Tỉ Suất Lợi Nhuận Gộp (Gross Profit Margin) Là Gì? Tính Ra Sao?
Có thể bạn quan tâm
Tỉ suất lợi nhuận gộp là một chỉ số quan trọng được dùng để đánh giá lợi nhuận của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là yếu tố đánh giá khả năng sinh lợi, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn. Vậy tỉ suất lợi nhuận gộp là gì? Tính ra sao?
Tỉ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) là gì?
Tỉ suất lợi nhuận gộp (tiếng anh gọi là Gross Profit Margin) hay còn gọi là biên lợi nhuận gộp là chỉ số dùng để biểu thị tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp.
Đây được xem là một chỉ số quan trọng khi đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp. Thông qua tỉ suất lợi nhuận gộp để biết được số tiền lãi doanh nghiệp đã kiếm được trong khoảng thời gian nhất định.
Tỉ suất lợi nhuận gộp được biểu thị dưới dạng phần trăm (%). Nó đại diện cho khả năng sinh lời, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Đây là chỉ số thể hiện sự chênh lệch giữa giá bán và giá vốn của một mặt hàng (giá vốn bao gồm chi phí sản xuất hoặc mua lại, không bao gồm chi phí cố định gián tiếp như chi phí văn phòng, tiền thuê nhà hay chi phí hành chính).
Tỉ suất lợi nhuận gộp làm cơ sở để tính tỉ lệ lợi nhuận gộp cận biên, dùng để theo dõi sự tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp và dùng số liệu này để so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Công thức tính Tỉ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin)
Tỉ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) được xác định bởi công thức:
Tỉ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu
Trong đó:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán (COGS)
Doanh thu là toàn bộ phần tiền mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa.
Giá vốn hàng bán là tất cả các chi phí cần sử dụng trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Chi phí càng ít, sản phẩm đến tay người tiêu dùng có giá rẻ hơn.
Các chi phí này được tính trên mỗi sản phẩm và người tiêu dùng thanh toán, bao gồm chi phí tham gia vào hoạt động sản xuất, chi phí phát sinh trong lú bảo quản, vận chuyển, lưu kho, hỗ trợ truyền thông, … Dựa vào giá vốn hàng bán mà doanh nghiệp tính lợi nhuận kiếm được trên mỗi sản phẩm.
Trong trường hợp doanh thu được thay thế bằng doanh thu thuần, vậy tỉ suất lợi nhuận gộp được tính bằng công thức:
Tỉ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần
Đôi khi tỉ suất lợi nhuận gộp được thay thế cho lợi nhuận gộp để đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả trong tiêu thụ và bán hàng của doanh nghiệp. Nó phản ánh về lợi nhuận gộp, lợi nhuận này chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Khi tỉ suất càng lớn, lợi nhuận gộp càng nhiều, chứng tỏ tình hình tài chính được đảm bảo, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Ý nghĩa của Gross Profit Margin
Có nhiều lớp lợi nhuận giúp các nhà phân tích đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm lợi nhuận gộp, lợi nhuận hoạt động và thu nhập ròng. Mỗi cấp độ cung cấp thông tin lợi nhuận của doanh nghiệp.
Lợi nhuận gộp giúp các nhà phân tích biết công ty tạo ra sản phẩm hiệu quả như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Khi tính theo lợi nhuận gộp có thể kiểm soát được tỷ suất sinh lời, định hướng để tiếp tục phát triển, phân bổ nguồn vốn hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất.
Tỉ suất lợi nhuận gộp giúp các nhà phân tích được mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh với số liệu định lượng. Chỉ số này đánh giá được mỗi đồng doanh thu thu về được bao nhiêu đồng thu nhập, thường được sử dụng để so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành.
Tỉ suất lợi nhuận gộp dùng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không, doanh nghiệp có tiềm năng để phát triển không. Nếu tỉ suất càng lớn thì doanh nghiệp thu lãi càng cao, doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, sản phẩm tiêu thụ tốt, các chi phí được kiểm soát tốt và sẽ tối ưu hơn.
Dựa vào tỉ suất lợi nhuận gộp để so sánh doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành trên thị trường, xác định được vị trí, chỗ đứng của doanh nghiệp, quá trình hoạt động trên thị trường có tốt không.
Nếu tỉ suất tính ra thấp hơn dự tính, doanh nghiệp có thể dựa vào để điều chỉnh chi phí hợp lý, đưa ra phương án hợp lý để phát triển quá trình hoạt động sản xuất thu lợi nhuận hiệu quả.
Khi so sánh các doanh nghiệp cùng ngành, thường so sánh doanh nghiệp nào có lợi nhuận gộp cao hơn sẽ hoạt động kinh doanh và buôn bán tốt hơn. Đây là kiểu so sánh chưa chính xác bởi lợi nhuận gộp chưa phản ánh chính xác hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số này như lĩnh vực kinh doanh và quy mô hoạt động. Vì vậy, cần tìm hiểu rõ trước khi đặt hai doanh nghiệp lên bàn cân so sánh.
Ví dụ về Tỉ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin)
Để hiểu rõ hơn về tỉ suất lợi nhuận gộp là gì, hãy cùng lamchutaichinh phân tích một số ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1
Trong thời gian 02/2022, công ty XYZ sản xuất đồ dùng nội thất với doanh thu 30 triệu USD, được tính toán trên giá trị thu được thông qua các đơn hàng cụ thể. Trong đó giá vốn hàng bán (chi phí tham gia sản xuất sản phẩm được xác định dựa trên một phần giá trị sản phẩm) có giá trị 15 triệu USD.
Dựa vào công thức tính toán, ta có:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán = 30 triệu USD – 15 triệu USD = 15 triệu USD
Tỉ suất lợi nhuận gộp của công ty XYZ = Lợi nhuận gộp / Doanh thu = (15 triệu USD) / (30 triệu USD) = 0.5 = 50%
Như vậy, tỉ suất lợi nhuận gộp của công ty XYZ là 50%, lợi nhuận bằng một nửa doanh thu. Điều này có nghĩa, với 1 USD doanh thu của công ty XYZ thu về 0.5 USD lợi nhuận gộp.
Ví dụ 2
Một doanh nghiệp có lợi nhuận gộp là 20 triệu USD, doanh thu 200 triệu USD.
Vậy tỉ suất lợi nhuận gộp = (20 triệu USD) / (200 triệu USD) = 0.1 = 10%
Nếu trong năm tiếp theo, lợi nhuận gộp của công ty tăng lên 30 triệu USD, doanh thu tăng lên 400 triệu USD.
Tỉ suất lợi nhuận gộp = (30 triệu USD) / (400 triệu USD) = 0.075 = 7.5%
Dựa vào ví dụ có thể thấy, khi cố tăng lợi nhuận gộp cũng cần phải tìm cách tăng trưởng tỷ suất lợi nhuận gộp theo tỷ lệ tương ứng.
Gross Profit Margin bao nhiêu là tốt?
Tỉ suất lợi nhuận gộp càng cao thì doanh nghiệp thu lãi càng cao, chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả giúp duy trì và phát triển doanh nghiệp theo chiều hướng tích cực.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa tỉ suất lợi nhuận gộp thấp thì doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Do đó, dựa vào bối cảnh riêng của từng doanh nghiệp và mỗi ngành nghề để đánh giá chỉ tiêu này.
Thực tế, không có câu trả lời chính xác về tỉ suất lợi nhuận gộp bao nhiêu là tốt bởi mỗi lĩnh vực kinh doanh, mỗi ngành nghề và quy mô sản xuất sẽ có tỉ suất khác nhau.
Khi ứng dụng tỉ suất lợi nhuận gộp nằm ở việc so sánh giữa các đối thủ cạnh tranh cùng ngành trên thị trường và so sánh tỉ suất lợi nhuận của chính doanh nghiệp đó qua các năm để phân tích xu hướng sinh lời.
Gross Profit Margin được xem là tốt khi.
Chỉ số Gross Margin ổn định qua các thời kỳ
Các doanh nghiệp luôn muốn duy trì chỉ số Gross Margin ở mức ổn định, trừ các trường hợp có sự tay đổi về quy mô sản xuất kinh doanh hoặc có sự cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành làm biến động chỉ số này.
Nếu tỉ suất lợi nhuận gộp của một doanh nghiệp ở mức 30 -50 % đột nhiên giảm xuống ½ thì cần xem xét nguyên nhân. Việc biến động đáng kể mà không có phát sinh nào thì có thể do các yếu tố về chi phí nguyên vật liệu tăng hay dây chuyền sản xuất có vấn đề,…
Nếu tỉ suất lợi nhuận gộp tăng đột biến, có thể doanh nghiệp đang phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng hoặc đã khắc phục các sự cố như dây chuyền sản xuất, phương thức sản xuất,…
Tỉ suất lợi nhuận gộp tăng qua các thời kỳ
Việc tỉ suất tăng là một dấu hiệu tích cực, cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động tốt và quy trình sản xuất được cải tiến, chất lượng sản phẩm tốt mang lại hiệu quả trong quá trình kinh doanh.
Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang phát triển và lợi thế cạnh tranh cao, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Một doanh nghiệp phát triển khi doanh thu tăng trưởng và tỉ suất lợi nhuận gộp tăng qua từng thời kỳ. Có 3 cách để cải thiện tỉ suất này:
- Tăng giá bán sản phẩm, giữa nguyên giá vốn hàng bán
- Tăng giá bán sản phẩm, giảm giá vốn hàng bán
- Giữa nguyên giá bán sản phẩm, giảm giá vốn hàng bán
Tỉ suất lợi nhuận gộp cao hơn so với trung bình ngành
Một doanh nghiệp có tỉ suất lợi nhuận thấp không có nghĩa doanh nghiệp đó kinh doanh không hiệu quả. Bởi việc so sánh doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hay không phải dựa trên tỉ suất của doanh nghiệp đó với chỉ số trung bình cùng ngành của doanh nghiệp đó đang hoạt động.
Ví dụ để bạn có thể dễ dàng hình dung trong trường hợp này:
Giả sử trong năm 2020, chỉ số Gross Margin của Công ty Vinamilk là 47.9%, tập đoàn Hòa Phát là 22.7%. Trên thị trường, nếu Vinamilk là doanh nghiệp đứng đầu trong ngành sữa thì Hòa Phát là tập đoàn số 1 trong ngành sản xuất thép.
Khi so sánh chỉ số Gross Margin của 2 tập đoàn này, không thể hiện được doanh nghiệp nào tốt hơn bởi, 2 doanh doanh nghiệp không cùng ngành, chi phí sản xuất cũng khác nhau. Vì thế, để đánh giá doanh nghiệp nào hoạt động hiệu quả cần dựa vào tỉ suất lợi nhuận gộp trung bình cùng ngành của doanh nghiệp.
Kết luận
Tất cả những thông tin về tỷ suất lợi nhuận gộp đã được lamchutaichinh.vn giải đáp chi tiết thông qua bài viết này. Hi vọng những chia sẻ này có thể mang lại những thông tin hữu ích đến bạn đọc.
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Gross Margin Lợi Nhuận
-
Biên Lợi Nhuận Gộp (Gross Profit Margin) Là Gì? Cách Tính Chính Xác ...
-
Gross Margin: Cách Tính Và áp Dụng (CHI TIẾT) - GoValue
-
Biên Lợi Nhuận Gộp (Gross Profit Margin) Là Gì? Ý Nghĩa Và Cách Tính ...
-
Hệ Số Biên Lợi Nhuận Gộp - Gross Profit Margin - View Term - Stockbiz
-
Gross Margin Là Gì? Cách Tính Biên Lợi Nhuận Gộp Chính Xác
-
Gross Margin Là Gì? Công Thức Tính Tỷ Suất Biên Lợi Nhuận Gộp - FTV
-
Gross Margin Là Gì? Công Thức Và Cách Tính Gross Margin
-
Tỷ Suất Lợi Nhuận Gộp (Gross Profit Margin) Là Gì Và Công Thức Tính
-
Gross Margin: Cách Tính Và áp Dụng (CHI TIẾT) - FireAnt Blog
-
Lợi Nhuận Gộp (Gross Profit) Là Gì? Và Cách Tính Chính Xác Nhất
-
Gross Margin Là Gì? Những điều Bạn Cần Biết | TaxPlus
-
Biên Lợi Nhuận Gộp (gross Margin) Là Gì? Bao Nhiêu Là Tốt Nhất?