Thuyết Minh Về Một Cách Làm Một Món ăn Cổ Truyền Ngày Tết - Hi Hi
Có thể bạn quan tâm
Bánh chưng là món ăn dân tộc mà ngày Tết gia đình nào cũng có để thờ cúng tổ tiên, sau đó là ăn trong dịp Tết. Với nhiều người dân, bánh chưng là biểu tượng của sự sum vầy, đầy đủ trong năm mới. Đây cũng là món ăn có bề dày lịch sử lâu đời trong ẩm thực nước nhà.
Theo lịch sử ghi chép lại bánh chưng ra đời thời vua Hùng thứ 6. Sau khi đánh dẹp giặc ngoại xâm nhà vua yêu cầu các hoàng tử, quan lại hãy dâng lên vua cha thứ quí nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên. Lang Liêu trăn trở chưa tìm được thứ gì quý giá dâng lên vua, khi nằm mơ chàng thấy vị thần đến chỉ cho cách làm một loại bánh từ lúa gạo và những nguyên liệu có sẵn gần gũi với người nông dân, quả thực thứ bánh đó làm vua cha rất hài lòng. Bánh chưng bánh dày ra đời từ đó và được lưu truyền đến ngày nay.
Dù cách xa nhiều thế hệ nhưng cách làm bánh chưng truyền thống vẫn không có nhiều sự thay đổi. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh đã được giã nhỏ. Nếp khi mua phải chọn những hạt tròn, không bị mốc khi nấu lên sẽ có mùi thơm. Đậu xanh phải là loại đậu có màu vàng, đậu xanh sẽ được sử dụng làm nhân bánh. Phần thịt cũng làm nhân nên cần phải chọn thật tỉ mỉ, thông thường sẽ mua thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Phần cuối cùng đó là mua lá dong gói bên ngoài tạo nên sự thẩm mỹ cho chiếc bánh chưng. Lá dong phải còn tươi, có gân, màu xanh đậm. Khi mua lá dong về phải rửa bằng nước, cắt phần cuống.
Khi mua xong các nguyên liệu cần thiết, bắt tay vào gói bánh chưng, công đoạn này yêu cầu người làm phải khéo léo, cẩn thận mới tạo nên chiếc bánh chưng đẹp. Thông thường gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh là phần nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Người làm phải chuẩn bị dây để gói, cố định phần ruột bên trọng được chắc chắn khi đó nấu bánh sẽ thuận lợi.
Sau quá trình gói bánh người thực hiện chuyển sang nấu bánh, nấu bánh chưng với ngọn lửa từ củi khô, cho bánh vào trong một nồi lớn, đổ đầy nước và nấu liên tục trong thời gian từ 8-12 tiếng. Khi nấu đủ thời gian trên bánh sẽ dẻo, ngon hơn.
Bánh chưng không chỉ là món ăn dân tộc mà còn mang biểu tượng may mắn, sum vầy trong năm mới. Dịp Tết có những chiếc bánh chưng trên bàn thờ tổ tiên là cách để tỏ lòng tôn kính, biết ơn với thế hệ trước. Bánh chưng còn dùng làm quà biếu cho người thân, bạn bè.
Từ khóa » Thuyết Minh Về Món ăn Ngày Tết
-
(9 Mẫu) Thuyết Minh Về Món ăn Ngày Tết
-
Thuyết Minh Về Món Ăn Ngày Tết ❤️️ 15 Bài Văn Hay Nhất
-
Thuyết Minh Về Món ăn Ngày Tết 2023
-
Thuyết Minh Về Món ăn Ngày Tết (5 Mẫu)
-
Thuyết Minh Về Món ăn Dân Tộc Ngày Tết (thịt Kho Tàu + Củ Kiệu)
-
Thuyết Minh Về Một Phương Pháp Cách Làm Món An Ngày Tết
-
Thuyết Minh Về Món ăn Ngày Tết Của Dân Tộc Việt Nam
-
Thuyết Minh Về Món Ăn Ngày Tết ❤️️ 21 Bài Văn Hay Nhất
-
Thuyết Minh Về Món ăn Ngày Tết - Bài Văn Hay Nhất
-
Thuyết Minh Về Món ăn Ngày Tết
-
Thuyết Minh Về Cách Làm Một Món ăn Ngày Tết - Tuấn Huy
-
Thuyết Minh Về Món ăn Ngày Tết Siêu Hay - CungDayThang.Com
-
Thuyết Minh Về Chiếc Bánh Tét Ngày Tết (Dàn ý + 4 Mẫu)
-
Xu Hướng 7/2022 # Thuyết Minh Về Món Ăn Dân Tộc Ngày Tết ...