Tiêm Filler Mũi – Phương Pháp Nâng Mũi Không Phẫu Thuật
Có thể bạn quan tâm
Tiêm filler mũi là phương pháp nâng mũi hiện đang được rất nhiều người quan tâm do sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như nhanh, không cần nghỉ ngơi, hiệu quả cao. Thế nhưng, tiêm filler mũi có hại không và giữ được bao lâu?
Với vị trí nằm ngay trung tâm gương mặt, chiếc mũi có vai trò rất lớn đối với tướng mạo của một người. Chính điều này là nguyên nhân giải thích cho sự bùng nổ của dịch vụ thẩm mỹ mũi hiện nay. Ngoài phương pháp phẫu thuật truyền thống, các chị em có nhu cầu làm đẹp có thể lựa chọn một giải pháp thay thế hoàn hảo là tiêm filler mũi.
Tiêm filler mũi là gì?
Tiêm filler mũi (còn gọi là tiêm chất làm đầy) là một phương pháp nâng mũi không phẫu thuật. Trong đó, bác sĩ sẽ tiêm chất làm đầy (filler) nhằm điều chỉnh hình dáng sống mũi.
Chất làm dày được cấu thành từ nhiều loại hợp chất khác nhau – phổ biến nhất là Acid Hyaluronic, với đặc tính tự nhiên, làm đầy mô mềm. Sau một thời gian, filler sẽ tự tan trong cơ thể.
Có nên nâng mũi bằng filler?
Tiêm filler mũi là giải pháp làm đẹp nhằm khắc phục khuyết điểm mũi thấp, tẹt, sống mũi gồ ghề. Với những ai da mũi quá mỏng, không thích hợp để điều trị bằng phẫu thuật nâng mũi, filler là lựa chọn thay thế hoàn hảo.
Phương pháp nâng mũi này không yêu cầu phẫu thuật xâm lấn, không cần nghỉ dưỡng quá lâu nên rất thích hợp với những người bận rộn. Sau khi điều trị, bạn có thể nhanh chóng quay lại làm việc và sinh hoạt bình thường.
Ưu điểm của nâng mũi bằng filler:
- Không yêu cầu gây mê toàn thân
- Thời gian hồi phục nhanh chóng
- Kết quả điều trị không phải là vĩnh viễn, nên bạn có thể thay đổi nếu không hài lòng với dáng mũi mới
- Chi phí rẻ hơn so với phẫu thuật nâng mũi.
Tuy nhiên, dù vậy, nâng mũi bằng filler vẫn tồn tại một số nhược điểm. Đáng nói đến nhất là sau một thời gian, filler tự tan trong cơ thể nên kết quả nâng mũi không giữ được lâu. Đa phần, chỉ có thể duy trì trong khoảng 12 – 24 tháng.
Tiêm filler mũi có hại không?
Hiện nay, trên báo đài ghi nhận nhiều trường hợp tiêm filler kém chất lượng, dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, tiêm filler mũi có ảnh hưởng gì không đã trở thành mối quan tâm của khá nhiều chị em.
Câu trả lời cụ thể sẽ phụ thuộc vào loại chất làm dầy (filler) sử dụng. Một cơ sở thẩm mỹ uy tín sẽ sử dụng các loại hợp chất cao cấp, tương thích tốt với cơ thể để giảm nguy cơ đào thải. Ngoài ra, các chất làm dầy chứa acid polylactic sẽ hỗ trợ tăng sinh collagen, cải thiện làn da sau khi bơm filler và ngăn ngừa phản ứng có hại từ cơ thể.
Nhìn chung, chẳng ai muốn “tiền mất tật mang” cả. Do đó, lời khuyên với những chị em muốn nâng mũi bằng filler là bạn hãy đến một cơ sở thẩm mỹ được Sở/ Bộ Y tế chứng nhận.
Nâng mũi bằng filler đảm bảo an toàn phải được thực hiện theo quy trình, bác sĩ cần có tay nghề chuyên môn để đảm bảo an toàn cho người thực hiện. Lượng chất làm đầy đưa vào cơ thể phải đúng liều lượng, không được phép tiêm quá nhiều.
Tiêm filler mũi được bao lâu?
Tiêm filler mũi được bao lâu sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố chính sau:
- Chất làm dầy: Các chất làm dầy (filler) xuất xứ từ Mỹ có thể cho hiệu quả từ 12-18 tháng, còn của Hàn Quốc là từ 6-12 tháng. Sau thời gian trên, bạn sẽ cần đi tiêm chất làm đầy mũi trở lại.
- Cơ địa từng người: Hiệu quả chất làm dầy cũng tùy thuộc vào thể trạng và da của từng người.
Tiêm filler nâng mũi giá bao nhiêu?
Chi phí cụ thể tùy thuộc vào loại chất làm dầy (filler) được sử dụng, cơ sở điều trị và số lượng mũi tiêm. Nhìn chung, mức giá nâng mũi bằng filler dao động khoảng từ 7-12 triệu đồng cho một ca điều trị.
Quy trình tiêm
Tiêm filler mũi là một phương pháp điều trị ngoại trú, nên quy trình thực hiện đơn giản hơn rất nhiều so với phẫu thuật nâng mũi. Thời gian thực hiện trung bình khoảng 15-20 phút. Sau khi điều trị, bạn có thể nhanh chóng quay lại làm việc trong ngày.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kết hợp kỹ thuật này với tiêm Botox. Sau khi nâng mũi bằng filler, bạn cần lưu ý những điểm dưới đây:
- Không hoạt động mạnh, nói lớn sau 1 giờ tiêm filler.
- Không dùng thuốc aspirin, dầu cá, nhân sâm… trong vòng 2 ngày sau điều trị.
- Không sờ vào mũi, nằm sấp, chườm nóng hay đứng ngoài trời nóng quá lâu trong 2 tuần đầu tiên sau tiêm.
- Không điều trị răng
- Tránh thực phẩm tanh, dễ gây sưng viêm như xôi, rau muống, hải sản…
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Tiêm Filler Mũi Vĩnh Viễn
-
Nâng Mũi Bằng Tiêm Filler
-
NÂNG MŨI TIÊM FILLER VĨNH VIỄN? | Blog
-
Nâng Mũi Không Phẫu Thuật Vĩnh Viễn Là Gì? Có Thật Không? - TopNose
-
Tiêm Chất Làm đầy Filler Có Vĩnh Viễn Không?
-
Hiệu Quả Tiêm Filler Sculptra Có Kéo Dài Vĩnh Viễn Không?
-
Làm đẹp Bằng Filler: Cẩn Trọng Thương Tật Vĩnh Viễn
-
Nên Nâng Mũi Bằng Chỉ Hay Tiêm Filler? | Vinmec
-
NÂNG MŨI TIÊM FILLER CÓ VĨNH VIỄN KHÔNG?
-
Tiêm Filler Mũi Có Tự Tan được Không?
-
Tiêm Filler Mũi Là Gì? 5 Lưu ý Tiêm Filler Mũi đẹp Tránh Biến Chứng
-
Tiêm Filler Mũi - Tổng Hợp Câu Hỏi Và Giải đáp Từ A đến Z
-
Tiêm Filler Là Gì? Giữ được Bao Lâu? Ưu Và Nhược điểm
-
Dịch Vụ Tiêm Filler Mũi - Tạo Hình Dáng Mũi Cao Sline Nâng Tầm Nhan ...
-
Nâng Mũi Vĩnh Viễn, Nên Hay Không? Cần Lưu ý Những Gì | aiha