Tiền Là Gì? Bản Chất, Chức Năng Của Tiền Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Tiền là thứ không thể thiếu trong cuộc sống con người, ở xã hội hiện đại, có thể thấy con người dùng tiền xu, tiền giấy, tiền polymer... để trao đổi, mua bán. Vậy hiểu chi tiết về tiền thế nào? Mục lục bài viết
- 1. Tiền là gì?
- 2. Dòng tiền là gì?
- 3. Bản chất của tiền là gì?
- Mệnh giá tiền là gì?
- 4. Chức năng của tiền là gì?
1. Tiền là gì?
Từ thời xa xưa, con người đã biết dùng vỏ ốc để trao đổi hàng hoá qua lại. Nhiều nơi trên thế giới đã tìm thấy những di chỉ khảo cổ khẳng định người xưa dùng vỏ ốc làm tiền. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã thống nhất rằng, loại tiền được sử dụng sớm nhất của loài người chính là tiền vỏ ốc.
Còn theo định nghĩa của Wikipedia thì:
Tiền là vật ngang giá chung dùng để trao đổi hàng hóa, dịch vụ.
Tiền được mọi người cùng thừa nhận sử dụng, được Nhà nước phát hành, bảo đảm giá trị kinh tế.
Tiền có nguồn gốc dưới dạng hàng hóa, có thuộc tính vật chất và được những người tham gia thị trường sử dụng như 1 phương tiện trao đổi.
Tiền là một chuẩn mực chung để so sánh giá trị của các hàng hóa, dịch vụ.
Ngoài ra còn có các khái niệm về loại tiền:
- Tiền mặt: Tiền ở dưới dạng tiền giấy, cũng có thể là tiền bằng kim loại. Nước ta hiện nay chỉ còn thịnh hành tiền giấy.
- Tiền gửi ngân hàng: Tền mà cá nhân hoặc doanh nghiệp gửi vào ngân hàng thương mại nhằm phục vụ các thanh toán không dùng tiền mặt. Nếu muốn, cá nhân và doanh nghiệp cũng có thể chuyển tiền gửi ngân hàng thành tiền mặt một cách đơn giản.
Như vậy, có thể hiểu tiền là thứ có thể dùng để trao đổi hàng hóa dịch vụ. Đó có thể là tiền mặt, số dư trong tài khoản ngân hàng, cũng có thể là số vàng bạn có…
Ví dụ: một người có thể mua một mảnh đất bằng tiền mặt, họ cũng có thể thanh toán qua thẻ ngân hàng, cũng có thể mua bằng vàng…
Mỗi nước trên thế giới quy định đơn vị tiền tệ khác nhau. (Ảnh minh họa)
2. Dòng tiền là gì?
Dòng tiền có tên gọi trong tiếng Anh là cash flow, ký hiệu là CF và là sự vận chuyển liên tục của dòng tiền thu - chi của cửa hàng, doanh nghiệp trong khoảng thời gian xác định.
- Dòng tiền vào: là nguồn thu từ hoạt động kinh doanh.
- Dòng tiền ra: khoản đầu tư để phát triển hoạt động kinh doanh đó.
Ví dụ: Một người mở cửa hàng quần áo, số tiền họ phải bỏ ra để thuê mặt bằng, nhập quần áo được gọi là dòng tiền ra, còn tiền khách đến mua quần áo và trả cho người bán được gọi là dòng tiền vào.
Trong kinh doanh để thu được lợi nhuận thì dòng tiền vào phải lớn hơn dòng tiền ra, đồng nghĩa với số tiền thu về nhiều hơn số tiền chi ra. Tuy nhiên, đây là vấn đề không đơn giản với nhiều cá nhân, tổ chức.
Bên cạnh đó, thực tế có nhiều cá nhân, doanh nghiệp nhất là trong giai đoạn đầu kinh doanh còn tạo ra dòng tiền âm (số tiền chi ra nhiều hơn số thu vào).
3. Bản chất của tiền là gì?
Như nội dung trên, chúng đã đã biết tiền là bất cứ thứ gì được chấp nhận chung trong thanh toán để đổi lấy hàng hoá, dịch vụ.
Về bản chất, thì tiền là vật trung gian trong trao đổi hàng hoá, dịch vụ, đồng thời cũng là phương tiện giúp cho quá trình trao đổi được thực hiện dễ dàng hơn.
Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua:
- Giá trị sử dụng của tiền là khả năng thoả mãn nhu cầu trao đổi của xã hội, nhu cầu sử dụng làm vật trung gian trong trao đổi.
Như vậy người ta sẽ dùng đến tiền khi có nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vị.
Giá trị sử dụng của một loại tiền là do xã hội quy định, có nghĩa xã hội còn thừa nhận loại tiền này còn thực hiện tốt vai trò tiền tệ thì loại tiền đó còn giá trị sử dụng và còn tồn tại. Trên thế giới, bên cạnh việc xuất hiện các đồng tiền mới thì có những loại tiền cũng biến mất khi không còn giá trị sử dụng.
- Bản chất của tiền là: là loại hàng hóa đặc biệt, được tách ra từ các hàng hóa nói chung và tiền làm vật ngang giá chung dùng để trao đổi hàng hóa.
Mệnh giá tiền là gì?
Mệnh giá tiền là mệnh giá là giá trị được in trên bề mặt của đồng tiền. Hiểu đúng thì mệnh giá chính là giá trị thực tế của đồng tiền. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì mệnh giá chỉ mang giá trị danh nghĩa, ví dụ khi đồng tiền được đúc bằng vàng.
Các mệnh giá tiền của Việt Nam như sau:
- Tiền polymer có các mệnh giá 500.000 đồng, 200.000 đồng, 100.000 đồng, 50.000 đồng, 20.000 đồng, 10.000 đồng.
- Tiền giấy bạc có các mệnh giá 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng, 2000 đồng và 5000 đồng
- Tiền kim loại có các mệnh giá 5.000 đồng, 2.000 đồng, 1.000 đồng, 500 đồng, 200 đồng (tuy nhiên hiện không còn được lưu hành)
4. Chức năng của tiền là gì?
Tiền có nhiều chức năng và mỗi chức năng đều có vai trò đối với sự vận hành của thị trường.
4.1. Tiền là thước đo giá trị
Tiền được dùng để biểu hiện, đo lường giá trị của hàng hoá.
Muốn đo lường giá trị của hàng hoá, bản thân tiền tệ cũng phải có giá trị.
Tiền tệ muốn là thước đo giá trị thì phải được quy định một đơn vị. Ở mỗi nước, đơn vị tiền tệ có những tên gọi khác nhau.
4.2. Tiền là phương tiện lưu thông
Tiền là vật trung gian môi giới trong trao đổi hàng hoá.
Ở mỗi thời kỳ nhất định, lưu thông hàng hoá bao giờ cũng đòi hỏi một lượng tiền cần thiết cho sự lưu thông.
4.3. Tiền là phương tiện cất trữ
Có nghĩa là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. Và cất trữ tiền cũng là một hình thức cất trữ của cải.
4.4. Tiền là phương tiện thanh toán
Tiền được dùng làm phương tiện thanh toán, để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng… Có thể thanh toán bằng tiền mặt, séc, chuyển khoản, thẻ tín dụng…
4.5. Là tiền tệ thế giới
Khi xuất hiện quan hệ buôn bán giữa các quốc gia với nhau thì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới, thanh toán quốc tế giữa các nước với nhau. Việc đổi tiền của một quốc gia này thành tiền của một quốc gia khác dựa trên tỷ giá hối đoái.
5. 10 loại tiền được sử dụng nhiều nhất trên thế giới
Dưới đây là danh sách các loại tiền được sử dụng nhiều nhất trên thế giới:
(1) - Đô la Mỹ: là đồng tiền mạnh nhất trong các giao dịch quốc tế, là đồng tiền dự trữ chủ đạo nhất thế giới.
(2) - Đồng euro là đồng tiền chung của 18 nước EU, cung cấp nhiều lợi thế nhất trong thị trường tỷ giá hối đoái biến động và chi phí ngoại tệ phát sinh.
(3) - Bảng Anh được coi là tiền tệ lớn thứ ba trên thế giới. Loại tiền này cũng là tiền tệ được giao dịch nhiều thứ tư trong thị trường ngoại hối, sau đồng đô la Mỹ, đồng euro và yên Nhật.
(4) - Đồng Yên Nhật luôn giữ vị trí vững vàng tại thị trường châu Á.
(5) - Đồng đô la Canada là đồng tiền dự trữ chính thức trong Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bên cạnh đồng USD, đồng euro, đồng yên Nhật Bản.
(6) - Đồng đô la Australia được cho là luôn tăng lên mức cao bởi nền kinh tế Australia luôn phát triển mạnh mẽ.
(7) - Đồng nhân dân tệ: đồng tiền duy nhất của Trung Quốc đại lục, và là một trong các coại tiền tệ giao dịch nhiều nhất thế giới.
(8) - Đồng franc Thụy Sĩ: hầu như không lạm phát luôn duy trì sự ổn định.
(9) - Đô la Singapore là đồng tiền tự do chuyển đổi linh hoạt nhất trên thị trường được nhiều người sử dụng vì tính ứng dụng mạnh mẽ.
(10) - Đô la Hồng Kông: Thị trường Hồng Kông ngày càng lớn mạnh, giá trị đồng đô la Hồng Kông cũng ngày càng tăng cao.
Vừa rồi là các thông tin giải đáp tiền là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.
Từ khóa » Tiền Tệ Là Gì Chức Năng Của Tiền Tệ
-
Tiền Tệ Là Gì? Phân Tích Bản Chất Và Các Chức Năng Của Tiền Tệ?
-
Tiền Tệ Là Gì ? Các Chức Năng Của Tiền Tệ Trong Nền Kinh Tế Thị Trường ?
-
Tiền Tệ Là Gì? Các Chức Năng Của Tiền Tệ - Tri Thức Cộng đồng
-
Chức Năng Của Tiền Tệ Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Các Chức Năng Của Tiền Tệ Trong Kinh Tế Thị Trường 2022
-
Tiền Tệ Là Gì? Chức Năng Và điều Cần Biết Về Chính Sách Tiền Tệ
-
Chức Năng Của Tiền Tệ Và Quy Luật Lưu Thông Tiền Tệ - Yuanta
-
Tiền Tệ Là Gì? Các Chức Năng Của Tiền Tệ Trong Tài Chính Doanh Nghiệp
-
Tiền Tệ Là Gì? Các Chức Năng Của Tiền Tệ Trong Nền Kinh Tế Việt Nam
-
5 Chức Năng Của Tiền Tệ Có Ví Dụ Và Hình ảnh Minh Họa Cụ Thể
-
Các Chức Năng Của Tiền Tệ? - Lênin
-
Tiền Tệ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chức Năng Của Tiền Tệ - Phan Tuấn Nam
-
Phân Tích Các Chức Năng Của Tiền Tệ Trong Nền Kinh Tế - Luận Văn Việt