Thuyết Minh Về Hàn Mặc Tử - Saco Travel
Có thể bạn quan tâm
Ai đã một lần đến Quy Nhơn chắc chắn sẽ không thể không đến thăm nơi an nghỉ cuối cùng của nhà thơ Hàn Mặc Tử, nhắc đến Hàn Mặc Tử tất phải nói đến thành phố Quy Nhơn là nơi ông đã sống thời niên thiếu vui tươi và thời đau khổ nhất về cuối cuộc đời.
Giới thiệu đôi nét về cuộc đời và những người bạn tình của nhà thơ Hàn Mặc Tử Ai đã một lần đến Quy Nhơn chắc chắn sẽ không thể không đến thăm nơi an nghỉ cuối cùng của nhà thơ Hàn Mặc Tử, nhắc đến Hàn Mặc Tử tất phải nói đến thành phố Quy Nhơn là nơi ông đã sống thời niên thiếu vui tươi và thời đau khổ nhất về cuối cuộc đời. Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, tên thánh Francois, sinh ngày 22/9/1912 tại Đồng Hới, Quảng Bình. Hàn Mặc Tử có duyên với 4 chữ Bình: sinh tại Quảng Bình, làm báo Tân Bình, có người yêu ở Bình Thuận và mất tại Bình Định. Tổ tiên Hàn Mặc Tử gốc họ Phạm ở Thanh Hóa, ông cố là Phạm Chương vì liên quan quốc sự gia đình bị truy nã nên người con trai Phạm Bồi phải di chuyển vào Thừa Thiên-Huế đổi họ Nguyễn theo mẫu tánh; sinh ra ông Nguyễn Văn Toản, ông Toản lấy vợ là Nguyễn Thị Duy (con của cụ Nguyễn Long, ngự y có danh vào thời vua Tự Đức), sinh hạ được 8 người con: 1-Nguyễn Bá Nhân (tức nhà thơ Mộng Châu) cũng là người dìu dắt Hàn Mặc Tử trên con đường thơ văn, 2-Nguyễn Thị Như Lễ, 3-Nguyễn Thị Như Nghĩa, 4-Nguyễn Trọng Trí (tức nhà thơ Hàn Mặc tử), 4-Nguyễn Bá Tín (người dời mộ Hàn Mặc Tử từ Quy Hòa về Ghềnh Ráng vào ngày 13-2-1959), 6-Nguyễn Bá Hiếu, 7-Nguyễn Văn Hiền và 8-Nguyễn Văn Thảo. Vì cha Hàn Mặc Tử lúc đó làm chủ sự thương chánh thường đi công cán nhiều nơi, chịu ảnh hưởng bởi nghề nghiệp của cha nên Hàn Mặc Tử cũng theo gia đình đi nhiều nơi từ lúc nhỏ. 1920 di chuyển theo gia đình học tiểu học Sa Kỳ; 1921-1923 học Quy Nhơn, Bồng sơn; 1924 chuyển Sa Kỳ; 1926 thân sinh Hàn Mặc Tử bị bệnh rồi mất tại Huế vì điều kiện đó mẹ Hàn Mặc Tử đưa các con vào Quy Nhơn để lập nghiệp. Năm 1927 bài thơ đầu tiên của Hàn Mặc Tử được ra đời “Vội vàng chi lắm” họa lại của nhà thơ Mộng Châu; 1928 ra Huế học Trường Trung học Pellerin; 1930 thôi học về Quy Nhơn, đạt giải nhất thơ trong cuộc thithơ Thi xã tổ chức; 1931 thơ văn nổi danh với bút hiệu Phong Trần được cụ Phan Bội Châu chủ nhân Thi xã Mộng Du họa thơ và đề cao; được hội nhà Tây Du giới thiệu du học nước ngoài, nhưng vì bọn mật thám biết Hàn Mặc Tử có liên lạc với cụ Phan Bội Châu nên đã gạch tên trong danh sách du học. Năm 1932 bước vào đời làm việc đầu tiên ở Sở Đạc điền Quy Nhơn và cũng năm ấy người yêu đầu tiên là Hoàng Thị Kim Cúc-người gốc Huế sinh năm 1913 (vì Hàn Mặc Tử tính tình nhút nhát rụt rè nên chỉ dám bày tỏ tình yêu qua thơ). Kim Cúc bị tai nạn giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh nganỳ 11/8/1988, nằm bệnh viện Chợ Rẫy 12 ngày đêm, đưa về Huế và mất vào ngày 3/2/1989. Có thể nói đám tang của bà lớn nhất ở Huế từ xưa tới nay bởi vì bà là Phó ban hướng dẫn Trung ương gia đình Phật tử Việt Nam. Năm 1935 vào Sài Gòn làm báo, cộng tác trang văn thơ báo Công Luận và Tân thời, yêu người thứ hai là Mộng Cầm-người gốc Quảng Ngãi, sinh năm 1917 khi đó đang sống ở Phan Thiết; những năm làm báo ở Sài Gòn Hàn Mặc Tử thường ra Phan Thiết và đi chơi cùng Mộng Cầm ở Mũi Né cách thành phố Phan Thiết 22 km về hướng đông. Cuối năm 1936, Hàn Mặc Tử thấy mình có bệnh nhưng chưa xác định là bệnh phong nên chia tay Mộng Cầm trở về Quy Nhơn chữa trị. Hiện nay Mộng Cầm còn sống ở tuổi 89 (1917-2006) với một người con gái ở Bình Chánh-TP. Hồ Chí Minh và người con gái ở Phan Thiết. Năm 1936 Hàn Mặc Tử ra tập thơ “Gái quê”; 1937 Mai Đình-người gốc Thanh Hóa, sinh năm 1919 đọc tập thơ Gái quê và đem lòng yêu người; năm 1939 trong lúc Hàn Mặc Tử bệnh tật, Mai Đình có ra Quy Nhơ thăm nuôi. Năm 1940 Hàn Mặc Tử mất và năm 1941Mai Đình lại ra Quy Nhơn thăm mộ Hàn Mặc Tử lần đầu, đến năm 1995 ra Quy Nhơn thăm mộ Hàn Mặc Tử lần cuối cùng. Bà ra tập thơ “Đôi hồn” họa các bài thơ của Hàn Mặc Tử, Mai Đình mất năm 1999 tại TP. Hồ Chí Minh, thọ 80 tuổi. Cùng thời gian này Hàn Mặc Tử còn quen Ngọc Sương-người Quảng Ngãi, sinh năm 1914 là dì ruột của Mộng Cầm và chị ruột của nhà thơ Bích Khê, mất năm 2002 tại TP. Hồ Chí Minh, thọ 89 tuổi. Tuy nhiên hai mối tình Mai Đình và Ngọc Sương không đi sâu vào lòng Hàn Mặc Tử như Mộng Cầm. Vào cuối đời, bệnh tình Hàn Mặc Tử ngày càng nặng, những người yêu chia xa, Hàn Mặc Tử bị đau khổ về mặt tinh thần lẫn thể xác; vì vậy nhà văn Trần Thanh Địch muốn an ủi bạn mình lúc đau khổ bằng cách giới thiệu cho Hàn Mặc Tử một người yêu thơ Hàn có tên là Trần Thương Thương-người Huế, sinh năm 1924, cháu gọi Trần Thanh Địch bằng chú ruột. Những bức thư tình của Trần Thương Thương gửi Hàn Mặc Tử hoàn toàn do Trần Thanh Địch tự phác họa ra lamg Hàn Mặc Tử cứ ngỡ mình đang có người yêu thực sự. Từ đó khoái cảm về mặt tinh thần mà sáng tác ra những vần thơ nổi tiếng là Cẩm Châu Duyên và kịch Quần Tiên Hội. Ngày 20/9/1940 bệnh tình Hàn Mặc Tử ngày càng nặng, vì vậy người anh rể, chồng chị Nguyễn Thị Như Lễ lúc đó làm y tá bệnh viện Quy Nhơn đưa vào Bệnh viện Phong Quy Hòa. Sau 52 ngày đêm chữa trị thì qua đời vào ngày 11/11/1940. Khi Hàn Mặc Tử mất không được gặp những người thân, chỉ có các soeur, các bác sĩ và một người anh em đồng bệnh là Nguyễn Văn Xê chăm sóc và an táng tại Quy Hòa. Trong những năm tháng cuối đời Hàn Mặc Tử có sáng tác một bài văn xuôi “Sự trong sạch tâm hồn” bằng tiếng Pháp, đó là bài thơ cuối cùng của nhà thơ để cảm tạ những vị đã chăm sóc và chữa trị ông tại Quy Hòa. Để tưởng nhớ một nhà thơ lớn của Việt Nam, nơi an táng đầu tiên tại Quy Hòa, hiện nay được ca sĩ Nhật Trường (tức nhạc sĩ Trần Thiện Thanh) và một số văn nghệ sĩ TP. Hồ Chí Minh dựng đài tưởng niệm với hình tượng là cây viết và quyển sách để thương tiếc, tưởng nhớ nhà thơ tài danh bạc mệnh Hàn Mặc Tử. Đồng thời tại phòng nằm chữa trị tại Quy Hòa của Hàn Mặc Tử nay cũng được làm phòng lưu niệm nhà thơ. Năm 1959, bạn thân của Hàn Mặc Tử là nhà thơ Quách Tấn cùng gia đình Hàn Mặc Tử cải táng mộ về Ghềnh Ráng-Quy Nhơn. Ngôi mộ Hàn Mặc Tử hiện nay đang nằm trên đỉnh cao Ghềnh Ráng, chung quanh núi non hùng vĩ, biển trời xanh ngát xa xa nhìn về TP. Quy Nhơn chạy dài theo bãi cát vàng giữa trăm ngàn màu thủy thọ thật thích hợp với hồn thơ. Hàn Mặc Tử ra đi ở lứa tuổi thanh xuân (28 tuổi), nửa đời người chưa qua hết nhưng ông đã làm tròn sứ mệnh của mình là để lại cho nền văn học Việt Nam chúng ta một đời thơ rất giá trị, có những bài được đưa vào chương trình văn học như “Đây thôn Vỹ Dạ”, “Mùa xuân chín”… Tóm tắt tiểu sử Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912 tại Lệ Mỹ, Đồng Hới. • Thuở nhỏ ông học trung học ở Huế (1928-1930), làm viên chức sở đạc điền ở Quy Nhơn (1932-1933), vào Sài Gòn làm báo rồi lại trở về Quy Nhơn (1934-1935). • Ông mắc bệnh phong từ năm 1937, phải vào nhà thương Quy Hòa tháng 9 năm 1940, và rồi mất ở đấy ngày 11 tháng 11 năm 1940. • Hàn Mặc Tử bắt đầu làm thơ rất sớm với thể thơ Đường luật và bút danh Minh Duệ thị, Phong Trần; nổi tiếng vì được cụ Phan Bội Châu họa thơ và đề cao. Từ năm 1935 ông đổi bút hiệu thành Lệ Thanh, rồi Hàn Mạc Tử, và cuối cùng Hàn Mặc Tử. • Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Gái Quê (1936, tập thơ duy nhất được xuất bản trong sinh thời tác giả), Thơ Điên (hay Đau Thương), Thượng Thanh Khí, Cẩm Châu Duyên, Chơi Giữa Mùa Trăng… Hàn Mặc Tử đem đến cho Thơ Mới một phong cách độc đáo và sáng tạo: bên cạnh những tác phẩm bình dị, trong trẻo, chan chứa tình quê là các tác phẩm đầy những cảm hứng lạ lùng, huyền bí, thậm chí đến điên loạn, phản ảnh trực tiếp các cơn bệnh đau đớn dày vò. Bút danh Hàn Mạc Tử Nguyễn Trọng Trí làm thơ từ năm mười sáu tuổi lấy hiệu là Phong Trần rồi Lệ Thanh. Đến năm 1936, khi chủ trương ra phụ trương báo Saigon mới đổi hiệu là Hàn Mạc Tử, sau ông lại đổi thành Hàn Mặc Tử. “Hàn Mạc Tử” nghĩa là chàng trai đứng sau bức rèm lạnh lẽo, trống trải. Sau đó bạn bè gợi ý ông nên vẽ thêm mặt trăng khuyết vào bức rèm lạnh lẽo để lột tả cái cô đơn của con người trước thiên nhiên, vạn vật. “Mặt trăng khuyết” đã được “đặt vào” chữ “Mạc” thành ra chữ “Mặc”. Hàn Mặc Tử có nghĩa là “chàng bút nghiên”. Những người tình của thi sĩ Hàn Mặc Tử 28 năm với một cuộc đời thi sĩ quá ngắn ngủi nhưng 70 năm vẫn mới một hồn thơ thì không phải thi sĩ nào cũng được cuộc đời ưu ái đến thế. Hàn Mặc Tử ra đi khi còn quá trẻ, để lại những bí mật cuộc đời mãi về sau vẫn là những dấu hỏi. Ơ phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến một trong những câu hỏi: Những nàng thơ của chàng đã đi đâu về đâu trong suốt mấy chục năm qua. Tình đầu một thuở biết sầu vì Thu Nói đến các nàng thơ của Hàn Mặc Tử, người ta thường nghĩ đến những Mộng Cầm, Thương Thương, Mai Đình, Ngọc Sương hay Hoàng Cúc. Nhưng thực ra những người đó không phải là hình bóng đầu tiên bước vào thơ chàng. Mà là một người con gái Huế có cái tên rất mộc mạc: Trà. Mãi sau này khi Hàn Mặc Tử qua đời, ông Nguyễn Bá Tín, em ruột nhà thơ kể lại toàn bộ câu chuyện về những bóng hồng đầu tiên của anh trai mình trong một tập hồi ký. Nàng tên Trà vì sinh ở Trà Kiệu, tên nhà trường là Thu Yến, con gái út ông cậu họ, anh của mẹ thi sỹ Hàn Mặc Tử, nhà ở phường Đúc( Huế). Điều trở ngại lớn nhất là Hàn Mặc Tử phải gọi nàng bằng chị. Ông Tín đã viết: “Lần đầu gặp chị Trà, anh Trí hơi nghễnh ngãng, lại bị con đò Gia Hội che lấp cái khôn đi, nên không để ý đến ai cả. Mấy lần có dịp chuyện trò, một người chị, tên Phu cho biết là bà con, nhưng chị Phu vốn thích “xe tơ kết tóc” cho nhiều lứa đôi nên chị thêm rằng: “Bà con cũng như với nhà dì Thị vậy”(ý nói có thể kết hôn được, không trở ngại tình bà con). Anh Trí thì không thông thạo lễ nghĩa bà con, phải xưng hô thế nào cho đúng. Cho nên mỗi lần gặp chị Trà thì ấp a ấp úng không biết nên gọi bằng chị hay nói thế nào cho phải cách. Vì chị còn nhỏ tuổi. Mà chị Trà tự xét còn nhỏ tuổi nên gọi anh bằng anh một cách tự nhiên thân tình. Thế thì, anh đắn đo, có nên gọi chị bằng em không? Khó cho anh quá!” Sự giao thiệp vì thế mất tự nhiên, trở thành lạt lẽo. Nàng vẫn dịu hiền không tỏ vẻ gì khó chịu. Nàng tự nhiên bắt chuyện rằng có gặp chàng bên tòa báo Đức Mẹ làm chàng hơi hoảng vì cái tính rụt rè mắc cỡ nên chàng không nhớ ra, vả lại ở chỗ đông người, chàng không dám nhìn ai kỹ, nhất là người đẹp. Nàng cũng rất thích văn và cũng đã từng viết báo. Các tác phẩm của nàng thường viết về thiếu nhi, đạo binh Đức Mẹ. Biết chàng thơ phú tài hoa vậy, nàng xấu hổ không dám nhắc với chàng, nên mãi về sau chàng mới biết có cô trưởng đoàn thiếu nhi, thường ký tên T.Y trên mặt báo. Nàng chỉ được ba mẹ cho học xong bậc tiểu học, không cho học thêm, vì đơn giản, nàng là con gái đẹp, ngoan hiền tử tế nên rất nhiều nơi đã dạm ướm, mà tiếp xúc nhiều bạn bè ở trường, có thể bị mang tiếng cho gia đình đạo đức. Từ đó, nàng ở nhà đi học nữ công, thỉnh thoảng đến giúp việc xếp báo, gửi báo cho tòa soạn Báo Đức Mẹ. Người con gái tên Trà là mối tình yên lặng nhất của Hàn Mặc Tử, đến đỗi nhiều lúc chịu không nổi, chàng cũng có úp mở với em trai mình cho vơi đi nỗi thương nhớ. “Dù cái răng khểnh của anh vẫn cứ tỏ vẻ “khách quan” nhưng cái cười đó không che giấu tôi được nỗi đau nhất của anh, vì tình trong như đã mặt ngoài còn e”- ông Tín nhớ lại… Và những vần thơ của chàng cũng bất lực trước một mối tình lặng. Chàng chưa từng làm nổi một câu thơ để tặng nàng những ngày đầu tiên, cộng với tính nhút nhát không dám tìm cách nào để tỏ tình. Chính vì vậy, lời tỏ tình mãi mãi là bỏ ngỏ. Tình yêu âm thầm thổn thức kéo dài cho đến tháng chạp năm ấy. Một ngày nọ, người chị tên Phu đột ngột vào thăm nhà chàng. Thay vì những điều chờ đợi trong lòng chàng một tin tức, hay một lời gửi gắm của nàng qua người chị đến chàng, thì lại là một thông tin làm chàng sững sờ không tin nổi. Mới gặp lại, bà chị vồn vã chưa kịp hỏi han gì thì đã oang oang với mẹ chàng: “O ơi, con tiếc quá, phải chi thằng Trí mà ưng con Trà thì hay biết mấy. Con nó thật đẹp, thùy mị dễ thương quá. Con đã để bụng cho thằng Trí rồi… Rứa mà… ”. Chàng vẫn yên lặng lắng tai nghe. Mẹ chàng vặn hỏi: “Mà chừ thì ra răng rồi?”. Bà chị vội nói: “Bác Chí (chị gọi bố nàng bằng bác) nhờ con về mời o ra đám cưới con Trà”. Rồi bà chị quay sang bản mặt như đông đá của chàng: “Con Trà em biết rồi đó, hắn sắp lấy chồng, chao! Chị tiếc quá, phải chi em nói một tiếng thì dễ quá”. Rồi bà chị quay sang nói nhỏ với em trai chàng: “Con Trà có vẻ thương thằng Trí. Hỏi thăm luôn”. Chàng cười nhạt sau chiếc răng khểnh, rồi lặng lẽ đi vào phòng. Mãi những ngày sau, khi con tim cất lên những tiếng nấc khẽ về một sự tan vỡ lặng lẽ, chàng bắt đầu viết những dòng tâm sự cho nàng, với những câu thơ xa xót, đó chính là bài thơ “Buồn Thu”, một trong những bài thơ buồn nhất trong “Lệ Thanh thi tập”. Mối tình câm với nàng thầm lặng đến và thầm lặng đi, để lại trong lòng Hàn Mặc Tử một hối hận riêng tư lâu dài mà mỗi lần đọc bài “Buồn Thu”, vẫn còn xót thương cái ấp a ấp úng của tuổi 19, 20 khờ khạo rụt rè đã làm cho cuộc đời phải ngỡ ngàng, trước trớ trêu của định mệnh. Năm đó, Hàn Mặc tử còn ở tuổi đôi mươi. Nỗi buồn tuy không sâu sắc như những lần sau này nhưng với những tình cảm trong sáng chưa cọ xát với khổ đâu, cũng đủ để làm nên một “Buồn Thu” rưng rưng và hay nhất trong “Lệ Thanh Thi Tập”. Năm 1936, tức là khoảng 5 năm sau, khi xuất bản “Gái quê”, chàng ra Huế tìm gặp lại bà chị họ nhờ chị trao tặng nàng một tập. Nhưng có lẽ khi đó nàng cũng đã yên phận gia đình từ lâu nên chỉ có gửi đi mà không có hồi âm lại. Và cũng chẳng có hồi âm nào nữa từ cô gái thuở ban đầu bên dòng Hương Giang ấy cho đến cuối cuộc đời chàng… Chuyện tình Mộng Cầm – Hàn Mặc Tử Hàn Mặc Tử quen Mộng Cầm trong thời gian phụ trách trang văn chương cho tờ “Trong Khuê Phòng”. Mộng Cầm là cháu gọi nhà thơ Bích Khê bằng cậu, vì “lây nhiễm tinh thần thơ văn” của ông cậu trẻ tuổi nên cũng tập tành làm thơ gửi đăng báo. Hàn Mặc Tử đã nhận một số bài thơ như thế của Mộng Cầm gửi đến và từ đó họ làm quen với nhau. Hai mươi năm sau ngày mất, vào năm 1961, nhà thơ Nguyễn Vỹ, chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí Phổ Thông đã cử ông Châu Mộng Kỳ tìm gặp Mộng Cầm để thực hiện bài phỏng vấn về mối tình Hàn Mặc Tử – Mộng Cầm. Nhờ mối quan hệ đặc biệt, ông Châu Mộng Kỳ là thày dạy con riêng của chồng Mộng Cầm, nên bài phỏng vấn mới thực hiện được. Trước đó nhiều nhà báo đã bị từ chối. Trong bài trả lời phỏng vấn đăng ở tạp chí Phổ Thông số 63, ra ngày 15/8/1961, Mộng Cầm đã phủ nhận hoàn toàn chuyện tình cảm giữa mình và Hàn Mặc Tử: “Một dịp thứ bảy đi chơi lầu Ông Hoàng, anh thổ lộ mối tình với tôi. Tôi có trả lời anh: Chắc là không thể đi đến chỗ trăm năm được, tôi nói trước để anh đừng hy vọng. Anh hỏi lý do. Tôi viện lẽ tôn giáo khác nhau, nhưng thật ra vì biết Hàn Mặc Tử mang chứng bệnh hiểm nghèo, không thể sống lâu được, ý tôi muốn một người chồng mạnh khỏe, tráng kiện… Tuy vậy chúng tôi vẫn giao thiệp thân mật một hai năm như thế. Trong thời gian này, có nhiều lần, Hàn Mặc Tử năn nỉ tôi dẫn về Quảng Ngãi thăm nhà và trong nhiều bức thư, anh đề cập đến vấn đề hôn nhân. Tôi vẫn trả lời, nhưng luôn luôn ngụy biện để từ chối: Em thiết nghĩ chúng ta sống như thế này thanh cao hơn, tôn giáo bất đồng, chữ hiếu bắt buộc em phải nghe lời thân mẫu”. Bài phỏng vấn này đăng lên, Nguyễn Vỹ cho biết Mộng Cầm đã đọc và không có điều chi thắc mắc và ông kết luận “đã giải đáp dứt khoát một nghi vấn thường bị nhiều người xuyên tạc”. Tuy nhiên với độc giả, bài trả lời phỏng vấn của Mộng Cầm đã gây sốc. Bởi mối tình Mộng Cầm – Hàn Mặc Tử đã được người đời nâng lên thành huyền thoại. Ngay cả Ngọc Sương, dì ruột của Mộng Cầm, cũng phản đối. Rồi đến Quách Tấn, người đã ủng hộ việc Mộng Cầm đi lấy chồng khi hay tin Hàn Mặc Tử bị bệnh nan y, cũng giận dữ trước lời phát biểu này. Quách Tấn viết: “Cuộc tình duyên giữa Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm, tôi biết rõ lắm. Nhưng tôi chỉ nói những gì có thể nói được, nói những gì có thể giúp bạn đọc hiểu thêm tâm hồn Tử, văn chương Tử mà thôi”. Mộng Cầm đã nói thật hay nói dối? Vì sao nàng lại phủ nhận mối tình này? Thật ra, trong thời gian quen biết với Mộng Cầm, căn bệnh phong của chàng chưa bột phát. Ngay cả chàng cũng không hề “cảm thấy”, làm sao Mộng Cầm có thể “nhận ra”. Rất dễ thấy rằng đó là những lời nói dối của một người con gái muốn quên quá khứ để bảo vệ hạnh phúc hiện tại. Một lý do rất thường tình và đáng thông cảm. Mối tình Hàn Mặc Tử – Mộng Cầm đã được rất nhiều người gần gũi xác nhận. Trần Thanh Mại, một người bạn của chàng, đã công bố những chi tiết của mối tình này trong cuốn sách Hàn Mặc Tử xuất bản năm 1942. “Ấy là câu chuyện một đôi trai tài gái sắc yêu nhau, câu chuyện muôn đời ấy mà! Người con trai là Hàn Mặc Tử, người con gái, ta cứ theo nhà thi sĩ mà gọi là Mộng Cầm đi, mặc cái tên thực của họ. Hai bên đã thề nguyền những lời mà ta hiểu là thiết tha đằm thắm lắm. Thường thường thì họ hay gặp nhau ở hai tỉnh: Quy Nhơn và Phan Thiết. Họ đưa nhau đi chơi bờ bể, họ đi viếng các danh lam thắng cảnh, nhất là lầu Ông Hoàng. Rồi họ xa nhau. Họ nhớ nhau, và tặng ảnh cho nhau. Họ coi như một cặp vợ chồng chưa cưới”. Hàn Mặc Tử đã sáng tác nhiều bài thơ đầy nước mắt về mối tình này. Trong bài Muôn năm sầu thảm, chàng đã kêu tên nàng một cách thảm thiết: “Nghệ hỡi Nghệ muôn năm sầu thảm/ Nhớ thương còn một nắm xương thôi”. Bài Phan Thiết Phan Thiết, chàng nhắc tới những kỷ niệm xưa về lầu Ông Hoàng, nơi chàng và Mộng Cầm từng dạo chơi thuở nào: “Ta lang thang tìm tới chốn lầu Trăng/Lầu Ông Hoàng, người thiên hạ đồn vang/Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết/Ôi trời ôi! là Phan Thiết! Phan Thiết!/Mà tang thương còn lại mảnh trăng rơi”. Kiều nữ trong bài thơ ‘Đây thôn Vĩ Dạ’ Bóng hình kiều nữ trong bài thơ tình được coi là thành công của nhà thơ Hàn Mặc Tử là hình ảnh của cô thôn nữ Hoàng Cúc. Nàng tên thật là Hoàng Thị Kim Cúc, sinh ngày 5/12/1913, kém Hàn Mặc Tử 1 tuổi. Cũng như Hàn Mặc Tử, Kim Cúc phải theo gia đình vào Quy Nhơn sinh sống vì cha nàng là công chức làm việc tại đây. Năm 1933, Hàn Mặc Tử vào làm cho Sở Đạc điền Quy Nhơn và quen Hoàng Tùng Ngâm – em thúc bá của Hoàng Cúc. Hoàng Tùng Ngâm sống trong ngôi nhà nhỏ cạnh nhà Hoàng Cúc, anh em bè bạn thường tụ tập chơi đùa, bình phẩm văn thơ. Hoàng Cúc khi đó đang tập tành viết báo với bút hiệu Hoàng Hoa nữ sĩ, nên cũng thường qua lại với Hàn Mặc Tử. Với bản tính đa tình, Hàn Mặc Tử đem lòng si mê Hoàng Cúc. Những bài thơ Mặc Tử viết tặng Hoàng Cúc đã đến tay nàng qua Hoàng Tùng Ngâm. Hoàng Cúc biết rất rõ tình cảm của Mặc Tử. Hàn Mặc Tử vào Sài Gòn làm báo. Sau một thời gian, chàng về lại Quy Nhơn. Lúc này gia đình chàng đã dời đến cách nhà Hoàng Cúc chỉ vài căn. Tình xưa dậy sóng trở lại. Giờ đây, thi sĩ họ Hàn ít nhiều đã bạo dạn hơn trước. Bài thơ Hồn cúc đã chứng minh tình cảm của chàng: “Bấy lâu sát ngõ, chẳng ngăn tường/ Không dám sờ tay sợ lấm hương/ Xiêm áo đêm nay tề chỉnh quá/ Muốn ôm hồn cúc ở trong sương”. Năm 1936, Hoàng Cúc theo gia đình về Huế sinh sống. Sau đó, nàng bắt đầu ăn chay trường, trở thành cư sĩ, sống cuộc đời lặng lẽ bí ẩn. Cũng trong năm đó, Hàn Mặc Tử in tập Gái quê, là tập thơ mới đầu tiên kể từ khi chàng bỏ làm thơ Đường luật. Mặc Tử mang theo một số tập ra Huế, và gặp lại Hoàng Cúc trong dịp hội chợ nhưng không dám tặng. Mặc Tử cũng tìm đến Vỹ Dạ – nơi ở của Hoàng Cúc – nhưng chỉ đứng ngoài cổng một lúc rồi bỏ đi. Nhiều năm sau đó, hai người không còn liên lạc gì với nhau. Một hôm, Hoàng Cúc nghe tin Mặc Tử bị bệnh phong, liền gửi thư thăm hỏi. Quá cảm động, Mặc Tử đã sáng tác bài Đây thôn Vỹ Dạ gửi tặng nàng. Chuyện tình Hoàng Cúc – Hàn Mặc Tử cũng có những điều gây tranh cãi như trường hợp Mộng Cầm. Hoàng Cúc đã có lần công khai phủ nhận chuyện nàng có tình cảm với Hàn Mặc Tử. Năm 1969, nhà thơ Quách Tấn, người bạn thân thiết của Hàn Mặc Tử, viết một hồi ký lấy tên Đôi nét về Hàn Mặc Tử đăng trên tạp chí Văn, trong đó có phần nói đến mối quan hệ giữa Hoàng Cúc và nhà thơ tài hoa bạc mệnh. Quách Tấn cho rằng hai người không thành duyên nợ là do thân sinh của Hoàng Cúc chê Hàn Mặc Tử không xứng. Hoàng Cúc đọc được hồi ký này, và ngày 15/3/1971, nàng gửi thư cho Quách Tấn để “nói lại cho rõ”. Hoàng Cúc phản bác một số chi tiết nhỏ mà Quách Tấn nêu ra: “Hồi ấy tuy Tử ở gần nhà tôi, song Tử và tôi cách xa nhau như hai ngọn núi. Tử thì kín đáo và bẽn lẽn như con gái, còn tôi thì bí mật và xa lạ như cung trăng! Tuy thế Tử cũng đã tìm cách để gặp, nhưng vẫn chưa toại nguyện…”. Thế nhưng Quách Tấn kiên quyết bảo vệ lập trường của mình trong các chi tiết thể hiện việc Hàn Mặc Tử và Hoàng Cúc có yêu nhau: “Những chi tiết trong cuộc tình duyên của Tử – Cúc, thì nhất định ký ức tôi không phản tôi, vì không có gì phức tạp khó nhớ. Việc Tử nhờ người đến dạm là có thật. Người ấy là nhà thầu khoán Bùi Xuân Lang ở Quy Nhơn, vừa thân với Tử, vừa quen với cụ Hoàng Phùng”. Hoàng Cúc ngày ấy là một thiếu nữ trẻ trung yêu đời, lại ít nhiều có tâm hồn văn chương, việc đáp lại những tình cảm của một người như Hàn Mặc Tử là có thể xảy ra. Nhưng sau này cũng như Mộng Cầm, nàng đã cố gắng chôn chặt những điều thầm kín riêng tư vào cõi lòng. Là một người xa lánh cuộc đời để tìm đến cõi thiền, những chuyện tình cảm dù có cũng không thể phơi bày ra công chúng. Vì thế việc Hoàng Cúc phủ nhận chuyện tình cảm với Hàn Mặc Tử có thể hiểu được. Posted in Kiến thức cho HDVTours liên quan
LIÊN TUYẾN 5 NƯỚC CHÂU ÂU PHÁP – LUXEMBOURG – ĐỨC – BỈ – HÀ LAN
Mã Tour: SACO2022 Ngày khởi hành: Chương trình dành cho năm 2022 Thời gian: 8 NGÀY 8 ĐÊM 10 Tuyệt vời 2 đánh giá Số chỗ còn: 16Ý – Venice – Tây Ban Nha – Bồ Đào Nha
Mã Tour: SACO2022 Ngày khởi hành: Chương trình dành cho năm 2022 Thời gian: 11 Ngày 10 Tuyệt vời 3 đánh giá Số chỗ còn: 9Hy Lạp 7 Ngày 6 Đêm
Mã Tour: SACO2022 Ngày khởi hành: Chương trình dành cho năm 2022 Thời gian: 7 ngày 6 đêm 10 Tuyệt vời 3 đánh giá Số chỗ còn: 19Pháp – Thụy Sĩ – Ý | 11 Ngày 10 Đêm
Mã Tour: SACO2022 Ngày khởi hành: Chương trình dành cho năm 2022 Thời gian: 11 ngày 10 đêm 10 Tuyệt vời 5 đánh giá Số chỗ còn: 11Pháp – Bỉ – Hà Lan – Đức | 08 Ngày 07 Đêm Cùng Saco Travel
Mã Tour: SACCO2022 Ngày khởi hành: Chương trình dành cho năm 2022 Thời gian: 8 Ngày 7 Đêm 10 Tuyệt vời 3 đánh giá Số chỗ còn: 18Tour MALDIVES 5 Ngày 4 Đêm
35.900.000 đ Mã Tour: MALDIVES35 Ngày khởi hành: Hàng tháng Thời gian: 5 ngày 4 đêm 10 Tuyệt vời 2 đánh giá Số chỗ còn: 17Bản Giao Hưởng Núi & Rừng | Buôn Mê Thuột – Hồ Tà Đùng | 04 Ngày 03 Đêm
3.100.000 đ Mã Tour: TN6597 Ngày khởi hành: Hàng tuần Thời gian: 4 ngày 3 đêm 10 Tuyệt vời 4 đánh giá Số chỗ còn: 23 Giảm -17%Bờ Tây Hoa Kỳ
45.000.000 đ 37.500.000 đ Mã Tour: MY24638 Ngày khởi hành: Hàng tháng Thời gian: 8 Ngày 7 Đêm 10 Tuyệt vời 3 đánh giá Số chỗ còn: 15Bờ Đông Tây Hoa Kỳ
147.990.000 đ Mã Tour: MY656354 Ngày khởi hành: Hàng tháng Thời gian: 11 Ngày 10 Đêm 10 Tuyệt vời 5 đánh giá Số chỗ còn: 19Tour Xuyên Việt 8 Ngày 7 Đêm
13.190.000 đ Mã Tour: VN65892 Ngày khởi hành: Hàng tuần Thời gian: 8 ngày 7 đêm 10 Tuyệt vời 7 đánh giá Số chỗ còn: 26Tiền Giang – Cần Thơ 2 ngày 1 đêm
2.190.000 đ Mã Tour: MT95653 Ngày khởi hành: Hàng tuần Thời gian: 2 Ngày 1 Đêm 10 Tuyệt vời 7 đánh giá Số chỗ còn: 19Đà Lạt 3 Ngày 2 Đêm
2.789.999 đ Mã Tour: DL3564 Thời gian: 3 ngày 2 đêm 10 Tuyệt vời 8 đánh giá Số chỗ còn: 24Bài viết liên quan
- Du lịch Ý 2022 | Top 7 địa điểm du lịch nổi bật không thể bỏ qua
- Bỏ túi A-Z kinh nghiệm du lịch Bồ Đào Nha dành cho Du khách
- ATM Hiến Máu – Thông tin cần biết
- Tìm Hiểu Nét Văn Hóa Ả Rập Xê Út: Khắc Nghiệt và Huyền Bí | Saco Travel
- Vua Bảo Đại Và Bí Ẩn Về Con Số 13
Saco Travel mong muốn lắng nghe ý kiến đánh giá của bạn: Hủy trả lời
Lưu tên, email của tôi trong trình duyệt này cho lần tôi nhận xét tiếp theo.
Bài viết mới nhất
-
Làng Chài Nhơn Lý – Ngôi làng ven biển đẹp như film
24/07/2024 -
Tháp cổ Bình Thạnh Tây Ninh – Di tích 1000 năm tuổi lịch sử
31/05/2024 -
SACO TRAVEL – ĐẨY MẠNH MỐI QUAN HỆ DU LỊCH ÚC – VIỆT
14/05/2024 -
HÀNH TRÌNH SACOTRAVEL MANG BẢN SẮC DÂN TỘC VIỆT TRÊN THỊ TRƯỜNG ÚC
09/05/2024 -
Cập Nhật Giá Vé Cáp Treo Núi Bà Đen Mới Nhất 2024
09/05/2024 -
Hướng Dẫn Đặt Vé Tàu Cao Tốc Thăng Long Từ Sài Gòn Đi Côn Đảo
08/05/2024 -
CÙNG SACO TRAVEL KHÁM PHÁ CHƯƠNG TRÌNH “QUẢNG BÁ DU LỊCH VIỆT NAM” TẠI SYDNEY
08/05/2024 -
Đặt xe đi Tây Ninh – Núi Bà Đen Saco Travel
20/04/2024 -
Top 5 chành xe gửi hàng Sài Gòn – Tây Ninh TỐT NHẤT 2024
27/01/2024 -
CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH THIỆN NGUYỆN TRAO XUÂN YÊU THƯƠNG 2024
27/01/2024
Cảm ơn Quý Khách đã sử dụng dịch vụ của Saco Travel. Mã giảm giá dịch vụ SACOVIETNAM là VESACO. Quý Khách vui lòng kiểm tra tin nhắn Zalo để xem chi tiết.
Từ khóa » Tìm Hiểu Về Hàn Mạc Tử
-
Hàn Mặc Tử – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tiểu Sử Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Thơ Hàn Mặc Tử
-
Tiểu Sử Cuộc đời Và Sự Nghiệp Sáng Tác Của Nhà Thơ Hàn Mặc Tử
-
Tác Giả Hàn Mặc Tử | Tác Giả - Tác Phẩm Lớp 11
-
Giới Thiệu Về Tác Giả Hàn Mặc Tử
-
Tiểu Sử Nhà Thơ Hàn Mặc Tử - Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng
-
Tiểu Sử Cuộc đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Thơ Hàn Mặc Tử - Reader
-
Tiểu Sử Và Sự Nghiệp Của Nhà Thơ Hàn Mặc Tử - Freetuts
-
Câu Chuyện Cuộc đời Hàn Mặc Tử, Nhà Thơ Tài Hoa Bạc Mệnh ... - VOH
-
Thi Nhân Hàn Mặc Tử - UBND Tỉnh Quảng Bình
-
Cuộc đời Thi Nhân Hàn Mặc Tử Và Cuộc Tình Huyền Thoại Với Mộng ...
-
Xúc động Với Chùm Thơ Hàn Mặc Tử Với Bao Cay đắng Tủi Hờn
-
Tìm Hiểu Hồn Thơ Của Hàn Mặc Tử Thông Qua Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ
-
Thú Vị Với Mối Tình Nơi Xứ Sở Nước Mắm Của Bà Mộng Cầm Và Nhà ...