Tiềm Năng Quặng Urani Việt Nam ở Mức Khá

Đây là kết quả điều tra, khảo sát của Liên Đoàn địa chất – Xạ Hiếm (Tổng cục Địa chất khoáng sản Việt Nam) phối hợp Bộ KHCN thực hiện từ năm 2009 đến nay. Sau 5 năm triển khai đã thăm dò trên tổng diện tích 6,2km2, thi công 1099 lỗ khoan theo mạng lưới đã phê duyệt.

Tuy nhiên, đây chỉ mà một điểm mỏ quặng được đánh giá, thăm dò trữ lượng cụ thể trên số lượng nhiều điểm quặng hóa đã được phát hiện nhưng chưa được nghiên cứu, điều tra làm rõ quy mô như Urano trong đới đá vôi Quản Bạ; Bình Liêu, Chư Mom Ray và Định An, Pia Oắc, Cam Đường, Mường Tè, Phú Yên, than Núi Hồng..

Khoa học Việt Nam còn chưa nghiên cứu đầy đủ tiền đề và dấu hiệu xác lập mô hình các kiểu mỏ urani cũng như đánh giá tiềm năng của nó tại Đăk Uy (Kon Tum), Tú Lệ, Thạch Khản, Bản Lang…hay diện tích khu vực có triển vọng với dự tập trung dị thường cao chưa được điều tra như Khe Vinh, An Hòa, Quảng Nam, Trạm Tấu…

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Theo nhận định của các nhà địa chất trong nước và nước ngoài cho thấy trên lãnh thổ Việt Nam có thể còn phát hiện các kiểu mỏ urani có giá trị công nghiệp hiện chưa được đưa vào đánh giá tài nguyên như Urano trong cát kết trũng ở vùng trũng Hà Nội, bồn trũng Cửu Long, trũng Sầm Nưa, urani kiểu lòng cổ trong các địa khối Kon Tum, các đá núi lửa Tú Lệ, Kom Tum và Đà Lạt…

 Urani là nguyên tố hóa học số 92 trong bảng tuần hoàn Mendeleev có ý nghĩa thực tiễn là tạo ra sản phẩm năng lượng quan trọng được sử dụng trong vũ khí hạt nhân và phát triển năng lượng nguyên tử. Hiện urani là một trong những khoáng sản quan trọng hàng đầu trong cân bằng năng lượng thế giới. Hiện nhu cầu về urano tăng là do sự phát triển của năng lượng nguyên tử và giá cả điện truyền thống cùng với sự  lo ngại về môi trường của các nguồn điện truyền thống đối với hành tinh.

Việt Nam đã bắt đầu quan tâm tới nguồn khoáng sản đặc biệt quan trọng này vào mục đích hòa bình khi Quốc hội thống qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận với 4 tổ máy. Với 2 chỉ tiêu hiệu suất sử dụng nhiệt là 33,5% và độ sâu cháy là 40GWd/tU này, nhu cầu nhiên liệu hạt nhân nạp vào lần đầu của các lò phản ứng vào khoảng 90 tấn urani (tương đương 262 tấn U3O8) và các năm tiếp theo cần nạp thay thế và duy trì phản ứng là 30 tấn urani thì nhu cầu quặng U3O98 đảm bảo cho 1 tổ máy  hoạt động trong 40 năm là 3.617 tấn. Chính vì vậy, việc điều tra, phân tích, xác định trữ lượng mỏ urani có quy mô công nghiệp là nhiệm vụ hết sức quan trọng hiện nay của Việt Nam.

Kim Liên 

Từ khóa » Việt Nam Sản Xuất Uranium