Tiền Nát Là Gì? Ý Nghĩa Tiền Nát Trong Phong Tục Cưới Hỏi?
Có thể bạn quan tâm
Trong lễ ăn hỏi, ngoài các sính lễ như trầu cau, bánh trái, trà rượu thì theo tục lệ, nhà trai còn phải tặng cho nhà gái một bao lì xì gọi là tiền nát.
Mục lục
- Tiền nát là gì?
- Ý nghĩa của tiền nát
- Các loại sính lễ cưới trong lễ ăn hỏi
- Cách sắp xếp các sính lễ cưới.
- Tiền nát bao nhiều thì hợp lý?
- Tiền nát được sử dụng để làm gì?
Tiền nát là gì?
Tiền nát là số tiền nhà trai tặng cho nhà gái trong lễ ăn hỏi. Nghi lễ nhỏ này còn được gọi với những tên gọi khác là Lễ Nạp Tài hoặc hay Lễ đen, tùy theo phong tục của mỗi một địa phương.Qua đó, ngoài các sính lễ cưới như trầu cau, bánh trái, rượu trà … thì nhà trai còn tặng cho nhà gái một số tiền nữa. Số tiền mà nhà trai tặng cho nhà gái được gọi là tiền nát.
Ý nghĩa của tiền nát
Tiền nát và những sính lễ cưới chính là sự thách cưới của bên nhà gái đối với bên nhà trai. Nhà trai sẽ đáp ứng những sính lễ cưới mà nhà gái yêu cầu trong đó bao gồm cả khoản tiền nát. Các sính lễ cưới và khoản tiền nát của nhà trai được xem như món quà thể hiện sự cám ơn của nhà trai đối với nhà gái. Vì nhà gái đã có công sinh thành, nuôi dưỡng và chăm sóc cô dâu trong suốt thời gian qua.
Các loại sính lễ cưới trong lễ ăn hỏi
Trong lễ ăn hỏi, những lễ vật tối thiếu theo truyền thống cổ truyền từ thời xưa thường bao gồm những lễ vật sau đây:
– Trầu cau – Cặp nhẫn cưới bằng vàng – Bánh truyền thống của địa phương. Tùy thuộc vào mỗi vùng miền mà người ta dùng các loại bánh khác nhau như là bánh cốm, bánh xu xê, bánh pía, bánh kem, bánh lột da … – Hạt sen. Có nơi dùng hạt sen tươi, cũng có chỗ dùng hạt sen khô – Rượu và trà – Khoản tiền nát. Nhiều nơi còn gọi khoản tiền này là tiền nạp tài hoặc là tiền đen. Về mặt ý nghĩa nó giống nhau, chỉ khác nhau về tên gọi mà thôi.
Ngoài ra, tùy theo tình hình kinh tế cũng như sự yêu cầu từ phía nhà gái mà lễ vật của lễ ăn hỏi còn có thêm nhưng thứ sau đây: heo quay, gà quay, gà luộc, xôi gấc, trái cây ngũ quả, trang sức cho cô dâu ….
Cách sắp xếp các sính lễ cưới.
Trước đây theo truyền thống thì tất cả các sính lễ cưới được đặt vào các mâm quả được sơn son thếp vàng. Bên ngoài phủ còn phủ thêm một tấm vải đỏ có thêu rồng phượng hoặc chữ Song Hỷ, viền khăn màu vàng.
Ngày nay, người ta có xu hướng sử dụng các mâm quả với kiểu dáng và màu sắc đa dạng hơn chứ không đơn thuần là màu đỏ nữa. Các bạn trẻ có thể chọn loại mâm quả có màu hồng, màu kem, màu trắng, màu vàng … thậm chí màu ánh bạc cũng rất được ưa chuộng. Khăn phủ mâm quả thì ngoài loại khăn truyền thống thì người ta còn sử dụng các loại khăn làm từ vải voan, vải ren cao cấp để hợp với màu sắc loại tráp mà họ đã chọn.
Còn đối với lễ vật bằng tiền, thì họ sẽ đặt trong phong bao lì xì lớn được thiết kế và in ấn đẹp mắt có in hình Song Hỷ hoặc có hoa văn liên quan đến đám cưới. Bao lì xì này có thể được đặt chung với mâm quả trang sức bao gồm bông tai, lắc tay, dây chuyền vàng, nhẫn cưới.
Tiền nát bao nhiều thì hợp lý?
Tiền nát bao nhiêu thì hợp lý? Câu hỏi này rất khó trả lời vì số tiền này phụ thuộc rất nhiều vào tình hình tài chính của nhà trai. Đối với các nhà khá giả thì số tiền có thể nhiều, còn gia đình tương đối khó khăn thì có thể ít hơn. Con số có thể chênh lệch khoảng từ 5 triệu đồng đến 15 triệu đồng.
Ngoài con số ước lượng như trên thì có thể tiền nát còn do sự thỏa thuận của bên nhà gái và nhà trai nữa. Để hôn nhân được thuận buồm xuôi gió, người ta hay chọn những con số may mắn để định cho số tiền lễ đen mà nhà trai sẽ phải nộp. Ví dụ như:
– Chọn con số là 9.990.000 đồng với ý nghĩa như là vàng 4 số chín. – Hoặc là 8.880.000 đồng với ý nghĩa là làm ăn luôn phát đạt. – Cũng có thể là 6.868.000 có ý nghĩa là lọc phát lọc phát.
Ngoài ra, nhà trai và nhà gái cũng cần chuẩn bị sẵn những phong lì xì đỏ để phát cho đội bê mâm quả của cả nhà trai và nhà gái nữa. Bao lì xì này không cần quá nhiều tiền, khoản từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng là được rồi. Số tiền lì xì này được gọi là lì xì cám ơn những nam thanh, nữ tú đã đến góp vui, giúp đỡ gia đình bưng quả và tổ chức trọn vẹn hôn lễ cho cô dâu và chú rể.
Tiền nát được sử dụng để làm gì?
Tiền nát trong lễ ăn hỏi sẽ được nhà gái thu nhận cùng với các loại lễ vật, sính lễ cưới mà nhà trai mang sang. Đối với các loại sính lễ cưới, sau khi lại quả lại cho nhà trai, số còn lại nhà gái sẽ chia thành từng phần để phát cho bà con, họ hàng phía nhà gái.
Còn đối với số tiền, nhà gái có thể dùng nó để mua sắm đồ cho con gái trong ngày cưới, cũng có thể dùng nó để sửa sang lại nhà cửa chuẩn bị cho đám cưới. Số tiền đó cũng có thể được để lại để thanh toán một phần chi phí đãi tiệc cưới. Nói chung là nhà gái có toàn quyền quyết định sử dụng số tiền đó như thế nào.
>>> Xem thêm: Lại quả là gì? Ý nghĩa của lại quả trong lễ cưới hỏi của người VN
>>> Xem thêm: Bưng quả trong lễ cưới hỏi và những điều cần biết
lễ nạp tài, tiền lễ đen, tiền nạp tài, tiền nát, tiền nát bao nhiêu là đủ, tiền nát bao nhiêu thì hợp lýTừ khóa » Tiền Bỏ Xiểng
-
Hiểu đúng ý Nghĩa Tiền Dẫn Cưới, Tiền Thách Cưới, Tiền Nạp Tài
-
Tiền Trong Mâm Quả Gọi Là Tiền Gì? - Re-Study ! Hix ! Hix
-
Tiền Dẫn Cưới Bao Nhiêu Là Phù Hợp?
-
Lễ Nạp Tài Là Gì? Tiền Nạp Tài Và Sính Lễ đám Cưới Cần Gồm Những Gì?
-
Nhà Trai Cần Chuẩn Bị Sính Lễ Cưới Gì Cho Đám Cưới?
-
Phong Tục Cưới Hỏi ở Bình Định - Wiki Cách Làm
-
Phong Tục Cưới Hỏi Của Người Bình Định - Wiki Phununet
-
Ý Nghĩa Lễ đen (lễ Nạp Tài) Trong đám Hỏi Của Người Việt
-
Lễ Nạp Tài đám Cưới Là Gì? Gồm Những Gì? Bỏ Bao Nhiêu Tiền?
-
Tôi Tự Lo Lễ ăn Hỏi Cho... Mình - Ngôi Sao
-
Hướng Dẫn Cách Chơi Trò Chơi Tiến Lên Miền Nam - Thủ Thuật Chơi
-
Bệnh Hen Suyễn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Chẩn đoán Và Phòng ...
-
Lễ Cưới Hỏi Của Người Bình Định Xưa