Tiền Mãn Kinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Tiền mãn kinh là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể mà bất kỳ chị em nào cũng phải đối mặt. Vậy tiền mãn kinh là gì? Phụ nữ trải qua giai đoạn này như thế nào? Thời kỳ này ảnh hưởng ra sao đến nữ giới?
Tiền mãn kinh là gì?
Tiền mãn kinh còn gọi là thời kỳ chuyển tiếp mãn kinh, đây là giai đoạn đầu trước khi phụ nữ chính thức bước vào thời kỳ mãn kinh. Ở giai đoạn này, buồng trứng bắt đầu có hiện tượng suy yếu, nồng độ hormone Estrogen bắt đầu suy giảm, chu kỳ kinh nguyệt có sự rối loạn và biến đổi,… có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là gây rối loạn kinh nguyệt và sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
Giai đoạn tiền mãn kinh xuất hiện khi nào?
Thời kỳ tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 8 – 10 năm trước khi thời kỳ mãn kinh diễn ra, xảy ra khi nữ giới trong khoảng từ 40 – 47 tuổi.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thời kỳ này có thể xuất hiện sớm hơn khi nữ giới ngoài 30 tuổi (được gọi là tiền mãn kinh sớm) hoặc xuất hiện trễ hơn khi nữ giới trong khoảng 50 tuổi (được gọi là tiền mãn kinh muộn). (1)
Tìm hiểu thêm: Thời kỳ tiền mãn kinh kéo dài bao lâu?
Tiền mãn kinh có triệu chứng gì?
Tiền mãn kinh là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể mà bất kỳ phụ nữ nào cũng phải trải qua. Trong thời kỳ này, chị em sẽ thấy cơ thể có những triệu chứng sau: (2)
1. Chu kỳ kinh nguyệt không đều
Trong giai đoạn tiền mãn kinh, sự thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu đặc trưng, phổ biến và dễ nhận thấy nhất. Các thay đổi này bao gồm:
- Thay đổi về độ dài chu kỳ kinh nguyệt: Chu kỳ kinh có thể ngắn hơn hoặc dài hơn so với chu kỳ bình thường.
- Lượng máu kinh nguyệt: Lượng máu trong kỳ kinh có sự thay đổi bất thường, có thể ít hơn hoặc nhiều hơn so với trước đây. Ở một số phụ nữ có thể gặp hiện tượng phải hiện tượng ra máu nhiều trong một số kỳ kinh và ra máu ít hơn trong những kỳ kinh khác. Một số phụ nữ có thể trải qua tình trạng ra máu nhẹ, ra máu nhiều hoặc xuất hiện những cục máu đông giữa các kỳ kinh.
Những thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt là kết quả của sự sụt giảm về nồng độ của hormone Estrogen và Progesterone trong cơ thể khi buồng trứng dần suy yếu và mất đi khả năng hoạt động bình thường.
2. Bốc hỏa
Bốc hỏa là một trong những triệu chứng phổ biến nhất ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Đây là hiện tượng nóng rát đột ngột, bắt đầu từ mặt, cổ và ngực, sau đó lan ra toàn thân. Các cơn bốc hỏa thường kéo dài từ vài giây đến vài phút, kèm theo đổ mồ hôi và cảm giác lạnh sau khi cơn nóng dịu đi.
Nguyên nhân chính của bốc hỏa là do sự sụt giảm nồng độ Estrogen, làm rối loạn trung tâm điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể. Điều này khiến cơ thể phản ứng quá mức với những thay đổi nhiệt độ nhỏ, dẫn đến các cơn bốc hỏa.
3. Mất ngủ
Mất ngủ là triệu chứng thường nhật và cần lưu tâm trong giai đoạn tiền mãn kinh. Sự thay đổi các loại nội tiết tố, sự sụt giảm đáng kể của hormone Estrogen và Progesterone là những nguyên nhân chính làm rối loạn cơ chế sinh học của cơ thể, dẫn đến tình trạng khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc ở phụ nữ.
Bên cạnh đó, tình trạng bốc hỏa và đổ mồ hôi thường xuất hiện nhiều vào ban đêm, càng làm tăng thêm sự khó chịu và khiến giấc ngủ của nữ giới bị ảnh hưởng. Ngoài ra, những thay đổi về tâm trạng, lo âu, căng thẳng có thể làm cho chị em trằn trọc suy nghĩ, làm tăng thêm mức độ khó ngủ.
4. Thay đổi tâm trạng
Thay đổi tâm trạng đột ngột cũng là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất trong giai đoạn này. Phụ nữ có thể cảm thấy vui vẻ, phấn khích rồi lại chán nản chỉ trong thời gian ngắn.
Tâm lý thất thường này chính là do sự suy giảm Estrogen, làm cho các chất dẫn truyền thần kinh như Serotonin, Dopamine bị ảnh hưởng. Điều này đã gây ra sự mất cân bằng hóa học bên trong não, dẫn đến các triệu chứng như trầm cảm, lo âu, dễ cáu gắt.
5. Các vấn đề về sinh sản và bàng quang
Phụ nữ phải đối mặt và đương đầu với nhiều sự thay đổi từ tâm sinh lý đến sức khỏe, trong đó các vấn đề về sinh sản và bàng quang được đặc biệt quan tâm. Cụ thể:
- Về vấn đề sinh sản: Khi nồng độ hormone Estrogen giảm, các mô âm đạo trở nên khô rát, độ đàn hồi giảm và thiếu chất bôi trơn làm cho quá trình giao hợp trở nên đau đớn. Những vấn đề khác liên quan đến sức khỏe âm đạo và tăng nguy cơ nhiễm trùng cũng có thể xuất hiện, gây khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống.
- Bàng quang: Chức năng của bàng quang cũng bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm của các loại hormone. Tương tự như các mô âm đạo, niệu đạo và bàng quang cũng giảm độ đàn hồi dẫn đến tình trạng tiểu gấp, tiểu không tự chủ hoặc cảm giác khó chịu khi đi tiểu. Khô niêm mạc bàng quang có thể gây ra cảm giác bỏng rát và sự thay đổi cấu trúc mô cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
6. Giảm khả năng sinh sản
Tiền mãn kinh là thời kỳ bắt đầu cho sự thoái hóa dần của các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là hệ trục vàng não bộ – tuyến yên – buồng trứng. Sự thay đổi này làm cho khả năng sinh sản của phụ nữ giảm sút rõ rệt.
Trong thời kỳ này, lượng hormone Estrogen và Progesterone bắt đầu suy giảm làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, làm giảm khả năng thụ thai và khả năng sinh sản ở phụ nữ cũng suy yếu dần theo từng độ tuổi.
7. Thay đổi ham muốn tình dục
Các hormone của nữ giới thay đổi có thể làm rối loạn chức năng tình dục, chẳng hạn như giảm khoái cảm, khó đạt cực khoái hoặc mất khả năng đạt cực khoái.
Không chỉ vậy, lượng Estrogen sản xuất quá ít cũng làm giảm độ ẩm tự nhiên của âm đạo. Điều này khiến chị em phụ nữ cảm thấy khô rát, khó chịu khi quan hệ và giảm ham muốn.
8. Mất xương
Mất xương cũng là triệu chứng thường thấy ở phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh. Các biểu hiện như đau lưng, mỏi gối, xương dễ gãy,… chính là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất.
Sự thay đổi nội tiết tố không chỉ ảnh hưởng đến Estrogen mà còn làm mất cân bằng các hormone khác. Việc này đã gián tiếp tác động đến quá trình chuyển hóa canxi và các khoáng chất khác trong xương.
9. Thay đổi Cholesterol
Estrogen có vai trò quan trọng trong việc điều hòa Cholesterol. Vì thế, khi bước vào thời kỳ này, Estrogen suy giảm gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ tích tụ mỡ trong máu.
Nguyên nhân tiền mãn kinh
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiền mãn kinh xuất hiện ở nữ giới có thể kể đến như:
- Sự suy giảm hormone: Buồng trứng bắt đầu hoạt động kém hiệu quả, lượng hormone Estrogen và Progesterone được sản xuất ngày càng ít hơn. Sự giảm sút này làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và các chức năng sinh lý khác, đánh dấu sự bắt đầu của giai đoạn chuyển tiếp trước mãn kinh.
- Tuổi tác: Ở giai đoạn tứ tuần, cơ thể nữ giới bắt đầu có biểu hiện suy yếu dần; các cơ quan, bộ phận trong cơ thể hoạt động kém đi và không còn đạt chất lượng như giai đoạn trước. Sự lão hóa tự nhiên ở độ tuổi từ 40 đến 47 tuổi làm giảm các chức năng của buồng trứng và khả năng sản xuất ra hormone.
- Tiền sử gia đình: Di truyền cũng là yếu tố có tác động đến tình trạng này. Nếu gia đình (bà, mẹ, dì, chị gái,…) có tiền sử tiền mãn kinh sớm thì chị em cũng có thể có khả năng xuất hiện tiền mãn kinh sớm hơn độ tuổi trung bình.
- Bệnh lý: Khi chị em mắc phải một số bệnh lý như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) hoặc các bệnh liên quan đến tuyến giáp như suy giáp, cường giáp,… hay các bệnh lý tự miễn như Lupus, viêm khớp dạng thấp,…
- Điều trị ung thư: Các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiền mãn kinh xuất hiện
- Phẫu thuật cắt bỏ tử cung: Khi mắc phải một số bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, sa tử cung, u xơ tử cung kích thước lớn, nhiễm trùng tử cung, ung thư tử cung,… ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện cắt tử cung để quá trình điều trị đạt hiệu quả và đảm bảo an toàn cho phụ nữ. Điều này có thể đẩy nhanh quá trình tiền mãn kinh và mãn kinh xuất hiện sớm.
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Hút thuốc lá, uống rượu bia quá mức và chế độ ăn uống không lành mạnh có thể ảnh hưởng đến thời điểm và triệu chứng của tiền mãn kinh. Các yếu tố này có thể làm tăng tốc quá trình suy giảm chức năng buồng trứng.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Chị em nên chủ động gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường như:
- Rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, mất kinh.
- Cơ thể bốc hỏa, đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm.
- Tâm trạng thay đổi thất thường, hay cáu gắt, dễ lo âu, trầm cảm.
- Đau đầu, tim đập nhanh, khô âm đạo, tiểu són, loãng xương.
Thời kỳ tiền mãn kinh có đáng lo ngại?
Tiền mãn kinh không phải là điều đáng lo ngại, bởi vì đây là một quá trình tự nhiên của cơ thể phụ nữ và không gây nguy hiểm. Hầu hết các triệu chứng đều có thể được cải thiện bằng cách thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, tập luyện hay điều trị bằng thuốc uống. (3)
Chẩn đoán tiền mãn kinh như thế nào?
Tình trạng này có thể được chẩn đoán dựa trên độ tuổi và tiền sử kinh nguyệt của phụ nữ. Thông thường, nữ giới ở độ tuổi sau 40 sẽ có các dấu hiệu tiền mãn kinh. Bên cạnh đó, khám lâm sàng cũng là một cách mà bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm để xác định mức độ hormone trong máu, như hormone kích thích nang trứng (FSH) và Estrogen. Nếu nồng độ FSH tăng cao và Estrogen giảm, đó là dấu hiệu cho thấy các chị em đang bước vào giai đoạn tiền mãn kinh.
Cần làm gì khi vào giai đoạn tiền mãn kinh?
Tiền mãn kinh là một giai đoạn mà phụ nữ phải trải qua sau 40 tuổi. Dù không thể tránh khỏi, nhưng phụ nữ có thể áp dụng một số biện pháp sau để cải thiện sức khỏe như:
- Thăm khám định kỳ: Việc khám sức khỏe định kỳ giúp theo dõi các thay đổi trong cơ thể và phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
- Chế độ ăn uống cân bằng: Tăng cường các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D (sữa, các sản phẩm từ sữa, rau xanh đậm lá), chất xơ, và protein.
- Tập thể dục đều đặn: Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, xương khớp và giảm căng thẳng.
- Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng hormone và giảm stress.
Biện pháp phòng ngừa tiền mãn kinh
Ngoài những biện pháp thay đổi thói quen sinh hoạt hay chế độ dinh dưỡng hằng ngày, chị em còn có thể giảm thiểu các triệu chứng khó chịu ở giai đoạn tiền mãn kinh bằng các cách sau: (4)
1. Thuốc không kê đơn
Thuốc không kê đơn thường được sử dụng để giảm nhẹ các triệu chứng của tiền mãn kinh như:
- Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp giảm các cơn đau đầu, đau cơ.
- Thuốc chống dị ứng: Một số loại thuốc chống dị ứng có thể giúp giảm các cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm.
- Thuốc ngủ: Nếu khó ngủ, nữ giới có thể sử dụng các loại thuốc ngủ không kê đơn, nhưng chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Sản phẩm bôi trơn: Để giảm khô âm đạo, bạn có thể sử dụng các sản phẩm bôi trơn.
2. Thuốc thay thế Hormone (HRT)
Thuốc HRT có công dụng cung cấp hormone Estrogen và Progesterone đã mất đi. Điều này sẽ giúp cân bằng lại nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ. Các dạng thuốc thay thế hormone phổ biến hiện nay:
- Viên uống: Dạng phổ biến nhất, dễ sử dụng.
- Miếng dán: Hấp thụ hormone qua da.
- Gel: Dạng gel bôi ngoài da.
- Vòng âm đạo: Cung cấp estrogen trực tiếp vào âm đạo.
Nếu chị em có nhu cầu đặt lịch khám, tư vấn thêm hoặc điều trị các vấn đề sức khỏe liên quan đến thời kỳ tiền mãn kinh cùng các bác sĩ Sản Phụ khoa giỏi tại Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách xin vui lòng liên hệ đến:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Tóm lại, tiền mãn kinh là một giai đoạn mà phụ nữ nào cũng phải trải qua trong đời. Vì vậy, hiểu rõ về những thay đổi trong cơ thể và thăm khám kịp thời sẽ giúp chị em chăm sóc sức khỏe tốt hơn, vượt qua thời điểm này một cách nhẹ nhàng.
Từ khóa » Chẩn đoán Xác định Mãn Kinh
-
MÃN KINH – TIỀN MÃN KINH - Bệnh Viện đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh
-
Chẩn đoán Mãn Kinh Thế Nào Cho Chính Xác?
-
Menopause - Phụ Khoa Và Sản Khoa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Chẩn đoán Mãn Kinh Thế Nào Cho Chính Xác? | BvNTP
-
Tiền Mãn Kinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Tuổi Mãn Kinh (1) - Vụ Sức Khỏe Bà Mẹ -Trẻ Em
-
Mãn Kinh (phần I) - Hosrem
-
Tiền Mãn Kinh
-
[PDF] Nghiên Cứu Các Rối Loạn Chức Năng ở Phụ Nữ Mãn Kinh Tại Thành Phố ...
-
Các Phương Pháp Xét Nghiệm Chẩn đoán Tiền Mãn Kinh - Suckhoe123
-
Mãn Kinh Nữ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Phương Pháp điều Trị
-
"Điểm Mặt" 5 Dấu Hiệu Tiền Mãn Kinh Sớm Mà Bạn Không Nên Bỏ Qua
-
Những Triệu Chứng Cảnh Báo Nên Khám Tiền Mãn Kinh - VnExpress
-
Mãn Kinh ở Phụ Nữ: Cách Tiếp Cận Và điều Trị Mới Trong Tương Lai