Tiền Tệ Là Gì? Các Chức Năng Của Tiền Tệ Trong Nền Kinh Tế Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Có thể nói, tiền tệ là một thuật ngữ kinh tế vô cùng quen thuộc trong cuộc sống của tất cả chúng ta. Nó xuất hiện trong bất kỳ hình thái kinh tế xã hội trên thế giới. Tiền tệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế trên toàn thế giới. Vậy tiền tệ là gì? Nguồn gốc ra đời của tiền tệ như thế nào? Tiền tệ có mấy chức năng trong nền kinh tế Thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng?... Tất cả sẽ được Luận Văn 99 đề cập trong bài viết này. Cùng theo dõi để khám phá những điều thú vị có thể bạn chưa biết nhé!
Tiền tệ là gì?
Tiền tệ (currency) là một mệnh giá tiền tệ, chẳng hạn như Đô la, Euro hoặc bảng Anh, được chấp nhận thanh toán trong một khu vực nhất định hoặc giữa một nhóm người cụ thể. Tiền tệ được sử dụng như một phương tiện trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Bản thân tiền tệ không có giá trị thực sự và thay vào đó nó có được giá trị từ khả năng chấp nhận chung của nó. Thông thường, tiền tệ được cung cấp bởi một cơ quan công cộng như ngân hàng trung ương.
Trước khi khái niệm tiền tệ ra đời, hàng hóa và dịch vụ được trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ khác theo phương thức hàng đổi hàng. Việc trực tiếp trao đổi hàng hóa với hàng hóa gây ra khá nhiều khó khăn cho việc xác định chính xác giá trị của hàng hóa / dịch vụ nhất định nào đó cũng như khó khăn trong việc theo dõi sự phát triển về giá trị của hàng hóa / dịch vụ theo thời gian. Sự phát triển của tiền tệ như một phương tiện trao đổi đã tạo ra một nền kinh tế đơn giản và hiệu quả hơn. Bằng cách đặt một giá trị tiền tệ duy nhất vào một hàng hóa / dịch vụ, việc xác định giá trị tương đối của nó trở nên dễ dàng hơn nhiều. Do đó, tiền tệ được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại giữa các quốc gia. Mỗi quốc gia phát triển đơn vị tiền tệ của mình phù hợp với chi phí sinh hoạt và mức sống trong các lĩnh vực tương ứng của họ.
Khái niệm tiền tệ là gì?
Nguồn gốc ra đời của tiền tệ
Từ thời xa xưa, sau khi chế độ công xã nguyên thủy - thời kỳ mà mọi người trên trái đất sống theo từng bộ lạc, cùng nhau sản xuất và mọi của cải vật chất tạo ra đều được dùng chung, không có sở hữu cá nhân tan ra thì sự tư hữu về của cải và tư liệu sản xuất cá nhân bắt đầu xuất hiện. Mỗi con người muốn có đồ ăn, thức uống, của cải bắt buộc họ phải lao động và trên thực tế, một người khó mà có thể tự sản xuất ra tất cả các của cải mà họ muốn hưởng thụ. Chính vì vậy, để có thể đáp ứng tất cả nhu cầu về các của cải, vật chất con người cần có sự trao đổi của cải với nhau.
Thuở ban đầu, con người trực tiếp trao đổi hàng hóa với nhau. Chẳng hạn như: Một người nông dân có thể sản xuất ra gạo nhưng không thể tự minh đóng giày, người nông dân này có thể đổi gạo lấy giày từ một người thợ đóng giày hay người trồng khoai nhưng không nuôi bò thì dùng khoai để trao đổi trực tiếp với bò… Việc trao đổi trực tiếp giữa hàng hóa với hàng hóa đã giải quyết nhu cầu cần thiết trong những giai đoạn đầu tiên khi bắt đầu có sở hữu cá nhân. Tuy nhiên, việc trao đổi trực tiếp này đã gây nhiều khó khăn cho các cá nhân khi tham gia trao đổi bởi nó mang tính giản đơn, ngẫu nhiên mà không có sự đồng nhất. Chính vì thế đã gây ra sự kìm hãm phát triển kinh tế.
Khi các nền kinh tế phát triển ở giai đoạn cao hơn, nhu cầu trao đổi hàng hóa cũng nhiều hơn rất nhiều. Chính vì thế, các sản vật quý hiếm lúc bấy giờ như muối, vỏ sò, lông cừu,… đã được con người sử dụng để làm vật trung gian trao đổi (phương tiện trao đổi). Người có nhu cầu bán các sản phẩm hàng hóa đổi lấy các vật trung gian trao đổi rồi từ vật trung gian trao đổi mua các sản phẩm hàng hóa mà mình có nhu cầu. Có thể nói, việc sử dụng các vật trung gian trao đổi đã giúp cho quá trình trao đổi trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, hạn chế của việc sử dụng vật trung gian trao đổi là những sản vật này có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên, khó mang bên mình và khi chia nhỏ thì đôi khi sẽ làm giảm giá trị vốn có của nó.
Hình thái tiền lần đầu tiên được ra đời trong bối cảnh nền kinh tế sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển hơn nữa, sự trao đổi giữa các vùng được mở rộng đòi hỏi cần có một vật ngang giá chung thống nhất. Tiền tệ biểu thị cho giá trị của tất cả các hàng hoá. Loại tiền tệ đầu tiên được sử dụng là vàng và bạc. Tuy nhiên, do một số hạn chế như khó mang theo, khó chia nhỏ và khó khai thác, tiền pháp định như ngày nay được ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu trao đổi hàng hóa ngày nay.
Nguồn gốc hình thành tiền tệ là gì?
Bài viết cùng chuyên mục:
➢ 20 Dạng đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng dễ làm
3 Chức năng của tiền tệ là gì?
Tiền tệ có ba chức năng chính. Nó là một phương tiện trao đổi, một đơn vị tài khoản và là một kho lưu trữ giá trị. Cụ thể:
Lưu trữ giá trị (Store of value)
Một bất lợi chính của việc sử dụng hàng hóa - chẳng hạn như lúa mì, muối, động vật như cừu, ngựa làm vật trung gian trao đổi là sau một thời gian chúng sẽ bị hư hại, xấu đi và mất giá trị kinh tế. Do đó, chúng hoàn toàn không thỏa mãn như một phương tiện cất giữ của cải.
Chẳng hạn như một nông dân, anh ta muốn tiết kiệm một ít lúa mì mỗi tuần để tiêu dùng trong tương lai. Nhưng điều này chẳng có ích gì đối với anh ta lúc tuổi già vì số lúa 'tiết kiệm' đã hết. Một ví dụ khác, nếu một người thợ khai thác than muốn dành một lượng than nhất định mỗi tuần cho việc tiêu dùng trong tương lai, anh ta sẽ gặp vấn đề trong việc tìm đủ chỗ chứa cho toàn bộ số than của mình.
Bằng cách sử dụng tiền, những vấn đề như vậy có thể được khắc phục và mọi người có thể tiết kiệm cho tương lai. Hình thức tiền hiện đại (chẳng hạn như tiền xu, tiền giấy và tiền gửi ngân hàng) cho phép mọi người tiết kiệm thu nhập thặng dư của họ.
Vì vậy, tiền tệ được sử dụng như một kho lưu trữ giá trị. Nó có thể được giữ trong một khoảng thời gian và được sử dụng để chi trả cho các khoản thanh toán trong tương lai. Hơn nữa, khi mọi người tiết kiệm tiền, họ nhận được sự đảm bảo rằng số tiền tiết kiệm được sẽ có giá trị khi họ muốn chi tiêu nó trong tương lai. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng trong trường hợp không có lạm phát nghiêm trọng trong nước.
Chức năng lưu giữ giá trị của tiền tệ
Phương tiện trao đổi (Medium of exchange)
Tiền tệ cung cấp phương tiện hiệu quả nhất để thỏa mãn những mong muốn. Mỗi người tiêu dùng có một nhóm mong muốn khác nhau. Tiền cho phép họ quyết định muốn thỏa mãn nhu cầu nào, xếp hạng mong muốn theo thứ tự mức độ khẩn cấp, năng lực tài chính (thu nhập) và hành động theo đó.
Ví dụ: Chẳng hạn người thợ làm bánh cung cấp bánh mì cho người bán tạp hóa phải trả tiền bằng hành tây và cà rốt, anh ta có thể không thích những thực phẩm này hoặc anh ta có đủ số hành tây và cà rốt dữ trữ theo nhu cầu. Do đó, người thợ làm bánh sẽ phải bán lại số hành tây và cà rốt đó. Điều này sẽ mất thời gian và rất bất tiện. Bằng cách thay thế những cuộc mua bán phức tạp này bằng việc sử dụng tiền tệ, có thể loại bỏ được rất nhiều rắc rối: Nếu thợ làm bánh chấp nhận thanh toán bằng tiền, anh ta có thể chi tiêu theo bất cứ cách nào mà anh ta muốn. Việc sử dụng tiền như một phương tiện trao đổi đã khắc phục được những hạn chế của phương thức trao đổi trực tiếp hàng hóa lấy hàng hóa.
Để thực hiện chức năng trao đổi, tiền tệ phải có một số đặc tính quan trọng:
- Tiền tệ phải có thể chia được. Tức dễ dàng chia thành các đại lượng hoặc phân số có thể sử dụng được. Ví dụ, một tờ 5 đô la tương đương với năm tờ 1 đô la. Nếu thứ gì đó có giá 3 đô la, bạn không cần phải xé tờ 5 đô la; bạn có thể thanh toán bằng ba tờ 1 đô la.
- Tiền tệ có tính dị động - tức là dễ dàng mang theo, thuận tiện, dễ sử dụng
- Khó làm giả - tức là nó không thể dễ dàng bị làm giả hoặc sao chép
- Có giá trị - thường giữ giá trị theo thời gian
Chức năng phương tiện trao đổi của tiền tệ
Đơn vị tính toán (Unit of account)
Một thuộc tính của tiền là nó được sử dụng như một đơn vị tài khoản. Hàm ý là tiền được sử dụng để đo lường và ghi lại các giao dịch tài chính cũng như giá trị của hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia theo thời gian. Giá trị tiền của hàng hoá và dịch vụ được sản xuất trong một nền kinh tế trong một niên độ kế toán được gọi là tổng sản phẩm quốc dân.
Các chức năng khác của tiền tệ
Bên cạnh 3 chức năng chính, tiền tệ còn thực hiện các chức năng khác bao gồm:
Thước đo giá trị
Theo phương thức trao đổi trực tiếp hàng đổi hàng, rất khó đo lường giá trị của hàng hóa. Ví dụ, một con ngựa có thể có giá trị tương đương với năm con bò,100 tạ lúa mì hay một chiếc ô tô Maruti có thể tương đương với 10 chiếc xe hai bánh. Do đó, một trong những nhược điểm của trao đổi trực tiếp hàng đổi hàng là bất kỳ hàng hóa hoặc dịch vụ nào cũng có một loạt các giá trị trao đổi.
Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi nó được sử dụng như là thước đo của mọi thứ. Bằng cách hoạt động như một mẫu số chung, nó cho phép mọi thứ được định giá bằng tiền. Nhờ đó chúng ta có thể dễ dàng so sánh giá trị của các loại hàng hóa hoàn toàn khác nhau và thấy được giá trị tương đối của các hàng hóa và dịch vụ khác nhau.
Ví dụ, bạn có thể muốn mua một ít kem với giá 2 đô la và một chiếc áo sơ mi với giá 20 đô la. Bằng cách so sánh giá cả, bạn biết rằng kem có giá trị khoảng 1/10 của một chiếc áo sơ mi.
Tiêu chuẩn trả chậm
Đây là một trong những chức năng quan trọng của tiền tệ vì nó có thể được sử dụng làm tiêu chuẩn cho các khoản thanh toán trả chậm - tức các khoản thanh toán sẽ được thực hiện trong tương lai. Tiền tệ được sử dụng làm tiêu chuẩn trả chậm vì nhờ đó việc vay và cho vay trở nên dễ dàng hơn.
Chuyển giao giá trị
Một chức năng khác của tiền tệ là chuyển giao giá trị. Nó giúp chuyển giao giá trị của tài sản, quyền sở hữu tài sản và cả thu nhập của người này cho người khác. Đồng thời nó cũng giúp cho việc chuyển giao hoặc giao dịch hàng hóa và dịch vụ trở nên dễ dàng hơn.
Trên đây, Luận Văn 99 đã cùng bạn đọc tìm hiểu xong khái niệm tiền tệ là gì, nguồn gốc và các chức năng của tiền tệ trong nền kinh tế. Hy vọng rằng bài viết đã giải đáp hết các khúc mắc mà bạn đang gặp phải.
Từ khóa » Tiền Tệ Là Gì Chức Năng Của Tiền Tệ
-
Tiền Tệ Là Gì? Phân Tích Bản Chất Và Các Chức Năng Của Tiền Tệ?
-
Tiền Tệ Là Gì ? Các Chức Năng Của Tiền Tệ Trong Nền Kinh Tế Thị Trường ?
-
Tiền Tệ Là Gì? Các Chức Năng Của Tiền Tệ - Tri Thức Cộng đồng
-
Chức Năng Của Tiền Tệ Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Các Chức Năng Của Tiền Tệ Trong Kinh Tế Thị Trường 2022
-
Tiền Tệ Là Gì? Chức Năng Và điều Cần Biết Về Chính Sách Tiền Tệ
-
Chức Năng Của Tiền Tệ Và Quy Luật Lưu Thông Tiền Tệ - Yuanta
-
Tiền Tệ Là Gì? Các Chức Năng Của Tiền Tệ Trong Tài Chính Doanh Nghiệp
-
Tiền Là Gì? Bản Chất, Chức Năng Của Tiền Thế Nào?
-
5 Chức Năng Của Tiền Tệ Có Ví Dụ Và Hình ảnh Minh Họa Cụ Thể
-
Các Chức Năng Của Tiền Tệ? - Lênin
-
Tiền Tệ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chức Năng Của Tiền Tệ - Phan Tuấn Nam
-
Phân Tích Các Chức Năng Của Tiền Tệ Trong Nền Kinh Tế - Luận Văn Việt