Tích Lũy Tư Bản Là Gì? - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Tích lũy tư bản là gì?
  • Bản chất của tích lũy tư bản
  • Nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ tư bản

Một trong những vấn đề mà sinh viên các trường đại học cần học là vấn đề tích lũy tư bản theo kinh tế chính trị Mác – Lênin. Đây là một vấn đề khó nhưng quan trọng. Vậy tích lũy tư bản là gì? Hãy cùng theo dõi nội dung của chúng tôi qua bài viết sau để có câu trả lời.

Tích lũy tư bản là gì?

Để giải thích và hiểu về tích lũy tư bản là gì thì theo kinh tế chính trị Mác – Lênin đây là việc biến một bộ phận giá trị thặng dư trở lại thành tư bản, còn trong các lý luận kinh tế học khác, nó đơn giản là sự hình thành tư bản (tăng lượng vốn dưới hình thức tư bản cố định và lưu kho của chính phủ và tư nhân).

Muốn mở rộng sản xuất nhà tư bản không thể tiêu dùng hết giá trị thặng dư mà chia thành 2 phần :một phần tích luỹ để mở rộng sản xuất, một phần để tiêu dùng cá nhân và gia đình nhà tư bản. Do đó đặc trưng của tái sản xuất tư bản chủ nghĩa là tái sản xuất mở rộng. Muốn vậy, cần phát triển một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm. Việc biến giá trị thặng dư trở lại tư bản gọi là tích lũy tư bản. Như vậy, thực chất của tích luỹ tư bản là tư bản hóa giá trị thặng dư.

Ngoài ra khi nghiên cứu tích luỹ và tái sản xuất mở rộng tư bản ta có thể rút ra hai kết luận vạnh rõ hơn bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa:

 + Nguồn gốc duy nhất của tư bản tích lũy là giá trị thặng dư và tư bản tích lũy chiếm một tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản. C.MAC nói rằng: tư bản ứng trước chỉ là giọt nước trong dòng sông tích luỹ mà thôi

+ Quá trình tích luỹ đã làm cho quyền sở hữu trong nền sản xuất hàng hoá biến thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa. Việc trao đổi giữa người lao động và nhà tư bản dẫn đến kết quả là nhà tư bản chẳng những chiếm một phần lao động của người công nhân, mà còn là người sở hữu hợp pháp lao động không công đó. Như vậy đã có sự thay đổi căn bản trong quan hệ sở hữu. Nhưng sự vi phạm đó không vi phạm quy luật giá trị.

Động cơ thúc đẩy tích luỹ và tái sản xuất mở rộng là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản – quy luật giá trị thặng dư, quy luật này chỉ rõ mục đích sản xuất của nhà tư bản là giá trị và sự tăng thêm giá trị.

Bản chất của tích lũy tư bản

Có thể thấy hình thái xã hội của quá trình sản xuất là như thế nào đi nữa thì bao giờ đó cũng phải có tính chất liên tục hay cứ từng chu kì một, phải không ngừng trải qua cùng những giai đoạn ấy. Xã hội không thể ngừng tiêu dùng, thì xã hội cũng không thể ngừng sản xuất. Vì vậy xét trong mối liên hệ không ngừng và trong tiến trình không ngừng của nó, mọi quá trình sản xuất xã hội đồng thời cũng là quá trình tái sản xuất.

Điều kiện của sản xuất đồng thời cũng là những điều kiện của tái sản xuất. Không một xã hội nào có thể sản xuất không ngừng tức là tái sản xuất, mà lại không liên tục chuyển hoá lại một phần sản phẩm nhát đinh của nó thành tư liệu sản xuất, hay thành những yếu tố của quá trình sản xuất mới.

Tái sản xuất là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại không ngừng với quy mô năm sau lớn hơn năm trước. Muốn tái sản xuất mở rộng nhà tư bản phải mua thêm tư liệu sản xuất, thuê thêm công nhân do đó giá trị thặng dư tích lũy được phải chia làm hai phần: Một phần để thuê thêm công nhân, một phần để mua thêm tư liệu sản xuất.

Tái sản xuất giản đơn không phải là hình thái điển hình của chủ nghĩa tư bản. Hình thức tiến hành của chủ nghĩa tư bản là tái sản xuất mở rộng. Tái sản xuất ra của cải vật chất, quan hệ sản xuất, sức lao động của con người, môi trường sống của con người.

Nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ tư bản

Một số nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ tư bản gồm có: Trình độ bóc lột giá trị thặng dư; Năng suất lao động; Chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng; quy mô của tư bản ứng trước

Thứ nhất: Về trình độ bóc lột giá trị thặng dư khi muốn tăng khối lượng giá trị thặng dư, nhà tư bản phải tăng thêm máy móc, thiết bị và công nhân

Nhưng nhà tư bản có thể không tăng thêm công nhân mà bắt số công nhân hiện có tăng thời gian lao động và cường độ lao động; đồng thời, tận dụng một cách triệt để công suất của số máy móc hiện có, chỉ tăng thêm nguyên liệu tương ứng.

Thứ hai: Năng suất lao động

Năng suất lao động xã hội tăng lên thì giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng giảm. Sự giảm này đem lại hai hệ quả cho tích luỹ: Một là, với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, phần dành cho tích luỹ có thể lấn sang phần tiêu dùng, trong khi sự tiêu dùng của nhà tư bản không giảm mà vẫn có thể bằng hoặc cao hơn trước. Hai là, một lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích luỹ cũng có thể chuyển hóa thành một khối lượng tư liệu sản xuất và sức lao động phụ thêm nhiều hơn trước.

Thứ ba: Về chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng

Tư bản sử dụng là khối lượng giá trị những tư liệu lao động mà toàn bộ quy mô hiện vật của chúng đều hoạt động trong quá trình sản xuất sản phẩm. Còn tư bản tiêu dùng là phần giá trị những tư liệu lao động ấy được chuyển vào sản phẩm theo từng chu kì sản xuất dưới dạng khấu hao. Do đó, có sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. Sự chênh lệch này là thước đo sự tiến bộ của lực lượng sản xuất.

Thứ tư: Quy mô của tư bản ứng trước

Với trình độ bóc lột không thay đổi, thì khối lượng giá trị thặng dư do khối lượng tư bản khả biến quyết định. Do đó quy mô của tư bản ứng trước, nhất là bộ phận tư bản khả biến càng lớn, thì khối lượng giá trị thặng dư bóc lột được càng lớn, do đó tạo điều kiện tăng thêm quy mô của tích luỹ tư bản. Từ sự nghiên cứu bốn nhân tố quyết định quy mô của tích luỹ tư bản có thể rút ra nhận xét chung là để tăng quy mô tích luỹ tư bản, cần khai thác tốt nhất lực lượng lao động xã hội, tăng năng suất lao động, sử dụng triệt để công suất của máy móc, thiết bị và tăng quy mô vốn đầu tư ban đầu.

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về vấn đề Tích lũy tư bản là gì đến bạn đọc. Mong rằng những thông tin sẽ giúp ích cho độc giả quan tâm tìm hiểu.

Từ khóa » Tư Bản Tích Luỹ Là Gì