Trước Khi Tiêm Uốn Ván Có được ăn Không? - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Trước khi tiêm uốn ván có được ăn không?
- Sau khi tiêm uốn ván phải kiêng gì?
- Tiêm phòng uốn ván có hại không?
- Liều lượng tiêm uốn ván
Tiêm phòng là việc mà mỗi người đều cần thực hiện để bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội. Trong đó, bệnh uốn ván cũng là căn bệnh có thể ngăn ngừa bằng cách tiêm vắc xin. Vậy trước khi tiêm uốn ván có được ăn không? Sau khi tiêm cần lưu ý điều gì? Bài viết sau đây của dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Trước khi tiêm uốn ván có được ăn không?
Câu trả lời cho câu hỏi này là việc ăn uống không gây ảnh hưởng quá nhiều đến việc tiêm vắc xin. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý với từng đối tượng như sau:1
Đối với trẻ nhỏ
Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề về sức khỏe và lịch sử tiêm chủng, cụ thể:
- Đã đủ cân nặng 2.5 kg chưa? (trường hợp trẻ sơ sinh)
- Trẻ vẫn bú, ăn uống, ngủ nghỉ và chơi bình thường hay không?
- Đang sốt hay mắc bệnh gì không? Trường hợp trẻ có bệnh lý bẩm sinh hoặc bệnh lý mắc phải khiến trẻ phải nhập viện điều trị từ khi sinh đến nay.
- Có đang dùng thuốc hoặc sử dụng phương pháp điều trị nào khác không?
- Đã từng bị dị ứng với thuốc hay thức ăn nào?
- Từng bị dị ứng với vắc xin hoặc có phản ứng nặng ở các lần tiêm trước hay không?
Đối tượng là người lớn đi tiêm chủng
- Cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề sức khỏe bao gồm các bệnh đã mắc, những loại thuốc hoặc các liệu pháp điều trị đang dùng.
- Không những vậy, cần thông tin về các loại vắc xin đã tiêm gần đây (trong vòng 4 tuần).
- Bên cạnh đó, cần trao đổi với bác sĩ về các phản ứng của cơ thể ở những lần tiêm chủng trước hoặc các phản ứng, dị ứng đã gặp.
Sau khi tiêm uốn ván phải kiêng gì?
Sau khi tiêm phòng uốn ván, người bệnh cần lưu ý:
- Không được uống các chất có cồn như rượu bia. Hoặc các chất kích thích.
- Ngoài ra, hạn chế vận động mạnh.
- Bên cạnh đó, cần tránh làm nhiễm trùng vết tiêm.
Giống như các loại vắc xin khác, khi tiêm ngừa vắc xin uốn ván cũng gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, nếu đối tượng tiêm phòng là mẹ bầu thì việc xảy ra phản ứng là rất dễ. Điều này là do mẹ bầu có hệ miễn dịch yếu hơn.
Sau khi tiêm vắc xin, có thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng nhẹ như: sốt nhẹ, tình trạng đau và sưng tại vị trí tiêm… Tuy nhiên, các phản ứng nhẹ này sẽ nhanh chóng biến mất trong vòng từ 1 – 2 ngày. Do vậy, không cần phải quá lo lắng về các triệu chứng này.
Một số triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin uốn ván nhưng rất hiếm gặp như:
- Gây nổi hạch nơi tiêm.
- Tình trạng thâm nhiễm vùng tiêm.
Do vậy, cần phải theo dõi sức khỏe cẩn thận để có thể xử trí kịp thời nếu có bất cứ điều gì xảy ra.2
Tiêm phòng uốn ván có hại không?
Uốn ván một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, cấp tính do trực khuẩn Clostridium tetani gây ra. Đối với phụ nữ mang thai, uốn ván có thể gây ra do nhiễm vi khuẩn uốn ván trong lúc sinh. Cụ thể, vi khuẩn vào theo đường sinh dục, dẫn đến gây uốn ván tử cung.3
Với đối tượng là trẻ nhỏ, vi trùng sẽ xâm nhập vào nơi cắt cũng như buộc dây rốn. Từ đó, sẽ dẫn đến nhiễm trùng rốn sơ sinh. Ngoài ra, bệnh uốn ván có thể còn khiến trẻ suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và làm tình trạng tim ngừng đập.3
Do vậy, các chuyên gia khuyến nghị nên thực hiện tiêm phòng vắc xin này ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ. Hoặc thực hiện tiêm trên những người đối tượng chưa từng tiêm chủng uốn ván để có thể tránh mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.3 4
Tiêm phòng vắc xin uốn ván không có hại. Chúng hoàn toàn không ảnh hưởng gì, ngược lại có thể giúp cả mẹ và con có một sức khỏe tốt. Trong thực thế, phụ nữ mang thai nên tiêm trước phơi nhiễm. Điều này sẽ giúp tạo kháng thể cho mẹ. Từ đó, tránh lây nhiễm khi chuyển dạ và hạn chế việc bé bị uốn ván khi cắt dây rốn.5
Xem thêm: Hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
Liều lượng tiêm uốn ván
Liều lượng tiêm chủng vắc xin uốn ván phụ thuộc vào từng đối tượng cụ thể:
Đối tượng là trẻ nhỏ6 7
Theo chương trình tiêm chủng mở rộng hiện nay, vắc xin “5 trong 1” (phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi, viêm não do vi khuẩn Hib) sẽ được tiêm cho trẻ từ 2 – 4 tháng tuổi. Trẻ cần được tiêm 3 mũi, trong đó:
- Mũi đầu tiên: tiêm lúc trẻ được 2 tháng tuổi, mỗi mũi cách nhau một tháng.
- Mũi thứ 2: ít nhất 1 tháng sau khi tiêm mũi đầu tiên.
- Mũi thứ 3: ít nhất 1 tháng sau khi tiêm mũi thứ hai.
Lúc 18 tháng tuổi trẻ sẽ được tiêm nhắc lại bằng vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván (DPT).
Sau đó, từ 5 – 10 năm tiêm nhắc lại một liều.
Xem thêm: Viêm phổi ở trẻ: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa hiệu quả
Đối tượng là phụ nữ có thai7
Tổng số lần tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-35 tuổi) là 5 mũi. Trong đó, tối thiểu 3 liều, liều 2 cách liều 1 tối thiểu 1 tháng, liều 3 cách liều 2 tối thiểu 6 tháng. Nên tiêm nhắc lại mũi thứ 6 khi thời điểm tiêm mũi thứ 5 đã trên 10 năm.
Tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ lần đầu mang thai là 2 mũi cơ bản. Lưu ý mũi tiêm vắc xin uốn ván thai kỳ trong lịch tiêm cần tiêm trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng. Cụ thể, tiêm phòng uốn ván cho bà bầu vào các khoảng thời gian sau:
Đối với người chưa tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản:
- Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu.
- Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 và tiêm trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng.
- Lần 3: ít nhất 6 tháng sau lần 2 hoặc kỳ có thai lần sau.
- Lần 4: ít nhất 1 năm sau lần 3 hoặc kỳ có thai lần sau.
- Lần 5: ít nhất 1 năm sau lần 4 hoặc kỳ có thai lần sau.
Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản:
- Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu.
- Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1.
- Lần 3: ít nhất 1 năm sau lần 2.
Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và 1 liều nhắc lại:
- Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu.
- Lần 2: ít nhất 1 năm sau lần 1.
Phòng bệnh cho người lớn nói chung3
Với mục đích phòng bệnh cho người lớn nói chung: Tối thiểu 3 liều với khoảng cách mỗi liều giống như tiêm cho phụ nữ 15 – 35 tuổi.
Hi vọng bài viết đã giải đáp thắc mắc cho câu hỏi trước khi tiêm uốn ván có được ăn không của bạn đọc. Để đạt được hiệu quả phòng ngừa tốt nhất khi tiêm vắc xin, bạn cần tuần thủ chặt chẽ các quy tắc khi tiêm phòng. Ngoài ra, hãy liên hệ cho bác sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc nào về việc tiêm phòng cũng như sức khỏe.
Từ khóa » Tiêm Uốn Ván Có được ăn Sáng Không
-
Có được ăn Sáng Trước Khi Tiêm Ngừa Uốn Ván, AloBacsi?
-
Đi Tiêm Uốn Ván Có đc ăn Sáng K ạ
-
Tiêm Uốn Ván Có Phải Kiêng Gì Không? | Vinmec
-
Lưu ý Gì Khi Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu? | Vinmec
-
【Phải Biết】Lưu Ý Khi Tiêm Vắc Xin Uốn Ván Từ A -> Z
-
Tiêm Uốn Ván Phải Kiêng Gì, Những Lưu ý Không Thể Bỏ Qua
-
Thời Gian, địa điểm, Giá Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu - VNVC
-
Tiêm Uốn Ván Thai Kì Có được ăn Sáng Uống Nước Ko Các Mẹ ơi, Hay ...
-
Các Câu Hỏi Thường Gặp - Tiêm Phòng Uốn Ván Thai Kỳ
-
Tiêm Uốn Ván Có Phải Kiêng Gì Không? Những điều Cần Chú ý
-
Sau Khi Tiêm Uốn Ván Cần Kiêng Gì?
-
Lịch Tiêm Chủng Uốn Ván đầy đủ Cho Bà Bầu | Huggies
-
VNVC - Trung Tâm Tiêm Chủng Trẻ Em Và Người Lớn - Facebook
-
Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu Cần Lưu ý Gì?