Tỉ Lệ Vàng Trong đời Sống Và Bố Cục Nhiếp ảnh – Golden Ratio In Life ...
Có thể bạn quan tâm
Những nghiên cứu về một tỉ lệ đẹp giữa các cạnh của các hình khối cơ bản như hình vuông, chữ nhật, tam giác….đã được xem xét và xây dựng từ rất lâu trong lịch sử của con người. Trở về thời kì của Ai Cập cổ đại, hay sau này như Greek, Roman, các công trình còn lại đã cho loài người hiện đại một cái nhìn về lịch sử phát triển của khoa học hình khối mà cho tới nay chúng ta vẫn không khỏi trầm trồ khi chiêm ngưỡng các tòa kim tự tháp hay các đền thờ cổ xưa này. Các công trình này không những chỉ lớn về mặt kích thước mà còn tạo ra các cảm giác rất dễ chịu và cân bằng với người thưởng thức. Qua các nghiên cứu và đánh giá tỉ mỉ, người ta thấy rằng có một “tỉ lệ vàng” đã được các nhà điêu khắc, xây dựng, mỹ thuật áp dụng rất triệt để và hiệu ứng nó mang lại là rất rõ ràng, đó là tỉ lệ vàng. Tỉ lệ vàng được diễn tả 1 cách toán học như sau:
Giá trị Pi này xấp xỉ khoảng 1.6
Hình nhữ nhật trên cho chúng ta hình ảnh về một tổ hợp các hình vuông với các tỉ lệ vàng giữa các cạnh, diện tích. Hình vuông có cạnh 34 sẽ lớn hơn hình vuông có cạnh 21 là 1.6 lần. Tương tự như vậy, hình vuông sẽ có diện tích 21 sẽ lớn hơn hình vuông có cạnh là 13 là 1.6 lần. Tiếp tục chia nhỏ như vậy chúng ta sẽ có một hình như sau.
Đường xoắn ốc tiếp xúc với tất cả các cạnh của các hình vuông này(các cạnh là các số 34, 21, 13, 8,5 3, 2, 1 thuộc chuỗi Fibonnaci) được gọi là đường cong Fibonnaci.
Nếu không kể tới việc sử dụng đường cong và tỉ lệ này bởi con người thì trong tự nhiên cũng có rất nhiều vật được cấu trúc theo tỉ lệ này, điển hình nhất là vỏ ốc, một số loài cây, hình ảnh các cơn bão…
Trong thiết kế, con người đã vận dụng triệt để hiệu ứng dễ chịu mà đường cong và tỉ lệ này mang lại trong các thiết kế cầu đường, nhà ở, sản phẩm, logo….
Hay trong hội họa như:
Đặc biệt trong thiết kế ngày nay, một phần tuân thủ các nguyên tắc này mà sản phẩm của Apple luôn ưa nhìn và hợp lý hơn:
Hay như ở logo mới của FPT
Thậm chí là tháp Rùa:
Và trong nhiếp ảnh, chúng ta đã quá quen thuộc với tỉ lệ 1/3, nó cũng mang 1 tỉ lệ gần đúng với tỉ lệ vàng, khi áp dụng được tỉ lệ vàng và đường xoắn ốc này vào nhiếp ảnh, bức ảnh sẽ trở nên dễ nhìn và thu hút hơn nhiều, tạo cảm giác vừa vặn, thoải mái cho người xem
Trong nhiếp ảnh có một câu nói gây nhiều tranh luận: “Luật được tạo ra là để phá“. Tuy nhiên để phá được thì chúng ta phải biết được luật trước đã. Nếu không đủ tự tin để phá bố cục thì các luật bao giờ cũng là các kim chỉ nam an toàn cho mọi bức ảnh.
Chúc mọi người có được những bức ảnh đẹp !
– Bản quyền thuộc về Chimkudo – Chụp ảnh sản phẩm –
@Mọi trích dẫn đều phải kèm link gốc tới bài viết
Tháng Chín 12, 2018- bố cục căn bản
- bố cục nhiếp ảnh
- chimkudo
- chụp ảnh sản phẩm
- composition
- cropping
- Nhiếp ảnh cơ bản
- product photogaphy
Từ khóa » Bố Cục Tam Giác Vàng
-
20 Kỹ Thuật Bố Cục Kinh điển Từ Nhiếp ảnh Gia Chuyên Nghiệp
-
Bố Cục Tam Giác Vàng - Bố Cục Dẫn Cái Nhìn Của Người Xem ảnh
-
Bố Cục Tam Giác Vàng Trong Chụp ảnh - Tập Chụp ảnh P5 - YouTube
-
Bố Cụ Tam Giác Vàng Trong Chụp ảnh Flatlay | Thức ăn, Nhiếp ảnh ...
-
Những Điểm Cơ Bản Về Bố Cục (2): Các Đối Tượng Chính Và Phụ
-
Bố Cục – Nguyên Tắc Vàng P.1
-
19 Kỹ Thuật Bố Cục ảnh Từ Nhiếp ảnh Gia Chuyên Nghiệp
-
Nguyên Tắc Tam Giác Vàng Giúp ích Như Thế Nào Trong Thiết Kế Nhà ...
-
9 Quy Tắc Cơ Bản Về Bố Cục Trong Nhiếp ảnh, Bạn Cần Biết? - VJShop
-
Kỹ Thuật Bố Cục Thú Vị Để Tăng Tính Thẩm Mỹ Cho Bức Ảnh Của ...
-
Ánh Sáng Và Bố Cục Trong Chụp ảnh - VietCert
-
Bố Cục Trong Nhiếp ảnh Chuẩn `
-
6 Yếu Tố Bố Cục ảnh Căn Bản Cho Bức ảnh đẹp Hơn - Xù Concept
-
Bố Cục #1: Hình Tam Giác
-
[Nhiếp ảnh CB] Bố Cục - Nguyên Tắc Vàng P.1 - Tinhte
-
9 Quy Tắc Cơ Bản Về Bố Cục Nhiếp ảnh để Có được Bức ảnh đẹp