Việt Nam Trả Nhiên Liệu Hạt Nhân Cho Nga - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Hôm qua, máy bay vận tải của Hãng Hàng không Nga đã rời Việt Nam và vận chuyển 106 bó nhiên liệu có độ làm giàu cao đã qua sử dụng, những bó nhiên liệu này chứa khoảng 11 kg độ làm giàu cao từ lò phản ứng nghiên cứu Đà Lạt về Nga.
Để hoàn thành đợt vận chuyển này, Việt Nam nhận được sự giúp đỡ của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Cơ quan An ninh hạt nhân quốc gia Hoa Kỳ (NNSA) và Tập đoàn Năng lượng nguyên tử nhà nước Liên bang Nga (ROSATOM).
Với sự kiện trên, Việt Nam đã hoàn thành cam kết trong Tuyên bố chung ký tháng 11/2006, tại Hà Nội thỏa thuận về việc Việt Nam tham gia Chương trình chuyển đổi nhiên liệu cho phản ứng nghiên cứu, từ sử dụng nhiên liệu uranium có độ làm giàu cao (HEU) sang nhiên liệu uranium có độ làm giàu thấp (LEU).
Sự kiện trên cũng thể hiện chính sách nhất quán của Việt Nam là sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, bảo đảm an toàn, an ninh, đánh dấu cột mốc quan trọng đối với cam kết của Việt Nam thực hiện Tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ 2 vào tháng 3/2012 tại Seoul, Hàn Quốc.
Thực hiện khuyến cáo của IAEA, và theo thoả thuận của Mỹ và Nga, các lò phản ứng nghiên cứu sử dụng nhiên liệu uranium có độ giàu từ 20% U-235 trở lên đều phải chuyển đổi sang sử dụng nhiên liệu LEU (dưới 20% U-235), vì nhiên liệu LEU không thể sử dụng để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Lò phản ứng nghiên cứu Đà Lạt thuộc trong số hơn 20 lò phản ứng nghiên cứu của 17 quốc gia sử dụng nhiên liệu HEU do Liên Xô trước đây cung cấp nên cần phải chuyển đổi sang nhiên liệu LEU. Từ năm 2007 đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã hợp tác chặt chẽ với IAEA, NNSA, và ROSATOM để thực hiện chương trình này.
Tháng 11/2011, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt thực hiện thay thế và chuyển đổi thành công lò phản ứng nghiên cứu Đà Lạt sang vận hành hoàn toàn bằng nhiên liệu LEU.
Uranium độ giàu thấp, độ giàu cao Kim loại uranium gồm hai thành phần đồng vị chủ yếu, U-238 và U-235. Trong đó, U-238 chiếm hàm lượng áp đảo với 99,3%. Còn đồng vị U-235 chỉ chiếm 0,7%. U-235 hiếm và quý vì chỉ với U-235 mới xảy ra phản ứng phân hạch. Trong phản ứng phân hạch, dưới tác dụng của nơtron, hạt nhân U -235 bị phân ra hai mảnh, toả ra một năng lượng lớn 200 MeV (200 triệu điện tử-vôn), đồng thời giải phóng 2-3 nơtron mới. Chính các nơtron này đã tạo nên phản ứng dây chuyền rất cần thiết để duy trì hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân hoặc tạo nên sự nổ của bom hạt nhân. Vì vậy, phương pháp nâng cao hàm lượng U235 trong vật liệu urani, gọi là phương pháp (hay kỹ thuật) làm giàu urani, đóng vai trò rất quan trọng trong công nghệ hạt nhân. Đó là các phương pháp ly tâm, khuyếch tán khí…, có thể nâng cao hàm lượng U235 từ 0,72% (trong tự nhiên) lên đến 40% (dùng trong lò phản ứng), hoặc cao hơn 90% (dùng trong bom nguyên tử). |
Hương Thu
- Trả nhiên liệu hạt nhân từ Đà Lạt về Nga
- Lò hạt nhân Đà Lạt hoạt động trở lại
- Lò hạt nhân Đà Lạt 'chuyển hệ' uranium
Từ khóa » Việt Nam Sản Xuất Uranium
-
16 Kg Uranium được Chuyển Ra Khỏi Việt Nam Như Thế Nào?
-
Đưa Nguyên Liệu Hạt Nhân Khỏi VN - BBC News Tiếng Việt
-
Việt Nam Chuyển Số Uranium Làm Giàu Cao Cuối Cùng Về Nga - VOV
-
Việt Nam Có đủ điều Kiện Phát Triển điện Hạt Nhân | VINATOM
-
Ô Nhiễm Phóng Xạ Do Urani Nghèo đã được Phát Hiện ở Nước Ta Hơn ...
-
Tiềm Năng Quặng Urani Việt Nam ở Mức Khá
-
Săn Uranium: Cuộc Chạy đua Với Khủng Bố Hạt Nhân
-
Điện Hạt Nhân Có Giúp Pháp Thoát Khỏi áp Lực Nhập Khẩu Năng Lượng?
-
Iran đưa Khả Năng Làm Giàu Uranium Lên Gần Cấp độ Vũ Khí
-
Iran Sản Xuất 55 Kg Uranium Làm Giàu Tới 20% Kể Từ Tháng 1
-
Các Công Ty Châu Âu Và Mối Ràng Buộc Với Uranium Của Nga
-
Đức Chính Thức Chấm Dứt Sản Xuất Chất Phóng Xạ Urani | Châu Âu
-
Mỹ Dự Kiến Giảm Phụ Thuộc Vào Nguồn Uranium Của Nga Nhờ Sản ...
-
10 Quốc Gia Sản Xuất Uranium Lớn Nhất Thế Giới Trong Năm 2013