Thuyết Minh Về Cần Thơ ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Cần Thơ Hay
Có thể bạn quan tâm
Thuyết Minh Về Cần Thơ ❤️️ 24+ Bài Giới Thiệu Cần Thơ Hay ✅ Đón Đọc Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Nhất Viết Về Vùng Đất “Gạo Trắng Nước Trong”.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
- Bài Thuyết Minh Về Cần Thơ Ngắn Gọn – Mẫu 1
- Giới Thiệu Về Thành Phố Cần Thơ – Mẫu 2
- Giới Thiệu Về Du Lịch Cần Thơ – Mẫu 3
- Thuyết Minh Về Đặc Sản Cần Thơ – Mẫu 4
- Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Cần Thơ – Mẫu 5
- Giới Thiệu Về Cảng Cần Thơ – Mẫu 6
- Giới Thiệu Về Cầu Cần Thơ – Mẫu 7
- Thuyết Minh Về Bến Ninh Kiều Cần Thơ – Mẫu 8
- Giới Thiệu Về Khu Du Lịch Mỹ Khánh Cần Thơ – Mẫu 9
- Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Cần Thơ – Mẫu 10
- Thuyết Minh Về Chùa Ông Cần Thơ – Mẫu 11
- Thuyết Minh Về Bảo Tàng Cần Thơ – Mẫu 12
- Thuyết Minh Về Đình Bình Thuỷ Cần Thơ – Mẫu 13
- Thuyết Minh Về Thiền Viện Trúc Lâm Cần Thơ – Mẫu 14
- Giới Thiệu Về Cần Thơ Bằng Tiếng Anh – Mẫu 15
Bài Thuyết Minh Về Cần Thơ Ngắn Gọn – Mẫu 1
Cần Thơ là một trong những trung tâm quan trọng và phát triển nhất của vùng Tây Nam Bộ. Tham khảo bài thuyết minh về Cần Thơ ngắn gọn với cách hành văn súc tích, cô đọng và sử dụng từ ngữ giàu ý nghĩa biểu đạt.
Cần Thơ là vùng đất trẻ dọc tây sông Hậu. Nơi đây đồng ruộng phì nhiêu, vườn tược xanh tốt, xóm làng trù phú. Do đặc trưng cư dân nhiều vùng miền cộng cư trên vùng đất mới, đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt ở giai đoạn khai khẩn hoang, đến đấu tranh chống ngoại xâm trong thế kỷ 19-20, cuộc sống lao động và chiến đấu đã hình thành kho tàng văn hóa phi vật thể, mà tục ngữ ca dao, hò, vè, truyện kể là những sản phẩm văn hóa đặc trưng tiêu biểu nhất. Riêng về ca dao ở miệt Cần Thơ rất phong phú, bởi nơi đây, dần về sau đã thành trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của khu vực ĐBSCL.
Trước hết, có thể kể câu ca dao quen thuộc đã trở thành biểu tượng khi nói về đất Cần Thơ:
Cần Thơ gạo trắng nước trongAi đi đến đó lòng không muốn về
Ca dao có nội dung kể chuyện quê hương, đất nước, con người một vùng đất có khá nhiều ở miệt Cần Thơ. Những câu ca dao này gắn liền với địa danh lịch sử, con người, như:
Đất Cần Thơ nam thanh nữ túĐất Rạch Giá vượn hú chim kêuQuản chi mưa nắng sớm chiềuLên voi xuống vịnh cũng chèo thăm em
hay:
Đâu vui bằng xứ Kinh CùngTràm xanh củi lục anh hùng thiếu chi
Trong thời gian đi thực tế ở huyện Phong Điền (Cần Thơ)- xưa thuộc Châu Thành (cũ), Phong Phú (thời Pháp thuộc)- người viết bài này được gặp các bậc cao niên, các nhân sĩ trí thức, những người am hiểu về văn hóa dân gian và đời sống, lịch sử của vùng đất “gạo trắng nước trong”. Theo các cụ, đặc điểm của ca dao, dân ca Nam bộ nói chung và Cần Thơ nói riêng là trữ tình và chân chất, ý tình thể hiện ra ngay trong câu hò tiếng hát, người nghe có thể hiểu liền câu chuyện được kể và liên tưởng đến đời sống cùng những sự kiện xưa qua từng câu ca. Tiêu biểu như:
Quả năm ngăn trong lòng son đỏMấy lời to nhỏ bỏ bạn sao đànhChừng nào chiếc xáng nọ bung vànhTàu Tây kia kiệt máy, anh mới đành bỏ em!
hay:
Kinh Xáng mới đào, tàu Tây mới chạyThương thì thương đại, bớ điệu chung tìnhCon nhạn bay cao khó bắnCon cá dưới ao Quỳnh khó câu
Mấy câu trên có xuất xứ từ việc ở miệt Phong Điền giáp với vùng Ô Môn thời đó có những con kênh do người Pháp đào bằng xáng. Kinh đào bằng máy dài, thẳng băng và được đào theo kiểu “lấn dủi” cuốn chiếu. Chủ chiếc xáng đào thường là tư nhân người Pháp, được chính quyền thuộc địa thuê mướn làm những công trình dài hơi.
Do đó, những ông Tây chủ xáng thường đem theo vợ con ở luôn dưới xáng. Chiều chiều, bà “đầm” là vợ ông Tây thường đứng sau xáng ngắm cảnh sông nước xứ “An Nam”. Hình ảnh “bà đầm” và chiếc xáng (tàu Tây) đã đi vào ca dao như trên. Hiện nay ở Cần Thơ, địa danh Bà Đầm vẫn còn, ở xã Trường Xuân thuộc huyện Thới Lai.
Có thể nói, qua các địa danh được thể hiện trong ca dao trữ tình, có thể hình dung được chuyện đi lại và đời sống giao thương xứ Cần Thơ xưa:
Tàu số một chạy lên Vàm TấnTàu số hai chạy xuống Cần ThơTuổi ba mươi em cũng ở vậy mà chờLỡ duyên chịu lỡ, cũng chờ cho được anh
Đã ngót nghét một thế kỷ, người yêu ca dao có thể hình dung trước mắt cảnh vật, chợ búa, sinh hoạt thời lập đất ở chợ Cái Răng, ngày nay là thủ phủ của quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ:
Chợ Cái Răng xứ hào hoaPhố lầu hai dải xinh đà quá xinhCó trường hát cất rộng thênhĐể khi hứng cảnh thích tình hát ca
Những năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ, vùng Cần Thơ có khá nhiều câu ca dao mới, động viên, cổ vũ cho cuộc chiến vệ quốc. Thường những câu ca dao này mang tính lạc quan cách mạng, lời lẽ trong sáng, dễ hiểu, dễ nhớ, đã đi vào lòng nhiều thế hệ. Tiêu biểu như:
Khoai lang chấm muối ăn bùiCó chồng vệ quốc thơm mùi ka-ki
Có thể nói, như mạch nước ngầm vẫn âm thầm chảy suốt chiều dài lịch sử của đất Cần Thơ, ca dao và vè đã ghi lại khung cảnh và tâm tình của một thời quá vãng.
SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay
Giới Thiệu Về Thành Phố Cần Thơ – Mẫu 2
Những thông tin giới thiệu về thành phố Cần Thơ sẽ đưa bạn đọc khám phá nhiều hơn về xứ sở nổi tiếng “gạo trắng nước trong”. Đón đọc bài thuyết minh về thành phố Cần Thơ dưới đây:
Những ai đã đến thăm thành phố Cần Thơ sẽ nhớ mãi vẻ đẹp hiền dịu ở nơi đây. Cần Thơ là một thành phố trực thuộc trung ương, nằm bên hữu ngạn của sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long nước ta. Cần Thơ được biết đến như là Tây Đô (thủ đô của miền Tầy) của một thời rất xa.
Thành phố cần Thơ trước đây vốn là đất cũ tỉnh An Giang thời Lục tỉnh của nhà Nguyễn. Khi người Pháp chiếm miền Tây Nam Kỳ (1867) thì tỉnh An Giang bị cắt thành sáu tỉnh nhỏ: Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Trải qua nhiều lần chia tách rồi sáp nhập, đến cuối năm 1991, tỉnh Cần Thơ mới được xác định là một đơn vị hành chính chính thức.
Ngày 1 tháng 1 năm 2004, tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang ngày nay. Đây là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam. Ngày 24 tháng 6 năm 2009, thành phố cần Thơ chính thức được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận là đô thị loại 1 của Việt Nam.
Cần Thơ là một thành phô nằm trên hữu ngạn của sông Hậu. Đây là thành phố đông dân thứ tư tại Việt Nam và là thành phố hiện đại và lớn nhất của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông. “Cần Thơ ai dệt nên thơ”, câu ca ấy cho thấy nét trữ tình của vùng đất này đã khiến nhiều nhà thơ, nhạc sĩ sáng tác những bài thơ, ca khúc hay về cần Thơ được nhiều người biết tới: Qua bến Ninh Kiều, Chiếc áo bà ba, Đàn sáo Hậu Giang, Chiều Tây vọng cổ ngọt ngào nghe lưu luyến tình què hương Bềnh bồng sông nước, nhịp máy chèo . xuồng ba lá Vọng cổ ngọt ngào nghe nhớ quá cần Thơ
Biểu tượng của thành phố Cần Thơ là hình tròn có nền trắng, bên trong là hình tượng nhà lồng chợ cổ Cần Thơ nằm bên dòng sông Cửu Long có hình giống như rồng đang bay lên, bên dưới là chữ “Cần Thơ”, những hình tượng bên trên nền trắng đều có màu xanh lục nhằm thể hiện màu của lúa xanh, cỏ cây – gam màu chủ đạo của khu vực đồng bằng Cửu Long.
Do đặc điểm sông chung của ba dần tộc Việt – Khơmer – Hoa, Cần Thơ có khá nhiều lễ hội. số lễ hội này bắt nguồn từ tập quán cổ truyền hoặc do tín ngưỡng dân gian của mỗi dân tộc tạo nên. Lễ hội cúng đình Bình Thủy: Hàng năm, tại đình Bình Thủy, ngoài cáí lễ cúng tế vào ngày rằm mỗi tháng và Tết Nguyên đán, đình còn có hai kì J hội lớn gắn liền với dấu ấn sản xuất nông nghiệp, được tổ chức long trọng: la Hạ điền: cúng đất đai bắt đầu vụ mùa mới (rằm tháng 4 Âm lịch), lễ Thượr điền: tạ ơn và cúng ruộng đồng nghỉ ngơi (rằm tháng Chạp Âm lịch).
Lễ Cholchonam Thomay là đón năm mới trong ba ngày 13/14/15 tháng 3 Âm lịch, nếu là năm nhuận thì lùi lại một ngày. Hàng năm vào ngày 13/14/15 tháng 3 Âm lịch, đông đảo đồng bào người Khmer Nam Bộ nhất là ỗ các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, cần Thơ lại nô nức đón mừng lễ Cholchonam Thomay. Lễ đưa nước – OkomBook (tháng 10 Âm lịch). Lễ cúng Ông bà – Dolta (tháng 8 Âm lịch) của đồng bào Khmer, được tổ chức vui tươi trang trọng tại tất cả các chùa Khmer. Trong lễ hội có nhiều trò chơi dần gian độc đáo như múa lâm thôn, hát dù kê, đua ghe ngo, thả đèn gió.
Chùa Ông là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng năm 1993. Tên gốc tiếng Hán là Quảng Triệu Hội Quán, được xây dựng trên khu đất có diện tích hơn 500 m2, vốn là hội quán của nhóm người Hoa thuộc Quảng Châu và Triệu Khánh (Quảng Đông, Trung Quốc) theo dòng di dân sang vào thế kỉ XVII – XVIII.
Các điểm tham quan, du lịch du lịch tại Cần Thơ chủ yêu là du lịch trên sông nước và các vườn cây ăn trái. Chợ mua bán trên sông một nét sinh hoạt đặc trưng văn hóa Nam bộ. Tờ mờ sáng, hàng trăm ghe hợp lại thành chợ nổi Cái Răng trên một khúc sông. Chợ bán đủ loại các sản phẩm miệt vườn được treo trên một cây sào cắm trước mũi ghe bán thứ gì. Ngoài việc tham quan, mua những sản phẩm xanh tươi, du khách có dịp gần gũi tâm sự vứi những người gọi là “dân thương hồ”. Quanh năm, họ lấy sông nước làm bầu bạn. Tiếp đến, du khách len lỏi theo những kênh rạch trong cù lao xanh ở TP cần Thơ như cồn Khương, cồn Áu,…
Bến Ninh Kiều là một địa điểm mà du khách hay tìm đến nhất, nằm bên hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông cần Thơ, gần trung tâm TP cần Thơ. Trên bến sông luôn tấp nập tàu bè, thuyền xuôi ngược chở đầy những sản vật của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bên Bến Ninh Kiều là cảng cần Thơ. Cảng này được xây dựng hiện đại, có khả năng tiếp nhận trọng tải 5.000 tấn, gần bến Ninh Kiều có chợ Cần Thơ, một trung tâm buôn bán lớn ở miền Tây Nam Bộ.
Cần Thơ có bến Ninh KiềuCó dòng sông đẹp với nhiều giai nhân.(Ca dao)
Thành phố Cân Thơ trở thành thành phố đồng bằng cấp quốc gia văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp; xứng dáng là trung tâm động lực Đồng bằng Cửu Long trên nhiều lĩnh vực, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng là liên vận quốc tế; địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh. Với những lợi thê về phát triển công nghiệp, Cần Thơ cũng là định hướng để phát triển trở thành thành phố công nghiệp.
“Cần Thơ gạo trắng nước trongAi đi đến đó lòng không muốn về”
Đây là câu ca dao quen thuộc khi nhắc đến mảnh đất trù phú Cần Thơ. Được mệnh danh là thủ phủ Miền Tây, Cần Thơ luôn là điểm du lịch Miền Tây thu hút đông đảo du khách bởi vẻ đẹp đậm chất sông nước miệt vườn, vừa mộc mạc, vừa trữ tình. Nét hiện đại của thành phố xen lẫn hơi thở mộc mạc những giá trị văn hóa lâu đời là điều khiến du khách vương vấn niềm thương nhớ với mảnh đất Tây đô.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Giới Thiệu Về Du Lịch Cần Thơ – Mẫu 3
Để giúp các em học sinh hoàn thành bài văn giới thiệu về du lịch Cần Thơ, tham khảo những gợi ý hay với văn mẫu thuyết minh về du lịch Cần Thơ sau đây:
Cần Thơ gạo trắng nước trong – Ai đi đến đó lòng không muốn về” là câu ca dao gắn liền với mảnh đất trù phú Cần Thơ. Nét hiện đại của phố xen lẫn với mộc mạc bình dị của miệt vườn miền Tây quanh năm ngập tràn cây trái là địa điểm du lịch Cần Thơ đầy cuốn hút đặc biệt của vùng đất này. Đến với Cần Thơ, bạn sẽ được trải nghiệm rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, những món ăn đặc sản của miền sông nước và được tận tay “mục sở thị” vườn cây trái xanh tươi cùng sự thân thiện và mến khách của con người nơi đây đã làm mê đắm du khách gần xa. Dưới đây là những địa điểm du lịch Cần Thơ nổi tiếng nhất định bạn phải ghé khi đến đây.
Người dân miền Tây quanh năm sông nước, với bản chất hiền hậu, mến khách gắn liền với những ghe xuồng mộc mạc. Cuộc sống của họ được diễn ra ngay trên sông từ việc ăn, ngủ, đi chợ, giao lưu mua bán và trao đổi hàng hóa. Cần Thơ có khu chợ nổi tiếng nào đã được lên nhiều báo chí trong nước và quốc tế? Đó chính là chợ nổi Cái Răng.
Đây là khu chợ nổi trên sông, các hoạt động trao đổi mua bán đều được diễn ra trên thuyền đầy sôi nổi, mang nét văn hóa khó nhầm lẫn của sông nước miền Tây. Khu chợ nổi Cái Răng không chỉ thể hiện cuộc sống thường ngày của người dân nơi đây mà còn toát lên nét mộc mạc, giản dị gần gũi khiến du khách khó quên. Các mặt hàng được bán trên chợ chủ yếu là nông sản, hoa quả do người dân địa phương trồng trọt. Hoạt động của khu chợ thường được diễn ra từ 4h30 – 8h sáng.
Ngoài khu chợ sôi nổi, tấp nập trao đổi mua bán, địa điểm du lịch Cần Thơ còn có rất nhiều những địa danh nổi tiếng đã đi vào thơ, ca. Thậm chí còn trở thành biểu tượng của thành phố mỗi khi nhắc tới. Đây là địa danh biểu tượng của thành phố Cần Thơ. Bến nước Ninh Kiều có từ thế kỉ 19 hay còn có tên gọi khác Công Viên Cần Thơ.
Không ai đến Cần Thơ mà lại không đặt chân tới địa điểm du lịch Cần Thơ nổi tiếng này bởi cảnh sắc hài hòa, tọa lạc giữa ngã ba sông Cần Thơ và sông Hậu. Từ đây, bạn cũng có thể dễ dàng di chuyển tới các địa điểm du lịch Cần Thơ khác. Bên trong khu vực công viên bến Ninh Kiều còn có nhà hàng Thủy Tạ với rất nhiều món ăn ngon và độc đáo chờ đón du khách.
Lò Hủ Tiếu Cần Thơ là một trong những làng nghề truyền thống với những món ăn địa phương đậm đà, mang nhiều nét đặc trưng của người dân nơi đây. Đây cũng thuộc 9 điểm du lịch Cần Thơ nổi tiếng nhất mà bạn nên ghé qua khi có dịp. Là làng nghề nằm ngay cạnh chợ nổi Cái Răng, khi đến đây, du khách sẽ được trải nghiệm và quan sát các cách làm hủ tiếu truyền thống.
Chùa Ông là một trong các địa danh về tâm linh, tín ngưỡng cũng là những địa điểm du lịch Cần Thơ được rất nhiều du khách quan tâm. Với kiến trúc đẹp và tọa lạc ở vị trí trung tâm thành phố, bạn nhất định phải ghé thăm nơi này khi đến Cần Thơ. Với lối kiến trúc đậm chất Á Đông, mang nét đặc trưng Trung Hoa, chùa Ông là địa điểm check in vô cùng lý tưởng cho khách du lịch. Chùa hiện lên rực rỡ, bắt mắt nhưng vẫn đảm bảo tính uy nghiêm, cổ kính, đúng chất không gian tâm linh. Đây cũng là nơi thu hút đông khách du lịch tới mỗi năm để cầu nguyện theo văn hóa tâm linh người Việt.
Nếu ở Hà Nội có cầu Thăng Long, Huế có cầu Tràng Tiền, thì ở Cần Thơ có cầu đi bộ rất nổi tiếng, được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn làm nơi check in lý tưởng đó chính là cầu đi bộ Cần Thơ. Cầu được bắc ngang qua sông Hậu, về đêm được thắp sáng bởi hệ thống đèn led lung linh, huyền ảo Là cây cầu gần bến Ninh Kiều, mới xây dựng vài năm. Chiều dài 200m, rộng hơn 7m, có đèn led và đèn âm dưới cầu, có điểm nhấn 2 bông sen ở giữa thân cầu. Đứng từ cầu nhìn được toàn cảnh bến Ninh Kiều, sông Hậu mỗi sáng, tối thì có ánh đèn lung linh, đây cũng là địa điểm lý tưởng của giới trẻ.
Tới cần Thơ không thể không đi tham quan vườn cò Bằng Lăng. “Đất lành chim đậu” là câu nói minh chứng rất rõ cho địa điểm du lịch Cần Thơ này. Vườn cách trung tâm thành phố 60km, là sân chim lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long , chứa hơn 300.000 cò trắng. Tại đây, bạn có thể ngắm cảnh chim buổi sáng hay theo đàn bay đi chiều về khá thú vị. Vào mùa xuân có bằng lăng tím khiến cảnh sắc đẹp, nên thơ hơn.
Được mệnh danh là thủ phủ của miền Tây. Các địa điểm du lịch Cần Thơ luôn thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước muốn tìm hiểu và khám phá văn hóa, ẩm thực của con người nơi đây. Các địa điểm du lịch Cần Thơ nổi tiếng với vẻ đẹp bình dị của những con người giản dị, quanh năm gắn bó với sông nước nhưng lại tiềm ẩn sức hút du lịch vô cùng mạnh mẽ.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Thuyết Minh Về Đặc Sản Cần Thơ – Mẫu 4
Bài văn thuyết minh về đặc sản Cần Thơ sẽ giới thiệu đến bạn đọc món bánh xèo theo đúng hương vị miền Tây truyền thống.
Bánh xèo là một trong những món ăn đặc trưng của miền Tây sông nước vô cùng nổi tiếng. Những du khách từng ghé qua xứ sở Cần Thơ gạo trắng nước trong nhất định không thể quên được hương vị khó cưỡng này. Không chỉ là món ăn vặt nhâm nhi ngoài quán xá, bánh xèo cũng có thể trở thành bữa chính trên bàn cơm gia đình.
Du khách đến xứ “gạo trắng nước trong” thường nhất định phải nếm thử món bánh xèo ít nhất một lần trong đời. Món ăn không chỉ gây ấn tượng từ cái nhìn đầu tiên với lớp vỏ ngoài vàng ươm đẹp mắt, mà còn mang đến một hương vị vô cùng khó phai.
Nhân bánh được biến tấu đa dạng với đủ loại thịt heo, gà, tôm, tép, đu đủ, đậu xanh, giá… cộng thêm cách làm bột và đổ bánh khác nhau của mỗi người đầu bếp đã làm nên những hương vị riêng biệt nhưng rất hòa hợp và trọn vẹn. Bánh xèo là món ăn đặc trưng đậm vị miền Tây. Vỏ bánh vàng óng, mỏng, giòn rụm. Nhân bánh đầy đặn với thịt băm, tôm, giá đỗ. Khi ăn gói cùng rau sống và chấm nước mắm để tăng mỹ vị.
Cùng với đó về miền Tây, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức món bánh xèo củ hủ dừa mang hương vị rất lạ. Củ hủ dừa thực chất là phần cao nhất, non nhất trên đọt cây dừa, có màu trắng, vị giòn ngọt thanh mát. Củ hủ dừa kết hợp với đậu xanh nguyên hạt, thịt xay, tôm, giá đỗ… làm nhân khiến chiếc bánh xèo có vị rất lạ, vừa đậm đà, thơm bùi lại vừa ngậy.
Bên cạnh món đặc sản miền Tây này, chắc chắn Cần Thơ còn hấp dẫn đông đảo du khách trong và ngoài nước với hằng hà sa số các danh lam thắng cảnh tuyệt mỹ, cộng với những món ăn vừa dân dã, giản dị, vừa có hương vị đậm đà tới khó quên.
Từ một đặc sản của miền Tây sông nước, bánh xèo đã dần trở nên quen thuộc với thực khách ở khắp mọi miền Tổ quốc.
Đừng bỏ qua 🔥 Thuyết Minh Về Đất Mũi Cà Mau 🔥 16 Bài Giới Thiệu Cà Mau
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Cần Thơ – Mẫu 5
Với đề văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Cần Thơ, các em học sinh sẽ có nhiều lựa chọn để thực hiện bài viết của mình. Tham khảo bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh Cần Thơ giới thiệu về chợ nổi Cái Răng dưới đây:
Người đi chợ nổi trên sôngSớm mai đọng lại mảnh trăng hạ tuầnThuyền ghe ngang dọc quây quầnTrăm quê bẹo dựng cột cần nhấp nhô.
Không chỉ là biểu tượng văn hóa đặc trưng vùng sông nước phương Nam, chợ nổi còn là một trong những điểm du lịch thú vị ở miền Tây mà bạn nên ghé thăm ít nhất một lần. Trong tất cả những chợ nổi lớn ở Tây Nam Bộ thì chợ nổi Cái Răng được xem là đặc sắc và sầm uất nhất.
Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 180km, chợ nổi Cái Răng nằm trên nhánh sông Cái Răng thuộc quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Thuở xưa đường bộ và phương tiện lưu thông đường bộ cũng chưa phát triển như bây giờ, nhu cầu trao đổi hàng hóa thì ngày một tăng cao. Không thuận tiện để họp chợ trên cạn, bà con địa phương bắt đầu tụ tập buôn bán trên sông bằng các phương tiện như xuồng, ghe, tắc ráng và chợ nổi Cái Răng cũng được hình thành từ đó.
Dù ngày nay mạng lưới giao thông đường bộ đã phát triển rất hiện đại nhưng chợ nổi Cái Răng vẫn tồn tại như một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người dân Cần Thơ. Được biết, phiên chợ độc đáo này khi mới hình thành nằm ở vị trí giao nhau giữa bốn con sông Cần Thơ, Đầu Sấu, Cái Sơn, Cái Răng Bé, liền kề với chợ Cái Răng trên cạn hiện tại. Tuy nhiên do trở ngại về giao thông đường thủy, về sau chợ được dời qua khỏi cầu Cái Răng về phía Phong Điền, cách vị trí cũ khoảng 1km.
Hiện nay, chợ nổi Cái Răng nằm ở phía hạ lưu sông Cần Thơ, cách cầu Cái Răng khoảng 600m với diện tích khá rộng lớn. Nằm trên trục đường thủy sông Hậu – kênh Xáng Xà No, chợ nổi Cái Răng rất thuận lợi cho việc giao thương, buôn bán giữa các địa phương lân cận và cả vùng sông nước Cửu Long.
Giống như nhiều phiên chợ nổi khác ở miền Tây, chợ nổi Cái Răng họp rất sớm. Từ lúc 2 – 3 giờ sáng, chợ đã bắt đầu tấp nập ghe thuyền của các thương lái từ khắp nơi đến lấy hàng phân phối. Nếu có thể dậy sớm thì đây là thời gian khá lí tưởng để bạn thỏa thích tham quan và tìm hiểu. Tuy nhiên, lưu ý nếu đi chợ nổi vào lúc này thì trời còn khá tối không đủ ánh sáng để chúng ta có thể chụp được ảnh đẹp.
Trời về sáng tầm 5 – 6 giờ là thời điểm hoàn hảo để chúng ta đến với chợ nổi Cái Răng. Mặt trời vừa ló rạng cũng là lúc các thương lái dần tản ra, nhường chỗ cho ghe đồ ăn, ghe bán trái cây miệt vườn và ghe chở khách du lịch. Tham quan chợ nổi Cái Răng vào lúc bình minh cũng là dịp để bạn ngắm nhìn những hoạt động của chợ được diễn ra một cách huyên náo và nhộn nhịp nhất.
Đến khoảng 8h sáng thì chợ vãn, chỉ còn lác đác vài chiếc ghe nhỏ bán cà phê, khung cảnh cũng không còn tấp nập, hồ hởi nữa. Lưu ý với những người không thể thức dậy thật sớm thì 7h sáng là thời điểm cuối cùng mà chúng ta có thể tham quan chợ. Tuy nhiên, thực tế tầm khoảng 7h30 thì hầu như các ghe thuyền cũng không còn hàng, các tiểu thương bắt đầu tản dần ra trả lại không gian yên tĩnh và thanh bình cho khúc sông.
Những mặt hàng chủ lực được bày bán ở chợ nổi Cái Răng là nông sản, trái cây, thực phẩm tươi sống và hàng tiêu dùng. Hằng trăm ghe thuyền lớn nhỏ, chiếc nào chiếc nấy chất đầy hàng hóa xuôi ngược trên dòng sông là hình ảnh đặc trưng mà bạn sẽ được nhìn thấy khi đến đây. Từ dưa hấu, thơm cho đến cam, xoài… tất cả đều là những loại trái cây miệt vườn tươi ngon được người dân tự tay chăm bón thu hoạch rồi đem ra chợ bán.
Ngoài ra tại đây còn có nhiều mặt hàng đặc sắc khác như xăng dầu, quần áo, mỹ phẩm, thuốc tây, bánh kẹo… Có thể nói hầu như những mặt hàng nào ở phố chợ trên cạn có thì chợ nổi cũng sẽ có. Ngày nay, chợ nổi Cái Răng không chỉ có các xuồng trái cây hay nông sản phẩm quen thuộc mà còn có thêm nhiều ghe thuyền bán nước uống, đồ ăn sáng nhằm phục vụ nhu cầu tham quan vui chơi của khách du lịch.
Nét nổi bật nhất trong việc mua bán ở chợ nổi Cái Răng nói riêng và các chợ nổi ở miền Tây nói chung là cách thức quảng cáo chào hàng. Người bán dùng một cây sào dài chống ngay trước mũi ghe của mình rồi treo tượng trưng lên đấy những nông sản mà mình muốn bán chẳng hạn như bán cam thì người bán treo lên vài quả cam, bán xoài thì treo vài trái xoài, bán chuối thì treo nải chuối, bán mía thì dựng lên bó mía…..
Người miền Tây vốn nhân hậu thật thà thì dân thương hồ còn chân chất và đáng quý hơn. Người dân chợ nổi Cái Răng sống cùng với nhau phóng khoáng và thoải mái nghĩa tình. Họ thường nhường nhịn, chia sẻ và biết giúp đỡ lẫn nhau. Điển hình là các thuyền khách sẵn sàng để thuyền các tiểu thương cặp sát nạm thuyền của mình để chào hàng. Vì vậy mà chợ nổi Cái Răng lúc nào cũng bình yên, chẳng mấy khi có chuyện va chạm ghe hay tranh cãi ồn ào.
Nếu đã một lần đến với chợ nổi Cái Răng, bạn sẽ không thể quên cái không khí đông vui, tấp nập, ghe xuồng lướt qua lướt lại rộn ràng cả khúc sông rộng. Trải nghiệm ngồi trên chiếc thuyền lắc lư bồng bềnh chao đảo theo những con sóng rồi lắng nghe âm thanh huyên náo người mua kẻ bán sẽ khiến cho chúng ta cảm thấy thật sự thích thú với văn hóa con người Nam Bộ.
Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Cao Bằng 🌠 15 Bài Giới Thiệu Cao Bằng Hay
Giới Thiệu Về Cảng Cần Thơ – Mẫu 6
Đón đọc bài thuyết minh giới thiệu về cảng Cần Thơ để cùng tìm hiểu về một trong những công trình có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế cho vùng đất này.
Tân Cảng Cái Cui được khai trương với Giai đoạn I có tổng diện tích hơn 7 ha, chiều dài cầu tàu 180m, mớn nước trước bến – 8,5m, có thể tiếp nhận tàu trọng tải 20.000 tấn. Cảng Tân Cảng – Cái Cui là cảng container chuyên dụng đang thay đổi dần tập quán hàng rời sang hàng container; cảng có 6000 m2 kho, cảng được trang bị các phương tiện xếp dỡ hiện đại cho cả hàng container và các loại hàng rời, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu của các hãng tàu và phát triển kinh tế vùng.
Công ty Cổ phần Cảng Cần Thơ tiền thân là Cảng Cần Thơ được thành lập từ năm 1980. Tháng 3/2015, chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Cảng Cần Thơ với 3 đơn vị thành viên gồm Cảng Cái Cui, Cảng Hoàng Diệu và Trungh tâm logistic Cảng Sóc Trăng.Cùng với các đơn vị thành viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Cảng Cần Thơ có khả năng cung cấp các dịch vụ xếp dỡ, cho thuê kho, bãi lưu trữ hàng hóa, vận tải hàng hóa thủy, bộ nội địa và xuất nhập khẩu, cũng như các dịch vụ hàng hải và logistic khác đến khách hàng trong khu vực ĐBSCL và cả nước.
Cảng Tân Cảng Cái Cui là dấu ấn nổi bật cho kết nối liên vùng, thúc đẩy kinh tế ĐBSCL với cả nước và quốc tế, Tổng công ty TCSG đã phát triển đồng bộ cả tuyến vận tải container bằng tàu, sà lan, cùng với đường bộ kết nối hàng hóa tại các địa điểm trọng yếu, giúp cho các doanh nghiệp được thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu; góp phần phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh – quốc phòng tại các địa phương.
Việc đưa vận hàng Cảng Cái Cui nhằm mục tiêu tăng năng suất xếp dỡ, giảm thời gian giải phóng tàu và giảm thiểu chi phí logistic của các chủ tàu, chủ hàng và đơn vị forwarder. Đây là tiền đề quan trọng để thu hút các hãng tàu trong nước và quốc tế mở lines tàu, tuyến sà lan container phù hợp đến Cảng Cần Thơ. Tạo thêm cơ hội xuất khẩu nông lâm, thủy sản và trái cây của vùng ra các thị trường khu vực và thế giới.
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Giới Thiệu Về Cầu Cần Thơ – Mẫu 7
Giới thiệu về cầu Cần Thơ tự hào là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Đông Nam Á đến thời điểm hiện tại. Bài văn thuyết minh về cầu Cần Thơ dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết hơn về công trìn này.
Cầu Cần Thơ là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất khu vực Đông Nam Á (chiều dài nhịp chính là 550m), được xây dựng bằng nguồn viện trợ phát triển chính thức ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, do Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (thuộc Bộ Giao thông Vận tải) làm đại diện chủ đầu tư.
Tổng chiều dài toàn tuyến là 15,85km (bao gồm: phần đường dẫn vào cầu phía Vĩnh Long dài 5,41km; phần cầu chính và nhịp dẫn dài 2,75km; phần đường dẫn vào cầu phía Cần Thơ dài 7,69km). Quy mô mặt cắt ngang cầu có chiều rộng 23,1m (bao gồm: bốn làn xe, mỗi làn rộng 3,5m và hai lề bộ hành, mỗi lề rộng 2,75m). Độ tĩnh không thông thuyền cao là 39m (với chiều rộng tĩnh không thông thuyền ngang tương ứng là 200m) đảm bảo cho tàu có trọng tải 10.000DWT lưu thông qua lại.
Với vai trò của một thành phố trung tâm, động lực phát triển toàn vùng, vai trò của một cực phát triển thuộc vùng kinh tế trọng điểm của cả nước và là thành phố loại I trực thuộc Trung ương, thành phố Cần Thơ với xuất phát điểm khá thấp, sẽ cần phải phát triển nhanh, mạnh và bền vững trong tương lai. Trong đó, đầu tư phát triển và xây dựng kết cấu hạ tầng được xem là lĩnh vực cơ bản, then chốt, mang tính quyết định đến sự phát triển chung của thành phố. Do đó, trước mắt việc cầu Cần Thơ đưa vào khai thác sẽ là một động lực lớn thúc đẩy sự phát triển của Cần Thơ nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung.
Về lợi ích giao thông vận tải, rõ ràng sau khi cầu Cần Thơ đưa vào khai thác đã rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa, đi lại giữa thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ, đồng thời không còn cảnh bị kẹt xe hàng giờ ở bến phà vào lúc cao điểm, lễ, tết, từ đó đã tiết kiệm được đáng kể thời gian. Về lợi ích kinh tế, khi có cầu Cần Thơ thời gian vận chuyển hàng hóa nông, thủy sản từ các tỉnh trong khu vực ĐBSCL lên thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận sẽ nhanh hơn, tươi sống hơn và giá rẻ hơn, xuất khẩu được nhiều hơn, đồng thời chi phí vận chuyển giảm sẽ kéo theo giá thành sản phẩm giảm và tăng khả năng cạnh tranh.
Hiện nay, các tuyến quốc lộ đi qua địa phận thành phố Cần Thơ (kết nối với cầu Cần Thơ đi các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau) gồm: Quốc lộ 1 đi Cà Mau; Quốc lộ 91 đi An Giang; tuyến Quốc lộ 91B – đường Nam Sông Hậu đi Sóc Trăng, Bạc Liêu; đường nối thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang – TP. Cần Thơ đã và đang triển khai đầu tư xây dựng.
Sau khi xây dựng hoàn thành các công trình nói trên sẽ phát huy hơn nữa khả năng khai thác cầu Cần Thơ góp phần là động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung, tạo thành hệ thống giao thông đường bộ liên hoàn gồm các trục ngang kết nối với các trục dọc Quốc gia và các tuyến giao thông liên vùng, đáp ứng yêu cầu giao lưu, phát triển kinh tế xã hội giữa các tỉnh trong khu vực ĐBSCL.
Cầu Cần Thơ là một cây cầu đặc biệt quan trọng trên Quốc lộ 1, khi đưa vào khai thác, cầu Cần Thơ sẽ góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông vận tải vùng đồng bàng sông Cửu Long, tạo thuận lợi cho vận chuyển đường bộ của vùng, qua đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các tỉnh trong vùng. Vẻ đẹp về kiến trúc sẽ góp phần tô đẹp cảnh quan của thành phố Cần Thơ – “Tây Đô” của đất nước.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Thuyết Minh Về Đà Nẵng 🌹 15 Bài Giới Thiệu Đà Nẵng Hay
Thuyết Minh Về Bến Ninh Kiều Cần Thơ – Mẫu 8
Bến Ninh Kiều đã đi vào trong những lời ca dao dân ca như một trong những niềm tự hào của người dân Cần Thơ. Đón đọc bài thuyết minh về bến Ninh Kiều Cần Thơ dưới đây:
Cần Thơ vốn nổi tiếng là vùng đất hào hiệp với những con người Nam bộ phóng khoáng, trọng nghĩa khinh tài, với những cánh đồng cò bay thẳng cánh và những khu vườn cây trái sum suê. Hòa chung dòng chảy nhộn nhịp của xã hội nhưng Cần Thơ vẫn có những khoảng trời trầm mặc khiến cho du khách phải ngẩn ngơ mà nhớ về một dòng sông có thơ và nhạc mang tên Ninh Kiều.
Không phải đơn thuần mà người dân Cần Thơ xưa nay vẫn tự hào hát với nhau rằng:
Cần Thơ có bến Ninh KiềuCó dòng sông đẹp với nhiều giai nhân
Ninh Kiều xưa vốn là một bến nước đầu chợ Cần Thơ với những hàng dương xanh rì. Tương truyền có một vị vua nhà Nguyễn đã đi qua đây và nghe văng vẳng tiếng hò, tiếng hát cùng với sự thơ mộng của dòng sông, ngày ấy đã đặt tên cho nơi đây là Cần thi giang. Có một khoảng thời gian dài bến nước Cầm Thi được biết đến với tên bến Hàng Dương. Sau này, khi được đổi tên thành bến Ninh Kiều để ghi nhớ một trận chiến oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn thì bến Ninh Kiều mới chính thức được biết đến trong tên gọi mỹ miều này.
Nằm ngay trung tâm thành phố Cần Thơ, phía hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, nhưng bến Ninh Kiều lại tách mình ra khỏi sự ồn ào, náo nhiệt giống như một thiếu nữ đưa đò thầm lặng nơi bến sông, bến Ninh Kiều cũng khoác lên mình chiếc áo giản dị của quê hương mà vẫn duyên dáng, xinh tươi. Mang hơi thở của nước sông mát rượi và những hàng cây được chăm bón tốt tươi, Nếu tham quan vào ban ngày du khách sẽ tận hưởng được cảm thư thái của bầu không khí trong lành và ngắm những đóa hoa vừa hé nở còn đọng sương mai.
Bến Ninh Kiều ngày càng thay da đổi thịt để không phụ tấm chân tình của người đến đây. Con đường đi được lát gạch sáng bóng, những chậu cây cảnh cắt tỉa và trang trí đẹp mắt. Những hàng ghế đá đặt cạnh lối đi sẽ là nơi dừng chân nghỉ ngơi của du khách cũng là nơi bao nhiêu đôi trai gái, bạn bè, gia đình ngồi tâm sự.
Ban ngày, chúng ta có thể ngắm rõ khuôn mặt của Bác Hồ trên bức tượng của người được đặt ngay trung tâm của công viên Ninh Kiều với tất cả tấm lòng thành của người Nam bộ. Bức tượng đài của Hồ Chí Minh vốn dĩ được xây năm 1976 , năm 2009, chính quyền địa phương đã cho trùng tu lại thành một bức tượng bằng đồng cao 7,2m và nặng gần 13 tấn. Đến tham quan Ninh Kiều vào những ngày đại lễ sẽ thấy được không khí dâng hương lên Người bằng sự trang nghiêm, thành kính.
Từ tháng 2 năm 2016, bến Ninh Kiều lại càng có sức hấp dẫn hơn khi dự án cầu đi bộ đã hoàn thành. Đây là chiếc cầu lý tưởng nối bến Ninh Kiều và cồn Cái Khế với chiều dài 200m và rộng 7,2m. Phía trên và dưới hạ cầu là một hệ thống đèn led được thắp sáng vào ban đêm. Điểm nhấn của chiếc cầu là hai bông sen thật lớn đặt phía trên mà mỗi cánh là những gam màu khác nhau.
Có lẽ bến Ninh Kiều thật sự đẹp nhất là vào ban đêm, những ngày trời trong, gió nhẹ, đứng bên đây bến có thể phóng tầm nhìn qua Xóm Chày và Cồn Ấu đang rực rỡ ánh đèn. Cảnh buôn bán, vận chuyển hàng hóa ban ngày đã lùi dần thay vào đó là thời gian để mãn nhãn trước những ánh sáng đẹp của hệ thống đèn trên bến Ninh Kiều và Cầu đi bộ. Đứng quay mặt ra phía sông và ngắm dòng nước đang lượn lờ như một khúc hát bịn rịn sẽ khiến lòng nhẹ nhàng hơn sau những bộn bề cuộc sống. Nếu muốn tận hưởng cảm giác đi trên thuyền và nghe những giai điệu du dương của âm nhạc, du khách có thể lên du thuyền hoặc dạo một vòng dọc bờ sông bằng xuồng máy đuôi tôm.
Không còn cảnh mua bán chen chút và tiếng mặc cả, Ninh Kiều giờ đây có những con đường chuyên bán thức ăn vặt và bán quần áo, đồ chơi… đáp ứng nhu cầu ăn uống và mua sắm của khách. Nếu tham quan bến Ninh Kiều vào dịp tết, du khách sẽ khó cưỡng lại vẻ đẹp của những khóm hoa được bày bán nơi đây.
Bến Ninh Kiều là một nỗi niềm thơ và nhạc của biết bao tao nhân, mặc khách. Có nhạc sĩ nào đã một lần qua bến Ninh Kiều để rồi trọn đời nhớ thương cô gái nhỏ miệt vườn “Đêm nay qua bến Ninh Kiều, nhớ về bóng dáng em yêu”. Hay một nhà thơ đã tìm về đây trong nỗi nhớ niềm thương “Tôi trở lại bến Ninh Kiều sông Hậu/ Tìm lại người thương nhớ bến sông xưa”. Không biết là trùng hợp hay ngẫu nhiên mà bến Ninh Kiều lại gắn bó với hình ảnh một người con gái đã chiếm trọn trái tim của bao người.
Cùng với bến Ninh Kiều, Cần Thơ đang vươn vai để trở mình trong diện mạo trưởng thành của một vùng đất mới. Cần Thơ giờ đây đã khẳng định mình là một đầu mối quan trọng trong phát triển kinh tế vùng và đời sống, xã hội của người dân địa phương cũng ngày một nâng cao, văn minh, hiện đại. Bến Ninh Kiều vẫn mãi là một điểm đến hứa hẹn cho du khách thập phương tìm về với nét hoang sơ, giản dị mà thơ mộng của miền sông nước.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Bình Phước ☀️ 15 Bài Giới Thiệu Bình Phước
Giới Thiệu Về Khu Du Lịch Mỹ Khánh Cần Thơ – Mẫu 9
Bài văn thuyết minh giới thiệu về khu du lịch Mỹ Khánh Cần Thơ sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học sinh có thêm những ý văn phong phú khi làm bài.
Khu du lịch Mỹ Khánh Cần Thơ là điểm đến không thể bỏ qua khi đến với vùng đất Tây Nam Bộ. Nơi đây sẽ cho bạn thỏa sức khám phá với những hoạt động bổ ích. Khu du lịch Mỹ Khánh Cần Thơ tựa như vùng đồng bằng Nam Bộ với màu xanh ngập tràn của cây lá. Đặt chân tới đây, du khách sẽ được trải nghiệm những nét đẹp của con người và văn hóa phương Nam.
Khu du lịch Mỹ Khánh Cần Thơ nằm cách trung tâm thành phố khoảng 10km. Diện tích khu du lịch Mỹ Khánh rất thoáng rộng, lên tới hơn 50.000 m2. Nơi đây mở ra nhiều không gian đặc sắc như vườn cây có quả, các nhà cổ, ao, cá, kênh rạch cùng nhiều trò chơi thú vị. Địa chỉ cụ thể là 335 Lộ Vòng Cung, ấp Nhơn Mỹ, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Nếu du khách từ nơi xa tới thì nên tìm các điểm lưu trú để nghỉ ngơi cho hành trình tham quan, khám phá của mình được trọn vẹn. Điều này sẽ giúp chuyến đi của bạn thêm ý nghĩa khi có nơi nghỉ ngơi thoải mái sau những giờ phút vui chơi hết mình.
Thời điểm đẹp nhất để tới thăm Mỹ Khánh là vào tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Khi ấy là lúc mùa khô với nắng vàng rất đẹp, hoa trái lại vào độ chín với những vườn trái cây trĩu quả đầy sắc màu rực rỡ. Thời điểm này, rất phù hợp cho những trải nghiệm tham quan hay cảnh vật siêu đẹp để bạn thỏa sức check-in siêu “ảo”. Điều đầu tiên phải nhắc tới khi giới thiệu về khu du lịch Mỹ Khánh Cần Thơ là các gian nhà cổ Nam Bộ. Các gian nhà đều có tuổi đời trên 100 năm, được xây dựng và thể hiện đúng theo lối kiến trúc nhà của người Nam Bộ xưa.
Phía sau khu nhà cổ, khu du lịch Mỹ Khánh Cần Thơ còn làng nghề truyền thống lưu giữ những đặc sản vùng đất phương Nam. Du khách sẽ được tận mắt chứng kiến các bước làm bánh tráng, hủ tiếu hay quy trình nấu rượu thơm ngon. Đây cũng sẽ là những món quà ý nghĩa để bạn thưởng thức hay mua mang về làm quà tặng những người thân yêu.
Vô vàn loại trái cây đặc trưng của miền Tây đều có tại vườn du lịch Mỹ Khánh, với đủ các màu sắc, cây nào cây ấy trĩu quả. Bạn chắc chắn sẽ “hoa mắt” với những hàng xoài, chôm chôm, mít…được trồng dọc lối đi, không chỉ ngắm nhìn thích mắt bạn còn được thưởng thức hương vị thơm ngon của những loại quả này. Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn vừa được ngắm nhìn, được thưởng thức trái cây ngay tại vườn.
Khu du lịch Mỹ Khánh An Giang là không gian thưởng thức Đờn ca tài tử Nam Bộ. Những làn điệu này là nét nghệ thuật truyền thống xứ Nam Kỳ vào năm 2013, UNESCO đã công nhận đó là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đến với khu du lịch sinh thái Mỹ Khánh Cần Thơ, du khách còn được hóa thân thành những chủ điền, “trở về” đúng lối sống thời xưa với áo bà ba, nhà cửa rộng lớn cùng kẻ hầu người hạ. Trải nghiệm còn tái hiện rất chân thực khi bạn được di chuyển bằng xe ngựa hay lội mương bắt cá.
Làng du lịch Mỹ Khánh còn làm bạn bất ngờ với không khí náo nhiệt từ những trường đua. Đặc biệt, những heo con ủn ỉn hay những chú chó tinh ranh chính là nhân vật chính của cuộc thi cực kỳ gay cấn, hấp dẫn. Bạn có thể mua vé cá cược cho những “ứng viên” mà bạn tin tưởng sẽ về đích sớm nhất. Bên cạnh đó, khu du lịch Mỹ Khánh Cần Thơ còn có nhiều hoạt động hấp dẫn như xem xiếc, câu cá, xem phim 6D,…Du khách tận mắt chứng kiến những mà xiếc ấn tượng hay tự tay cho cá bú bình đầy thú vị.
Sẽ thật đáng tiếc nếu đi du lịch Mỹ Khánh Cần Thơ mà bỏ qua trải nghiệm ẩm thực của vùng sông nước nơi đây. Những món ăn đều là đặc sản trứ danh vùng sông nước Tây Nam Bộ. Khi tới khu du lịch Mỹ Khánh Cần Thơ du khách khách đừng quên thưởng thức các món đặc sản: cá lóc nướng, lẩu mắm, bún nước lèo, cá rô kho tộ, lẩu riêu cua,…
Khu du lịch Mỹ Khánh Cần Thơ là điểm dừng chân thú vị với những trải nghiệm đáng nhớ nhất nhì xứ Tây Đô. Để có chuyến đi hoàn hảo, du khách đừng quên lưu ý thêm việc lựa chọn nơi nghỉ dưỡng đẳng cấp, tiện nghi.
Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào
Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Cần Thơ – Mẫu 10
Bài văn thuyết minh về di tích lịch sử ở Cần Thơ dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc di tích Khám Lớn Cần Thơ, một trong những địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
Xứ gạo trắng nước trong hiền hoà, bình dị vẫn luôn khiến nhiều du khách quyến luyến. Và Khám Lớn chính là một địa điểm du lịch Cần Thơ không thể bỏ lỡ nếu đã đặt chân đến miền đất này. Đến thăm Khám Lớn Cần Thơ, ta như trở về một miền ký ức xưa cũ, một thời kỳ lịch sử đầy oanh liệt của dân tộc.
Một lần đến với xứ gạo trắng nước trong, đừng quên dành đôi chút thời gian để ghé Khám Lớn và nghe kể về những ngày tháng ấy. Du lịch Cần Thơ vẫn luôn thu hút du khách bởi những nét quyến rũ của những danh lam, thắng cảnh và sự thân thiện của con người nơi đây. Và Khám Lớn Cần Thơ cũng là một trong những điều làm nên sự hấp dẫn của miền Tây Đô.
Khám Lớn Cần Thơ được biết đến là một di tích lịch sử, nơi ghi dấu nhiều chứng tích của những năm tháng kháng chiến chống Pháp hào hùng của dân tộc. Đây là nhà tù lớn nhất miền Tây thuộc quận Ninh Kiều. Theo bản đồ du lịch Cần Thơ, Khám Lớn tọa lạc tại số 8, đường Ngô Gia Tự, phường Tân An, quận Ninh Kiều. Đây là nhà tù được thực dân Pháp xây dựng vào những năm 1878 – 1886 và được sử dụng như một công cụ cai trị của chính quyền thực dân trong thời kỳ xâm lược và đô hộ nước ta.
Đến thăm Khám Lớn, được nghe về những kí ức bi thương của con người nơi đây, về những tội ác của thực dân đế quốc, thật sự khiến ta cảm động mà lòng đầy tự hào trước tinh thần bất khuất của cha ông mình. Mang trong mình nhiều ý nghĩa lịch sử có giá trị đối với quá trình phát triển của đất nước, ngày 28/6/1996, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ra quyết định công nhận Khám Lớn Cần Thơ là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Khám Lớn là một chứng tích lịch sử ghi dấu những tội ác của thực dân Pháp. Trong năm 1867, khi thực dân Pháp thành lập hạc Cần Thơ, chúng bắt đầu tiến hành xây dựng nhiều công trình quân sự và kinh tế. Bên cạnh đó, để giúp ích cho việc cai trị, chúng không quên xây dựng nhà tù với quy mô lớn, vô cùng kiên cố. Khám Lớn nằm liền kề Dinh Tham Biện và ngang với cơ quan Tòa Bố tỉnh Cần Thơ.
Được biết đến là nhà tù lớn nhất các tỉnh miệt Hậu Giang, nơi đây là nơi tập trung giam giữ các nhà tù nhân yêu nước bị án nặng, những người có thể ảnh hưởng đến chế độ cai trị của giặc. Và đến thời kỳ Mỹ Ngụy, nhà tù này được đổi tên thành “Trung tâm cải huấn”. Và từ ngày hoà bình cho đến nay, người ta vẫn gọi là “Khám Lớn Cần Thơ”. Bài thuyết minh về Khám Lớn Cần Thơ sẽ không hoàn thiện nếu không kể về những hồi ức bị thương của dân tộc trong những năm tháng kháng chiến. Nơi đây là nơi ghi dấu những tội ác của đế chế thực dân, nơi bọn chúng thường xuyên tra tấn tù nhân dã man, khiến rất nhiều chiến sĩ cách mạng đã hy sinh đau đớn.
Tù nhân ở đây phải chịu đựng một cuộc sống như ở “địa ngục trần gian”, phải sống những tháng ngày cực khổ vô cùng, phải ăn gạo mốc, mắm đắng, khô mục, chỉ được cấp 1 đến 2 ca nước để uống và tắm hàng ngày. Dưới sự đối đãi tàn ác của chế độ thực dân, những tù nhân ở đây nhanh chóng bị suy kiệt sức khoẻ. Nhưng dù bị ngược đãi, mua chuộc như thế nào, với lòng yêu nước nồng nàn, lòng trung thành với cách mạng, các tù nhân luôn kiên cường, bảo vệ bí mật dân tộc đến cùng.
Và sau ngày thống nhất, Khám Lớn đã được trùng tu thành khu bảo tàng di tích lịch sử Hậu Giang – Cần Thơ. Ghé thăm phòng trưng bày, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một số các dụng cụ tra tấn, nhiều hiện vật, hình ảnh như: áo gối, áo len, khăn tay, trang sức… của các nữ tù nhân đã mang hoặc làm khi bị giam giữ tại Khám Lớn. Để thuyết minh về di tích lịch sử ở Cần Thơ nổi tiếng này, không thể không nói về những nét kiến trúc vô cùng đặc biệt.
Khám Lớn Cần Thơ Ngô Gia Tự Tân An Ninh Kiều Cần Thơ được xây dựng biệt lập ngăn cách với khu dân cư và công sở bằng các lộ giới lớn. Nhà tù có tường cao bao bọc, có cốt gác để kiểm soát tù nhân. Vị trí được chọn để xây dựng Khám Lớn cũng được thực dân Pháp nghiên cứu kỹ lưỡng. Nhà tù nằm ngay cạnh Dinh Tỉnh Trưởng, đối diện là Tòa Bố (toà Hành Chính) chỉ cách một con đường lớn, bên trái của Khám Lớn cũng có một con đường rộng.
Đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Khám Lớn tiếp tục được gia cố, mở rộng thêm với 21 phòng giam lớn nhỏ, được chia là hai dãy giam tù nhân nữ và tù nhân nam. Trong đó còn có những căn phòng biệt giam các tù nhân nguy hiểm. Bốn phía có dãy tường cao khoảng 3 – 5 mét, phía trên có gắn hàng kẽm gai. Bốn phía Khám Lớn đều có các đài quan sát cao khoảng 6 mét, có tầm quan sát rộng, ban đêm còn có đèn pha chiếu sáng để dễ kiểm soát tù nhân.
Nằm trong chính sách mị dân của địch, ngay giữa nhà tù với nhiều tội ác của địch, có nhà chùa và khoảng sân lớn để tù nhân đi lễ, hối lỗi. Phía sau là khu nhà 2 tầng. Đây là nơi để địch thẩm vấn các tù nhân, bắt ép tù nhân khai ra các bí mật cách mạng. Và phía sau dãy nhà thẩm vấn là nhà bếp mái ngói được xây dựng rất kiên cố. Suốt thời gian cai trị của đế chế thực dân, hình ảnh nhà tù Khám Lớn luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân Cần Thơ.
Trong quá trình đấu tranh cách mạng, nhiều cán bộ, chiến sĩ cộng sản và đồng bào ta bị bắt giam và phải nếm trải sự tra tấn tàn khốc của địch. Ngồi nghe kể về những ký ức đau thương ấy, bất cứ ai cũng không khỏi xúc động, thêm biết ơn sự hy sinh anh dũng của thế hệ cha ông đi trước. Khám Lớn thật sự là một địa danh mang nhiều giá trị văn hoá, lịch sử rất đáng để ghé thăm và tìm hiểu.
Sông nước miền Tây bình dị nhưng vẫn luôn là điểm đến hấp dẫn du khách. Vẻ đẹp của đất và người nơi đây khiến ai một lần ghé thăm cũng thương, lòng quyến luyến khi rời xa. Nếu một lần xứ gạo thơm này, đừng quên ghé Khám Lớn Cần Thơ để hồi tưởng một thời kỳ lịch sử bi hùng của dân tộc.
Đón đọc tuyển tập 🌼 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn Gọn 🌼 15 Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Chùa Ông Cần Thơ – Mẫu 11
Đón đọc bài thuyết minh về Chùa Ông Cần Thơ với những thông tin thú vị về địa danh văn hoá tâm linh của người Cần Thơ.
Chùa Ông Cần Thơ là một ngôi chùa linh thiêng ở miền Tây Nam Bộ, mang đậm kiến trúc Trung Hoa lâu đời. Ngôi chùa đã trường tồn qua hơn 120 năm, xứng danh là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Cần Thơ. Trên hành trình du lịch miền Tây sông nước, du khách hãy ghé đến chùa Ông Cần Thơ để cảm nhận vẻ đẹp kiến trúc độc đáo của người Hoa, giữ cho mình một cái tâm hướng thiện và thành tâm cầu bình an, hạnh phúc cho những người thân yêu.
Tên gốc của chùa Ông là Quảng Triệu Hội Quán. Ý nghĩa của cái tên này là hội quán của người Hoa ở 2 phủ Quảng Châu và Triệu Khánh (thuộc tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc). Chùa được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch chứng nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993. Chùa tọa lạc tại địa chỉ số 32 đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Chùa Ông (Cần Thơ) được xây dựng vào năm 1894 trên một mảnh đất có diện tích 532m2 trong 2 năm, hoàn công năm 1896, mang tên Quảng Triệu Hội Quán. Chùa nằm ở khu dân cư đông đúc, là địa điểm tín ngưỡng của người Hoa lúc bấy giờ. Đến năm 1993, chùa được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Qua hơn 120 năm, kiến trúc chùa Ông vẫn nguyên vẹn vẻ đẹp khi mới hoàn công, như muốn “thi gan” cùng tuế nguyệt. Theo thuyết minh về chùa Ông Cần Thơ của các hướng dẫn viên, diện mạo ngôi chùa nổi bật với các mảng kiến trúc trang trí đa màu sắc, thu hút mọi ánh nhìn của du khách. Khuôn viên chùa khép kín, được xây dựng theo hình chữ Quốc (國) với tường bao quanh, ở giữa là sân giếng rộng, đón nhiều ánh sáng tự nhiên.
Từ tổng thể tới từng chi tiết, chùa Ông là một khối kiến trúc theo thuyết âm dương thống nhất. Các hình tượng linh vật của chùa mang ý nghĩa cầu quốc thái, dân an, thịnh vượng lâu dài. Trên mái chùa trang trí lưỡng long chầu nguyệt, cá chép hóa rồng, linh phụng,… là biểu tượng cho sự may mắn, cát lành. Không chỉ được khám phá kiến trúc chùa Ông Cần Thơ, du khách ghé thăm nơi đây còn có cơ hội tham gia những lễ hội đậm chất Trung Hoa.
Tương tự văn hóa lâu đời của Việt Nam, chùa Ông cũng có hoạt động cúng ngày lễ Tết, rằm, mùng 1 các tháng theo lịch âm. Bên cạnh đó, chùa còn tổ chức lễ hội đấu đèn mỗi 10 năm một lần. Lần gần nhất là năm 2007 – 2017. Vào ngày lễ hội, du khách sẽ đấu giá những chiếc đèn lồng.
Ai sở hữu được chiếc đèn này sẽ gặp may mắn và thành công. Ngoài ra, trong lễ hội còn có các hoạt động vui nhộn như múa lân, múa rồng, thi đấu võ thuật, biểu diễn nghệ thuật sân khấu Quảng Triều,… Đến lễ hội chùa Ông Cần Thơ, người dân cùng phật tử đều ăn mặc sạch sẽ, trang nghiêm, thắp nén nhang, dâng mâm lễ lên các vị thần nhằm cầu mong gia trạch bình an, làm ăn phát đạt.
Xin xăm ở chùa Ông Cần Thơ cũng là một nét văn hóa thú vị. Nhiều khách hành hương, phật tử thập phương đã đến đây xin quẻ. Các quẻ xăm phần nào giải đáp về vận mệnh, tình duyên, đường con cái,… của người xin. Những lời truyền tai về sự linh thiêng của các quẻ xăm tại nơi đây càng thêm thu hút du khách.
Chùa Ông Cần Thơ với nét kiến trúc tinh tế, đậm chất Trung Hoa chắc chắn là một trong những điểm đến thú vị mà du khách không nên bỏ lỡ khi ghé thăm miền đất “gạo trắng – nước trong”. Đến đây, du khách sẽ có cơ hội hiểu hơn về tinh thần đoàn kết, những giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng người Hoa.
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Thuyết Minh Về Cầu Rồng Đà Nẵng 🌹 11 Bài Văn Mẫu Hay
Thuyết Minh Về Bảo Tàng Cần Thơ – Mẫu 12
Tham khảo bài văn thuyết minh về bảo tàng Cần Thơ, nơi lưu giữ những giá trị văn hoá và lịch sử của cư dân xưa ở vùng đất này.
Bảo tàng Cần Thơ là nơi lưu giữ những nét đẹp lịch sử hào hùng của người dân Nam Bộ. Nếu ghé thăm nơi đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những hiện vật về con người và mảnh đất Cần Thơ qua từng thời kỳ. Du lịch Cần Thơ có rất nhiều địa điểm đẹp, ấn tượng để du khách thỏa sức khám phá. Tuy nhiên, Bảo tàng Cần Thơ là một địa điểm du lịch mà du khách không nên bỏ lỡ. Bảo tàng không chỉ là nơi dành cho những ai yêu thích lịch sử mà phù hợp với mọi du khách, mọi lứa tuổi.
Viện Bảo tàng Cần Thơ với diện tích gần 3000m2, là nơi trưng bày, giới thiệu các hiện vật về đất nước và con người Cần Thơ qua từng thời kỳ lịch sử; giới thiệu các thành tựu kinh tế – văn hóa xã hội của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer… trên địa bàn trong quá trình dựng nước – giữ nước cùng những thành tựu kinh tế, quốc phòng, an ninh, xã hội hiện nay. Bảo tàng Cần Thơ cách bến Ninh Kiều chừng 1km. Xuất phát từ bến Ninh Kiều, du khách có thể bắt xe buýt, taxi hay thuê xe máy đi theo đường Hai Bà Trưng, đến ngã tư thì rẽ trái vào Ngô Quyền. Tiếp tục đi thẳng đến ngã tư thì rẽ phải vào Lý Thường Kiệt, đến đường Trần Quốc Toản thì rẽ trái, sau đó đi thẳng là tới nơi.
Bước vào không gian Bảo tàng Cần Thơ, du khách sẽ được tham quan khu trưng bày thời tiết – khí hậu – con người Cần Thơ đầu tiên. Khu vực này giới thiệu vị trí, đất đai, khí hậu sông ngòi, cảnh quan, động thực vật,… tại Cần Thơ qua các bức ảnh, thước phim sống động, tuyệt đẹp. Du khách chắc chắn sẽ lĩnh hội được rất nhiều kiến thức thú vị tại nơi đây.
Khu trưng bày nền văn hóa Óc Eo được xem là khu vực trưng bày quan trọng nhất tại Bảo tàng Cần Thơ. Nền văn hóa Óc Eo là 1 nền văn hóa cổ đã tồn tại từ rất lâu vào thế kỷ I cho đến thế kỷ VII sau công nguyên. Vì vậy, những hiện vật được trưng bày tại bảo tàng đều rất quý hiếm, có giá trị cao về mặt nghiên cứu, khảo cổ, là chứng nhân lịch sử cho một nền văn hóa lâu đời tại vùng đất Nam Bộ.
Khu trưng bày 3 dân tộc Kinh – Hoa – Khmer chủ yếu tạo dựng lại những hiện vật liên quan đến đời sống, văn hóa, sinh hoạt cũng như tín ngưỡng của 3 dân tộc ở Cần Thơ: Kinh – Hoa – Khmer. Tại khu vực trưng bày hiện vật của dân tộc Kinh ngày xưa nổi bật với mô hình đình Bình Thủy thờ Thành Hoàng, các dụng cụ làm nông nghiệp xưa, đồng tiền xưa… Khu vực trưng bày hiện vật của người Hoa lại có nhiều những món đồ hay vật dụng sinh hoạt gần gũi với đời sống như: nhạc cụ, nhà thuốc, nhà quan xưa, trang phục truyền thống. Cuối cùng, khu vực trưng bày dân tộc Khmer sẽ đem đến cho du khách không gian của các trò chơi, nhạc cụ dân tộc, tín ngưỡng, gia đình sinh động.
Nằm tại tầng 2 của Bảo tàng Cần Thơ, đây là khu trưng bày các bức ảnh, hiện vật như súng, gậy, giáo mác, quần áo thời kháng chiến chống Mỹ, Pháp của người dân Cần Thơ, Hậu Giang. Tại đây, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng các hiện vật này mà còn được nghe kể các câu chuyện hào hùng, oanh liệt, kiên cường của người dân Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến lớn của dân tộc Việt Nam.
Đến tham quan Bảo tàng Cần Thơ sẽ giúp du khách không chỉ biết thêm được nhiều thông tin, kiến thức bổ ích mà còn có được sự vui vẻ, thoải mái và trải nghiệm nhiều điều thú vị, hấp dẫn.
SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free
Thuyết Minh Về Đình Bình Thuỷ Cần Thơ – Mẫu 13
Bài văn thuyết minh về đình Bình Thuỷ Cần Thơ sẽ mang đến cho các em học sinh những gợi ý thú vị để thực hiện đề văn thuyết minh về một địa danh của quê hương, đất nước.
Đình Bình Thủy được coi là ngôi đình đẹp nhất xứ Tây Đô và là một trong những ngôi đình cổ đặc sắc của miền Tây Nam Bộ. Đình Bình Thủy, tên cũ là đình Long Tuyền, toạ lạc trên đất phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ. Đình Bình Thủy là một công trình có giá trị về kiến trúc ở miền tây Nam Bộ, vùng đất mới khai phá với những mảng chạm, những họa tiết trang trí, khắc gỗ rất tinh tế và sinh động mang nhiều nét kiến trúc dân tộc.
Từ trung tâm Tp. Cần Thơ du khách đi khoảng 5km theo đường Nguyễn Trãi qua đường Cách Mạng Tháng Tám và Lê Hồng Phong là tới đình. Đình được dựng vào năm 1844, khi đó bằng tranh tre. Năm 1852 đình được vua Tự Đức phong sắc. Năm 1909 đình được xây lại, mái lợp ngói, gồm hai khu: khu đình chính và khu “lục ấp”. Khu đình chính có năm ngôi nhà. Hai nhà vuông là tiền đình và chính điện, ba nhà nối hai nhà vuông với nhau. Khu “lục ấp” gồm một nhà hát và khu nhà chuẩn bị đồ cúng lễ. Bên ngoài đình có hai miếu lớn thờ thần Nông và thần Hổ, gần cổng có hai miếu thờ thần Rừng và thần Khai kênh dẫn nước.
Lối vào đình có hai cửa gọi là Nhị Môn, một bên đề chữ “Đình Thần”, một bên đề chữ “Long Tuyền”, chính giữa phía trong có bình phong. Đình có một địa thế đắc địa: trước mặt (phía Đông) là con rạch Bình Thủy (hay rạch Long Tuyền), phía Bắc giáp sông Hậu, phía Nam sát đường Lê Hồng Phong, phía Tây giáp khu dân cư đông đúc. Đình Bình Thủy hội tụ đầy đủ các yếu tố của một vị trí đặc biệt theo quan niệm phong thủy xưa: “Nhất cận giang, nhì cận quan, tam cận thị”.
Đình là nơi thờ các vị thần linh, Bổn Cảnh Thành hoàng và những bậc tiền nhân có công khai khẩn đất hoang, lập làng xã, dạy nghề cho dân hay những người có công với nước như: Đinh Công Tráng, Nguyễn Trung Trực, Bùi Hữu Nghĩa, Võ Huy Tập… Sự độc đáo của đình Bình Thủy còn được thể hiện ở các công trình xung quanh khu đình chính, gồm 4 miếu thờ 4 vị thần: Thần Nông, thần Hổ, thần Rừng và thần Khai kênh dẫn nước. Đây là sự khác biệt hiếm thấy ở các công trình thờ tự khác trên địa bàn cả nước.
Quần thể kiến trúc đình gồm có ngôi đình chính và một số hạng mục phụ trợ, nằm trong khu vườn rợp bóng cây xanh. Đình Bình Thủy được khởi dựng từ năm 1844 thời nhà Nguyễn. Vào năm Giáp Thìn (1844), do nạn bão và lũ lụt hoành hành dữ dội ở làng Long Tuyền, làm nhà cửa ruộng vườn tiêu tan, nhân dân đói rét.
Sau trận thiên tai đó, nhân dân trở về làng làm ăn càng lúc càng đông và lập ngôi đình bằng tre gỗ, lợp lá tại vòm rạch Bình Thủy, để cầu nguyện thần linh phù hộ cho mưa thuận, gió hoà để giúp bà con luôn được an lành. Công trình đã trải qua 2 lần trùng tu; vào các năm 1853 và 1909. Trong lần trùng tu năm 1909 thì đình được xây mới hoàn toàn mới do công trình cũ đã quá xuống cấp.
Đình có kiến trúc khác với các đình ngoài Bắc: ngôi tiền đình và chính điện hình vuông, mỗi chiều có 6 hàng cột, mỗi hàng 6 cột. Các cột trong chính điện được chạm khắc hình rồng, hoa mẫu đơn quấn quanh. Chánh điện có ba mái chồng lên nhau theo kiểu kiến trúc “thượng lầu hạ hiên”. Trên nóc có gắn tượng người, kỳ lân, cá hoá rồng. Đình thờ bổn cảnh thành hoàng và thờ các vị có công với nước như Đinh Công Tráng, Nguyễn Trung Trực, Bùi Hữu Nghĩa, Võ Huy Tập,…
Kiến trúc hiện nay của công trình mang dấu ấn thời đầu thế kỷ 20, với nét truyền thống nhà Nam Bộ, kết hợp với kiến trúc Pháp – được thể hiện qua những vòm cuốn, đầu cột, cửa chớp, và kiến trúc Trung Hoa thể hiện qua những hình thái và mô típ trang trí. Cấu trúc chính của đình Bình Thủy là khung gỗ kết cấu, kết hợp với tường bao xây gạch, mái lợp ngói âm dương. Về tổng thể, công trình có kiến trúc đặc sắc, đậm dấu ấn truyền thống và hài hòa với cảnh quan.
Hàng năm nhân dân địa phương tổ chức các ngày lễ thượng điền, hạ điền tại đình rất đông vui với các trò chơi dân gian như thả vịt, kéo co, nữ công gia chánh… được duy trì cho đến nay và được đông đảo nhân dân tham gia.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Bạc Liêu 🍀 15 Bài Giới Thiệu Bạc Liêu Hay
Thuyết Minh Về Thiền Viện Trúc Lâm Cần Thơ – Mẫu 14
Bài văn thuyết minh về Thiền Viện Trúc Lâm Cần Thơ sẽ dẫn bạn đọc khám phá một chốn yên bình thanh tình giữa chốn Thiền Viện lớn nhất miền Tây.
Bạn đang có ý định du lịch đến thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ, chốn tâm linh thanh tịnh vô cùng nổi tiếng. Thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, du khách đến đây vừa có thể tham quan, vãn cảnh thiền viện lớn nhất miền Tây, tìm được sự thanh thản, bình yên khi tâm hồn xao động, vừa có thể lễ chùa, cầu lộc, cầu an, cầu may…
Địa chỉ thiền viện trúc lâm nằm ở xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thuộc thành phố Cần Thơ, cách trung tâm thành phố khoảng 15km, là một ngôi chùa vô cùng nổi tiếng, mang nhiều nét văn hóa kiến trúc thời Lý – Trần. Thiền viện trúc lâm Cần Thơ là thiền viện lớn nhất miền Tây, một trong những công trình Phật giáo lớn nhất ở Tây Nam Bộ, được đề xuất xây dựng bởi nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Đại tướng Phạm Văn Trà.
Thiền viện Phương Nam Cần Thơ xây dựng trên diện tích gần 4ha, khởi công xây dựng từ tháng 7/2013 và hoàn thành sau 10 tháng thi công vào tháng 5/2014. Lễ khánh thành Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam tại Cần Thơ được tổ chức trọng thể vào ngày 17/5/2014, dưới sự chủ trì của Ban trị sự Phật giáo thành phố Cần Thơ. Thiền viện trúc lâm Phương Nam ở Cần Thơ gây ấn tượng với kiến trúc công trình gồm kết cấu mái lợp ngói, các khung cột đều sử dụng gỗ lim, tường gạch, nền và lối đi được lát bởi gạch tàu.
Khuôn viên thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ được bài trí cân đối với 20 hạng mục công trình như: nhà tổ, hội trường rộng rãi, nhà thủy tạ, bảo tháp 9 tầng, tháp trống, tháp chuông, khu tăng xá và nhà khách, khu trai đường, thư viện… Đặc biệt gây ấn tượng có những hạng mục làm từ khoảng 1.000 khối gỗ lim được nhập từ Nam Phi, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni làm bằng đồng, tượng Bồ Tát và các vị tổ sư bằng gỗ Du Sam có tuổi thọ 800 năm.
Thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ là tổ hợp công trình với nhiều nét kiến trúc độc đáo, gồm nhiều khu vực với những nét đặc trưng gây ấn tượng. Khu vực ở thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ có nhiều nét kiến trúc độc đáo nhất phải kể đến cổng tam quan của thiền viện, là hạng mục được thiết kế theo kết cấu bê tông cốt thép giả gỗ, gồm ba lối đi, lối đi chính giữa và hai lối đi đối xứng hai bên.
Với những du khách đam mê du lịch tâm linh, khám phá các kiến trúc thiền viện độc đáo,thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ là điểm đến nổi bật bởi phong cách kiến trúc thuần Việt thời Lý – Trần. Nhìn từ mái cổng tam quan có thể thấy kiểu dáng kiến trúc chiếc thuyền với bốn đầu đao công vuốt, ngói vi cá màu đỏ và hoa văn lưỡng long chầu bánh xe Pháp Luân độc đáo. Hay khám phá kiến trúc trong chính điện sẽ thấy nhiều điều thú vị ở hình tượng rồng phượng uống lượm ở các cột chống đỡ và các câu đối tô son thếp vàng, là những yếu tố tạo nên ấn tượng uy nghi, và là hình tượng phát triển mạnh mẽ của Phật giáo thời Lý – Trần.
Thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ vừa mang ý nghĩa tâm linh, văn hóa tín ngưỡng Phật giáo, vừa sở hữu nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật truyền thống, là điểm đến lý tưởng cho du khách tham quan, vãn cảnh chùa, thư giãn cuối tuần. Tránh xa những ồn ào, những căng thẳng trong cuộc sống, đến thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ, du khách có thể thả mình trong không gian rộng lớn, bình yên, nâng niu tâm hồn theo tiếng chuông ngân và kinh kệ của nhà Phật.
Ngoài việc được lang thang cảm nhận không khí trong lành, yên bình nơi cửa Phật, ngắm nhìn các công trình kiến trúc đặc trưng của thiền viện, du khách đến thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ còn được dâng hương, cầu an, cầu phúc cho gia đình.
Thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ là không gian văn hóa chứa đựng nhiều điều thú vị, hấp dẫn, rất đáng để trải nghiệm. Với những thông tin bài viết cung cấp, hi vọng bạn sẽ có được chuyến du lịch trải nghiệm ở thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ trọn vẹn.
Mời bạn đón đọc 🌜 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở An Giang 🌜 15 Bài Hay
Giới Thiệu Về Cần Thơ Bằng Tiếng Anh – Mẫu 15
Tham khảo bài giới thiệu về Cần Thơ bằng tiếng Anh dưới đây để có thêm những từ vựng mới và luyện tập cách viết đúng ngữ pháp.
Tiếng Anh:
Can Tho city is located in the center of the lower Mekong Delta, stretching along the west bank of the Hau River. Can Tho is a city directly under the central government of Vietnam, is the most modern and developed city in the Mekong Delta, where it is currently a grade I city, an economic, cultural and social center, health, education and commerce of the Southwest region.
Can Tho city is an important exchange gateway in terms of road, river, sea and air traffic. Geographical location conditions, water and land transportation systems are very favorable for the province to expand exchanges with other provinces in the Mekong Delta.
Tiếng Việt:
Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm vùng hạ lưu châu thổ sông Cửu Long, trải dài dọc bờ Tây sông Hậu. Cần Thơ là một thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, là thành phố hiện đại và phát triển nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, nới đây hiện là đô thị loại I, là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và thương mại của miền Tây Nam Bộ.
Thành phố Cần Thơ là cửa ngõ giao lưu quan trọng về giao thông đường bộ, đường sông, đường biển và đường hàng không. Điều kiện vị trí địa lý, hệ thống giao thông thuỷ, bộ rất thuận lợi cho tỉnh mở rộng giao lưu với các tỉnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone
Từ khóa » Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Cần Thơ
-
Di Tích Khám Lớn Cần Thơ – Nhà Tù Lớn Nhất Miền Tây
-
Bài Văn Thuyết Minh Về Di Tích đình Bình Thủy Cần Thơ Thuộc Nguồn ...
-
Có Bạn Nào Có Bài Văn Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Hay địa điểm Du ...
-
Khám Lớn Cần Thơ - Một Miền Ký ức Bi Thương Của Dân Tộc - Vinpearl
-
Thuyết Minh Về Thành Phố Cần Thơ
-
Top 8 Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa ở Bình Thủy, Cần Thơ
-
Thuyết Minh Bến Ninh Kiều (10 Mẫu) - Văn Mẫu Lớp 8
-
Thuyết Minh Về Một Di Tích Lịch Sử Ngắn Gọn, Hay Nhất - TopLoigiai
-
Giới Thiệu Tóm Tắt Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Căn Cứ Tỉnh ủy Cần Thơ
-
Thuyết Minh Về Cần Thơ ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Cần Thơ Hay
-
5 Bài Văn Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử, Lớp 9, Chọn Lọc - Thủ Thuật
-
Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử - Viết Bài Tập Làm Văn Số 5 Lớp 10
-
Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ở Cần Thơ - TopList #Tag
-
Thuyết Minh Về Khu Căn Cứ Tỉnh ủy Phương Bình, Hậu Giang - 123doc