Thuyết Quản Lý Theo Khoa Học

Giá trị quản lý học

Thuyết quản lý theo khoa học

a. Henry Lawrence Gantt (1861-1919) Gantt đã đóng góp phát triển thuyết quản lý theo khoa học của Taylor qua ba tư tưởng chính: Thuyết quản lý theo khoa học
  • Vấn đề dân chủ trong công nghiệp: coi trọng con người, đề cao quan hệ hợp tác hòa hợp giữa người quản lý với công nhân; chú trọng sự công bằng về cơ hội (mỗi cá nhân đều có cơ hội như người khác để phát huy năng lực của mình ở mức cao nhất).
  • Coi tiền thưởng là động cơ mạnh mẽ thúc đẩy công việc (chứ không phải là hình phạt, kỷ luật), Gantt cho rằng hệ thống trả lương theo sản phẩm do Taylor đề xướng không có tác động nhiều đến sự kích thích công nhân. Do đó Gantt đã bổ sung vào việc trả lương theo sản phẩm của Taylor bằng hệ thống tiền thưởng. Theo hệ thống này, nếu công nhân vượt mức sản phẩm phải làm trong ngày, họ sẽ được hưởng thêm một khoản tiền. Đặc biệt, trong trường hợp đó, cả người quản lý trực tiếp công nhân cũng được thưởng.
  • “Biểu đồ Gantt” nhằm kiểm tra việc thực hiện công việc theo kế hoạch. Biểu đồ này cho thấy, sản lượng dự tính (số lượng đặt ra), tiến trình của công việc (số lượng hoàn thành) và tỉ lệ giao hàng (số lượng xuất kho) theo dòng thời gian.
b. Lilian Gilbreth và Frank Gilbreth Trong lúc F.Taylor tìm cách làm cho công việc được hoàn thành nhanh hơn bằng cách tác động vào công nhân, thì Lilian Gilbreth (1878 – 1972) và Frank Gilbreth (1868 – 1924) tìm cách gia tăng tốc độ bằng cách giảm các thao tác thừa. Với quan niệm đó, ông bà Gilbreth đã khám phá ra rằng trong 12 thao tác mà người thợ xây thực hiện để xây gạch lên tường có thể rút xuổng còn 4 và nhờ đó mỗi ngày một người thợ có thể xây được 2700 viên gạch thay vì 1000 mà không cần phải hối thúc. Ông bà Gilbreth cũng cho rằng thao tác có quan hệ đến sự mệt mỏi của công nhân, do đó bớt số lượng thao tác thì cũng giảm được sự mệt nhọc. Lilian- Gilbreth là một trong những người đầu tiên lưu ý đến khía cạnh tâm lý trong quản lý với luận án tiến sĩ nhan đề “Tâm lý quản lý”. Rất tiếc do sự kì thị nam nữ ở Mỹ vào thời gian đó, tư tưởng khoa học của Lilian Gilbreth đã không được quan tâm chú ý. Đọc thêm tại: http://giatriquanlyhoc.blogspot.com/2015/07/nhan-xet-ve-thuyet-quan-ly-theo-khoa.html Từ khóa tìm kiếm nhiều: nghệ thuật quản lý Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ
  • Follow Us on Twitter!
  • "Join Us on Facebook!
  • RSS
Contact

Tìm kiếm

1 phút quảng cáo

  • RÈM VẢI ĐẸP
  • KÉT SẮT
  • KET SAT DIEN TU
  • KET MINI
  • KET SAT HAN QUOC

Bài viết mới nhất

  • Quản lý là một khoa học, một nghệ thuật, một nghề
  • Tổ chức chính thức và tổ chức phi chính thức
  • Tổ chức vì lợi nhuận và tổ chức phi lợi nhuận
  • Thuyết quản lý hành chính của Henry Fayol
  • Nhận xét về thuyết quản lý theo khoa học của Taylor
  • Elton Mayo (1880 -1949): Tập trung vào các mối quan hệ con người
  • Mọi tổ chức đều là hệ thống mở
  • Tổ chức công và tổ chức tư
  • Khái niệm và đặc trưng của tổ chức
  • Khái niệm và các yếu tố cơ bản của quản lý

Tất cả bài viết

  • ▼  2015 (47)
    • ▼  tháng 7 (12)
      • Elton Mayo (1880 -1949): Tập trung vào các mối qua...
      • Những nguyên tắc quản lý hành chính của Fayol
      • Thuyết quản lý hành chính của Luther Gulick và Lyn...
      • Thuyết quản lý hành chính của Henry Fayol
      • Thuyết quản lý theo khoa học
      • Nhận xét về thuyết quản lý theo khoa học của Taylor
      • Tư tưởng quản lý của Frederick Winslow Taylor
      • Tư tưởng quản lý cổ đại của Democrit và Agristot ở...
      • Quan niệm về Nhà nước lý tưởng và con người của Pl...
      • Nguyên tắc cơ bản của thuật dùng người là “thuyết ...
      • Các khái niệm cơ bản trong quản lý – cai trị của H...
      • Mô hình quản lý của Hàn Phi Tử
Được tạo bởi Blogger.

Latest Tweets

  © ;

Từ khóa » Sơ đồ Gantt Của Taylor