Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc ... - SCR.VN
Có thể bạn quan tâm
Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc ❤️️ 34+ Mẫu ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Giúp Các Bạn Thêm Nhiều Ý Tưởng Viết Văn Hay.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
- Dàn Ý Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc
- Bài Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc – Mẫu 1
- Bài Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc Đồng Tháp – Mẫu 2
- Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc Hay Nhất – Mẫu 3
- Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc Ngắn Gọn – Mẫu 4
- Giới Thiệu Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc – Mẫu 5
- Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc Đạt Điểm Cao – Mẫu 6
- Bài Văn Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc Chọn Lọc – Mẫu 7
- Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc Học Sinh Giỏi – Mẫu 8
- Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc Sinh Động – Mẫu 9
- Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Đặc Sắc – Mẫu 10
- Bài Văn Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc Ý Nghĩa – Mẫu 11
- Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc Ngắn Hay – Mẫu 12
- Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc Luyện Viết – Mẫu 13
- Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc Ngắn Nhất – Mẫu 14
- Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc Đơn Giản – Mẫu 15
Dàn Ý Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc
Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là một trong những di tích lịch sử thuộc địa phận tỉnh Đồng Tháp. Tham khảo dàn ý thuyết minh về lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc sẽ giúp các em học sinh dễ dàng triển khai bài viết của mình với bố cục và những ý chính cơ bản.
I. Mở bài:
- Giới thiệu chung về địa danh lăng cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
- Cảm nghĩ khái quát về lăng cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
II. Thân bài:
a) Giới thiệu khái quát về lăng cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc:
- Vị trí địa lí
- Diện tích
- Khung cảnh xung quanh
b) Giới thiệu về lịch sử hình thành lăng cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc:
- Nguồn gốc hình thành
- Thời gian xây dựng
c) Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật ở lăng cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc:
- Đặc điểm kiến trúc của lăng cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
- Chi tiết cảnh quan của lăng cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
d) Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của lăng cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc:
- Ý nghĩa đối với địa phương
- Ý nghĩa đối với đất nước
- Ý nghĩa lịch sử, văn hoá
- Thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước
III. Kết bài:
- Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của lăng cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về lăng cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc – Mẫu 1
Bài thuyết minh về lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết để thực hiện bài viết của mình.
Nếu có dịp đến với miền đất sen hồng Đồng Tháp, không thể không ghé thăm mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau nhiều lần tôn tạo, nơi đây đã trở thành một quần thể di tích lịch sử – văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia và là một địa chỉ du lịch về nguồn, thu hút đông khách viếng thăm.
Cụ Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929) sinh ra tại huyện Nam Ðàn (Nghệ An), vùng đất địa linh nhân kiệt đã sản sinh nhiều nho sĩ, hiền tài cho đất nước. Cụ đỗ Phó bảng năm 1901 và được bổ nhiệm làm quan. Tuy nhiên, trước thực trạng thối nát của chính quyền phong kiến thuộc địa và luôn đứng về phía dân nghèo, cụ đã bị cách chức và sau đó về sinh sống tại làng Hòa An, tỉnh Ðồng Tháp, làm nghề dạy học, bốc thuốc chữa bệnh giúp nhân dân trong vùng, đồng thời truyền bá chủ nghĩa yêu nước cho tới lúc nhắm mắt xuôi tay. Ðể tưởng nhớ và thể hiện lòng biết ơn, chính quyền và nhân dân Ðồng Tháp đã xây dựng lại khu lăng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc.
Ðến nay, sau nhiều lần tôn tạo, khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở TP Cao Lãnh đã trở thành quần thể di tích lịch sử – văn hóa nổi tiếng của Ðồng Tháp nói riêng và cả nước nói chung. Với diện tích khoảng hơn 9 ha, tổng thể khu di tích là một phức hợp kiến trúc hài hòa gồm nhiều hạng mục công trình chính như: vòm mộ, hồ Sao, đền thờ cụ Nguyễn Sinh Sắc, nhà trưng bày cuộc đời và sự nghiệp cụ Nguyễn Sinh Sắc, mô hình Nhà sàn Bác Hồ và mô hình tái hiện một góc làng Hòa An xưa…
Tất cả toát lên vẻ giản dị mà uy nghi, gần gũi mà trang trọng, khiến bước chân ai tới cũng không khỏi bồi hồi, xúc động khi tưởng nhớ đến một nhân sĩ yêu nước, thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
Ðiểm nhấn nổi bật của khu di tích là khu vực mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc. Vòm mộ quay về hướng đông cao hơn 10 m, có mái hình cánh hoa sen cách điệu như bàn tay xòe ra úp xuống, trên đắp nổi chín đầu rồng cách tân đậm nét dân gian tượng trưng cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long luôn che chở, bảo vệ nơi yên nghỉ của cụ Phó bảng. Mộ được ốp đá hoa cương, núm mộ có hình chữ nhật mầu xám nổi bật trên nền mộ bằng đá mài mầu trắng, có hình lục giác mở rộng dần sang hai bên. Cách mộ không xa là đỉnh trầm hình búp sen được làm bằng đá cẩm thạch.
Phía trước vòm mộ là hồ nước hình ngôi sao năm cánh tượng trưng cho Tổ quốc Việt Nam, giữa có đài sen trắng vươn cao là biểu tượng của quê hương Kim Liên (Nghệ An) và Cao Lãnh (Ðồng Tháp), đồng thời cũng là biểu tượng về một cuộc đời thanh bạch, yêu nước, thương dân của cụ Nguyễn Sinh Sắc. Khuôn viên lăng mộ có nhiều loại cây cảnh, hoa trái được nhân dân trong cả nước mang tới trồng lưu niệm. Chếch về phía trái vòm mộ là khu vực đền thờ cụ Nguyễn Sinh Sắc.
Mái đền lợp ngói âm dương đỏ, nền nhà lót đá hoa cương sẫm mầu. Giữa gian thờ đặt tượng cụ Phó bảng, gần đó là chiếc bàn gỗ được chạm khắc công phu đặt các dụng cụ thờ, cúng. Toàn bộ kiến trúc và thiết kế trang trí của khu vực đền thờ toát lên vẻ đẹp hài hòa, ấm cúng, thiêng liêng.
Rời khu lăng mộ và đền thờ cụ Nguyễn Sinh Sắc, khách đến tham quan khu nhà trưng bày những hiện vật, tư liệu liên quan cuộc đời, sự nghiệp cụ Nguyễn Sinh Sắc. Nhà trưng bày được lợp ngói với tường gạch, phản ánh chân thực từng giai đoạn gắn liền cuộc đời cụ Phó bảng theo những chủ đề lớn như: Quê hương và gia đình, Những năm tháng khổ luyện thành tài, Chốn quan trường-từ quan vào nam hoạt động, Cũng từ những trưng bày và nguồn tư liệu, hình ảnh giới thiệu tại đây, càng thêm hiểu tầm ảnh hưởng của cụ Nguyễn Sinh Sắc đến nhân cách và cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khuôn viên khu di tích Nguyễn Sinh Sắc thêm phần hấp dẫn với một góc tái hiện không gian làng cổ Hòa An trước đây. Những đường làng nhỏ bé, những con rạch nhỏ, những ngôi nhà cổ với nếp ăn, nếp mặc và những nghề truyền thống của Hòa An xưa như nghề rèn, mộc, đờn ca tài tử… hiện lên đầy sống động giúp thế hệ trẻ có thể cảm nhận, hiểu hơn về hình ảnh và cuộc đời của một nhân sĩ yêu nước. Bên cạnh đó là hình ảnh nhà sàn Bác Hồ được thiết kế theo đúng tỷ lệ ngôi nhà sàn của Người trong Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, để du khách có thể phần nào hình dung và tìm hiểu về nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội…
Với kiến trúc độc đáo và giá trị văn hóa lịch sử sâu sắc, đến nay, khu di tích Nguyễn Sinh Sắc đã trở thành địa điểm du lịch về nguồn nổi tiếng của miền đất sen hồng. Hằng năm, khu di tích lại đón hàng chục nghìn lượt khách tới viếng thăm, nhất là vào ngày 27-10 âm lịch hằng năm, tức ngày giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em 🌠 22 Bài Mẫu Hay
Bài Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc Đồng Tháp – Mẫu 2
Bài thuyết minh về lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc Đồng Tháp sẽ là một trong những tư liệu cần thiết để các em học sinh nắm được phương pháp thuyết minh về một di tích lịch sử.
Đồng Tháp là nơi có nhiều khu di tích lịch sử mà khu di tích cụ phó bản Nguyễn Sinh Sắc là một trong những điểm tham quan mang lại nhiều ấn tượng , nhiều tri thức trong lòng các du khách trong và ngoài nước. Khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tọa lạc ở số 123/1 Phạm Hữu Lầu, phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp .
Đây là một quần thể kiến trúc văn hoá độc đáo, được Bộ Văn hoá – Thông tin xếp hạng “Di tích cấp quốc gia” ngày 09/4/1992 nhằm ghi ơn cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, một nhà nho yêu nước và ông cũng là thân sinh vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam – Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khu di tích mộ cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc được khởi công xây dựng vào ngày 22/8/1975 và khánh thành vào ngày 13/02/1977.
Trong khuôn viên lăng mộ, khoảng giữa sân cách vòm mộ 25 m về phía trước là một hồ sen được xây dựng theo hình ngôi sao 5cánh, tượng trưng cho lá cờ tổ quốc Việt Nam, ở giữa hồ sen có đài sen trắng cao gần 7m tượng trưng cho cuộc đời thanh bạch giản dị và lương tâm trong sáng của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc và cũng là biểu tượng cho quê hương Đồng Tháp yêu quý giữa lòng Tổ quốc Việt Nam…
Một góc làng Hòa An xưa – nơi lần đầu tiên cụ Nguyễn Sinh Sắc đến hoạt động cách mạng và tái hiện lại một góc hình ảnh hoạt động đặc trưng của làng quê Nam bộ,… đã được phục dựng lại sau khi mở rộng và nâng cấp toàn bộ quần thể khu di tích lên trên 10ha. Vào những dịp lễ, tết, hội hè, giỗ chạp… đã có hàng chục ngàn lượt khách hành hương đến viếng thăm lăng mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Ngoài giá trị văn hóa, khu di tích Nguyễn Sinh Sắc mang dấu ấn về giá trị văn hóa chính trị sâu sắc, nơi để các cộng đồng ở miền Nam có dịp tập hợp, thống nhất hướng về tinh thần đoàn kết để xây dựng quê hương giàu đẹp, nơi người dân Đồng Tháp tự hào được gìn giữ một phần niềm tin mà Bác Hồ mong trở lại thăm người thân sinh yêu quý, nơi để nhân dân Đồng Tháp được thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn – đạo lý đẹp của Việt Nam.
Do đó, thiết nghĩ thế hệ trẻ Đồng Tháp hôm nay nói riêng, miền Nam nói chung hãy dành thời gian tìm về địa chỉ này để tham quan, để được có dịp rung động trước di ảnh, trước hành động của Cụ với nhân dân Hòa An – Đồng Tháp và nhân dân miền Nam. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, khu di tích Nguyễn Sinh Sắc là điểm du lịch văn hóa nổi bật, nơi du khách tham quan, tìm hiểu về các giá trị văn hóa, nhân văn của dân tộc Việt Nam ở Nam bộ
Ngày nay, khu di tích Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là tựa đề nóng bỏng trong các ngành du lịch, là nơi có nhiều khách tham quan và được nhiều người biết đến với câu ca dao:
“Tháp mười đẹp nhất bông senViệt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc Hay Nhất – Mẫu 3
Thuyết minh về lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc hay nhất sẽ là một trong những tư liệu tham khảo không thể bỏ qua giúp bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về di tích lịch sử này.
Có dịp đặt chân lên mảnh đất Đồng Tháp và đến thăm khu di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lớp thế hệ trẻ hôm nay như được lắng lòng với khung cảnh rất đỗi gần gũi mà thiêng liêng cùng nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử.
Nằm cách trung tâm TP. Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) khoảng 1 km, Khu di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc dù luôn tấp nập người tìm đến tham quan, vẫn giữ được sự tĩnh lặng, thanh bình của vườn cây xanh mát và những đóa sen tỏa hương thơm ngát. Với diện tích gần 10 ha, Khu di tích có các hạng mục chính: Mộ, đền thờ, tượng chân dung bằng đá trắng, nhà trưng bày giới thiệu về thân thế sự nghiệp, một góc làng Hòa An xưa (nay là TP. Cao Lãnh), nơi cụ sinh sống ở Đồng Tháp và nhà sàn Bác Hồ được phục dựng lại.
Theo chân người hướng dẫn viên du lịch, du khách đến Lăng mộ cụ Phó bảng để thắp nén hương thơm tỏ lòng thành kính và biết ơn sâu sắc đến một nhân sĩ yêu nước, thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Điểm nhấn của lăng mộ là mái hình cánh sen cách điệu giống hình dáng bàn tay xòe úp xuống, trên mái đắp nổi tượng 9 con rồng, tượng trưng cho nhân dân các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long ngày đêm chở che, ôm ấp để cụ yên nghỉ.
Mộ được ốp bằng đá hoa cương, nền mộ bằng đá mài hình lục giác không đều, mở rộng dần ra hai bên và phía trước. Xung quanh có nhiều loại hoa trái, cây cảnh quý được các vị lãnh đạo, người dân hiến tặng và mang đến trồng lưu niệm. Tiếp đó, du khách đến khu nhà lưu niệm trưng bày nhiều hiện vật, tư liệu liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của cụ, nhất là thời gian cụ ở Cao Lãnh.
Nơi đây tái hiện chân thực từng giai đoạn gắn liền cuộc đời cụ Phó bảng từ quê hương và gia đình; những năm tháng khổ luyện thành tài; chốn quan trường – từ quan vào Nam hoạt động; tình cảm của cụ Nguyễn Sinh Sắc với nhân dân Hòa An và tình cảm của nhân dân Hòa An cùng cả nước đối với cụ…
Nghe những câu chuyện kể, du khách càng thêm hiểu tầm ảnh hưởng của cụ Nguyễn Sinh Sắc đến nhân cách và cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một điểm nhấn trong Khu di tích nữa là ngôi nhà sàn Bác Hồ được phục chế nguyên mẫu ngôi nhà sàn của Bác ở thủ đô Hà Nội. Tại đây, những hiện vật được tái dựng, sắp xếp chân thực giúp mỗi du khách tìm đến có thể cảm nhận và hình dung được cuộc đời thanh đạm của Bác từ góc làm việc đến nơi nghỉ ngơi. Đây cũng là cách để những người dân miền Nam không có điều kiện ra thăm Thủ đô Hà Nội vẫn cảm thấy như được thăm ngôi nhà sàn của Bác ở Phủ Chủ tịch khi đến tham quan khu di tích.
Với kiến trúc độc đáo và giá trị văn hóa lịch sử sâu sắc, sau nhiều lần tôn tạo, Khu di tích Mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc từ năm 1992 đã trở thành một quần thể di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia – cũng là địa điểm du lịch về nguồn nổi tiếng của xứ sở sen hồng. Giờ đây, không chỉ với người dân địa phương mà cả những ai đã một lần đến mảnh đất này đều xem phần mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc chính là một biểu tượng của tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng.
Ở đó, khi nghe hướng dẫn viên giới thiệu “Đối với Bác Hồ kính yêu, ước mơ tha thiết của Bác là có thể về thăm miền Nam; đặc biệt là về thăm vùng đất Cao Lãnh – nơi có hương hồn và anh linh của người cha, nhưng ước mơ rất đỗi bình dị này chưa kịp thực hiện được thì Bác đã qua đời”… mỗi chúng ta không kìm nén được cảm xúc. Để rồi tự hứa với lòng mình sẽ tiếp tục cố gắng hơn nữa trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Lăng Bác 🌟 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc Ngắn Gọn – Mẫu 4
Đón đọc bài văn thuyết minh về lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ngắn gọn với cách diễn đạt súc tích mà vẫn đảm bảo đầy đủ những thông tin cơ bản cần có trong bài viết.
Khu di tích Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở phường 4, thành phố Cao Lãnh là một địa điểm thu hút nhiều du khách thập phương khi đến thăm tỉnh Đồng Tháp.
Cụ Nguyễn Sinh Sắc là thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cụ sinh năm Nhâm Tuất (1862) tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm Giáp Ngọ (1894), cụ đỗ Cử nhân, năm Tân Sửu (1901), cụ đỗ Phó bảng và năm 1906 nhậm chức “Thừa Biện Bộ Lễ”, sau đó là Tri phủ lĩnh nhiệm Tri huyện Bình Khê (Bình Định). Trong thời gian làm quan, cụ luôn đứng về phía dân nghèo và truyền bá tư tưởng yêu nước, thương dân.
Sau đó, cụ về ở tại làng Hòa An, Cao Lãnh tiếp tục truyền bá chủ nghĩa yêu nước trong nhân dân và bốc thuốc, chữa bệnh cho bà con. Cụ mất vào ngày 27 tháng 10 năm Kỷ Tỵ, nhằm ngày 27 tháng 11 năm 1929 dương lịch, hưởng thọ 67 tuổi. Sau ngày giải phóng, để đáp ứng yêu cầu tình cảm của nhân dân đối với cụ Nguyễn Sinh Sắc và Bác Hồ, Tỉnh ủy Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp) quyết định xây dựng khu vực mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Năm 1992, Khu di tích Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc được công nhận Di tích Lịch sử – Văn hóa tọa lạc tại phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Nơi an nghỉ của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc được che chắn bởi mái vòm cách điệu cánh hoa sen với 9 đầu rồng, như tấm lòng thành kính của nhân dân Đồng bằng sông Cửu Long đối với Cụ.
Đến thăm lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc mang đến cho du khách những hoài niệm xưa cũ và tưởng nhớ đến công ơn của nhà nho yêu nước – thân phụ của Bác Hồ kính yêu.
Gửi tặng bạn 💕 Thuyết Minh Về Bến Nhà Rồng 💕 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Giới Thiệu Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc – Mẫu 5
Tham khảo văn mẫu giới thiệu về lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc sẽ giúp các em học sinh định hướng làm bài và hoàn thành tốt bài viết của mình.
Sự lan tỏa và sức hút của vùng đất “địa linh nhân kiệt” đã đưa nhiều nhân vật lịch sử, trí thức yêu nước đến vùng đất Sen hồng – Đồng Tháp, để lại cho thế hệ hôm nay nhiều di chỉ, di tích mang tầm di sản văn hóa quốc gia và quốc tế. Trong hệ thống đó, Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc là nơi thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh yên nghỉ. Khu di tích này đã trở thành địa chỉ văn hóa độc đáo ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nơi nhân dân Đồng Tháp được thể hiện lòng tự hào, niềm vinh hạnh…
Trên góc độ tiếp cận lịch sử, văn hóa, từng bước nhận diện những giá trị văn hóa khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, từ đó thế hệ trẻ, du khách có thể nhận thức những giá trị nhân văn khi tham quan tại địa chỉ văn hóa đặc biệt này. Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, thuộc địa bàn làng Hòa An xưa, nay thuộc phường 4, Tp. Cao lãnh. Làng Hòa An là một địa danh văn hóa mang nhiều dấu ấn lịch sử, gắn liền với các hoạt động vận động chính trị thành lập tổ chức Đảng đầu tiên ở Đồng Tháp, các hoạt động đấu tranh trực diện với kẻ thù giải phóng dân tộc, trong đó có sự kiện của nhân Đồng Tháp đấu tranh chống lại sự phá hoại của kẻ thù để bảo vệ ngôi mộ Cụ trong thời gian chiến tranh.
Suốt trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời hiện đại, nhân dân làng Hòa An Đồng Tháp đã nỗ lực ngày đêm bảo vệ ngôi mộ của Cụ. Nhân dân Đồng Tháp xem đây là biểu tượng của sự chờ sự đợi mong ngày đoàn tụ, đó là mong ngày Nam Bắc thống nhất, hết giặc giã, Bác Hồ sẽ về thăm mộ cha để mọi người có dịp gặp Bác. Hành động bảo vệ mộ Cụ đã tỏ rõ thái độ của mình đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh, đó là đặt niềm tin cho sự thống nhất đất nước sớm thành hiện thực, mong được đón Bác trở vào niềm Nam, ngày thống nhất tổ quốc là một ước vọng chung của cả dân tộc Việt Nam.
Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc là nơi để nhân dân miền Nam hướng về miền Bắc nơi di hài Bác Hồ được chăm sóc và bảo vệ, mỗi khi có dịp lễ, tết truyền thống nhân dân các nơi tề tụ về đây, nhắc nhở với nhau rằng Nam – Bắc một nhà được thống nhất, một mối giang sơn cần được tiếp tục tự hào và củng cố. Từ đền thờ đến nhà trưng bày về cuộc đời Cụ Phó bảng cho người tham quan biết, hiểu được nhiều thông tin về quê quán, toàn bộ quá trình hoạt động khi sinh thời cho đến ngày Cụ yên nghỉ tại làng Hòa An và được nhân dân trân trọng chăm sóc và bảo vệ.
Đây là không gian văn hóa chứng minh cho thấy người dân Đồng Tháp thể hiện được tinh thần đoàn kết dân tộc, trong số người chăm sóc Cụ không phân biệt tôn giáo, thành phần xã hội, trong đó có những người giàu có, từ ông Cả đến người nông dân nghèo khó vùng Hòa An. Bấy giờ họ không phân biệt Cụ là người ở miền nào? Chỉ biết là Cụ đến Cao Lãnh vận động yêu nước, dạy chữ và hốt thuốc cứu người. Đó là ở phần 4, trưng bày về “Tình cảm của Cụ Sắc đối với nhân dân Hòa An và tình cảm nhân dân Hòa An và cả nước đối với Cụ”.
Khu vực Nhà sàn Bác Hồ và vườn ao cá, với tỷ lệ xây dựng 1:1, đây là nơi người du khách tham quan được tận mắt nhìn thấy không gian làm việc của Bác Hồ – Chủ tịch nước lúc sinh thời tại Thủ đô, dành cho những ai chưa có điều kiện đi ra Hà Nội. Không gian văn hóa này là tình cảm của nhân dân Đồng Tháp dành riêng cho Người, họ luôn tự hào có thể đến tham quan khu di tích là mọi người có thể gặp được Bác. Dấu ấn rất được du khách in đậm trong tâm là cuộc sống giản dị, thanh bạch, gần gũi thiên nhiên của Người, trong đó cây vú sữa nhân dân miền Nam tặng Người cũng được tái dựng ở không gian đặc biệt này.
Lễ giỗ Cụ hàng năm có đến hơn 100 ngàn lượt khách tham quan và viếng thăm, họ đến từ khắp các tỉnh – thành, họ mang đến những sản vật từ dân dã đến quý lạ, dâng viếng, cúng trước anh linh Cụ, với thành phần không phân biệt tôn giáo, chức sắc, từ lãnh đạo chính quyền đến nhân dân đồng lòng tưởng nhớ ghi ơn Cụ, trong đó công lao vô cùng to lớn của Cụ đối với dân tộc Việt Nam đã sinh ra và nuôi dưỡng một lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh.
Không gian văn hóa làng Hòa An là phần tái dựng một góc làng Hòa An xưa, với diện tích trên 22.000m2, tái hiện lại không gian tự nhiên con rạch Cái Tôm, vườn cây ăn trái, những hàng dừa, cầu khỉ, đường làng quanh co… Một không gian văn hóa làng Hòa An thân quen đầu thế kỉ XX, với những ngôi nhà ở cổ truyền thống của các hộ dân trong làng; Những hình ảnh sinh hoạt văn hóa – giải trí, sản xuất mô tả một phần mưu sinh của người dân làng Hòa An.
Không gian các tổ hợp sinh hoạt giải trí có tổ hợp sinh hoạt đờn ca tài tử, là một loại hình giải trí của người dân sau những giờ lao động mệt nhọc, là tiếng tâm tình của những người xa xứ vọng về cố hương là nổi niềm u uất trước thế sự và thời cuộc; Sinh hoạt trò chơi dân gian đá gà, với câu ca lưu truyền: “Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh (Hòa An)”, đá gà là thú vui chơi trong lễ tết người dân ngày xưa, thú vui giải trí mang sắc thái thượng võ dân gian, đậm đà bản sắc dân tộc.
Bên cạnh còn có không gian văn hóa gói – nấu bánh tét, một thứ bánh không thể thiếu của tết Việt ở Nam bộ, bánh tét được dâng cúng tổ tiên, làm quà biếu người thân, bạn quý… mỗi đòn bánh tét được gói trong nó những tinh hoa của sản vật nông nghiệp trong vùng, từ nguyên liệu bên trong cho đến lá gói, chúng hòa quyện vào nhau làm cho mang hương vị quê hương thơm xa…
Tóm lại, khu di tích Nguyễn Sinh Sắc là điểm du lịch nổi bật ở Nam bộ, ngoài mang ý nghĩa di sản văn hóa, di tích mang những dấn ấn không phải nơi nào cũng có, đó là nơi yên nghỉ của trí thức yêu nước, người sinh thành lãnh tụ cách mạng của dân tộc Việt Nam, nơi nhân dân Đồng Tháp rất được tự hào và tôn vinh, vì thay Người chăm sóc thân sinh.
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc Đạt Điểm Cao – Mẫu 6
Để viết bài thuyết minh về lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đạt điểm cao, các em học sinh cần luyện tập và nâng cao kỹ năng viết của bản thân. Đón đọc bài văn mẫu hay dưới đây:
Tại Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc (TP. Cao Lãnh) hàng ngày có hàng trăm người dân từ khắp nơi đến kính viếng, bày tỏ lòng biết ơn khi Cụ Sắc đã sinh cho đất nước một vị lãnh tụ vĩ đại.
Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh – sau khi từ quan đã về Cao Lãnh (Đồng Tháp ngày nay) vào năm 1917. Khi Cụ Sắc đặt chân đến Cao Lãnh, được ông Trần Bá Lê – một thương gia sẵn lòng cất cho cụ một căn nhà ngay trong khu vườn của mình. Trong thời gian ở đây, cụ Sắc dạy học và kê thuốc chữa bệnh cho người dân trong vùng. Tại căn nhà này, các nhà nho yêu nước thời đó như Võ Hoành, cụ Lê Chánh Đáng, cụ Nguyễn Quang Diêu… thường xuyên họp bàn việc nước với cụ Sắc.
Theo tài liệu ghi lại, ông Trần Bá Lê là người tạo điều kiện và giúp cụ Sắc rất nhiều khi cụ Sắc ở Cao Lãnh. Ông Lê từng bỏ tiền đóng ghe tàu đi HongKong, Thái Lan kinh doanh, dành tiền đóng góp cho phong trào yêu nước thời đó. Ở Cao Lãnh được 2 năm, cụ Sắc rời đi các tỉnh khác hoạt động. Đến năm 1927, tức 10 năm sau, Cụ trở lại Cao Lãnh lần thứ 2 và quyết định gắn bó với mảnh đất này đến cuối đời. Cũng thời điểm này, lãnh đạo tổ chức Thanh niên Cách mạng Đồng Chí Hội đã bố trí Cụ Sắc đến ở nhà ông Lê Văn Giáo – tại làng Hòa An (nay là xã Hòa An, TP. Cao Lãnh).
Sinh thời ông Văn Giáo làm nghề chèo ghe mướn, góa vợ, một mình nuôi con nên cuộc sống cũng khó khăn nhưng vì cảm phục đức độ cụ Phó Bảng, gia đình ông Giáo vẫn sẵn lòng cho cụ Sắc vào nhà ở. Từ ngày cụ Sắc về ở, nhà ông Giáo trở thành nơi hội tụ những nhà nho yêu nước lúc bây giờ. Những lúc như vậy, ông Giáo thường ra ngoài sân đan thúng nhằm canh chừng tai mắt của bọn giặc Pháp dòm ngó.
Trong thời gian ở đây, hàng ngày Cụ Sắc đi bộ ra tiệm thuốc Hằng An Đường ở chợ Cao Lãnh để xem mạch, kê toa trị bệnh cho bà con ở địa phương đồng thời tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước cho nhân dân. Cụ Sắc ở nhà ông Giáo chỉ được 2 năm, do bệnh già, sức yếu nên Cụ Sắc đã qua đời vào rạng sáng ngày 27/10 năm 1929, hưởng thọ 67 tuổi. Khi Cụ Sắc mất, gia đình ông Giáo cũng như bà con Hòa An vô cùng thương tiếc. Cảm phục trước tấm lòng yêu nước, thương dân của Cụ Sắc, người dân địa phương lúc bấy giờ đa phần “nghèo rớt mồng tơi” vẫn chung tay lo an táng cụ như cho chính người thân của mình tại miếu Trời Sanh (cạnh chùa Hòa Long hiện nay).
Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng (30/4/1975) mặc dù còn nhiều việc bề bộn khẩn cấp, nhưng để đáp ứng yêu cầu về tình cảm của người dân đối với Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy Sa Đéc (nay là Đồng Tháp) quyết định xây dựng Khu mộ Cụ Phó Bảng, ông Nguyễn Thành Mậu – Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận dân tộc Giải phóng Tỉnh làm Trưởng Ban xây dựng; kiến trúc sư Đinh Khắc Giao người Nam Đàn phụ trách việc thiết kế. Ngày 22/8/1975, ông Nguyễn Thế Hữu – Bí thư tỉnh ủy Sa Đéc chủ trì lễ khởi công xây dựng khu mộ Cụ Nguyễn Sinh Sắc.
Trong suốt 17 tháng thi công, lúc nào cũng có từ 200 – 700 người dân ở các xã Hòa An, Tịnh Thới, Tân Thuận Đông, Mỹ Trà… các thầy cô giáo, học sinh, sinh viên, bộ đội… đến góp công xây dựng khu mộ. Đặc biệt, còn có những cụ già đã 60, 70 tuổi vẫn đến xin góp công sức xây dựng khu mộ Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc. Sau gần 2 năm thi công đến ngày 13/02/1977, Khu mộ Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc được khánh thành. Trong ngày trọng đại này, đồng chí cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Hữu Thọ cùng đại diện Đảng chính quyền, nhân dân Thủ đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nghệ Tĩnh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu long cùng đến tham dự.
Ngày nay, nhân dân Đồng Tháp vẫn tiếp nối truyền thống yêu nước, tiếp tục bày tỏ lòng kính yêu đối với Cụ Phó Bảng và Bác Hồ qua những đóng góp thiết thực. Đối với những gia đình có mối quan hệ mật thiết với cụ Phó Bảng, bà con sẵn sàng tặng lại các hiện vật, tư liệu liên quan đến cụ Sắc… Đặc biệt trong thời gian tôn tạo Khu di tích, nhiều cá nhân, đơn vị, gia đình hiến tặng nhiều cây kiểng quý.
Ngày nay sau nhiều lần tôn tạo, khu phần mộ Cụ Nguyễn Sinh Sắc đã trở thành một quần thể di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia, tọa lạc tại số 123/1, đường Phạm Hữu Lầu, thuộc phường 4, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Giới thiệu đến bạn 🌟 Thuyết Minh Về Khu Di Tích Lịch Sử Pác Bó 🌟 15 Bài Hay Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc Chọn Lọc – Mẫu 7
Bài văn thuyết minh về lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc chọn lọc sẽ mang đến những gợi ý hay để bạn thực hiện bài viết của mình.
Nếu có dịp về Ðồng Tháp, một địa chỉ về nguồn lịch sử bạn không thể không ghé thăm đó là Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, nơi yên nghỉ của thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc dù tọa lạc tại trung tâm TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp (số 123/1, đường Phạm Hữu Lầu, phường 4), song khu Mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc khá yên tĩnh, là nơi để du khách tìm đến viếng thăm với lòng tôn kính, tri ân một nhà Nho “yêu nước thương dân” – một nhân cách thanh cao, bình dị mà vô cùng tôn quý, suốt cuộc đời không ham danh lợi, luôn lo cho nước cho dân.
Cụ Nguyễn Sinh Sắc sinh ra và lớn lên tại Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm Tân Sửu (1901), cụ đỗ Phó bảng và năm 1906 nhậm chức “Thừa biện Bộ Lễ” và sau đó là Tri phủ lĩnh nhiệm Tri huyện Bình Khê (Bình Định). Trong thời gian làm quan, cụ tìm gặp và kết thâm giao với các nhà Nho yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Vương Thúc Quý và cụ luôn đứng về phía dân nghèo, trừng trị bọn cường hào ác bá.
Từ quan, sau khi bôn ba khắp nơi, cụ về sinh sống tại làng Hòa An thuộc tỉnh Đồng Tháp để dạy học, bốc thuốc chữa bệnh giúp đỡ người nghèo và sống cuộc đời thanh bạch, truyền bá chủ nghĩa yêu nước và nằm lại lòng đất mẹ Hòa An – Cao Lãnh vào ngày 27/10/1929. Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào ngày 9/4/1992, được xem là một quần thể công trình lịch sử văn hóa lưu niệm nổi tiếng của tỉnh Đồng Tháp và Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong diện tích gần 10ha, điểm nhấn là mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Trước khu mộ là hồ sen hình ngôi sao 5 cánh, giữa hồ là đài sen trắng cách điệu sừng sững cao 6,5m tượng trưng cho cuộc đời thanh bạch của cụ Phó bảng. Ngoài ra, trong khu di tích còn tái hiện lại nét đẹp của không gian văn hóa làng Hòa An quen thuộc ở đầu thế kỷ 20.
Với diện tích trên 22.000m2, nơi những ngôi nhà ở truyền thống của các hộ dân trong làng, có con rạch Cái Tôm, vườn cây ăn trái, những hàng dừa, cây cầu khỉ, đường làng quanh co. Những hình ảnh sinh hoạt văn hóa, giải trí, sản xuất mô tả một phần mưu sinh của làng Hòa An. Bên trong ngôi làng Hòa An, nổi bật và ấn tượng là những ngôi nhà có kiến trúc gỗ cổ truyền thống, được xây dựng tỷ lệ 1/1 như: nhà chữ đinh, nhà bát dần, nhà nọc ngựa, nhà sàn.
Trong các ngôi nhà này được bày trí với các không gian chính, phụ, thể hiện nếp ăn, nếp ở, thờ cúng ông bà tổ tiên mang đậm bản sắc văn hóa và tính cách con người Hòa An xưa. Cùng với không gian nhà ở, một số hình ảnh sinh động về sinh hoạt của những làng nghề tiêu biểu của người dân Hòa An xưa là nghề trồng và xắt thuốc lá với sản phẩm nổi danh “thuốc rê Cao Lãnh”; làng nghề chằm lá lợp nhà, nghề mộc, nghề rèn và xay lúa, giã gạo từng là niềm tự hào về bàn tay tài hoa đầy sáng tạo của người dân Hòa An.
Từ ngày khánh thành và đưa vào phục vụ khách viếng tham quan đến nay, Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc đã phát huy tốt các giá trị tài liệu hiện vật hiện có. Khu di tích đã đón tiếp phục vụ nhiều đối tượng khách trong và ngoài nước, các nhà lãnh đạo cấp cao, các bậc lão thành, cựu chiến binh, các nhà nghiên cứu và nhân dân đến tham viếng. Nơi đây cũng là sợi chỉ đỏ về nguồn của bao thế hệ học sinh, sinh viên để sinh hoạt truyền thống mà nhất là đợt sinh hoạt chính trị học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Hằng năm, tỉnh Đồng Tháp tổ chức Lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc vào ngày 28/10 âm lịch, có hơn 100 nghìn lượt khách tham quan và viếng thăm. Họ đến từ khắp các tỉnh, thành, mang đến những sản vật từ dân dã đến quý lạ, dâng viếng, cúng trước anh linh cụ, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, thể hiện tấm lòng tôn kính, biết ơn sâu sắc đối với công lao, đạo đức, nhân cách cao cả của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Thuyết Minh Về Khu Di Tích Lịch Sử Tân Trào 🌺 15 Bài Hay
Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc Học Sinh Giỏi – Mẫu 8
Tham khảo bài thuyết minh về lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và cùng tìm hiểu về một trong những địa danh gắn liền với người cha thân sinh của Bác Hồ vĩ đại.
Người Việt hầu như ai cũng thuộc nằm lòng câu ca dao:
“Tháp Mười đẹp nhất bông senViệt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.
Ngôn từ dân gian súc tích, mộc mạc nhưng đã khắc họa được sự cống hiến vĩ đại của Bác Hồ đối với dân tộc Việt Nam ta, đưa non sông ta đến với chặng đường lịch sử chói lọi, quang vinh. Bác đã hi sinh cả đời để đất nước hình chữ “S” rạng ngời cùng năm châu bốn bể, cũng như những đóa sen hồng luôn tận hiến đời mình để làm rạng rỡ quê hương Tháp Mười dấu yêu.
Người dân “xứ sở sen hồng” Đồng Tháp rất tự hào khi nhắc đến câu ca dao mộc mạc ấy, nhưng bà con nơi đây còn có một niềm tự hào nữa, là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, từng chọn đất “sen hồng” làm nơi trú chân trên bước đường phiêu bạt tìm phương kế giúp dân, cứu nước. Đến khi cụ Phó trút hơi thở cuối cùng, mảnh đất và con người Đồng Tháp nhân hậu nghĩa tình đã ôm cụ vào lòng, ru yên giấc nghìn thu.
Đầu hè, nắng phương Nam rừng rực mọi góc trời. Vài trận mưa đủ sức xua tan cái nóng miền châu thổ. Vậy mà, bất chấp sự khắc nghiệt của thời tiết, du khách về viếng mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc nơi thủ phủ sen hồng. Mộ cụ Phó bảng đặt trong khuôn viên Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, rộng 10 ha, tọa lạc tại đường Phạm Hữu Lầu, phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đây là khu di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng của tỉnh Đồng Tháp, được Bộ Văn hóa thông tin công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa cấp Quốc gia ngày 9/4/1992.
Mùa hè, khi cánh phượng nghiêng mình xõa những chùm tóc đỏ xuống hồ sen, vài chú ve tinh nghịch bắt đầu cất lên tiếng nhạc du dương giữa điệp trùng cây lá. Khuôn viên khu di tích rợp bóng cây xanh chen lẫn với những khóm hoa kiểng thi nhau khoe sắc, nên đến đây, ta có cảm giác thư thái như đi dạo trong một hoa viên. Mặc dù vậy, không khí tĩnh lặng tôn nghiêm vẫn bao trùm tất cả. Dạo bước trong khuôn viên di tích, du khách sẽ bắt gặp hình ảnh căn nhà sàn gỗ của Bác Hồ được tái hiện đúng nguyên mẫu như ở khu Phủ Chủ tịch tận Hà Nội, cũng có hàng dâm bục, những cây bưởi sai trái trong vườn, cây vú sữa và cả hồ cá trong veo bên cạnh.
Thế nhưng, phía trước căn nhà còn xuất hiện những cây dừa xanh soi bóng nước, những khóm sen Tháp Mười tươi hồng dưới ánh nắng lung linh. Đi quanh các con đường mòn dưới những hàng cau thẳng tắp, thoang thoảng hương sen khiến như ngôi nhà tranh của Bác ở làng Sen (Nghệ An), hay căn nhà ngói bếp tranh khiêm cung ở đường Mai Thúc Loan, thành phố Huế, nơi trước đây gia đình cụ Nguyễn Sinh Sắc từng sinh sống chờ ứng thí kỳ thi Hội.
Dường như, cả hành trình dài dằng dặc, nhiều gian khổ nhưng cũng đầy vinh quang của gia đình cụ Phó bảng đã được tái hiện một cách khéo léo trong khu di tích này, thể hiện qua từng dáng cây ngọn cỏ, tạo nên sự nên sự hòa quyện về cảnh sắc và cả dấu ấn văn hóa lịch sử.
Trước mắt du khách là một mái vòm trắng tinh, có dáng hình như bàn tay úp ngược che chở cho ngôi mộ bằng đá hoa cương bên dưới. Người bạn đồng hành tinh ý nhận ra, cái mái vòm trắng kia giống một cánh sen thanh khiết, cứng cáp vững chãi nhưng cũng nhẹ nhàng, uyển chuyển vô song. Một bạn khác lại bảo, nhìn mái vòm này giống như vỏ của một con trai khổng lồ, nó đang chứa đựng một viên ngọc lấp lánh bên trong, đó chính là ngôi mộ đang nghi ngút khói hương của bậc danh sĩ một lòng yêu nước thương dân.
Có lẽ, hiếm nơi nào mà kiến trúc của một khu mộ phần lại gợi nhiều liên tưởng thú vị đến thế, mà nhìn ở góc độ nào ta cũng thấy cái hay cái đẹp trong đó. Trên mái vòm trắng bắt gặp chín đường gân dài, đầu mỗi đường gân được chế tác thành một đầu rồng tượng trưng cho vùng đất và con người “Cửu Long” lúc nào cũng luôn ôm ấp, bảo vệ mộ phần cho bậc hiền nhân.
Phía trước khu mộ là một hồ sen rộng được xây dựng theo hình ngôi sao năm cánh như lá cờ Tổ quốc Việt Nam. Giữa hồ sen là một đài sen khổng lồ cách điệu được chế tác bằng đá trắng, tượng trưng xứ sở sen Đồng Tháp, cho làng Sen quê Bác và cũng là vẻ đẹp một đời kiên trung, thanh sạch của cụ Nguyễn Sinh Sắc. Chính gam màu trắng chủ đạo điểm xuyết vài nét chấm phá của cây xanh, của sen hồng khiến cho không gian nơi đây trở nên thanh thoát lạ thường.
Cụ Nguyễn Sinh Sắc đã chọn đất Cửu Long này làm chỗ trú thân sau khi dứt áo rời chốn quan trường. Có điều, cụ Phó bảng khác với phần lớn các Nho sĩ phong kiến đương thời. Bởi lẽ, các nhà Nho xưa khi chán cảnh quan trường thường tìm cách sống ẩn dật, xa chốn thị phi, không màn thế sự. Cụ Nguyễn Sinh Sắc cũng là một nhà Nho chánh hiệu, từng khổ công học chữ Thánh hiền với khát vọng “kim bảng đề danh” rồi ra làm quan cứu dân giúp nước.
Thế nhưng, dù đã đạt được giấc mộng “long vân” khi đậu Phó bảng tại kỳ thi Hội năm Tân Sửu (1901), rồi được làm đến chức Thừa biện bộ Lễ, sau đó là Tri huyện Bình Khê (tỉnh Bình Định), cụ Nguyễn Sinh Sắc vẫn dứt áo rời quan không hề luyến tiếc. Lẽ chính là, thời cuộc khi ấy nhiễu nhương, quan lại ác bá, xách nhiễu dân lành; triều đình nhà Nguyễn không lo được cho thần dân, lại còn bạc nhược trước bọn giặc lang sa cướp nước. Tình cảnh ấy, kẻ sĩ như cụ Phó bảng không thể nào tiếp tục ở chốn quan trường, mà phải tìm con đường khác để đưa dân tộc thoát khỏi cảnh lầm than.
Khi vào Nam, cụ Nguyễn Sinh Sắc vẫn làm những việc có ích của một nhà Nho thực thụ, đó là dạy chữ và bốc thuốc cứu người. Điều này cho thấy, cụ chỉ đoạn tuyệt với chính quyền phong kiến thối nát chớ cụ không hề từ bỏ nhân dân, dù làm một ông quan phụ mẫu hay là một ông thầy đồ nghèo, cụ vẫn hướng đến nhân dân, chăm lo cho người dân cùng khổ. Song, chữ nghĩa và những thang thuốc của cụ Phó bảng cũng chỉ cứu giúp được một bộ phận nhỏ người dân, muốn cứu cả dân tộc thoát khỏi bóng tối của kiếp sống “một cổ hai tròng”, đòi hỏi phải có con đường cách mạng đúng đắn và triệt để.
Có lẽ đó là nỗi trăn trở khiến cụ Phó bảng đã đưa con trai của mình là Nguyễn Tất Thành, tức Chủ tịch Hồ Chí Minh, đến gặp người chí sĩ yêu nước Phan Chu Trinh để bàn phương cách cho Nguyễn Tất Thành sang Pháp tìm đường cứu nước. Để rồi, ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên mảnh khảnh Nguyễn Tất Thành đã ra đi từ bến cảng Nhà Rồng, mở đầu cho một trang rực rỡ của lịch sử dân tộc Việt Nam ta. Trang sử hào hùng ấy sẽ không thể được viết lên nếu không có sự đóng góp to lớn của vị thân sinh Hồ Chủ tịch, tức cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Sinh thời, trong một lần về thăm quê, Bác Hồ tâm sự, thân mẫu của Bác đã mất ở Huế, sau đó được con cháu đưa về quê nhà nơi miền Trung nắng gió; thân phụ của Bác gởi thân ở đất Phương Nam, nơi phù sa bồi đắp, cây lành trái ngọt quanh năm. Từ lâu, Bác đã xem quê hương của Bác là cả tổ quốc Việt Nam. Giờ đây, Người cũng đã an nghỉ nơi Thủ đô yêu dấu, được cả non sông ôm ấp, chở che. Bắc – Trung – Nam nay sum họp một nhà, mùa hoa nối tiếp những mùa hoa, những khúc hoan ca không ngừng vang lên mừng đất nước bước vào vận hội mới.
Trong niềm hân hoan tận hưởng những tháng ngày tươi đẹp, chúng ta không quên nghiêng mình tri ân những người đã tận hiến một đời mình vì dân vì nước, như cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, như Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào
Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc Sinh Động – Mẫu 9
Bài thuyết minh về lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc sinh động sẽ giúp các em học sinh luyện tập cách hành văn phong phú, giàu hình ảnh.
Ghé thăm xứ sở của đất sen hồng, một trong những di tích linh thiêng, du khách không thể bỏ qua là khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – vị thân sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh tọa lạc ở số 123/1 Phạm Hữu Lầu, phường 4, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đây là quần thể kiến trúc văn hoá độc đáo, được Bộ Văn hoá xếp hạng di tích cấp quốc gia ngày 9/4/1992.
Ngôi mộ Cụ Phó bảng quay về hướng đông, có mái hình cánh sen cách điệu giống hình dáng bàn tay xòe úp xuống; trên mái đắp nổi tượng chín con rồng, tượng trưng cho các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long luôn che chở và bảo vệ ngôi mộ người chí sĩ yêu nước. Trên mộ có một đỉnh trầm bằng đá Ngũ Hành Sơn, ngày đêm khói hương thơm ngát.
Khuôn viên lăng mộ có nhiều loại cây cảnh, hoa trái quý hiếm được bà con khắp cả nước mang về trồng lưu niệm, đặc biệt là cây khế gần 300 tuổi (nằm bên trái mộ) và cây sộp hơn 300 tuổi (nằm bên phải mộ). Phía trước mộ là Ao sen hình ngôi sao 5 cánh, chính giữa sừng sững một đài sen trắng cách điệu cao gần 7m, tượng trưng cho cuộc đời thanh bạch, lương tâm trong sáng của Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, và đó cũng là biểu tượng cho quê hương Đồng Tháp.
Rời lăng mộ Cụ Nguyễn, du khách sẽ được tham quan khu nhà lưu niệm trưng bày nhiều hiện vật, tư liệu liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Cụ, nhất là thời gian Cụ ở Cao Lãnh, vùng đất Nam Bộ và khu nhà sàn Bác Hồ được phục chế nguyên mẫu như nhà sàn của Bác ngay tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội. Tại đây du khách cũng có thể cảm nhận và hình dung được cuộc đời thanh đạm của Bác, góc làm việc, nơi nghỉ ngơi của Bác sau giờ làm việc…
Hàng năm, cứ vào ngày 27/10 âm lịch, nhân dân các vùng lân cận lại hội tụ về đây tham dự lễ giỗ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong không khí trang nghiêm, đậm đà bản sắc dân tộc, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Tỉnh Đồng Tháp đã quyết định nâng ngày giỗ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc hằng năm lên thành lễ hội cấp tỉnh.
Lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc hằng năm được tổ chức trang nghiêm, long trọng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng biết ơn của nhân dân đối với cụ Nguyễn Sinh Sắc. Thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao sẽ phát huy giá trị lịch sử văn hóa gắn với phát triển du lịch của địa phương.
Tiếp theo đón đọc 🌹 Thuyết Minh Về Thành Cổ Quảng Trị 🌹 15 Bài Văn Hay Nhất
Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Đặc Sắc – Mẫu 10
Bài văn mẫu thuyết minh về lăng cụ Phó bảng đặc sắc sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp thuyết minh về một địa danh và đạt điểm cao cho bài viết của mình.
Khu di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc được khởi công xây dựng vào tháng 8/1975 và khánh thành vào tháng 12/1977. Với diện tích 3,6ha, khu di tích được chia thành ba khu vực chính gồm: Khu lăng mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Nhà sàn Bác Hồ và Ao sen.
Là một cậu bé hiền lành, thông minh, hiếu học nhưng mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Nguyễn Sinh Sắc được nhà nho Hoàng Xuân Đường nhận làm con nuôi và cho học hành tử tế. Sau đó, ông vào Vinh tham dự kỳ thi Hương và đỗ cử nhân. Lúc này, ông được cụ Hoàng gả con gái của mình là Hoàng Thị Loan làm vợ. Về sau, ông đỗ Phó bảng và ra làm quan cho nhà Nguyễn. Cuối đời, ông sinh sống và làm nghề dạy học, bốc thuốc tại làng Hòa An, Cao Lãnh, Đồng Tháp.
Bên trong vòm mộ được phủ bằng một cánh sen úp xuống để che nắng – che mưa; trên những cánh sen này tạc hình chín đầu rồng – biểu tượng cho dân tộc Việt Nam là “Con Rồng – Cháu Tiên” (theo truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời nói lên niềm tự hào to lớn của đồng bào vùng châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long (Chín Rồng). Đặc biệt là sắc thái riêng của nhân dân Đồng Tháp với cánh sen “Tháp Mười đẹp nhất bông sen…” đã quyết tâm gìn giữ, tôn tạo ngôi mộ cụ an toàn cho đến ngày hôm nay…
Cạnh đấy, một ngôi nhà truyền thống được dựng lên, bên trong có những dấu ấn về cuộc đời hoạt động của cụ Phó bảng được tái hiện với những kỷ vật trong chủ đề: “Kỷ vật của cụ Phó bảng NGUYỄN SINH SẮC” nhằm giới thiệu thân thế – sự nghiệp cụ Phó bảng với nhiều hình ảnh, tư liệu mang tính khoa học và những chi tiết đầy đủ về lý lịch và gia đình cụ – nhất là căn cứ “Nhất triều đăng khoa lục” xác minh rõ cụ thi đỗ Phó bảng năm Thành Thái thứ 16. Cụ vào Huế làm Tri huyện từ tháng 10/1909 đến tháng 1/1910. Cụ vào Sài Gòn năm 1911 và đến năm 1920 cụ trở ra Phan Thiết đến năm 1923.
Sau thời gian này, cụ đến Mỹ Tho – nay thuộc tỉnh Tiền Giang, rồi di chuyển nhiều lần trong tỉnh Long Xuyên – Châu Đốc, trú ngụ tại chùa Giồng Thành – Tân Châu, rồi đến Sa Đéc… và cuối cùng cư trú tại Cao Lãnh và mất năm Kỷ Tỵ (26/11/1929), an táng cách thị xã Cao Lãnh non một cây số theo tỉnh lộ 23. Trước đây, chỗ này là một khu vườn tre, ao nước hoang vu, chỉ có một gốc cây to bọng ruột, thỉnh thoảng mới có một vài người đến cúng vái gọi là Miếu Trời sanh. Về sau được trùng tu trông khá đẹp mắt. Thời Pháp thuộc, mặc dù giặc theo dõi gắt gao nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân địa phương thường xuyên chăm sóc mộ cụ một cách chu đáo.
Trong thời kỳ chống đế quốc Mỹ, giặc luôn rình rập những người lui tới khu vực này. Trong những dịp lễ lớn, thanh minh, ngày tết… bọn giặc luôn luân phiên canh gác suốt ngày đêm. Song, khi mặt trời vừa ló dạng là chúng phải giật mình ngạc nhiên và khiếp đảm vì ngôi mộ đã được quét vôi mới trắng tinh, khẳng định lòng thành kính, biết ơn vô bờ của con dân nước Việt với vị thân sinh ra người con ưu tú của dân tộc – lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Hiện nay, trong khuôn viên lăng mộ cụ Phó bảng, khách viếng thăm còn được chiêm ngưỡng ngôi nhà sàn Bác Hồ được xây dựng theo dáng vẻ y hệt kiểu nhà sàn Bác Hồ ở Hà Nội, do kiến trúc sư đến tận nơi nghiên cứu, thiết kế đồ án, phục chế y chang kích cỡ để giữ mãi di tích lịch sử, ngõ hầu nhắc nhở mọi người và thế hệ con cháu mai sau luôn nhớ mãi về một vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước có một cuộc sống giản dị, bình thường mà cả đời hy sinh cho dân tộc, cho Tổ quốc. Đó là tấm gương sáng ngàn đời để lớp người chúng ta học tập, noi theo…
Kỷ niệm 81 năm (1929 – 2010) ngày giỗ lần thứ 81 của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, ngày 2/12/2010 Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức Lễ khánh thành công trình bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trên diện tích 91.126m2. Trong đó, đất bảo tồn, tôn tạo là 26.113m2, đất tái hiện lịch sử gần 8.000m2, đất tái hiện làng Hòa An cổ trên 22.000m2, đất dành để vui chơi-giải trí và dịch vụ đón tiếp khách gần 25.000m2 và đất làm hệ thống đường giao thông cùng các hạng mục khác trên 10.000m2… Tổng kinh phí đầu tư hơn 95 tỷ đồng.
Diện tích sau khi mở rộng đã được nâng cấp toàn bộ quần thể khu di tích lên trên 10ha. Nổi bật là việc phục dựng lại một góc làng Hòa An xưa – nơi lần đầu tiên cụ Nguyễn Sinh Sắc đến hoạt động cách mạng và tái hiện lại một góc hình ảnh hoạt động đặc trưng của làng quê Nam bộ… Tỉnh Đồng Tháp đã quyết định nâng ngày giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc hàng năm lên thành lễ hội với quy mô tổ chức thật đa dạng, phong phú, sinh động, hấp dẫn và trang trọng.
Theo đó, phần lễ có thắp hương, dâng tràng hoa nơi phần mộ cụ, lễ dâng hoa, dâng phẩm vật, dâng hương, mặc niệm tưởng nhớ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Phần hội có hoạt động trưng bày, triển lãm bộ ảnh “Kết quả Đại hội X Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp; 1.000 tài liệu tìm hiểu về cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh, quê hương, đất nước, con người Đồng Tháp và sách thiếu nhi; triển lãm tranh thiếu nhi, một số hình ảnh, hiện vật “Cổ vật, bảo vật Quốc gia và khoa sử Việt Nam dưới triều Nguyễn”; triển lãm bộ sưu tập ảnh, tài liệu về chủ đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc bầu cử Quốc hội, chiếu phim về cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, về Bác Hồ…
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Nhà Tù Hỏa Lò 🍀 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc Ý Nghĩa – Mẫu 11
Để viết bài văn thuyết minh về lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ý nghĩa, các em học sinh có thể tham khảo bài mẫu dưới đây để có thêm gợi ý cho mình.
Phần mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc được tọa lạc ở Làng Hòa An Thành phố Cao Lãnh trong không gian yên tĩnh thanh bình của vùng Đồng Tháp Mười. Nơi đây hàng năm đã đón hàng ngàn lượt đồng bào du khách về tham quan tưởng niệm tìm hiểu về cuộc đời và mảnh đất, nơi lưu giữ dấu chân của nhà nho yêu nước, thân sinh chủ tịch Hồ Chí Minh – cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Cụ Nguyễn Sinh Sắc sinh năm 1862 tại xã Chung Cự nay là xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Sau khi đỗ đạt, làm quan rồi từ quan, thân sinh Bác đã đi nhiều nơi làm nghề dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân nghèo và tuyên truyền phong trào yêu nước trong nhân dân. Ông đến với mảnh đất Hòa An, Cao Lãnh vào năm 1917. Từ đây, cơ duyên cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc gắn bó sâu nặng với con người và mảnh đất Hòa An – Cao Lãnh.
Sau 2 năm đầu ở Cao Lãnh, cụ Sắc không ở cố cố định mà đi nhiều nơi để hoạt động. Đến 1927 cụ mới chính thức chọn về sống, hoạt động và gắn bó lâu dài với Hòa An. Khi hay tin đó, cụ Lê Chánh Đáng, một nhân sĩ yêu nước, người bạn tâm giao với cụ Sắc đã bàn với nhóm thanh niên yêu nước mời cụ Sắc về ở nhà ông Năm Giáo, một người đàn ông nghèo góa vợ làm nghề chèo ghe mướn. Hàng ngày, Cụ đi bộ ra chợ Cao Lãnh, xem mạch, kê toa, hốt thuốc và đàm đạo cùng các sỹ phu và các thân chủ ở tiệm thuốc bắc “Hằng An Đường”.
Trong suốt quá trình sinh sống và hoạt động tại đây, cụ Sắc bị Nhà cầm quyền Pháp liên tục theo dõi song cụ vẫn đến được nhiều nơi để giao lưu, tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước. Cụ đã sống những năm tháng tuổi già trong tình cảm ấm áp chở che thương yêu của bà con. Lúc cụ lâm bệnh nặng, đông đảo bà con và các anh thanh niên trong tổ Nông Hội Đỏ đặc biệt là cụ Đáng và cụ Năm Giáo ngày đêm túc trực chăm sóc cho cụ. Đến đêm 26 rạng ngày 27/10 năm Kỷ Tỵ cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Săc đã qua đời, hưởng thọ 67 tuổi.
Sau khi cụ Phó bảng mất, bà con làng Hòa An đã tổ chức lễ tang cho Cụ tại nhà ông Năm Giáo. Buổi sáng ngày 27/11/1929, lễ an táng Cụ diễn ra trang trọng, có cả người già, phụ nữ và rất đông trẻ con đã đưa Cụ về nơi an nghỉ cuối cùng. Báo “Thần chung” do Diệp Văn Kỳ làm chủ nhiệm – một tờ báo yêu nước tiến bộ xuất bản ở Sài Gòn đã đăng bài viết tưởng nhớ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc với nhan đề “Cụ phó bảng Huy tạ thế” ca ngợi tấm lòng nhân hậu vị tha, cuộc đời thanh bạch, giản dị và gần dân của cụ. Cụ Phó bảng mất đi để lại bao niềm tiếc thương cho người dân Nam Kỳ.
Sau ngày cụ Phó bảng qua đời, để hạn chế tầm ảnh hưởng của cụ, cầm quyền Pháp ra lệnh cấm mọi người không ai được phát cỏ quanh khu mộ, chăm sóc mộ. Nhưng mộ Cụ sạt lở chỗ nào thì đêm xuống nhân dân âm thầm đội đá gạch ra lấp lại. Nhân dân Hòa An với tấm lòng kiên trung đã bảo vệ ngôi mộ được vẹn nguyên trong đó có công lao to lớn của các tăng ni Phật tử Chùa Hòa Long, ngôi chùa mà sinh thời cụ thường xuyên đàm đạo với các sư chủ trì việc đời việc nước.
Năm 1954, các đơn vị Bộ đội đã xây dựng ngôi mộ khang trang. Mộ được xây có lan can sắt bao bọc xung quanh, có bia mộ… Tiểu đoàn 311 trước khi xuống tàu tập kết ra miền Bắc đã viếng mộ, các đồng chí chụp ảnh phần mộ và gửi tặng cho Bác Hồ. Đó chính là những bức ảnh được Bác đặt vào hộp sơn mài màu đen để ở ngăn giá sách cao nhất. Chỉ lúc nào thật vắng, Bác mới giở ra xem, tưởng niệm đến người cha thân yêu của mình.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, kẻ thù luôn có ý định phá bỏ, thủ tiêu mộ cụ Phó bảng, người cha của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Năm 1958, theo yêu cầu Nguyễn Quốc Hoàng tỉnh trưởng tỉnh Kiến Phong đã họp bàn việc di dời hài cốt cụ phó bảng đi nơi khác, nhưng thực chất là muốn bốc phá mộ Cụ. Biết được âm mưu đó, bà con Hòa An đã phản đối rất kịch liệt. Không phá hủy mộ được nên chúng cho người ngày đêm canh gác, bắt bớ bất cứ ai đến sửa sang ngôi mộ.
Bà con đã nghĩ ra nhiều cách tổ chức bố trí kết hợp cả lực lượng hợp pháp và lực lượng bí mật, tìm mọi sơ hở của địch mà tiến công: Học sinh, sinh viên từ các nơi nườm nượp đến viếng mộ, nhân dân lừa ép lính gác uống rượu say, tận dụng đêm đen tối trời, chia người đánh lạc hướng giặc để người khác vào quét mộ…, vào những dịp Tết cổ truyền năm nào mộ Cụ cũng được bà con quét vôi và cúng viếng tươm tất.
Việc bảo vệ mộ cụ Sắc bấy giờ đã không đơn giản ở chỗ giữ gìn hài cốt một con người mà trở thành một cuộc đấu tranh chính trị thực sự giữa việc kẻ thù muốn nhổ cái đinh ghim vào mắt chúng hòng xóa sạch lòng tin của nhân dân đối với cách mạng, đối với Bác Hồ với một bên là nhân dân ta vừa bảo vệ lòng tin ở Đảng, ở Bác và còn thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của đồng bào cả nước trước Bác kính yêu.
Ngày15/5/1975 tỉnh Sa Đéc. được giải phóng, một trong những việc đầu tiên là phái đoàn quân dân chính là tổ chức viếng mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc một cách trang trọng. Mặc dù được nhân dân che chở bảo vệ phần mộ Cụ vẫn vẹn nguyên qua hai cuộc kháng chiến nhưng vì ảnh hưởng bởi chiến tranh, nhất là vào năm Mậu Thân, 1968 có một trái bom nổ gần kề ngôi mộ nên xung quanh bị sạt lở, bia mộ bị hư hại nhiều nhưng nhân dân lấy giấy viết rồi dán lên bia mộ Cụ.
Ngày 19/5/1975 ngày sinh nhật đầu tiên của Bác sau ngày đất nước thống nhất, thật cảm động biết bao hàng vạn đồng bào chiến sĩ Đồng Tháp đã kết xe hoa cờ tổ quốc rước ảnh Bác Hồ về viếng mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, đồng bào miền nam đã thực hiện niềm mong ước của Người chưa một lần về thăm mộ của cha.
Giải phóng xong giữa công việc bộn bề nhưng Đảng bộ và nhân dân Đồng Tháp đã nhận thấy việc phải làm là xây dựng mộ cụ Phó bảng, xem đó là công việc đền ơn đáp nghĩa đối với Bác kính yêu. Ngày 22/8/1975 Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Tháp đã tiến hành khởi công xây dựng Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, ngày 13/2/1977 làm lễ khánh thành. Năm 2010 thực hiện dự án “ Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị mộ cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc”, Khu di tích mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc được xây dựng khang trang đặc biệt đã phục dựng lại một góc làng Hòa An xưa nơi đã gắn bó với cụ Sắc những năm tháng cuối đời.
Về Cao Lãnh hôm nay, ngay giữa trung tâm thành phố là phần mộ của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, một công trình mang đậm dấu ấn sinh thái văn hóa của vùng Đồng Tháp Mười được xây dựng rất kỳ công và có ý nghĩa sâu sắc. Che chở ôm ấp lấy phần mộ của cụ là bàn tay yêu thương đồng lòng chung sức của bà con Hòa An, Cao Lãnh đã được cách điệu bằng hình cánh sen có đắp nổi hình tượng chín đầu rồng, tượng trưng cho nhân dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long luôn che chở và bảo vệ ngôi mộ người chí sĩ yêu nước.
Phía trước mộ là đỉnh trầm có tạc hình hoa sen búp được làm bằng đá cẩm thạch Nghệ Tĩnh. Hồ Sen được xây dựng theo mô hình ngôi sao năm cánh tượng trưng cho hình ảnh tổ quốc Việt Nam. Đài sen trắng ở giữa vươn cao lên tượng trưng cho cuộc đời thanh bạch giản dị của cụ Phó bảng. Đó là sen của Đồng Tháp Mười và làng Sen quê hương của Cụ.
Trong lần về thăm quê hương, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Mẹ của Bác mất ở Huế, miền trung, bố của Bác mất ở Cao Lãnh, miền Nam, quê hương của Bác từ lâu là cả tổ quốc Việt Nam. Quả thực những người thân trong gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã an nghỉ cả ba miền của đất nước. Cha của Bác qua đời và an nghỉ ở Đồng Tháp, mẹ của Bác mất ở Huế được chị gái người đưa về quê hương, anh và chị của Người mất và an nghỉ ở quê nhà. Bởi vậy, đồng bào du khách khi về thăm Kim Liên, quê hương Bác, thăm Khu mộ bà Hoàng Thị Loan vẫn băn khoăn tại sao ông Phó Bảng đến nay vẫn an nghỉ ở Miền Nam.
Bởi miền Nam, Hòa An, Cao Lãnh, Đồng Tháp đã là nơi dừng chân cuối cùng của thân sinh Bác, nơi mặc dầu phải xa quê hương hàng ngàn km nhưng cụ Phó bảng vẫn được sống trong tình yêu thương đùm bọc trọn nghĩa vẹn tình của bà con lối xóm, nơi mà trong bom đạn của kẻ thù nhưng vẫn một lòng một dạ gìn giữ vẹn nguyên phần mộ của thân sinh Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh và đó cũng là nơi mà ngay sau sau khi kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc đã đồng lòng đồng sức xây dựng phần mộ của ông khang trang đẹp đẽ.
Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã yên nghỉ trong lòng Hòa An, Cao Lãnh để ngày ngày con cháu và du khách muôn phương về viếng thăm, tưởng niệm. Nơi đây không chỉ phát huy đạo lý truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn” mà còn góp phần khẳng định về những giá trị văn hóa, lòng yêu nước, niềm tôn kính của nhân dân đối với nhà nho yêu nước, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh chủ tịch Hồ Chí Minh .
SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free
Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc Ngắn Hay – Mẫu 12
Tham khảo cách hành văn súc tích và giàu hình ảnh, giàu ý nghĩa biểu đạt với bài thuyết minh về lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ngắn hay dưới đây:
Nếu có dịp đến thăm xứ sở của Đất Sen Hồng, du khách không thể bỏ qua Khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, toạ lạc trên đường Phạm Hữu Lầu, Phường 4, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đây là nơi an nghỉ của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929) – một nhà Nho yêu nước, là thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Công trình được khánh thành vào ngày cuối năm 1977, sau nhiều lần tôn tạo, khu phần mộ đã trở thành một quần thể di tích lịch sử – văn hoá độc đáo, được Bộ Văn hoá xếp hạng Di tích cấp quốc gia năm 1992. Có nhiều công trình vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính hiện đại đã được xây dựng…
Khu di tích được kết cấu thành 04 khu vực: khu vực mộ, đền thờ và nhà trưng bày cuộc đời – sự nghiệp của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc; Khu vực Nhà sàn Bác hồ và vườn ao cá; Không gian văn hóa mô hình một góc làng Hòa An xưa và khu vực tổ chức hội – trò chơi dân gian, giải trí.
Với tổng diện tích là 9,1126 ha, tổng thể khu di tích là một phức hợp kiến trúc hài hòa, mang đậm dấu ấn sinh thái – văn hóa Đồng Tháp, nơi để nhân dân Đồng Tháp nói riêng và nhân dân cả nước về đây tề tụ nhân ngày lễ – hội Giỗ cụ Phó Bảng, dịp tết cổ truyền, ngày kỉ niệm, lễ lớn trong năm, nơi để những người con Đồng Tháp đi làm ăn xa khi quay về nhà, vào thăm viếng Cụ để gửi gắm tình cảm thương nhớ, tìm gợi những niềm tin, vọng ước cho những chuyến làm ăn mới.
Vào những dịp lễ, Tết, hội hè, giỗ chạp… hàng chục ngàn lượt khách đến viếng lăng mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Từ đó, UBND tỉnh Đồng Tháp quyết định nâng ngày giỗ cụ hằng năm lên thành lễ hội với quy mô tổ chức thật đa dạng, phong phú, sinh động, hấp dẫn và trang trọng nhằm thể hiện tấm lòng tôn kính, biết ơn sâu sắc của Nhân dân đối với công lao, đạo đức, nhân cách cao cả của cụ.
Gợi ý cho bạn 💕 Thuyết Minh Về Cầu Hiền Lương Sông Bến Hải 💕 15 Bài Hay Nhất
Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc Luyện Viết – Mẫu 13
Khi làm bài thuyết minh về lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc luyện viết, các em học sinh không chỉ luyện tập cách hành văn hay mà còn mở rộng hiểu biết của mình về một nhà nho yêu nước – người thân sinh Bác Hồ kính yêu.
Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc tọa lạc số 123/1, đường Phạm Hữu Lầu, thuộc phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam. Đây là nơi an nghỉ của Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (1862–1929), là một nhà nho yêu nước, và là thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Di tích được xếp hạng cấp quốc gia ngày 9 tháng 4 năm 1992.
Sau khi bị cách chức quan, Nguyễn Sinh Sắc vào Nam Bộ làm thầy thuốc giúp dân nghèo, sống cuộc đời thanh bạch tại làng Hòa An (nay thuộc thành phố Cao Lãnh), cho đến khi qua đời ngày 27 tháng 10 năm Kỷ Tỵ (29 tháng 11 năm 1929).
Cảm phục trước tấm lòng yêu nước, thương dân của ông, người dân địa phương đã góp tiền mua đất an táng ông tại miếu Trời Sanh (cạnh chùa Hòa Long hiện nay), và gìn giữ cho đến khi đất nước hết chiến tranh (1975). Sau đó, chính quyền địa phương và nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức xây dựng lại phần mộ của ông để tỏ lòng biết ơn và tôn kính, và công trình được khánh thành vào ngày 31 tháng 12 năm 1977.
Ngày nay sau nhiều lần tôn tạo, khu phần mộ đã trở thành một quần thể di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Trên bề mặt viên rộng 10 ha; nhiều công trình vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính hiện đại đã được xây dựng.
Mộ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc được ốp bằng đá hoa cương. Núm mộ hình chữ nhật màu xám tro, yên vị trên nền mộ bằng đá mài trắng, hình lục giác không đều mở rộng dần ra hai bên và phía trước. Vòm mộ hướng về phía Đông, là một cánh hoa sen cách điệu, có dáng dấp hình bàn tay xòe úp xuống, trên là chín con rồng cách tân đậm nét dân gian, vươn ra trước thành 9 đầu hồi, tượng trưng cho hình ảnh nhân dân đồng bằng sông Cửu Long chở che, ôm ấp phần mộ.
Trên mộ có một đỉnh trầm bằng đá Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng). Đặc biệt, tại đây có cây khế gần 300 tuổi (nằm bên trái mộ) và cây sộp hơn 300 tuổi (nằm bên phải mộ). Cách vòm mộ 25 m về phía trước là hồ sen hình ngôi sao năm cánh, giữa hồ sừng sững một đài sen trắng cách điệu cao 6,5 m, tượng trưng cho cuộc đời thanh bạch, lương tâm trong sạch của Nguyễn Sinh Sắc, và cũng là biểu tượng cho quê hương Đồng Tháp luôn yêu quý ông.
Vào ngày 2 tháng 12 năm 2010, nhân lễ giỗ lần thứ 81 của Nguyễn Sinh Sắc, Chính quyền tỉnh Đồng Tháp đã long trọng khánh thành Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc. Hàng năm, tại đây tổ chức lễ giỗ long trọng Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc vào ngày 27 tháng 10 (âm lịch).
Đừng bỏ qua 🔥 Thuyết Minh Về Côn Đảo, Nhà Tù Côn Đảo 🔥 15 Bài Hay Nhất
Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc Ngắn Nhất – Mẫu 14
Bài thuyết minh về lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ngắn nhất sẽ giúp các em học sinh dễ dàng ôn tập và thực hiện tốt bài viết trên lớp.
Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc được khởi công xây dựng vào ngày 22/8/1975 và khánh thành vào ngày 13/2/1977. Đến ngày 9/4/1992 Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.
Nằm trong quần thể Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc là Mô hình nhà sàn Bác Hồ và Ao Sen Đồng Tháp, được khởi công xây dựng vào ngày 19/5/1990 nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhật Bác, mô hình nhà sàn Bác được xây dựng theo nguyên bản tại đây. Đến năm 2010 và trong dịp Lễ giỗ lần thứ 81 của Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, (02/12/2010 nhằm 27/10 âm lịch) khu di tích đưa vào sử dụng dự án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị mộ Cụ Nguyễn Sinh Sắc với nhiều hạng mục.
Nhà trưng bày cuộc đời Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, phục dựng tái hiện một góc Làng Hòa An xưa nhằm thể hiện sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc đối với Cụ Sắc – một nhà nho yêu nước thương dân, một thầy thuốc giỏi, đồng thời giúp du khách hình dung nơi cụ Sắc đã từng sống, hoạt động trong khoảng thời gian 1927 – 1929. Khu vực tái hiện Làng Hòa An xưa với diện tích 22.000m2, gồm các ngôi nhà di tích gắn với cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc; các kiểu nhà truyền thống của làng quê Nam bộ xưa, các tổ hợp hình làng nghề truyền thống: xắt thuốc lá, xay lúa giã gạo, nghề rèn, sinh hoạt đờn ca tài tử…
Năm 2012, nhân lễ giỗ lần thứ 83 của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, khánh thành công trình Đền Thờ để tỏ lòng tôn kính, tưởng nhớ công ơn đối với cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – Thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hiện nay, Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc đã trở thành một trong những điểm du lịch tiêu biểu của Tỉnh, một địa chỉ đó để tổ chức sinh hoạt về nguồn, giáo dục truyền thống lịch sử và lòng yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ.
Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone
Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc Đơn Giản – Mẫu 15
Bài thuyết minh về lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đơn giản sẽ là tài liệu tham khảo cần thiết cho các em học sinh trong quá trình thực hiện bài viết của mình.
Khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc khánh thành ngày 13/12/1977, là công trình ghi ơn cụ Nguyễn Sinh Sắc, một nhà nho yêu nước và là nguời đã sinh thành ra vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam – chủ tịch Hồ Chí Minh.
Di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (ảnh) nằm cạnh chùa Hoà Long, ngay trong nội ô của thành phố Cao Lãnh. Đây là quần thể di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và cả nước nói chung, đã được Bộ Văn hoá thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận vào ngày 09/04/1992.
Toàn bộ khu di tích rộng 3,6 ha, chia làm ba khu vực: mộ cụ Phó bảng, nhà sàn Bác Hồ và ao sen. Nơi đây mang lại cho bạn một cảm giác thư thái nhẹ nhõm khi nổi bật trên sắc hoa, màu lá là màu trắng tinh khiết, thanh thoát của các công trình: vòm mộ, hồ sen, phòng lưu niệm, nhà trưng bày về Bác, nhà trưng bày giới thiệu về cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan (thân phụ và thân mẫu của Bác Hồ).
Hàng rào xi măng đơn giản, thanh mảnh như những tấm phông trang hoàng thêm vẻ đẹp của khuôn viên, nơi có hàng trăm loại cây trái, hoa, cây cảnh quý hiếm được bà con địa phương và các tỉnh bạn hiến tặng. Mọi thứ đều toát lên vẻ uy nghi mà giản dị, trang trọng mà gần gũi, khiến ta như sống trong không khí thiêng liêng, lòng không khỏi bồi hồi nhớ về công lao của Bác và các bậc sinh thành ra Người…
Ngôi mộ cụ Phó bảng quay về hướng Đông, có mái hình cánh sen cách điệu giống hình dáng bàn tay xòe úp xuống; trên mái đắp nổi tượng chín con rồng cách tân đậm nét dân gian, vươn ra thành 9 đầu hồi tượng trưng cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long luôn che chở và bảo vệ ngôi mộ của người. Ngôi mộ cụ Phó bảng được ốp đá hoa cương, nấm mộ màu xám tro yên vị trên nền mộ bằng đá mài trắng hình lục giác không đều, mở rộng dần ra hai bên và phía trước.
Hằng năm cứ vào ngày 27/10 âm lịch, bà con xa gần ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các nơi hội tụ về đây tồ chức lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong không khí trang nghiêm, trọng thể, đông vui như một ngày hội lớn mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.
Giới thiệu tuyển tập 🌼 Thuyết Minh Về Dinh Độc Lập 🌼 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Từ khóa » Giới Thiệu Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc
-
Khu Di Tích Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc – Đồng Tháp
-
Về Đồng Tháp Viếng Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc
-
Về TP. Cao Lãnh Thăm Khu Di Tích Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc
-
Review Khu Di Tích Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc ở đâu ...
-
Khu Di Tích Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc ở Tỉnh Đồng Tháp
-
Khu Di Tích Nguyễn Sinh Sắc - Cổng Thông Tin Du Lịch Đồng Tháp
-
Mộ Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc Trong Lòng Làng Hòa An, Cao Lãnh
-
Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc
-
KHU DI TÍCH NGUYỄN SINH SẮC
-
Nguyễn Sinh Sắc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khu Di Tích Nguyễn Sinh Sắc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Văn Hóa - Dấu ấn Cụ Nguyễn Sinh Sắc Trên đất Sen Hồng...
-
Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc❤️️15 Mẫu