Tiêm PRP điều Trị Rụng Tóc Và Phục Hồi Mái Tóc Chắc Khỏe

Tóc rụng nhiều sẽ khiến cho mái tóc mỏng dần, gây mất tự tin và còn khiến cho chúng ta trông già đi. Có rất nhiều phương pháp khắc phục vấn đề này như cấy tóc, điều trị bằng laser hay dùng thuốc trị rụng tóc… Nhưng nếu như không có thời gian nghỉ hoặc sợ đau và lo ngại tác dụng phụ của các loại thuốc trị rụng tóc thì phải làm sao? Nếu vậy thì liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là một lựa chọn lý tưởng giúp giải quyết vấn đề rụng tóc về lâu dài.

Tiêm PRP là gì? Phù hợp với loại da đầu nào? Chi phí bao nhiêu và tần suất điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc này.

Tiêm PRP là gì?

Liệu pháp PRP là một phương pháp điều trị tình trạng rụng tóc và tóc thưa mỏng bằng cách tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (platelet-rich plasma) vào da đầu để kích thích hoạt động của tế bào nang tóc.

PRP chứa nhiều chất khác nhau giúp thúc đẩy sự hình thành mạch máu, sự phân chia của các tế bào da, xương, kích thích sản sinh collagen và còn giúp vết thương nhanh lành hơn.

PRP giúp các tế bào nang tóc khỏe hơn và mọc tóc tốt hơn. PRP thậm chí còn có thể làm cho các tế bào nang tóc không còn hoạt động hoạt động trở lại và tạo ra tóc mới. Nhờ đó, mái tóc sẽ dần khôi phục lại độ dày như trước.

Huyết tương giàu tiểu cầu là gì và đến từ đâu?

Huyết tương giàu tiểu cầu (platelet rich plasma – PRP) là huyết tương có chứa nồng độ tiểu cầu rất cao, khoảng 1.000.000 tiểu cầu trên mỗi microlit, có nghĩa là gấp 3 - 4 lần nồng độ tiểu cầu bình thường trong máu. Huyết tương giàu tiểu cầu được tạo ra bằng cách ly tâm huyết tương từ máu.

Huyết tương giàu tiểu cầu được tạo ra từ máu của chính khách hàng. Do đó, quá trình điều trị bằng liệu pháp PRP bắt đầu bằng bước lấy một lượng máu nhỏ và sau đó máu được cho vào máy ly tâm để thu huyết tương giàu tiểu cầu. Cuối cùng, huyết tương giàu tiểu cầu được tiêm trở lại vào cơ thể để điều trị. Vì được tạo ra từ máu của chính khách hàng nên PRP sẽ không gây ra tác dụng phụ và rủi ro khi điều trị bằng phương pháp này là rất thấp.

Hiện nay, PRP được ứng dụng để điều trị nhiều vấn đề khác nhau. Trong thể thao, liệu pháp PRP giúp vận động viên phục hồi nhanh hơn khi bị chấn thương. PRP hỗ trợ điều trị tình trạng viêm mãn tính ở khớp, dây chằng và cơ. Trong phẫu thuật chỉnh hình, các bác sĩ sử dụng PRP để đẩy nhanh tốc độ liền xương. Liệu pháp PRP còn được sử dụng để trẻ hóa da mặt, giúp da mặt săn chắc và giảm nếp nhăn.

bang lay prp

Các chất có trong PRP

Huyết tương giàu tiểu cầu được sử dụng trong điều trị rụng tóc còn có chứa yếu tố tăng trưởng. Yếu tố tăng trưởng giúp thúc đẩy sự hình thành mạch máu, làm tăng lượng chất dinh dưỡng được vận chuyển đến nuôi tế bào nang tóc và kích thích sự phân chia tế bào để tạo ra nhiều tóc hơn. Nhờ đó, tóc sẽ mọc dày hơn và khách hàng có thể nhận thấy sự thay đổi rõ rệt trong vòng 3 - 6 tháng sau tiêm PRP.

Ưu điểm và nhược điểm của tiêm PRP

Liệu pháp PRP là một phương pháp phổ biến để điều trị rụng tóc, mỏng tóc nhưng không phải khi nào cũng mang lại hiệu quả cao. Nếu như bạn muốn điều trị bằng phương pháp này thì nên hiểu rõ những ưu và nhược điểm.

Ưu điểm của phương pháp điều trị rụng tóc bằng tiêm PRP

  • Là một cách an toàn để điều trị rụng tóc vì chỉ tạo ra các vết thương rất nhỏ trên da đầu khi tiêm. Khi vết thương lành lại sẽ không để lại sẹo. Hơn nữa, PRP có nguồn gốc từ chính cơ thể khách hàng nên không gây phản ứng phụ.
  • Dễ thực hiện, không cần phẫu thuật, không cần thời gian nghỉ dưỡng và quá trình điều trị không gây đau đớn.
  • Là một phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao và lâu dài.
  • Liệu pháp PRP có thể được kết hợp với các phương pháp điều trị khác như laser hay các loại thuốc trị rụng tóc.

Nhược điểm của phương pháp điều trị rụng tóc bằng PRP

  • Không cho kết quả vĩnh viễn và phải tiêm định kỳ 3 - 6 tháng một lần. Nếu ngừng tiêm, tình trạng rụng tóc sẽ quay trở lại.
  • Không phù hợp với người đang mắc một số bệnh hoặc đang dùng một số loại thuốc như:
  • Người bị ung thư, thiếu máu, mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bị rối loạn đông máu
  • Người bị phát ban hoặc các vấn đề về da khác ở khu vực cần tiêm PRP
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Người đang dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu hoặc thuốc tiêu sợi huyết
  • Người từng bị phản ứng dị ứng sau khi tiêm PRP

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP phù hợp với những ai?

  • Liệu pháp tiêm PRP là giải pháp phù hợp cho những người muốn cải thiện tình trạng rụng tóc và tóc thưa mỏng nhưng không có nhiều thời gian và không muốn cấy tóc vì liệu pháp PRP không cần thời gian nghỉ dưỡng, không gây đau đớn và không để lại sẹo.
  • Trong buổi tư vấn trước điều trị, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của nang tóc và da đầu để xem có thể điều trị bằng tiêm PRP hay không. Nếu như nang tóc vẫn có khả năng mọc tóc thì có thể thử tiêm PRP.
  • Tuy nhiên, nếu vùng cần điều trị không còn khả năng mọc tóc thì liệu pháp PRP sẽ không có tác dụng và khách hàng nên lựa chọn các phương pháp khác như cấy tóc FUE hoặc cấy tóc FUT.

Chuẩn bị trước khi tiêm PRP trị rụng tóc

Khách hàng cần thực hiện theo đúng các hướng dẫn của bác sĩ trước khi điều trị bằng liệu pháp PPR vì PRP được tạo ra từ máu của chính khách hàng. Nếu chuẩn bị không tốt, liệu pháp PRP sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Các bước chuẩn bị trước khi tiêm PRP:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Không nên ăn thực phẩm nhiều chất béo và không hút thuốc, uống rượu bia trong thời gian 4 tuần trước khi điều trị vì những thứ này sẽ ảnh hưởng đến máu.
  • Trước khi tiêm PRP một ngày cần ngủ đủ ít nhất 8 tiếng và uống nhiều nước.
  • Vào ngày điều trị, uống đủ 1,5 - 2 lít nước nhưng không uống quá nhiều một lúc mà chia ra uống nhiều lần trong ngày.
  • Gội đầu trước khi điều trị. Không sử dụng các sản phẩm tạo kiểu tóc để giữ cho tóc và da đầu sạch sẽ.

Các bước thực hiện

Tạo huyết tương giàu tiểu cầu

  • Bác sĩ sẽ lấy khoảng 100 ml máu của khách hàng. Nghe có vẻ nhiều nhưng thực ra lượng máu này chỉ bằng 1/4 lượng máu được lấy trong một lần hiến máu.
  • Sau khi lấy đủ lượng máu cần thiết, bác sĩ thêm chất chống đông máu vào máu và sau đó đưa máu vào máy ly tâm.
  • Máu được ly tâm hai lần để đạt được nồng độ tiểu cầu mong muốn.

Tiêm PRP

  • Bác sĩ tiêm thuốc tê vào vùng cần tiêm PRP.
  • Khi thuốc tê phát huy tác dụng, bác sĩ kích thích da đầu bằng lăn kim da đầu để da phản ứng tốt hơn với PRP.
  • Tiêm PRP vào da đầu để kích thích mọc tóc.
cac buoc prp
Các bước PRP

Chăm sóc sau khi tiêm PRP

Việc chăm sóc sau khi tiêm PRP không cần cầu kỳ như khi cấy tóc FUE, cấy tóc FUT hay cấy tóc DHI vì liệu pháp PRP không gây ra vết thương trên da đầu. Việc chăm sóc sau liệu pháp PRP cũng không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả mọc tóc như các phương pháp điều trị rụng tóc vĩnh viễn kể trên nhưng sau khi tiêm PRP, da đầu cũng sẽ trở nên nhạy cảm hơn bình thường và đôi khi còn bị bầm tím. Do đó, khách hàng cần chú ý những điều dưới đây:

  • Không gội đầu hoặc để tóc tiếp xúc với nước sau khi tiêm PRP. Ngoài ra, không sử dụng các sản phẩm tạo kiểu tóc.
  • Không tập thể dục trong 24 giờ sau tiêm vì vận động mạnh có thể làm tổn thương vị trí tiêm và gây bầm tím.
  • Không uống đồ uống có cồn và không hút thuốc trong 24 giờ sau tiêm để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của các chất trong PRP.
  • Không dùng ibuprofen và aspirin trong 2 đến 3 ngày sau khi tiêm PRP.
  • Trong tuần đầu tiên không nên sử dụng dầu gội đầu thông thường, chỉ nên dùng dầu gội dịu nhẹ hoặc dầu gội đặc biệt mà bác sĩ khuyên dùng. Mát-xa da đầu nhẹ nhàng khi gội, không chà xát hay gãi mạnh. Sau 1 tuần thì có thể gội đầu như bình thường.
  • Không đụng chạm lên vùng mặt và đầu để tránh bị nhiễm trùng.
  • Đầu và mặt có thể bị sưng phù và bầm tím sau khi tiêm PRP. Hiện tượng này là bình thường và sẽ tự hết sau vài ngày nhưng nếu muốn hết nhanh thì có thể chườm lạnh.

Kết quả sau tiêm PRP

  • Da đầu khỏe hơn và có nhiều mao mạch hơn nên sẽ mọc tóc tốt hơn.
  • Các tế bào nang tóc được kích thích và phục hồi nên sẽ hoạt động hiệu quả hơn, tạo ra nhiều tóc hơn. Sợi tóc cũng to hơn, khỏe hơn và không dễ gãy rụng như trước.
  • Liệu pháp PRP điều trị tận gốc nguyên nhân gây rụng tóc và mỏng tóc. Kết quả có được sau tiêm còn tùy thuộc vào tình trạng da đầu và tóc của mỗi người. Có thể kết hợp liệu pháp PRP với các phương pháp điều trị rụng tóc khác như laser và thuốc trị rụng tóc để có hiệu quả cao hơn.
  • Liệu pháp PRP không cho kết quả vĩnh viễn. Khi ngừng tiêm một thời gian, tóc sẽ lại bị rụng. Do đó phải tiêm định kỳ từ 3 - 6 tháng một lần để duy trì kết quả lâu dài.
tiem prp tri rung toc 1
Tiêm PRP 2 lần vào tháng 7 và tháng 8 năm 2016
tiem prp tri rung toc 2
Tiêm PRP 1 lần, kết quả sau 2 tháng
tiem prp tri rung toc 3
Tiêm PRP 2 lần, mỗi lần tiêm cách nhau 1 tháng. Kết quả sau 2 tháng
tiem prp tri rung toc 4
Kết quả sau tiêm 1 lần PRP
tiem prp tri rung toc 5
Kết quả sau 1 lần tiêm PRP
tiem prp tri rung toc 6
Kết quả sau 3 lần tiêm PRP hàng tháng. Ảnh chụp sau 6 tháng
tiem prp tri rung toc 7
Tiêm PRP khắc phục tóc thưa
tiem prp tri rung toc 8
Tóc bị thưa đã dày hơn sau tiêm PRP
tiem prp tri rung toc 9
Tiêm PRP
tiem prp tri rung toc 10
Hói đỉnh đầu sau tiêm PRP

Giá điều trị rụng tóc bằng liệu pháp PRP

Giá điều trị rụng tóc bằng liệu pháp PRP tại Absolute Hair Clinic là khoảng 14 triệu/buổi và liệu trình 3 buổi là 35 triệu. Mỗi một buổi điều trị đều do bác sĩ thực hiện. Vì vậy nên khách hàng có thể yên tâm là sẽ có được kết quả ưng ý và đảm bảo an toàn tuyệt đối. Quy trình điều trị được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn nên sẽ giảm thiểu được tối đa nguy cơ nhiễm trùng và tác dụng phụ.

Một số câu hỏi thường gặp

Phải tiêm PRP bao nhiêu lần để có kết quả lâu dài?

  • Khách hàng nên tiêm PRP sau mỗi 3 - 6 tháng nhưng 3 tháng đầu nên tiêm định kỳ mỗi tháng một lần. Sau đó, khi bắt đầu thấy kết quả thì mỗi lần tiêm có thể cách nhau 3 - 6 tháng để duy trì kết quả lâu dài.
  • Khi nào bắt đầu có kết quả sau khi tiêm PRP?
  • Khách hàng sẽ bắt đầu thấy sự thay đổi sau khi tiêm khoảng 3 - 6 tháng. Về lâu dài, kết quả sẽ ngày càng cao.

Tiêm PRP có đau không?

Tiêm PRP không hề gây đau vì khách hàng sẽ được tiêm thuốc gây tê trước mỗi một bước trong quá trình điều trị. Liệu pháp PRP không đòi hỏi phải phẫu thuật và không tạo vết thương hở trên da đầu. Đây là phương pháp điều trị thích hợp cho những người muốn điều trị tóc thưa mỏng nhưng sợ đau và không muốn bị sẹo trên da đầu.

Liệu pháp PRP có cho kết quả vĩnh viễn không?

Nếu duy trì điều trị định kỳ, liệu pháp PRP sẽ cho kết quả bền lâu nhưng đây không phải giải pháp điều trị rụng tóc vĩnh viễn. Khi ngừng tiêm PRP một thời gian, tóc sẽ lại bị rụng. Lý do là bởi các tế bào nang tóc được điều trị không phải là nang tóc vĩnh viễn. Các tế bào này sẽ thoái hóa dần theo thời gian và khi các nang tóc bị hỏng nghiêm trọng đến mức không thể phục hồi bằng liệu pháp PRP, khách hàng nên cân nhắc cấy tóc FUE hoặc cấy tóc FUT vì cấy tóc sẽ mang lại kết quả vĩnh viễn. Cấy tóc là phương pháp lấy nang tóc ở những khu vực tóc vĩnh viễn trên đầu, chẳng hạn như vùng chẩm (sau gáy) và cấy vào vị trí có tóc thưa hoặc hói. Sau khi được cấy đến vị trí mới, nang tóc sẽ mọc tóc vĩnh viễn và không còn bị rụng nữa.

Tóm tắt bài viết

Liệu pháp PRP là một lựa chọn phù hợp cho những người đang muốn điều trị rụng tóc và tóc thưa mỏng nhưng không muốn phải cấy tóc, không có thời gian nghỉ và không muốn có sẹo trên đầu. Phương pháp này giúp tóc mọc dày hơn, nhanh hơn và sợi tóc chắc khỏe hơn. Liệu pháp PRP cho hiệu quả tốt về lâu dài nếu duy trì điều trị định kỳ. Nếu có nhu cầu điều trị rụng tóc, bạn nên tìm hiểu kĩ về các phương pháp khác nhau trước khi đưa ra quyết định hoặc trao đổi với bác sĩ để được tư vấn lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.

Tham vấn y khoa: Viện cấy tóc Absolute

Từ khóa » điều Trị Rụng Tóc Bằng Phương Pháp Luồn Chỉ