Tiểu Sử Cuộc đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Thơ Hàn Mặc Tử - Reader

Mặc dù ra đi ở tuổi đời còn khá trẻ thế nhưng Hàn Mặc Tử vẫn khẳng định được một tâm hồn yêu thiên nhiên và yêu cuộc sống trong thơ ca của mình. Hãy cùng tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của Hàn Mặc Tử thông qua bài viết dưới đây nhé!

  • Những nhà thơ xuất sắc trong phong trào văn học cách mạng
  • Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài
  • Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyên Hồng

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Hàn Mặc Tử

1. Tiểu sử

Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình khi ông Nguyễn Văn Toản đang làm Chủ sự Sở Thương Chánh Nhật Lệ – Đồng Hới; lớn lên, Hàn Mặc Tử theo cha đi nhiều nơi và theo học ở các trường Tiểu học Sa Kỳ (1920), Quy Nhơn, Bồng Sơn (1921–1923), Sa Kỳ (1924)... đến năm 1926, cụ thân sinh của Hàn Mặc Tử bị bệnh và mất ở Huế, Hàn Mặc Tử được mẹ cho học tiếp ở trường Pellevin - Huế. Năm 1930, Hàn Mặc Tử mới thôi học theo mẹ vào Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Gia đình ông theo đạo Công giáo, ông được rửa tội tại Nhà thờ Tam Tòa với tên thánh là Phê Rô Phanxicô.

Hàn Mặc Tử mang vóc mình ốm yếu, tính tình hiền từ, giản dị, hiếu học và thích giao du bè bạn trong lĩnh vực văn thơ. Do cha ông là Nguyễn Văn Toản làm thông ngôn, ký lục nên thường di chuyển nhiều nơi, nhiều nhiệm sở, nên Hàn Mặc Tử cũng đã theo học ở nhiều trường khác nhau như Sa Kỳ (1920), Quy Nhơn, Bồng Sơn (1921–1923), Pellerin Huế (1926).

Hàn Mạc Tử, Lệ Thanh, Phong Trần là các bút danh khác của ông. Ông có tài năng làm thơ từ rất sớm khi mới 16 tuổi. Ông đã từng gặp gỡ Phan Bội Châu và chịu ảnh hưởng khá lớn của chí sĩ này. Ông được Phan Bội Châu giới thiệu bài thơ Thức khuya của mình lên một tờ báo. Sau này, ông nhận một suất học bổng đi Pháp nhưng vì quá thân với Phan Bội Châu nên đành đình lại. Ông quyết định vào Sài Gòn lập nghiệp, năm ông 21 tuổi; lúc đầu làm ở Sở Đạc Điền.

Đến Sài Gòn, ông làm phóng viên phụ trách trang thơ cho tờ báo Công luận. Khi ấy, Mộng Cầm ở Phan Thiết cũng làm thơ và hay gửi lên báo. Hai người bắt đầu trao đổi thư từ với nhau, và ông quyết định ra Phan Thiết gặp Mộng Cầm. Một tình yêu lãng mạn, nên thơ nảy nở giữa hai người.

Theo gia đình Hàn Mặc Tử, thì vào khoảng đầu năm 1935, họ đã phát hiện những dấu hiệu của bệnh phong trên cơ thể ông. Tuy nhiên, ông cũng không quan tâm vì cho rằng nó là một chứng phong ngứa gì đó không đáng kể. Cho đến năm 1936, khi ông được xuất bản tập "Gái quê", rồi đi Huế, Sài Gòn, Quảng Ngãi, vào Sài Gòn lần thứ hai, được bà Bút Trà cho biết đã lo xong giấy phép cho tờ Phụ nữ tân văn, quyết định mời Hàn Mặc Tử làm chủ bút, bấy giờ ông mới nghĩ đến bệnh tật của mình. Nhưng ý ông là muốn chữa cho dứt hẳn một loại bệnh thuộc loại "phong ngứa" gì đấy, để yên tâm vào Sài Gòn làm báo chứ không ngờ đến một căn bệnh nan y. Năm 1938 - 1939, Hàn Mặc Tử đau đớn dữ dội. Tuy nhiên, ở bên ngoài thì không ai nghe ông rên rỉ than khóc. Ông chỉ gào thét ở trong thơ mà thôi. Trước ngày Hàn Mặc Tử vào trại phong Quy Hòa, Nguyễn Bá Tín, em ruột của nhà thơ cho biết tình trạng bệnh tật của anh mình như sau: Da anh đã khô cứng, nhưng hơi nhăn ở bàn tay, vì phải vận dụng sức khỏe để kéo các ngón khi cầm muỗng ăn cơm. Bởi vậy, trông như mang chiếc "găng" tay bằng da thô. Toàn thân khô cứng.

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Hàn Mặc Tử

2. Phong cách sáng tác

Thơ của Hàn Mặc Tử luôn mang một màu sắc tươi mới, đọc thơ của Hàn Mặc Tử ta bắt gặp một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, ông là một người có khát vọng sống đến mãnh liệt.

Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tiên phong trong việc cách tân thi pháp của phong trào Thơ mới. Thơ của ông được đánh giá là có chiều sâu trong nghệ thuật, nhiều màu sắc. Hàn Mặc Tử đã thổi vào làng sóng Thơ mới những sáng tạo độc đáo, ngôn từ tượng hình đầy lãng mạn, nhà thơ còn sử dụng bút pháp tượng trưng và yếu tố siêu thực.

Mặc dù ra đi ở tuổi đời còn trẻ thế nhưng sự nghiệp Thơ ca ông để lại vô cùng đồ sộ. Nổi bật trong sáng tác của Hàn Mặc Tử có tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ - được trích trong tập Thơ điên. Lúc mắc căn bệnh phong hàn – vào giai đoạn đau khổ nhất cuộc đời, Hàn Mặc Tử đã cho ra tác phẩm này. Không giống như thực tại đau khổ của ông, đọc Đây thôn Vĩ Dạ người đọc như được bước vào một thế giới hoàn toàn khác. Không có tiếng giằng xé của người đang mắc bệnh hiểm nghèo mà thay vào đó là một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu con người. Đó là một bức tranh thiên nhiên xuất hiện trước mắt người đọc, một hồn thơ nặng tình, cảnh sắc xứ Huế tuyệt đẹp. Hàn Mặc Tử đã đem đến cho người đọc những áng thơ đầy cảm xúc, một vẻ đẹp xen lẫn nỗi buồn của Huế mộng mơ.

3. Những tác phẩm tiêu biểu

Lệ Thanh thi tập, Gái Quê, Thơ Điên, Xuân như ý, Thượng Thanh Khí, Cẩm Châu Duyên, Duyên kỳ ngộ, Quần tiên hội, Chơi Giữa Mùa Trăng,…

4. Vinh danh

Hàn Mặc Tử được biết đến là chủ soái của trường thơ loạn (Chế Lan Viên, Yến Lan, Bích Khê).

Nhiều nơi ở Việt Nam dùng tên của ông để đặt cho đường phố.

5. Nhận định

Theo tôi thơ đời Hàn Mặc Tử sẽ còn lại nhiều. Ông là người rất có tài, đóng góp xứng đáng vào Thơ mới. – Nhà thơ Huy Cận

Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kỳ này, chút gì đáng kể đó là Hàn Mạc Tử. – Chế Lan Viên

Hàn Mặc Tử có khoảng bảy bài hay, trong đó có bốn bài đạt đến độ toàn bích. Còn lại là những câu thơ thiên tài. Những câu thơ này, phi Hàn Mặc Tử, không ai có thể viết nổi. Tiếc là những câu thơ ấy lại nằm trong những bài thơ còn rất nhiều xộc xệch... – Trần Đăng Khoa

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về cuộc đời và sự nghiệp cầm bút của Hàn Mặc Tử nhé!

Từ khóa » Tìm Hiểu Về Hàn Mạc Tử