Thuyết Minh Về Món ăn Ngày Tết - Bài Văn Hay Nhất

Mục lục 1 Dàn ý 1.1 Mở bài 1.2 Thân bài 1.2.1 Nguồn gốc của bánh chưng 1.2.2 Quy trình để làm ra một chiếc bánh chưng 1.2.3 Bánh chưng được sử dụng 1.3 Kết bài 2 Bài văn mẫu

Dàn ý

Mở bài

Trong ngày tết cổ truyền có rất nhiều món ăn truyền thống.

Món ăn mà em thích nhất là món bánh chưng.

Thân bài

Nguồn gốc của bánh chưng

Được xuất hiện ở đời Vua Hùng thứ 6.

Người làm ra bánh chưng là Lang Liêu.

Quy trình để làm ra một chiếc bánh chưng

Chuẩn bị nguyên liệu: gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, thịt heo, lạt buộc.

Gạo nếp phải là loại nếp thơm. Hạt gạo phải to, tròn, chắc.

Đỗ xanh nên chọn loại có màu vàng đẹp.

Lá bánh là loại lá dong. Chỉ lấy những chiếc lá to, xanh, gân chắc và không bị rách.

Thịt heo phải chọn loại thịt ba chỉ, thái thịt thành miếng.

Lạt buộc phải được chẻ mỏng nhưng vẫn giữa được độ dai không bị gãy.

Gói bánh:

Bánh chưng được gói bằng tay hoặc cũng có thể gói bằng khuôn.

Gói bánh theo thứ tự: gạo – đỗ – thịt – đỗ – gạo.

Nấu bánh:

Nấu trong khoảng thời gian là 10 -12 tiếng.

Nén bánh.

Bánh chưng được sử dụng

Được sử dụng trong các ngày đặc biệt như đón tết, cưới hỏi…

Cúng tổ tiên, ông bà.

Kết bài

Đây là một trong số các món ăn ngày tết mà em yêu thích nhất.

Nó là một món ăn truyền thống của dân tộc.

Có thể bạn quan tâm: Trang phục và văn hóa nét đẹp dân tộc Việt

Bài văn mẫu

Tết cổ truyền là một ngày hội lớn và có lịch sử lâu đời nhất ở đất nước ta. Mỗi lần tết đến là nhà nhà lại chuẩn bị biết bao nhiêu là món ăn ngon để chào đón. Các món ăn đó có thể là món ăn truyền thống nhưng cũng có thể là món ăn hiện đại. Nhưng dù là món ăn nào đi chăng nữa thì em vẫn thích nhất là món bánh chưng.

Bánh chưng là một món ăn truyền thống của nước ta và nó đã có từ biết bao đời nay rồi. Mà đã là người Việt Nam thì không ai không biết đến sự tích bánh chưng, bánh dầy. Theo lưu truyền, bánh chưng được xuất hiện ở đời Vua Hùng thứ 6. Người làm ra chiếc bánh là Lang Liêu – con trai Vua Hùng. Bánh chưng xuất hiện từ đó và vẫn được nhân dân lưu truyền cho đến ngày nay.

Nước ta có ba miền: Bắc, Trung, Nam. Tuy ba miềm khác nhau nhiều điểm nhưng bánh chưng là điểm chung của cả ba miền. Đây là món ăn vô cùng quen thuộc của ngày tết. Tuy nhiên thì không phải ai cũng biết làm. Và để có một chiếc bánh chưng cần phải trải qua nhiều công đoạn.

Công đoạn đầu tiên đó là lựa chọn nguyên liệu để làm bánh. Bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và rất dễ chuẩn bị. Nguyên liệu để làm bánh bao gồm: gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, lá bánh, lạt buộc. Từng nguyên liệu đều được lựa chọn, sơ chế kĩ càng trước khi đem ra gói bánh. Việc chuẩn bị nguyên liệu kĩ càng thì sẽ giúp ta làm ra những chiếc bánh thơm, ngon và đẹp mắt.

Có thể bạn quan tâm: Tôi thấy mình đã khôn lớn - Kể lại một kỉ niệm ấn tượng khó quên

Cụ thể là gạo nếp thì phải lựa loại gạo nếp thơm, hạt to tròn và chắc. Thịt lợn phải chọn thịt ba chỉ có cả phần nạc, phần mỡ và được thái thành từng miếng. Đậu xanh phải là loại đậu có màu vàng đẹp. Lá gói bánh lấy những chiếc lá dong to, có màu xanh, gân chắc và không bị rách. Lạt buột được chẻ mỏng nhưng vẫn giữ được độ dai để khi buộc bánh thì sẽ không gãy.

Sau công đoạn chuẩn bị nguyên liệu là đến công đoạn gói bánh. Bánh có thể được gói bằng tay và cũng có thể được gói bằng khuôn. Thông thường để cho chiếc bánh vuông vắn và đẹp mắt thì người ta sẽ gói bánh bằng khuôn. Bánh chưng được gói bằng lá dong và được buột bằng những sợi lạt. Trong quá trình gói bánh thì các nguyên liệu phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Trình tự đó là một lớp gạo nếp, sau đó là đến đỗ xanh, thịt lợn, lại tiếp một lớp đỗ xanh và cuối cùng là một lớp gạo nếp nữa. Những chiếc bánh chưng đều được gói theo trình tự nhất định như vậy và không thể đảo lộn được.

Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Bánh chưng có mềm hay không, màu có xanh hay không thì đều do khâu này quyết định. Bánh thường được nấu trong vòng từ 10-12 tiếng và có thể dài hơn. Thời gian nấu càng lâu thì bánh càng mềm và dẻo. Đặc biệt trong quá trình nấu bánh lửa phải luôn được giữ và nước trong nồi phải luôn ngập bánh. Vì chỉ khi giữ lửa đều và nước ngập hết bánh thì bánh mới chín đều. Bánh chín sẽ được vớt ra và để nguội. Sau khi bánh nguội thì sẽ được đem đi nén. Việc nén bánh sẽ giúp bánh chưng rền và ngon hơn.

Có thể bạn quan tâm: Thuyết minh về Đồ Sơn - Dàn ý và văn mẫu đạt điểm 9, 10

Bánh chưng là một món ăn truyền thống của nước ta. Bánh thường được sử dụng vào các ngày đặc biệt trong năm như đón tết, cưới hỏi, tiếp đã khách tới chơi… Và đặc biệt đây là một món ăn không thể nào thiếu được trong mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên. Chiếc bánh chưng không chỉ gói ghém trong mình một nền văn minh nông nghiệp lúa nước mà còn thể hiện lòng biết ơn đối với trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu, cuộc sống nhân dân no ấm. Hơn thế nữa chiếc bánh chưng còn thể hiện tấm lòng hiếu thảo của con cháu hướng về tổ tiên.

Bánh chưng là món ăn em thích nhất trong ngày tết. Nó không chỉ đơn thuần là một món ăn truyền thống mà trong nó còn chứa đựng biết bao điều ý nghĩa.

Xem thêm bài viết thuyết minh về chiếc nón lá.

Xem thêm bài viết thuyết minh về món thịt kho tàu.

Đánh giá post này

Từ khóa » Thuyết Minh Về Món ăn Ngày Tết