Thuyết Tịch Diệt Có Thuộc Về Kinh Thánh?
Có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu cách ...
Dành vĩnh hằng với Thiên Chúa
Nhận sự tha thứ từ Thượng Đế
Câu hỏi Thuyết Tịch Diệt có thuộc về Kinh Thánh? Trả lời Thuyết Tịch Diệt tin rằng người ngoại đạo sẽ không gặp đau khổ đời đời trong địa ngục, nhưng sẽ bị "hủy diệt" sau khi chết. Đối với nhiều người, thuyết tịch diệt là một niềm tin hấp dẫn vì sự khủng khiếp khi nghĩ về việc con người phải ở đời đời trong hỏa ngục. Trong khi có một vài đoạn có vẻ như để ủng hộ thuyết tịch diệt, nhưng nhìn một cách toàn diện những gì Kinh Thánh nói về số phận của những kẻ ác cho thấy một thực tế rằng họ phải chịu hình phạt trong hỏa ngục đời đời. Hậu quả của việc tin vào thuyết tịch diệt do nơi sự hiểu lầm của một hoặc nhiều hơn những giáo lý sau đây: 1) Những hậu quả của tội lỗi, 2) Sự công chính của Đức Chúa Trời 3) Bản chất của hỏa ngục. Bàn về tính chất của hỏa ngục, những người theo thuyết tịch diệt hiểu sai ý nghĩa của hồ lửa. Đương nhiên nếu một con người đã bị ném xuống một hồ lửa có nham thạch đốt, người ấy sẽ bị tiêu hủy ngay lập tức. Tuy nhiên, hồ lửa bao gồm hai lĩnh vực cả vật chất và thuộc linh. Nó không chỉ đơn giản là một cơ thể con người bị quăng vào hồ lửa; nhưng gồm có thân thể, linh hồn và tâm thần của một người. Bản chất thuộc linh không thể bị lửa vật lý thiêu đốt. Dường như người không tin được sống lại với một thân thể để chuẩn bị cho cõi đời đời cũng giống với người được cứu (Khải huyền 20:13; Công vụ 24:15). Những thân thể này chuẩn bị cho số phận đời đời. Cõi đời đời là một phạm trù khác mà những người theo thuyết tịch diệt không hiểu đầy đủ. Những người theo thuyết tịch diệt hiểu đúng từ “aionion” tiếng Hy Lạp. Từ này thường được dịch là "đời đời" không thật sự là "đời đời." Nó đề cập đến một "thời đại" hay "e-ôn" đó là một khoảng thời gian cụ thể. Tuy nhiên, rõ ràng trong Tân Ước, “aionion” đôi khi được dùng để chỉ một thời gian vô tận. Khải huyền 20:10 nói về Sa-tan, con thú, và các tiên tri giả bị quăng vào hồ lửa và chịu đau đớn "Ngày và đêm cho đến vô tận." Thật rõ ràng là ba nhân vật này bị "thiêu hủy" khi bị bỏ vào hồ lửa. Số phận của người không được cứu có điều gì khác với chúng sao (Khải Huyền 20: 14-15)? Bằng chứng thuyết phục nhất cho địa ngục đời đời là Ma-thi-ơ 25:46, "Sau đó, họ [người không được cứu] sẽ đi vào sự hình phạt đời đời, nhưng người công bình được sự sống đời đời." Trong câu này, tiếng Hy Lạp được sử dụng để xem xét số phận của kẻ ác và công bình giống nhau. Nếu kẻ ác chỉ bị đau đớn một "thời kỳ", thì những người công bình sẽ chỉ trải nghiệm cuộc sống ở Thiên đàng một "thời kỳ." Nếu các tín hữu được ở Thiên đàng mãi mãi, người không tin sẽ vào hỏa ngục mãi mãi. Một quan điểm thường nói đến hỏa ngục đời đời bởi những người theo thuyết tịch diệt là Đức Chúa Trời trừng phạt không công bằng, vì một số lượng hữu hạn của tội lỗi mà những kẻ không tin phải bị hình phạt nơi hỏa ngục đời đời. Làm thế nào có thể công bằng khi Đức Chúa Trời để một người sống một cuộc đời bảy mươi năm tội lỗi và trừng phạt người ấy cho đến vô tận? Câu trả lời là tội lỗi của chúng ta mang hậu quả đời đời vì nó phạm tội chống lại với Đức Chúa Trời đời đời. Khi vua Đa-vít phạm tội ngoại tình và giết người, ông kêu lên, "Tôi đã phạm tội cùng Chúa, chỉ một mình Chúa thôi và làm điều ác trước mặt Chúa ..." (Thi Thiên 51: 4). Đa-vít đã phạm tội cùng Bát-sê-ba và U-ri; làm sao Đa-vít tuyên bố chỉ phạm tội cùng Chúa? Đa-vít hiểu rằng tất cả tội lỗi cuối cùng chống lại với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là Thần đời đời và vô tận. Hậu quả tất cả các tội chống lại Ngài đều xứng đáng với một hình phạt đời đời. Nó không phải là một vấn đề về độ dài của thời gian chúng ta phạm tội, nhưng tính cách của Đức Chúa Trời đối với người phạm tội. Một khía cạnh cá nhân thêm vào thuyết tịch diệt là ý tưởng cho rằng chúng ta không thể nào hạnh phúc ở thiên đàng nếu chúng ta biết rằng người thân yêu của chúng ta đang đau khổ vô tận trong hỏa ngục. Tuy nhiên, khi chúng ta đến Thiên đàng, chúng ta sẽ không có gì để phàn nàn về những điều đó hoặc đau buồn. Khải Huyền 21: 4 nói với chúng ta, "Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết, cũng không có than khóc, kêu ca hay là đau đớn nữa, vì trật tự cũ của những điều trước đã qua rồi." Nếu một số những người thân yêu của chúng ta không ở Thiên đàng, chúng ta sẽ hoàn toàn đồng ý trăm phần trăm rằng họ không thuộc về nơi đó và họ đáng bị lên án bởi vì chính họ từ chối tiếp nhận Chúa Giê-xu Christ là Đấng Cứu rỗi của họ (Giăng 3: 16; 14: 6). Thật khó có thể hiểu được điều này, nhưng chúng ta sẽ không buồn vì thiếu sự hiện diện của họ. Trọng tâm của chúng ta không phải là làm thế nào chúng ta có thể tận hưởng thiên đàng nếu thiếu tất cả những người thân yêu chúng ta ở đó, nhưng làm thế nào chúng ta có thể hướng dẫn những người thân yêu của chúng ta tin vào Chúa Giê-xu để họ sẽ ở đó với chúng ta. Hỏa ngục có lẽ là lý do chính tại sao Đức Chúa Trời đã sai Chúa Giê-xu Christ đến đền tội cho chúng ta. Bị "hủy diệt" sau cái chết không phải số phận để khiếp sợ, nhưng ở đời đời trong hỏa ngục chắc chắn là kinh khiếp đáng sợ hơn cả. Sự chết của Chúa Giê-xu là một sự chết vô hạn, trả nợ tội lỗi vô hạn của chúng ta để chúng ta sẽ không phải trả nó trong hỏa ngục đời đời (2 Cô-rinh-tô 5:21). Khi chúng ta đặt niềm tin nơi Ngài, chúng ta được cứu, tha thứ, làm sạch, và được hứa nhận một nhà đời đời nơi thiên đàng. Nhưng nếu chúng ta từ chối món quà của cuộc sống vô tận từ Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ phải đối mặt với những hậu quả vĩnh viễn của quyết định đó. English Trở lại trang chủ tiếng Việt Thuyết Tịch Diệt có thuộc về Kinh Thánh? Chia sẻ trang này: © Copyright Got Questions MinistriesTừ khóa » Tịch Diệt
-
Tịch Diệt - Wiktionary Tiếng Việt
-
Tự điển - Tịch Diệt - .vn
-
Nghĩa Của Từ Tịch Diệt - Từ điển Việt - Tratu Soha
-
Pháp Sanh Diệt | Giác Ngộ Online
-
Làm Sau Tự Tịch Diệt được? - Thiền Tông
-
Tịch Diệt Vi Lạc - Thầy Pháp Niệm - YouTube
-
Từ điển Tiếng Việt "tịch Diệt" - Là Gì?
-
14-ly Tướng Tịch Diệt - Giảng Giải Kinh
-
14.Tịch Diệt Lìa Tướng - Trang 18 - Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã
-
Tịch Diệt Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
'tịch Diệt' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
An Trụ Pháp Tịch Diệt | Thư Viện | Sách
-
Tịch Diệt - Pháp Thí Hội
-
Niết-bàn – Wikipedia Tiếng Việt