Tiêm Uốn Ván Muộn Cho Bà Bầu Có ảnh Hưởng Gì Không? - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Uốn ván là gì?
- Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu
- Tiêm uốn ván muộn cho bà bầu có sao không?
- Lịch tiêm uốn ván cho mẹ bầu
- Một tác dụng phụ cần lưu ý khi tiêm vắc – xin uốn ván cho bà bầu
Tiêm uốn ván cho bà bầu là việc vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe của cả hai mẹ con. Tuy nhiên vì một số lý do dẫn đến phụ nữ có thai quên tiêm hoặc tiêm muộn bệnh uốn ván. Hãy cùng Youmed tìm hiểu về việc tiêm uốn ván muộn cho bà bầu có ảnh hưởng gì đến hiệu quả của vắc xin qua bài viết dưới đây.
Uốn ván là gì?
Uốn ván là trực khuẩn Clostridium Tetani có độc tố mạnh và khả năng gây tử vong cao. Vi khuẩn này không thể lây trực tiếp từ người sang người, nhưng có khả năng sống trong môi trường rất cao. Ngay cả khi được đun sôi ở nhiệt độ cao và thời gian dài cũng không tiêu diệt được chúng.
Vi khuẩn Clostridium tetani thường sống ở đất cát, cống rãnh, phân gia súc và gia cầm, dụng cụ phẫu thuật không được tiệt trùng kỹ… Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở như xước da, trầy da, vết kim tiêm, xỉa răng, bị gai đâm, bị đinh đâm, phẫu thuật, nạo thai…
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu
Phụ nữ đặc biệt là phụ nữ mang thai việc tiêm uốn ván là điều cần thiết. Vì trong quá trình chuyển dạ sinh đẻ, hoặc trẻ sơ sinh thông qua con đường cắt dây, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào máu cuả người bệnh và gây bệnh
Vì vậy, bà bầu là đối tượng cần tiêm uốn ván để tạo ra kháng thể.
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu còn giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng uốn ván sau sinh cho cả mẹ và em bé.
Khi tiêm phòng uốn ván cần tuân thủ lịch tiêm chính xác, tuổi thai nhi và số lần mang thai của người mẹ, không được tùy tiện tiêm. Tiêm uốn ván chỉ tác dụng không quá 10 năm, nên trẻ em trên 15 tuổi cần tiêm nhắc lại. Nếu không tiêm nhắc lại thì cơ thể cũng không còn khả năng ngừa được bệnh.
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi. Hiện nay, các tài liệu khoa học chứng minh vắc-xin uốn ván hoàn toàn vô hại cho thai nhi. Chưa có trường hợp nào ghi nhận vắc xin này làm suy giảm trí nhớ.
Tiêm uốn ván muộn cho bà bầu có sao không?
Trên thực tế, có nhiều trường hợp quên tiêm mũi 2 uốn ván trước khi mang thai và thai nhi vẫn khỏe mạnh bình thường. Nếu tiêm uốn ván muộn cho bà bầu cụ thể lỡ quên tiêm mũi 2 uốn ván trước khi mang thai thì không cần quá lo lắng. Việc này dẫn đến stress và những suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và em bé.
Theo khuyến cáo WHO và CDC, phụ nữ mang thai từ 27-35 tuần vẫn tiêm phòng ho gà – uốn ván.
Lịch tiêm uốn ván cho mẹ bầu
Theo khuyến cáo WHO, tất cả phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ đều cần được tiêm phòng uốn ván.
Theo CDC khuyến cáo, với phụ nữ đang trong thai kỳ tiêm phòng trong giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Mũi tiêm cuối nên tiêm trước khi sinh 1 tháng.
Tổng số lần tiêm uốn ván cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-35 tuổi) là 5 mũi.
Cụ thể, lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu chưa tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi có thành phần uốn ván:
- Mũi 1: tiêm ngay trong độ tuổi sinh đẻ hoặc tiêm sớm vào lúc có thai lần đầu
- Mũi 2: 1 tháng sau khi tiêm mũi 1 hoặc tiêm trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng
- Mũi 3: 6 tháng sau khi tiêm mũi 2 hoặc có thai lần sau
- Mũi 4: 1 năm sau khi tiêm mũi 3 hoặc có thai lần sau
- Mũi 5: 1 năm sau khi tiêm mũi 4 hoặc có thai lần sau
Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván cơ bản:
- Mũi 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu
- Mũi 2: 1 tháng sau khi tiêm lần 1
- Mũi 3: 1 năm sau khi tiêm lần 2
Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván cơ bản và một liều nhắc lại:
- Mũi 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu
- Mũi 2: 1 năm khi tiêm lần 1
Một tác dụng phụ cần lưu ý khi tiêm vắc – xin uốn ván cho bà bầu
Chỗ tiêm có thể buốt, phồng, sưng, sốt nhẹ khi về nhà. Đây là phản ứng bình thường, phụ nữ có thai không nên quá lo lắng. Tình trạng sức khỏe này sẽ tự động khỏi sau 3 – 4 ngày, không ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và thai nhi
Việc tiêm phòng thường bắt đầu từ 3 tháng giữa bởi vì 3 tháng đầu phụ nữ mang thai hay xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, ốm nghén. Mũi 2 nên đảm bản được tiêm trước khi sinh ít nhất một tháng.
Ngoài ra, bà bầu cần liệt kê ra tất cả các bệnh lý và tình trạng sức khỏe trước khi tiêm phòng cho bác sĩ. Không những vậy, nên hạn chế tiêm uốn ván muộn cho bà bầu để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Bài viết giải đáp các thắc mắc cho bà bầu về việc tiêm uốn ván muộn có ảnh hưởng đến hiệu quả phòng tránh không? Bên cạnh đó là các lưu ý khi tiêm uốn ván cho bà bầu. Nếu có các thắc mắc gì về sức khỏe hãy liên hệ cho bác sĩ để được tư vấn chính xác.
Từ khóa » Tiêm Uốn Ván Mũi 2 Muộn Có Sao Không
-
Tiêm Uốn Ván Bà Bầu Muộn Có ảnh Hưởng Gì Không? | Vinmec
-
Mẹ Bầu Tiêm Uốn Ván Mũi 2 Muộn Có Sao Không? - Hello Bacsi
-
Tiêm Uốn Ván Muộn Có Bị Sao Không?
-
Mẹ Bầu Chỉ Tiêm 1 Mũi Uốn Ván Có Sao Không? - MarryBaby
-
Các Câu Hỏi Thường Gặp - Tiêm Phòng Uốn Ván Thai Kỳ
-
Tiêm Uốn Ván Bà Bầu Muộn Có ảnh Hưởng Gì Không? - Suckhoe123
-
Mũi 2 Vaccine Uốn Ván Cách Mũi 1 Bao Lâu?
-
Lịch Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu Và Lưu ý Khi Tiêm
-
Mang Thai Lần 2 Tiêm Uốn Ván Khi Nào Là đúng Lịch? | Avisure Mama
-
Đợi đến Khi Có Vết Thương Mới đi Tiêm Phòng Uốn Ván Thì đã Muộn!
-
Chào Bác Sĩ ! Em Mang Thai đã Hơn 30 Tuần Tuổi. Nhưng ... - Huggies
-
Tiêm Ngừa Uốn Ván Mũi Thứ 2 Trễ 10 Ngày So Với Lịch
-
VNVC - Trung Tâm Tiêm Chủng Trẻ Em Và Người Lớn - Facebook
-
Tiêm Uốn Ván Mũi 2 Muộn Có Sao Không? Mẹ Bầu Phải Biết!