Tiến Hành Thí Nghiệm Phản ứng Tráng Gương Của Glucozơ Theo Các ...

Câu 1. Tiến hành thí nghiệm phản ứng tráng gương của glucozơ theo các bước sau đây: + Bước 1: Rửa sạch ống nghiệm thủy tinh bằng cách cho vào một ít kiềm, đun nóng nhẹ, tráng đều, sau đó đổ đi và tráng lại ông nghiệm bằng nước cất. + Bước 2: Nhỏ vào ống nghiệm trên 1 ml dung dịch AgNO3 1% , sau đó thêm từng giọt NH3, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa nâu xám của bạc hiđroxit, nhỏ tiếp vài giọt dung dịch NH3 đến khi kết tủa tan hết. + Bước 3: Thêm tiếp 1 ml dung dịch glucozơ 1%, đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn một thời gian thấy thành ống nghiệm sáng bóng như gương. Nhận định nào sau đây sai?

A. Trong phản ứng trên, glucozơ đã bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3/NH3

B. Trong bước 2, khi nhỏ tiếp dung dịch NH3 vào, kết tủa nâu xám của bạc hidroxit bị hòa tan do tạo thành phức bạc [Ag(NH3)2]+

C. Trong bước 3, để kết tủa bạc nhanh bám vào thành ống nghiệm ta phải luôn lắc đều hỗn hợp phản ứng

D. Trong bước 1 có thể dùng NaOH để làm sạch bề mặt ống nghiệm do thủy tinh bị NaOH ăn mòn

Câu 2. Tiến hành thí nghiệm phản ứng tráng gương của glucozơ theo các bước sau đây: Bước 1: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch. Bước 2: Nhỏ từng giọt dung dịch NH3 5% đến dư vào ống nghiệm và lắc đều đến khi thu được hiện tượng không đổi. Bước 3: Thêm 1 ml dung dịch glucozơ vào ống nghiệm. Bước 4: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong cốc nước nóng) vài phút ở 60 – 70oC. Cho các phát biểu sau: (a) Sau bước 4 quan sát thấy thành ống nghiệm sáng bóng như gương. (b) Ở bước 2 quan sát được hiện tượng xuất hiện kết tủa rồi lại tan hết thành dung dịch trong suốt. (c) Có thể thay glucozơ bằng saccarozơ thì các hiện tượng không đổi. (d) Sản phẩm hữu cơ thu được trong dung dịch sau bước 4 có công thức phân tử là C6H15NO7. (e) Ở bước 4 xảy ra phản ứng oxi hóa – khử trong đó glucozơ là chất khử. (g) Ở bước 4 xảy ra phản ứng oxi hóa – khử trong đó glucozơ là chất bị khử. Số phát biểu đúng là

A. 2.       B. 4.       C. 3.       D. 5.

Từ khóa » Cách Tẩy Agno3