Tỷ Suất Lợi Nhuận Gộp (Gross Profit Margin) Là Gì Và Công Thức Tính
Có thể bạn quan tâm
- Tỷ suất lợi nhuận gộp là gì?
- Công thức tính tỷ suất lợi nhuận gộp
- Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận gộp
- Sự khác biệt giữa tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận ròng
- Lưu ý khi đánh giá kết quả tỷ suất lợi nhuận gộp
Tỷ suất lợi nhuận gộp là một chỉ số quan trọng được sử dụng để xác định sức khỏe tài chính và đánh giá mô hình kinh doanh của một doanh nghiệp. Đây được xem là chỉ tiêu phản ánh rõ ràng nhất về hoạt động kinh doanh và sản xuất cốt lõi của tổ chức. Cùng các chuyên gia Bizfly tìm hiểu kỹ hơn về tỷ suất lợi nhuận gộm theo thông tin có trong bài viết sau.
Tỷ suất lợi nhuận gộp là gì?
Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross profit margin) là một chỉ số tài chính được sử dụng để nhằm mục đích đánh giá mô hình kinh doanh và xác định sức khỏe tài chính của một công ty. Bằng cách chỉ ra số tiền còn lại sau khi trừ đi giá vốn hàng bán, chỉ số này cho biết các giá trị để phản ánh trong lợi nhuận gộp và chiếm bao nhiêu tỷ lệ phần trăm trong doanh thu.
Việc xác định tỷ suất lợi nhuận gộp giúp cho các nhà quản trị có thể đánh giá và đưa ra được chiến lược về giá sản phẩm hoặc chính sách bán hàng phù hợp với chi phí vốn bỏ ra từ đó tối ưu lợi nhuận và phát triển, mở rộng thị trường. Chỉ số này cũng được nhiều chuyên gia sử dụng nhằm mục đích so sánh các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực với nhau, doanh nghiệp nào có tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn thì có nghĩa là họ đang kiểm soát chi phí so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường là tốt hơn.
Tỷ suất lợi nhuận gộp là một chỉ số giúp đánh giá sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận gộp
Tỷ suất lợi nhuận gộp còn được gọi là tỷ lệ lãi gộp với công thức tính lợi nhuận gộp chia cho tổng doanh thu. Trong đó:
- Lợi nhuận gộp = Doanh thu - Giá vốn hàng bán
- Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Tổng doanh thu
Ví dụ: Một công ty có doanh thu là 100 triệu đồng và chi phí sản xuất là 70 triệu. Ta có:
- Lợi nhuận gộp = 100 triệu (doanh thu) - 70 triệu (chi phí sản xuất) = 30 triệu đồng
- Tỷ suất lợi nhuận gộp = 30 triệu (lợi nhuận gộp) / 100 triệu (tổng doanh thu) = 30%
Một số trường hợp doanh thu được thay thế bằng doanh thu thuần thì công thức tính tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ bằng lợi nhuận gộp chia cho doanh thu thuần:
- Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần
Giải thích công thức về tỷ suất lợi nhuận, ta có:
- Doanh thu được tính là toàn bộ các khoản mà doanh nghiệp thu về được từ hoạt động bán hàng trong một giai đoạn cụ thể và được phản ánh thông qua các báo cáo tài chính từ phía công ty.
- Giá vốn hàng bán là tất cả các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trước khi sản phẩm đến được tới tay người tiêu dùng. Tuy nhiên các loại chi phí này bao gồm chi phí sản xuất, phí bảo quản, lưu kho hay vận chuyển, tiếp thị…sẽ được doanh nghiệp tính trên sản phẩm và người tiêu dùng sẽ là người phải chịu.
- Lợi nhuận phản ánh giá trị về doanh số bán hàng của tổ chức. Với các sản phẩm khác nhau thì lợi nhuận thu về cũng được phản ánh khác nhau vì vậy mà doanh nghiệp muốn xác định lợi nhuận cần phải dựa theo giá bán và giá vốn hàng bán.
Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận gộp
Với việc theo dõi và phân tích chỉ số tỷ suất lợi nhuận gộp, chúng ta sẽ có thể biết được mức lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được có đáp ứng được mục tiêu, mong muốn của doanh nghiệp hay không. Từ chỉ số này, các nhà quản trị sẽ đưa ra được các chính sách về giá bán và chương trình bán hàng nhằm điều chỉnh mức giá sao cho phù hợp với chi phí vốn bỏ ra.
Bên cạnh đó, từ số liệu các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh được chi phí vốn hàng hóa từ khâu sản xuất, vận chuyển hoặc bảo quản để tối ưu khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được. Đặc biệt, với những mục tiêu mang tính dài hạn, lợi nhuận là yếu tố quan trọng giúp xác định các khả năng thực hiện nguồn vốn trong tương lai và tiềm năng mở rộng, phát triển thị trường của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận gộp cũng là một chỉ số được nhiều chuyên gia phân tích sử dụng nhằm mục đích so sánh các doanh nghiệp có cùng lĩnh vực ngành nghề với nhau. Doanh nghiệp nào có tỷ suất lợi nhuận cao hơn thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó đang có cơ hội phát triển và kiểm soát chi phí tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh của mình.
Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận gộp
Sự khác biệt giữa tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận gộp là một trong những chỉ số thể hiện tỷ lệ phần trăm lợi nhuận trước các khoản chi phí gián tiếp còn tỷ suất lợi nhuận ròng là tham số thể hiện lợi nhuận sau các khoản chi phí gián tiếp. Về công thức tính thì tỷ suất lợi nhuận gộp dựa trên lợi nhuận gộp còn tỷ suất lợi nhuận ròng lại căn cứ theo lợi nhuận ròng.
Về mặt lợi ích thì tỷ suất lợi nhuận gộp được sử dụng làm thước đo để doanh nghiệp xác định tính hiệu quả trong kinh doanh và phân phối. Tỷ suất lợi nhuận ròng lại cho thấy được khả năng vững mạnh về tài chính và lợi thế của doanh nghiệp trước đối thủ. Điểm tương đồng duy nhất giữa hai thuật ngữ này đó là nằm ở việc tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận ròng đều là các chỉ số để phản ánh lợi nhuận và được định dạng theo tỷ lệ phần trăm.
Lưu ý khi đánh giá kết quả tỷ suất lợi nhuận gộp
Để sử dụng kết quả tỷ suất lợi nhuận gộp làm thước đo để đánh giá tiềm lực của một doanh nghiệp, các nhà quản trị cần lưu ý đến các giá trị phản ánh lợi nhuận so với doanh thu. Doanh nghiệp nào sở hữu tỷ suất lợi nhuận cao thì doanh nghiệp đó đang có lãi ròng thu về rất khả quan.
Ngoài ra, khi so sánh hai doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực ngành nghề, rất nhiều nhà quản trị cho rằng doanh nghiệp nào đạt được lợi nhuận gộp cao thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Tuy nhiên đây là một đánh giá mang tính cảm quan và cực kỳ sai lầm, bởi lợi nhuận gộp không được xem là phản ánh doanh nghiệp chính xác mà các giá trị phản ánh qua doanh thu mới mang đến giá trị về lợi nhuận. Việc theo dõi tỷ suất chỉ cho doanh nghiệp biết được rằng lợi nhuận đạt được có phù hợp với giá trị hoạt động của doanh nghiệp hay không.
Việc phân tích chỉ số tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ giúp cho các nhà đầu tư và quản trị doanh nghiệp nắm bắt được tiềm năng phát triển của một tổ chức là như thế nào. Qua đó có các phương án tác động, điều chỉnh về giá cả và chính sách bán hàng một cách tối ưu và hiệu quả nhất.
Từ khóa » Gross Margin Lợi Nhuận
-
Biên Lợi Nhuận Gộp (Gross Profit Margin) Là Gì? Cách Tính Chính Xác ...
-
Gross Margin: Cách Tính Và áp Dụng (CHI TIẾT) - GoValue
-
Biên Lợi Nhuận Gộp (Gross Profit Margin) Là Gì? Ý Nghĩa Và Cách Tính ...
-
Hệ Số Biên Lợi Nhuận Gộp - Gross Profit Margin - View Term - Stockbiz
-
Gross Margin Là Gì? Cách Tính Biên Lợi Nhuận Gộp Chính Xác
-
Gross Margin Là Gì? Công Thức Tính Tỷ Suất Biên Lợi Nhuận Gộp - FTV
-
Gross Margin Là Gì? Công Thức Và Cách Tính Gross Margin
-
Gross Margin: Cách Tính Và áp Dụng (CHI TIẾT) - FireAnt Blog
-
Lợi Nhuận Gộp (Gross Profit) Là Gì? Và Cách Tính Chính Xác Nhất
-
Gross Margin Là Gì? Những điều Bạn Cần Biết | TaxPlus
-
Biên Lợi Nhuận Gộp (gross Margin) Là Gì? Bao Nhiêu Là Tốt Nhất?
-
Tỉ Suất Lợi Nhuận Gộp (Gross Profit Margin) Là Gì? Tính Ra Sao?