Tiền Tệ Là Gì? Bản Chất Và Chức Năng Của Tiền Tệ? - Webtretho

Tiền tệ chính là một phạm trù lịch sử, sản phẩm tự phát của một nền kinh tế sản phẩm, hàng hóa bởi sự phát triển của các hình thái giá trị. Tiền tệ cũng đồng thời là sản phẩm của sự phát triển mâu thuẫn giữa lao động và phân công lao động xã hội trong quá trình sản xuất hàng hóa. 

Quá trình ra đời và phát triển của tiền tệ luôn được gắn liền với sự ra đời và phát triển của hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hóa.

tiền tệ là gì

Bản chất của Tiền tệ

Tiền là bất kỳ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán nhằm đổi lấy sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ hoặc dùng để hoàn trả các khoản vay nợ. 

Định nghĩa trên chỉ đưa ra một số tiêu chí nhằm nhận biết một vật có phải tiền tệ hay không. Nhưng nó vẫn chưa thể giải thích tại sao vật này có thể được chọn làm tiền tệ. Để tìm ra câu trả lời thỏa đáng thì cần đi sâu tìm hiểu bản chất của tiền.

Xem xét về bản chất, tiền là sản phẩm trung gian trong quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ và cũng là phương tiền giúp quá trình trao đổi được diễn ra dễ dàng thuận tiện hơn. 

Bản chất này được thể hiện rõ nét qua hai thuộc tính dưới đây của nó.

Bản chất tiền tệ

Giá trị của Tiền tệ

Giá trị của tiền tệ là khả năng thỏa mãn nhu cầu trao đổi sản phẩm, hàng hóa của xã hội, nhu cầu sử dụng tiền tệ làm vật trung gian trong quá trình trao đổi. Như vậy, khi phát sinh nhu cầu trao đổi người ta chỉ cần nắm giữ tiền tệ. 

Giá trị sử dụng của tiền tệ được quy định bởi xã hội: cho đến khi xã hội vẫn còn thừa nhận việc nó vẫn đang làm tốt vai trò vật trung gian trong quá trình trao đổi thì khi đó giá trị sử dụng của nó với vai trò là tiền tệ vẫn sẽ tồn tại. 

Đây cũng là lời giải thích chi tiết cho sự xuất hiện và biến mất của tất cả những dạng tiền tệ trong lịch sử. 

Giá trị sử dụng của Tiền tệ

Giá trị sử dụng của tiền tệ được thể hiện qua định nghĩa “sức mua tiền tệ” là khả năng trao đổi được số lượng nhiều hay ít hàng hóa khác trong quá trình trao đổi sản phẩm. Khái niệm sức mua tiền tệ sẽ không được nhìn nhận dưới góc độ của sức mua đối với từng hàng hóa cụ thể mà xét trên phương diện tổng thể sản phẩm, hàng hóa trên thị trường. 

Các Chức năng của Tiền tệ

1. Thước đo Giá trị - Standard Of Value

Chức năng đầu tiên của tiền tệ chính là thước đo giá trị, chức năng này chính là khi tiền tệ thực hiện đo lường và thể hiện giá trị của các loại hàng hóa. 

Chúng ta có thể dễ dàng thực hiện việc đo lường giá trị của hàng hóa, dịch vụ thông qua tiền giống như cách đo lường khối lượng bằng kg hay đo đạc chiều dài bằng mét. Để thấy được chức năng quan trọng này, chúng ta nên nhìn vào nền kinh tế đổi chác khác mà tiền tệ không thực hiện chức năng đo lường giá trị. 

Thước đo giá trị tiền tệ

Trong trường hợp nền kinh tế chỉ tồn tại 3 mặt hàng, chẳng hạn như gạo, muối, vải thì chỉ có ba giá để thực hiện trao đổi giữa hàng hóa này với hàng hóa khác. Chính là giá của một mét vải được trao đổi bằng bao nhiêu kg gạo, giá của một mét vải được trao đổi bằng bao nhiêu kg muối và giá của một kg gạo được trao đổi bằng bao nhiêu kg muối.

Trong trường hợp có đến 10 mặt hàng khác nhau, chúng ta sẽ có tổng cộng 45 giá trị để trao đổi giữa mặt hàng này với mặt hàng khác. Cứ như vậy nhân lên, khi có 100 hàng hóa chúng ta sẽ có đến 4950 giá,.... 

Công thức cho chúng ta biết số giá ta cần khi có N mặt hàng :

N(N -1)/N

2. Phương tiện Trao đổi - Medium Of Exchange

Ngoài chức năng là Thước đo Giá trị thì tiền tệ còn thực hiện một chức năng quan trọng khác chính là Phương tiện Trao đổi cho quá trình trao đổi hàng hóa. 

Khi tiền tệ bắt đầu xuất hiện, phương pháp trao đổi trực tiếp thông qua hiện vật dần nhường chỗ cho phương pháp trao đổi gián tiếp thông qua vật phẩm trung gian là tiền tệ. Phương pháp trao đổi này đã trở thành phương tiện cũng như động lực thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế một cách nhanh chóng. Nhờ đó hoạt động buôn bán trở nên dễ dàng, hoạt động sản xuất cũng thuận lợi hơn. 

Chức năng phương tiện trao đổi

Có thể nhận thấy ví tiền như một chất xúc tác bôi trơn cho guồng máy sản xuất và lưu thông hàng hóa. Khi mật độ sử dụng tiền tệ ngày càng tăng cao thì hoạt động giao lưu phát triển kinh tế diễn ra thuận lợi và trôi chảy hơn. 

Nghiệp vụ trao đổi gián tiếp qua trung gian tiền tệ bao gồm hai vế: 

  • Vế đầu tiên: bán hàng hóa để thu về tiền tệ: Hàng - Tiền.
  • Vế thứ hai: Sử dụng tiền tệ để mua hàng hóa: Tiền - Hàng.

Tuy nhiên, cũng có những lúc hai vế này không được đi liền với nhau. Việc sử dụng tiền tệ làm phương tiện trung gian trao đổi dần dần trở thành mục tiêu và được ưa chuộng trong các cuộc trao đổi. 

3. Phương tiện Thanh toán - Standard Of Deferred Payment

Quá trình lưu thông hàng hóa ngày càng phát triển, bên cạnh quan hệ hàng hóa - tiền tệ, còn xuất hiện thêm nhu cầu vay mượn, nộp địa tô hay thuế khoán,... bằng tiền. Trong các trường hợp này, tiền tệ bắt đầu được sử dụng với chức năng thanh toán. 

Khi thực hiện chức năng là phương tiện thanh toán thì tiền tệ không còn là phương tiện trao đổi hàng hóa mà là khâu trung gian bổ sung trong quá trình trao đổi. Điều này tức là tiền tệ vận động tách rời ra khỏi sự vận động của hàng hóa. 

chức năng phương tiện trao đổi

Khi tiền tệ thực hiện chức năng làm phương tiện thanh toán đã xuất hiện khả năng khiến cho số tiền mặt cần thiết cho việc lưu thông hàng hóa giảm đi tương đối vì sự mua bán chịu và thực hiện việc thanh toán bù trừ lẫn nhau. 

Để được chấp nhận như một phương tiện thanh toán thì tiền tệ cần có sức mua ổn định và đảm bảo sự bền vững tương đối theo thời gian. Nhờ sức mua ổn định đã giúp người ta dần xây dựng được niềm tin và sự tín nhiệm vào tiền tệ. 

4. Phương tiện Tích lũy - Store of value or store of purchasing power

Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện tích lũy trong giai đoạn tiền tạm thời rút khỏi việc lưu thông và bước vào trạng thái tĩnh để chuẩn bị cho nhu cầu tiêu dùng trong tương lai. 

Vào thời điểm mà tiền tệ chưa xuất hiện, người ta thường cố gắng thực hiện việc tích lũy dưới dạng các hiện vật. Hình thái này ngày càng trở nên không tiện lợi bởi vì nó yêu cầu không gian rộng rãi, tiêu tốn nhiều chi phí bảo quản, dễ xảy ra hư hỏng, ít sinh lời và khó lưu thông. 

Chức năng tích lũy tiền tệ

Ngay khi tiền tệ bắt đầu xuất hiện, con người đã dần thay đổi việc tích lũy dưới dạng hiện vật sang tích lũy dưới dạng tiền tệ. Hình thái này mang đến nhiều ưu điểm, trong đó nổi bật nhất là dễ dàng lưu thông và có tính thanh khoản.. 

Tuy nhiên, việc tích lũy dưới dạng tiền tệ cũng có một nhược điểm chính là dễ bị mất giá khi kinh tế xuất hiện tình trạng lạm phát. Chính vì vậy, để tiền tệ có thể thực hiện tốt nhất chức năng phương tiện tích lũy thì hệ thống tiền tệ quốc gia cần đảm bảo sức mua. 

5. Tín dụng Quốc tế - World Currency

Tiền tệ còn thực hiện chức năng tiền tệ thế giới. Chức năng này được thực hiện khi cả 4 chức năng thước đo giá trị, phương tiện thanh toán, phương tiện trao đổi và phương tiện tích lũy nằm ngoài phạm vi quốc gia đó.

Hay nói cách khác, đồng tiền của một quốc gia có thể thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền của quốc gia đó nhận được sự tin dùng của nhiều quốc gia trên thế giới và được sử dụng như một đồng tiền chính tại các quốc gia. 

chức năng tín dụng quốc tế

Nói tóm lại, điều kiện quan trọng để một vật được sử dụng như tiền tệ thực hiện các chức năng : 

  • Thước đo Giá trị.
  • Phương tiện Trao đổi.
  • Phương tiện Thanh toán.
  • Phương tiện Tích lũy.
  • Tiền tệ Thế giới.

Thì cần có sức mua ổn định và bền vững, đồng thời tạo dựng được niềm tin cũng như sự tín nhiệm của con người. 

Tạm kết về tiền tệ là gì?

Tiền tệ chính là một phạm trù lịch sử, sản phẩm tự phát của một nền kinh tế sản phẩm, hàng hóa bởi sự phát triển của các hình thái giá trị. Bản chất tiền tệ bất kỳ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán nhằm đổi lấy sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ hoặc dùng để hoàn trả các khoản vay nợ. Tiền tệ có các chức năng như: thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, thanh toán, tích lũy và tín dụng quốc gia.

Nguồn: https://topkinhdoanh.com/tien-te-la-gi/

Từ khóa » Tiền Tệ Là Gì Các Chức Năng Của Tiền Tệ