Tiền Sản Giật Nguy Hiểm Không Và Biến Chứng Thường Gặp - Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Nguyên nhân phổ biến gây ra tiền sản giật
Nguyên nhân trực tiếp gây ra tiền sản giật được các chuyên gia cho rằng là do giảm lưu lượng máu đến nhau thai - cơ quan có vai trò kết nối đưa chất dinh dưỡng nuôi thai nhi trong suốt thai kỳ. Trong thời gian đầu của thai kỳ, khi thai còn nhỏ, mạch máu mới phát triển, máu và dinh dưỡng được đưa từ mẹ đến thai nhi qua nhau thai một cách hiệu quả.
Tiền sản giật là bệnh lý sản khoa nguy hiểm
Tuy nhiên khi thai phát triển lớn hơn, do nhiều yếu tố khiến các mạch máu ở nhau thai bị hẹp hơn bình thường dẫn đến giảm lưu lượng máu chảy qua. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể gồm: yếu tố về gen, tổn thương mạch máu, máu nuôi đến tử cung ít, bệnh về hệ thống miễn dịch,...
Tiền sản giật thường được phát hiện sàng lọc qua kiểm tra huyết áp của người mẹ trong thai kỳ cao hơn bình thường. Tuy nhiên huyết áp cao có thể do nguyên nhân khác ngoài tiền sản giật, do vậy bác sĩ sẽ cần chỉ định xét nghiệm khác như: xét nghiệm đạm trong nước tiểu, xét nghiệm sinh hóa máu, siêu âm đo huyết áp động mạch trung bình, đo chỉ số xung động mạch tử cung qua siêu âm,...
Tiền sản giật đặc trưng bởi tình trạng cao huyết áp
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiền sản giật bao gồm:
-
Mang thai lần đầu tiên: Tiền sản giật có tỉ lệ cao gặp phải ở những chị em phụ nữ mang thai lần đầu.
-
Tiền sử bệnh: Khi bản thân từng bị tiền sản giật trong lần mang thai trước hoặc tiền sử gia đình như mẹ hoặc bà, chị gái cũng mắc bệnh thì sản phụ có nguy cơ cao hơn.
-
Tăng huyết áp mạn tính: Sản phụ có yếu tố này có nguy cơ mắc tiền sản giật cao hơn so với sản phụ có huyết áp bình thường.
-
Độ tuổi: Phụ nữ mang thai khi lớn tuổi hoặc bé gái ở tuổi vị thành niên mang thai có tỷ lệ tiền sản giật cao.
-
Mang đa thai: Phụ nữ mang song thai, tam thai,... không chỉ có nguy cơ tiền sản giật cao hơn mà biến chứng cũng nghiêm trọng hơn.
-
Béo phì: Sản phụ béo phì cần chú ý theo dõi huyết áp, kiểm tra tiền sản giật trong thai kỳ nhất là 3 tháng cuối cùng.
-
Bệnh sử: Các bệnh lý như đau nửa đầu, tăng huyết áp mạn tính, tiểu đường, bệnh thận, bệnh về hệ miễn dịch,... làm tăng nguy cơ gây tiền sản giật ở phụ nữ mang thai.
-
Yếu tố khác: Thụ tinh trong ống nghiệm, khoảng cách giữa các lần mang thai quá ngắn,...
Tỉ lệ mắc bệnh tiền sản giật chiếm khoảng 2 - 4% phụ nữ mang thai, nguy cơ cao hơn ở những chị em phụ nữ có những yếu tố trên. Trong đó nhiều trường hợp bệnh nặng gây ra biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai, có thể phải ngừng thai trong thai kỳ hoặc sinh non.
Tiền sản giật có thể biến chứng gây sinh non, ngừng thai sớm
2. Bác sĩ giải đáp: tiền sản giật nguy hiểm không?
Tiền sản giật có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều sản phụ khi có dấu hiệu hoặc được chẩn đoán mắc bệnh. Các trường hợp bệnh nhẹ, chỉ có dấu hiệu tăng huyết áp, protein niệu thì có thể tự chăm sóc và theo dõi tại nhà, song cần thăm khám định kỳ để kiểm tra, phát hiện sớm nếu có bất thường.
Vậy cụ thể tiền sản giật nguy hiểm không? Tiền sản giật nặng có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của cả mẹ và bé như:
2.1. Biến chứng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thai nhi
Tiền sản giật có liên quan trực tiếp đến sự bất thường của các động mạch vận chuyển máu đến nhau thai nuôi thai. Nếu nhau thai bất thường dẫn đến thai không được nhận đủ máu, oxy và chất dinh dưỡng sẽ gây chậm tăng trưởng, bé dễ bị nhẹ cân và dễ sinh non hơn. Trường hợp nghiêm trọng hơn, tiền sản giật còn khiến thai phát triển bất thường, dị tật, sảy thai.
2.2. Biến chứng sinh non
Ở những sản phụ bị tiền sản giật nghiêm trọng, triệu chứng nặng kéo dài, nếu không được theo dõi và khắc phục tốt có thể dẫn đến sinh non. Sinh non không được can thiệp y tế tốt sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con. Hơn nữa, trẻ sinh non thường có sức khỏe yếu, dễ mắc bệnh, tỉ lệ tử vong sau sinh cao hơn so với các trẻ khác.
Tiền sản giật có thể biến chứng gây nhau thai bong non
2.3. Biến chứng nhau thai bong non
Tiền sản giật có liên quan trực tiếp đến bất thường ở nhau thai, có thể dẫn đến bóc, tách nhau thai ra khỏi thành tử cung trước sinh. Biến chứng này rất nguy hiểm vì nhiều trường hợp xảy ra đột ngột gây chảy máu nặng, thai thiếu oxy và dưỡng chất đe dọa đến tính mạng.
2.4. Biến chứng sản giật
Nếu mẹ bầu có triệu chứng tiền sản giật nhưng không được kiểm soát tốt có thể gặp phải sản giật với những cơn co giật và triệu chứng nghiêm trọng hơn. Rất khó để biết mẹ bầu bị tiền sản giật khi nào có thể bị sản giật nhưng nguy cơ cao hơn ở các mẹ có triệu chứng tiền sản giật nặng không kiểm soát tốt.
Sản giật là biến chứng rất nguy hiểm, bác sĩ bắt buộc chỉ định sinh sớm dù thai nhi được bao nhiêu tháng để giữ tính mạng cho mẹ và bé. Vì thế việc kiểm soát tiền sản giật là rất quan trọng để thai đủ lớn và có sức khỏe tốt, tránh tử vong do sinh sớm.
2.5. Biến chứng sản khoa - hội chứng HELLP
Hội chứng HELLP là một biến chứng sản khoa nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của sản phụ nếu không phát hiện và can thiệp tốt. Biến chứng có thể xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ hoặc sau khi sản phụ sinh.
Cẩn thận biến chứng tim mạch do tiền sản giật
2.6. Biến chứng tim mạch
Thai nhi sinh ra từ mẹ bầu gặp tình trạng tiền sản giật trong thời gian thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn những trẻ khác. Đặc biệt là khi mẹ bị tiền sản giật nhiều lần, sinh non hoặc sản giật phải sinh non.
2.7. Biến chứng tổn thương cơ quan khác
Tiền sản giật còn gây những tổn thương cho nhiều cơ quan khác như: tim, phổi, gan, thận, mắt, não,... Tùy vào mức độ nghiêm trọng của những cơn tiền sản giật mà sự tổn thương cũng khác nhau.
Tiền sản giật có nguy hiểm không? Câu trả lời là Có. Đây là biến chứng thai kỳ nguy hiểm gây cao huyết áp và tổn thương trên nhiều cơ quan, ảnh hưởng đến cả sức khỏe, tính mạng của mẹ và bé. Vì thế nếu phát hiện dấu hiệu tiền sản giật, nên đi khám và theo dõi tránh biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ chi tiết.
Từ khóa » Chẩn đoán Tiền Sản Giật Mới Nhất
-
Tiền Sản Giật Và Sản Giật - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Chẩn đoán Và Xử Trí Tăng Huyết áp, Tiền Sản Giật Và Sản Giật
-
Quyết định 1911/QĐ-BYT 2021 Tài Liệu Hướng Dẫn Sàng Lọc Và điều ...
-
Tiền Sản Giật: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Tiền Sản Giật Và Sản Giật: Chẩn đoán Và điều Trị
-
Cập Nhật Những Khuyến Cáo Của ACOG Về Tiền Sản Giật
-
Chăm Sóc Và điều Trị Tiền Sản Giật - FAMILY HOSPITAL
-
Cao Huyết áp - Tiền Sản Giật - Sản Giật - Bệnh Viện Hùng Vương
-
[PDF] TiỀN SẢN GiẬT VÀ SẢN GiẬT - Bệnh Viện Từ Dũ
-
TIỀN SẢN GIẬT - BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG
-
Tiền Sản Giật: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa
-
Tiền Sản Giật Là Gì? Cách Chẩn đoán Tiền Sản Giật
-
Sàng Lọc Bệnh Lý Tiền Sản Giật đối Với Thai Phụ