Tích Tụ, Tập Trung Ruộng đất - Sửa đổi Và Bảo Vệ Quyền Lợi Về đất đai
Có thể bạn quan tâm
Tập trung tháo gỡ vướng mắc
Ông Lê Văn Nghị, Hội Liên hiệp Hợp tác xã (HTX) Việt Nam thì cho rằng, phát triển mô hình HTX là xu thế và phù hợp với nông dân Việt Nam vì nó là nền tảng xã hội, để đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, có một thực tế là các HTX làm được bao nhiêu là chia hết nên không có tái đầu tư để phát triển, trái ngược với thế giới. Do đó, để cho HTX phát triển bền vững thì vấn đề quan trọng là nên sửa đổi nội dung của Luật Đất đai và Chính phủ nên có nghị định riêng cho HTX nông nghiệp để có khuôn khổ pháp lý, để tạo điều kiện cho HTX phát triển tốt, góp phần về việc tích tụ ruộng đất tốt.
Tham luận với chủ đề: Giải pháp thúc đẩy về tiến trình và hiệu quả quá trình tích tụ ruộng đất, phát triển nông nghiệp, nông dân giàu có do Tiến sĩ Mai Văn Vĩnh, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trình bày khẳng định, trước xu hướng hội nhập quốc tế thế giới và khu vực, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh hợp tác kinh tế trên nhiều kênh, nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó đàm phán và tham gia hiệp định thương mại tự do. Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do là cơ hội vàng cho nông nghiệp, nông thôn và nông lâm Việt Nam. Mệnh lệnh thị trường tự do sẽ thôi thúc chúng ta phải thay đổi, đổi mới ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Và như thế thì việc sửa đổi Luật Đất đai là hết sức cần thiết, qua đó hình thành thị trường đất nông nghiệp phát triển lành mạnh.
Cánh đồng mẫu lớn đang là mô hình được nhiều địa phương áp dụng. Ảnh minh họa/baotintuc.vn
Ngoài ra, cần mạnh dạn rút bớt lao động ra khỏi nông nghiệp phục vụ cho các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn; cần có chế độ khung về bảo hiểm lao động cho dân cư nông thôn, đảm bảo họ được chăm sóc y tế và bảo hiểm rủi ro, nhận lương hưu khi về già. Bên cạnh đó, cần phát triển kinh tế dịch vụ ở nông thôn, tạo việc làm phù hợp với kỹ năng và trình độ của lao động nông thôn, qua đó rèn luyện tinh thần và tác phong lao động công nghiệp cho họ; đẩy mạnh phát triển công nghiệp và đô thị tại các nơi có nhiều đất trống, đồi núi trọc để thu hút lao động nhưng không mất đất nông nghiệp. Đồng thời, xây dựng và hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao, có hệ thống hạ tầng hiện đại đảm bảo cho nông nghiệp phát triển hiệu quả.Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học phát biểu tại hội thảo, một trong những nguyên nhân làm cho thị trường đất đai nông thôn chậm phát triển là do nguồn cung bị hạn chế, do tâm lý giữ đất tránh rủi ro. Do đó, muốn phát triển thị trường đất đai trong nông thôn phải đi liền với giải quyết tốt thị trường lao động. Một khi lao động tham gia vào thị trường và được trả công, trả lương nhiều hơn, ít phụ thuộc hơn vào thị trường lao động phi chính thức thì khi đó sẽ rũ bỏ được tâm lý giữ đất, qua đó tạo nguồn cung cho thị trường.
Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh đến giải pháp luật hóa, công nhận quyền sử dụng đất là quyền tài sản. Bởi hiện nay cơ chế bảo vệ quyền lợi về đất đai của người dân (người sử dụng đất) rất mong manh, cơ chế thu hồi đất sẽ dễ bị lợi dụng dẫn đến tham nhũng và tiêu cực. Điều này làm cho người dân không yên tâm để chuyển nhượng quyền sử dụng đất vì sợ dễ bị tước đoạt, bị thiệt hại, từ đó kéo theo phía cung của thị trường quyền sử dụng đất bị hạn chế. Khi đất được công nhận là tài sản thì người nông dân sẽ có quyền định đoạt nó.
Các khuyến nghị cụ thể
Các nhà khoa học tại hội thảo cũng kiến nghị tăng thời hạn sử dụng đất nông nghiệp so với trước ở các địa bàn kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, đất ở các dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm. Ngoài ra, Nhà nước cũng nên có giải pháp điều tiết phần lớn địa tô chênh lệch khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất vào tay nhà nước để đảm bảo tính ổn định. Bởi việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang các loại đất phi nông nghiệp gây ra tình trạng tăng giá trị của đất lên rất nhiều lần. Hơn nữa, mục đích sử dụng đất nông nghiệp hiện nay có rất nhiều biến động và không ổn định. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng làm cho người có quyền sử dụng đất nông nghiệp không muốn chuyển nhượng quyền sử dụng cho người khác để trông đợi vào sự thay đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, nhằm thu lợi lớn.
Góp ý xây dựng khung cơ chế, chính sách đất đai, bà Nguyễn Thị Kim Anh-Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, Nhà nước, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cũng nên thực hiện tốt công tác quy hoạch. Cần có các quy định và sự giám sát chặt chẽ về việc lập, điều chỉnh và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc thu hồi đất đai và việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp nhằm hạn chế tối đa sự can thiệp của Nhà nước thông qua các quyền này. Để tăng nhu cầu sử dụng đất, cần phải quy hoạch đất sao cho hạn chế việc phải chuyển đổi mục địch sử dụng đất. Giải quyết vấn đề này, công tác quy hoạch đất phải tính đến quy mô quy hoạch lớn hơn như quy hoạch theo vùng, theo khu vực; cùng với đó là tăng thời gian cho kỳ kế hoạch sử dụng đất từ 5 năm lên 10 năm; công khai khu vực nào được phép và không được phép tham gia giao dịch trên thị trường quyền sử dụng đất.
Nhà nước nên có giải pháp nâng cấp, xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin đất đai đầy đủ, khoa học, đảm bảo công khai, minh bạch; để việc đang ký, cấp giấy quyền sử dụng đất, quản lý các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất được thuận lợi, nhanh chóng và công khai, từng bước hoàn thiện cơ chế hoạt động cho thị trường quyền sử dụng đất. Mặc dù hiện nay đã có sàn giao dịch bất động sản nhưng hoạt động chưa hiệu quả do thiếu minh bạch (chủ yếu phụ thuộc vào bên bán), hoạt động không có sự gắn kết với các địa phương khác, thị trường thường bị cắt khúc xét dưới góc độ chủ thể đầu tư và loại sản phẩm, chi phí cao tham gia thị trường cao... Vì thế, nên tránh những hạn chế này để thị trường hoạt động được thông suốt, hiệu quả và phù hợp với từng loại hàng hóa.
Một giải pháp quan trọng khác là Nhà nước nên tăng cường việc hoàn thiện xác nhận lại quyền sử dụng đất. Bởi hiện nay, việc chuyển quyền sử dụng đất đang diễn ra rất phổ biến ở nhiều địa phương khác nhau trong cả nước, đặc biệt từ khi có chính sách dồn điền đổi thửa. Thực tế nhiều hộ gia đình đang sử dụng đất của gia đình khác và gia đình khác đang sử dụng đất của gia đình mình mà không cần đăng ký lại quyền sử dụng đất. Việc chưa tiến hành đăng ký lại (sang tên, đổi chủ) do nhiều nguyên nhân, cả từ phía hộ gia đình, cả từ phía cơ quan nhà nước.
Về phía hộ gia đình không muốn đăng ký lại bởi vì thủ tục phức tạp, chi phí phải trả như thuế trước bạ, lệ phí còn cao vượt quá khả năng đối với phần lớn hộ gia đình. Hơn nữa, họ không đăng ký lại cũng chưa ảnh hưởng gì đến quyền lợi của họ. Về phía nhà nước, việc tiến hành đăng ký lại phải tốn nhiều thời gian, kinh phí vì phải đo đạc lại hiện trạng đất, lập lại bản đồ, điều chỉnh lại quy hoạch (nếu có) và chi phí in lại giấy chứng nhận. Việc không đăng ký lại sẽ tiềm ẩn nhiều tranh chấp hơn nữa sẽ khó khi thực hiện các lần chuyển nhượng kế tiếp. Do đó, để thúc đẩy thị trường quyền sử dụng đất phát triển, thủ tục cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được nhà nước đảm bảo thực hiện dễ dàng, nhanh chóng, Nhà nước phải xem đây là dịch vụ công phục vụ nhân dân.
Kết luận hội thảo, PGS, TS Đoàn Minh Huấn đã chỉ ra những rào cản đối với việc TTTTRĐ, trước hết là ở quyền của các chủ thể, quyền sở hữu tài sản và các các quyền phát sinh từ sử dụng đất. Trên thực tế, do chưa có thị trường quyền sử dụng đất chính thức ở nông thôn, đặc biệt là ở thị trường sơ cấp và thứ cấp; do tâm lý của nông dân vẫn coi trọng việc “giữ đất”, thiếu niềm tin đối với nhà đầu tư, thiếu các định chế không gian để bảo đảm chuyển đổi nông nghiệp; do vai trò của các hiệp hội, liên minh ngành, nghề chưa rõ ràng, quyết liệt… nên việc TTTTRĐ gặp nhiều khó khăn. Theo PGS, TS Đoàn Minh Huấn, đây là vấn đề khó cần có quyết tâm chính trị cao, với một số giải pháp như: Phát triển mạnh thị trường quyền sử dụng đất, đa dạng hóa dựa trên thực tiễn, tổng kết các mô hình để cho giải pháp sát hợp thực tiễn; sửa đổi luật; đa dạng hóa các mô hình, chú trọng vai trò của HTX, xác định vai trò của chính quyền trong quá trình tích tụ, tập trung, hình thành cơ chế hỗ trợ người nông dân để họ có tâm lý ổn định, yên tâm khi làm nông nghiệp.
Theo QĐND
Từ khóa » Giải Pháp Tích Tụ Ruộng đất
-
Giải Pháp Gỡ Khó Trong Tích Tụ Ruộng đất Nông Nghiệp
-
Tích Tụ Ruộng đất Giải Pháp để Thúc đẩy Phát Triển Sản Xuất Hàng Hóa ...
-
Vấn đề Tích Tụ - Tập Trung Ruộng đất Phát Triển Nông Nghiệp Hàng Hóa ...
-
Nhiệm Vụ, Giải Pháp Tích Tụ, Tập Trung đất đai để Phát Triển Nông ...
-
Cẩm Khê: Tích Tụ Ruộng đất, Giải Pháp Trong Sản Xuất Nông Nghiệp ...
-
Tích Tụ Ruộng đất: Xu Thế Và Hướng đi
-
Cởi Nút Thắt Trong Tích Tụ Ruộng đất: Tích Tụ Ruộng đất - Xu Hướng Tất Yếu
-
[PDF] CÁC HÌNH THỨC TÍCH TỤ, TẬP TRUNG RUỘNG ĐẤT TRONG ...
-
Tích Tụ, Tập Trung Ruộng đất-Giải Pháp "cởi Trói" Cho Nông Nghiệp ...
-
Lời Giải Cho Bài Toán Tích Tụ đất đai, Sản Xuất Quy Mô Lớn
-
Tích Tụ Ruộng đất Cho Sản Xuất Nông Nghiệp, Cần Lộ Trình Phù Hợp Và ...
-
[PDF] TẬP TRUNG HÓA SẢN XUẤT, TÍCH TỤ ĐẤT ĐAI PHÁT TRIỂN ...
-
Đẩy Mạnh Tích Tụ Ruộng đất, Phát Triển Nông Nghiệp Xanh - VnExpress
-
Huy động Nguồn Lực đất đai Cho Phát Triển Kinh Tế - Chi Tiết Tin