vị ví dụ hành tây, rau húng, vài miếng chanh, rau thơm,tương ớt…ăn kèm với loại rau nào cũng tùy theo vùng miền.
Khi đến một quán phở Hà Nội, chủ quán sẽ mang đến cho bạn menu chọn loại phở ví dụ như phở bò, phở gà. Khi khách hàng gọi 5 phút sẽ có một bát phở nóng hổi, thơm lừng đặt trước mặt, thực khách thêm vào ớt, chanh và hạt tiêu. Trộn đều lên với nhau, cầm bát lên ngang mặt và thưởng thức sự tinh túy bên trong.
Nhắc đến phở nhiều nhà văn đã đưa vào thơ ca ví dụ như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng (Miếng ngon Hà Nội), Thạch Lam (Hà Nội 36 phố phường),…theo thời gian phở truyền thống cũng chuyển sang phở công nghiệp theo dạng đóng gói như phở chay, phở ăn liền giúp người ăn tiện lợi nhanh chóng thưởng thức mà không cần phải ra quán xá. Chính điều này đã giúp món ăn này trở nên rất phổ biến len lỏi vào từng gia đình.
Nền ẩm thực nước ta đa dạng, phong phú, trong đó phở là biểu tượng ẩm thực Việt. Món ăn bổ dưỡng này đã được phổ biến trên toàn thế giới, người Việt xa xứ có thể đến quán ăn có món phở thưởng thức bất kì lúc nào khi nhớ về quê nhà. Còn gì tuyệt vời khi mỗi buổi sáng được ăn một bát phở nóng hổi, thơm ngon và giàu dinh dưỡng.
Xem thêm: Thuyết minh về cây đào ngày Tết
Thuyết minh về Cốm làng Vòng
Cứ mỗi độ thu về Hà Nội lại nồng nàn hương cốm. Từ lâu cốm là loại quà đặc trưng của Hà Nội và được đông đảo người dân thủ đô yêu thích, cốm mang trong mình hương vị riêng của Hà Nội, nên để thưởng thức cốm cùng phải thật tinh tế.
“Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội mùa hoa sữa về thơm từng cơn gis. Mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua…”, những câu hát của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã thay cho lời chào sâu lặng, đặc trưng của mùa thu Hà Nội!
Những câu hát du dương ấy như xoáy vào lòng ta nỗi nhớ bâng khuâng về mùa thu Hà Nội, về hoa sữa, về cơm nguội vàng, về cây bàng lá đỏ và không thể thiếu đó là hương cốm nồng nàn.
Cốm được làm từ lúa nếp non, ngon nhất là cốm làm từ nếp cái hoa vàng trong cả hai mùa lúa chiêm và lúa mùa. Và người làm cốm thường dùng lúa mùa vào khoảng cuối hè đầu thu (khoảng rằm tháng 7 đến hết tháng 9 âm lịch). Vào tháng 4 tháng 5 âm lịch có nơi như ở cánh đồng Gôi (Dịch vọng, Từ Liêm, Hà Nội) đã lúa sớm nên đã có cốm bán gọi là cốm chiêm.
Nằm ở phía Tây Hà Nội, làng Vòng thuộc phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy. Từ bao đời nay cốm làng Vòng đã nức tiếng khắp cả nước. Nói đến cốm Vòng phải là thử cốm dẹt, màu xanh non làm từ nếp cái hoa vàng qua kỳ đồ sữa. Để làm nên những hạt cốm thơm ngon phải qua rất nhiều công đoạn. Khi cây lúa hoe hoe vàng, chỉ mười ngày nữa là gặt rộ cũng là lúc người làng Vòng đi chọn ngắt từng bông dài, hạt mấy về chế biến. Muốn cốm ngon thì phải cắt lúa đúng lúc. Lúc già hạt cốm không còn xanh, cứng và gãy nát. Lúa non quá, hạt cốm bết vào vỏ trấu, nhào mất ngon. Thường lúa gặt hôm nào đem rang và giã luôn hôm đó. Rang lúa sao cho vừa lửa, hạt cốm chín tới, không giòn mà tróc trấu là công đoạn khó nhất trong nghề làm cốm. Giã cốm bằng loại cối riêng, nhịp chày nhè nhẹ, nhịp nhàng, đều đều và khoan thai như vậy cốm mới mịn và dẻo.
Mang trong mình hương vị riêng của Hà Nội, nên để thưởng thức cốm cũng phải thật tinh tế. Cốm được gói vào lá sen già ấp ủ hương hoa sen tinh khiết hoặc lá khoai ráy xanh non, bóng nõn mỡ màng và buộc bằng sợi rơm vàng óng.
Các bà, các mẹ bán cốm thường ăn mặc theo lối xưa với khăn xếp, áo cánh cổ lá sen, gánh đôi thúng với một bó lạt bằng rơm nếp nhuộm mạ xanh ngắt gắn trên đầu quang gánh. Chiếc mẹt đặt úp trên một bên thúng xếp vài chiếc lá sen để gói cốm. Hình ảnh ấy dù đã trở thành quá vãng nhưng vẫn mãi là hình ảnh đẹp, thơ và trong lành của nghề cốm nói riêng và người Hà Nội nói chung.
Giờ đi qua các con phố của Hà Nội, đâu đó thoảng trong hơi gió cái hương thơm nhè nhẹ của cốm. Hà Nội vào thu thật đẹp, cảnh sắc khí trời đều khiến con người ta muốn đắm chìm, muốn yêu thương và muốn hòa mình cùng thiên nhiên huyền ảo. Thu Hà Nội với cảnh sắc vàng của lá, sắc trắng của hoa và sắc xanh non của cốm đã tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp, gieo rắc trong lòng người nhiều nỗi niềm bâng khuâng!
Xem thêm: Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết
Nguồn: Sưu tầm & tổng hợp.
Trên đây là một số bài văn mẫu thuyết minh về món ăn truyền thống mà các em có thể tham khảo để hoàn thiện bài văn của mình nhé!
Thuyết minh về món ăn truyền thống của dân tộc ta hoặc địa phương em để làm rõ hơn và giới thiệu với mọi người món ăn truyền thống đó nhé!
Đăng bởi: THPT Sóc Trăng
Chuyên mục: Giáo dục
Từ khóa » Thuyết Minh Một Món ăn Truyền Thống
-
Thuyết Minh Về Món ăn Truyền Thống - Ngữ Văn 9
-
TOP 9 Bài Thuyết Minh Về Món ăn Ngày Tết đạt điểm Cao - Văn 8
-
Thuyết Minh Về Món Ăn Dân Tộc Truyền Thống ❤️️15 ... - SCR.VN
-
Thuyết Minh Về Một Món ăn Truyền Thống Của địa Phương
-
Thuyết Minh Về Món ăn Truyền Thống Của Quê Hương Em (5 Mẫu)
-
Thuyết Minh Về 1 Món ăn Truyền Thống - Lê Thánh Tông - HOC247
-
Thuyết Minh Về Cách Làm Một Món ăn Truyền Thống - Hoc247
-
Thuyết Minh Về Một Món An Truyền Thống Lớp 8 - Hỏi Đáp
-
Thuyết Minh Về Món Ăn Truyền Thống Của Quê Hương Em, Tổng ...
-
Top 9 Bài Văn Thuyết Minh Về Một Món ăn Hay Nhất
-
Dàn ý Thuyết Minh Về Một Món ăn đặc Sản - Tài Liệu 24h
-
7 Bài Văn Thuyết Minh Về Một Món ăn Lớp 8, Hay, Tuyển Chọn
-
Thuyết Minh Về Món ăn Truyền Thống? - Tạo Website
-
Thuyết Minh Về Món ăn Dân Tộc Truyền Thống ❤️️15 Mẫu Hay