Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu Cần Lưu ý Gì?
Có thể bạn quan tâm
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu nhằm tạo ra kháng thể giúp bảo vệ cả mẹ và bé khi bị vi trùng uốn ván xâm nhập. Hiện nay việc tiêm ngừa uốn ván là một mũi tiêm quan trọng, không thể thiếu đối với mẹ bầu trong thai kỳ.
LỊCH TIÊM UỐN VÁN NHƯ THẾ NÀO? Các chuyên gia khuyến cáo: Mũi đầu, từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại cách 1 tháng. Để phòng sinh non, bạn nên tiêm mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 vào tuần 30. Sách chuẩn quốc gia ở nước ta quy định về tiêm phòng uốn ván cho thai phụ như sau: 1. Thai phụ hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván thì hẹn tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 30 ngày. Nếu thai phụ đến đăng ký sớm thì tiêm mũi đầu vào tháng thứ 5 hoặc 6 và mũi thứ hai sau đó 1 tháng. 2. Thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi trước đây thì hẹn tiêm 1 mũi vào tháng thứ 5 hoặc thứ 6. 3. Thai phụ khi còn nhỏ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván thì tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 5 hoặc thứ 6. 4. Thai phụ đã được tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván từ trước, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì tiêm thêm 1 mũi nhắc lại. 5. Thai phụ đã được tiêm 5 mũi uốn ván. Không cần tiêm bổ sung, vì với 5 mũi khả năng bảo vệ trên 95%. Nhưng nếu mũi thứ 5 đã trên 10 năm thì nên tiêm nhắc lại.
SỐT SAU TIÊM PHÒNG UỐN VÁN? – Tự hạ nhiệt cho cơ thể bằng cách nới lỏng quần áo, mặc quần áo thoải mái. Dùng khăn ấm chườm vào những nơi như là nách, bẹn, nếp gấp của tay, chân cho đến khi nhiệt độ cơ thể trở về mức thông thường. – Với các triệu chứng như là sổ mũi, mẹ nên xì mũi thật sạch rồi dùng nước muối sinh lý để làm giảm bớt triệu chứng. – Có một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, đầy đủ các chất để bù đắp sự thiếu hụt năng lượng của cơ thể. Ngoài ra các mẹ nên ăn các loại dễ tiêu hoá, ăn nhiều hoa quả và rau xanh giúp hạ nhiệt tốt hơn. – Mẹ luôn phải nhớ, không được tự tiện sử dụng thuốc hạ sốt. Bởi vì trong giai đoạn mang thai, nếu như sử dụng thuốc sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. – Nếu tình trạng sốt cao và sốt kéo dài, các mẹ chú ý phải bù nước kịp thời, đầy đủ và nên gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị hiệu quả hơn. Đặc biệt các mẹ nên lưu ý,tránh sử dụng các biện pháp dân gian truyền miệng chưa qua kiểm chứng khoa học, bởi chúng có thể gây nguy hại cho cả mẹ và thai nhi.
Bạn đang mang bầu, và có rất nhiều thông tin khiến bạn hoang mang, lo lắng. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm chứng và tư vấn để chăm sóc con yêu một cách tốt nhất.
Từ khóa » Tiêm Uốn Ván Có được ăn Sáng Không
-
Có được ăn Sáng Trước Khi Tiêm Ngừa Uốn Ván, AloBacsi?
-
Trước Khi Tiêm Uốn Ván Có được ăn Không? - YouMed
-
Đi Tiêm Uốn Ván Có đc ăn Sáng K ạ
-
Tiêm Uốn Ván Có Phải Kiêng Gì Không? | Vinmec
-
Lưu ý Gì Khi Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu? | Vinmec
-
【Phải Biết】Lưu Ý Khi Tiêm Vắc Xin Uốn Ván Từ A -> Z
-
Tiêm Uốn Ván Phải Kiêng Gì, Những Lưu ý Không Thể Bỏ Qua
-
Thời Gian, địa điểm, Giá Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu - VNVC
-
Tiêm Uốn Ván Thai Kì Có được ăn Sáng Uống Nước Ko Các Mẹ ơi, Hay ...
-
Các Câu Hỏi Thường Gặp - Tiêm Phòng Uốn Ván Thai Kỳ
-
Tiêm Uốn Ván Có Phải Kiêng Gì Không? Những điều Cần Chú ý
-
Sau Khi Tiêm Uốn Ván Cần Kiêng Gì?
-
Lịch Tiêm Chủng Uốn Ván đầy đủ Cho Bà Bầu | Huggies
-
VNVC - Trung Tâm Tiêm Chủng Trẻ Em Và Người Lớn - Facebook