Tiếng Anh Có Thật Sự Là Khó Không?

Có lẽ ai trong chúng ta từng học môn tiếng Anh hay đang luyện thi TOEIC cũng cảm thấy rằng môn này thật là khó nuốt nhưng có bao giờ bạn tự hỏi rằng tại sao học tiếng Anh lại khó vậy hay chưa? Dưới đây là một số ý kiến tổng hợp tại sao lại có loại ngôn ngữ khó “nhét” vào não đến vậy.

Tiếng anh khó thật không?

Lý do đầu tiên phải kể đến đó là vì cái ngôn ngữ này toàn là những điều ngược ngạo. Chẳng hạn, rõ ràng trong “hamburger” đâu có miếng thịt xông khói (ham) nào đâu mà trong tên thì lại có. Hay dễ thấy nhất là trong trái khóm (pineapple) rõ ràng chẳng liên quan gì đến cây thông (pine) hay trái táo (apple) nào cả. Người ăn chay (vegetarian) rõ ràng là ăn rau củ (vegetables), vậy chẳng lẽ “humantarian” là người “ăn thịt người” hay sao??? Look và see là 2 động từ có nghĩa khá giống nhau nhưng “overlook” và “oversee” lại khác nghĩa nhau cỡ “một vòng trái đất” luôn.

Những điều trên rõ ràng chả có lô-gíc xíu nào cho nên nếu chúng ta không phải được sinh ra ở quốc gia nói tiếng Anh thì đúng là học mấy điều “ngược ngạo” này chả dễ xíu nào đúng không nào?!

Tiếng anh ngược ngạo

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến việc ta thấy ngôn ngữ này thật là khó học đó là vì nó chẳng có quy luật gì. Rõ ràng ta học rất nhiều những quy luật trong tiếng Anh, nhưng dôi khi nhìn lại có những thứ toàn là không có theo quy luật nào cả. Chỉ mỗi cách nhớ thứ tự của “ie” và “ei” cũng làm ta nhức đầu.

Thông thường nếu đi sau C ta thường dùng “ei”, ví dụ “receive”, “conceive”, “believe” hay “relieve”. Nhưng bên cạnh đó cũng có những từ chả có quy luật gì, như “science” hay “weird”, và “seize”. Hay điển hình nhất chính là động từ bất quy tắc. “Fought” là quá khứ của “fight”, nhưng “lit” lại là quá khứ của “light”. Nhiều khi ngẫm nghĩ lại thấy bất quy tắc còn nhiều hơn cả quy tắc, và điều này làm chậm quá trình học của chúng ta rất nhiều.

Nguyên nhân kế tiếp là trật tự từ trong câu. Với người bản xứ, họ không phải mất nhiều thời gian để nghĩ liệu trật tự của từ có đúng không, nhưng đối với người học ngoại ngữ này thì đó quả thực là cơn ác mộng. Tuy “an interesting little book” và “a little interesting book” xét về ngữ pháp thì đều đúng nhưng người ta sẽ dùng cách thứ nhất nhiều hơn vì nghe nó có vẻ đúng hơn.

Phát âm

Mà điều này thì chỉ có trời mới biết giải thích vì sao nó lại đúng hơn. Phát âm cũng là một trong những nguyên nhân làm cái ngôn ngữ này thêm phần hách dịch. Có bao giờ bạn cảm thấy bế tắc vì cách phát âm của những cụm chữ cái giống nhau hay chưa. “Trough” thì đọc là “troff”, “rough” lại đọc là “ruff”, “bough” thì lại phát âm “bow” (như cow) trong khi “through” lại kêu là “throo”?

Hay có những chữ cái đặt ở đầu từ nhưng lại không phát âm như “knife”, “gnome”. Vậy cũng không biết mục đích đặt chữ cái đó thêm vào để làm gì. Chắc là để chúng ta mắc bẫy phát âm đấy mà. Còn mà khi gặp đến tên riêng của địa danh thì thôi không biết đường đâu mà lần luôn.

Nhấn trọng âm trong câu thấy dễ chứ cũng không phải dễ đâu nhá. Chỉ một câu đơn giản còn 5 từ thôi “I sent him a letter”, nhưng cũng đủ làm cho chúng ta mệt não khi nhấn mạnh rồi đó.

– I sent him a letter. – nói theo giọng “ngang phè” bình thường thì không có gì xảy ra nhưng nếu nói theo những cách sau thì mọi chuyện lại khác.

I sent him a letter. – có nghĩa là “tui” là người gửi chứ không phải ai khác đâu nhé.

– I sent him a letter. – có nghĩa là tôi đã gửi rồi, nhưng mà anh ta nhận được hay chưa thì không biết nhé.

– I sent him a letter. – là tui gởi cho “chính anh ta” chứ không phải người nào đâu nhe.

– I sent him a letter. – là tui gửi “thư” cho anh ta chứ không phải gửi cái gì khác hết á.

Khi chúng ta chưa quen thì nghe câu nào cũng như câu ấy, nhưng nếu khi đã hiểu cách nhấn nhá này thì mới thật sự hiểu được trọn vẹn ý người nói muốn truyền đạt (mà đôi khi hiểu xong rồi thì mới thấy có một sự “gằn giọng” không hề nhẹ đâu đây :)))))

Ngữ điệu

Gặp phải từ đồng âm thì thôi rồi, nhiều khi không hiểu luôn. Nhiều từ trong tiếng Anh viết như nhau nhưng phát âm thì chả có giống xíu nào. “A bandage is wound around a wound” (“wound” 1 phát âm là “wowned” - là quá khứ của “wind”, còn “wound” 2 lại mang nghĩa vết thương và phát âm là “woond”). Hay trong “The door was too close to the table to close.” (từ “close” đầu mang nghĩa “gần” và phát âm “s” nhẹ. Còn “close” 2 lại mang nghìa là “đóng lại” và phát âm “z”). Đó là chưa kể đến nhiều từ tiếng Anh đôi khi có tận 7, 8 nghĩa làm người học cũng hoa mắt theo luôn.

Điều độc và là khác nữa của tiếng Anh đó là có những từ đồng nghĩa với nhau nhưng lại không thể sử dụng thay thế cho nhau. Lướt qua từ điển chúng ta sẽ thấy “watch” và “see” cùng nghĩa và cùng cách sử dụng khi nói “watch a movie” hay”see a movie”, nhưng thật bất ngờ khi ta không thể nói “see TV” mà chỉ được nói “watch TV”. Nhưng người xem TV lại được gọi là “viewer”, mặc dù chả ai dùng “view television” hay “view a movie”. Trong quá trình luyện thi TOEIC bạn sẽ gặp rất nhiều cụm từ như vậy. Hãy cố gắng ghi chép và hiểu cách sử dụng khác nhau của những từ gần nghĩa này một cách cẩn thận nhé.

Từ đồng nghĩa

Hiểu và sử dụng thành ngữ tiếng Anh hằng ngày lại là một điều cực kỳ khó làm. Tiếng Anh là ngôn ngữ lâu đời, đã trải qua hàng thế kỷ, những câu thành ngữ dùng hằng ngày sẽ chẳng có ý nghĩa gì với bạn nếu như bạn không sinh ra ở những quốc gia nói thứ tiếng này. Ví dụ khi nói “till/until the cow comes home” chúng ta chẳng thể nào hình dung đến việc “it’s very late” trong câu nói trên nếu chúng ta chưa từng nghe qua nó.

Và vì đây là ngôn ngữ được sử dụng khá phổ biến trên thế giới nên chẳng lạ gì khi ta thấy nhiều người nói tiếng Anh với âm hưởng vùng miền của họ. Người Mỹ sẽ nói khác người Anh và người Úc, thậm chí cả cách sử dụng từ vựng cũng khác nhau. Như “lift” là thang máy đối với người Mỹ còn “elevator” là thang máy đối với người Anh. Và tuỳ vào mức độ cảm âm mà chúng ta sẽ thấy có người nói tiếng Anh dễ nghe, có người nói xong chúng ta lại chẳng hiểu gì. Điều này được minh chứng rất rõ trong phần thi nghe trong đề thi TOEIC.

Tiếng anh theo vùng miền

Nói thì nói vậy nhưng có thật là tiếng Anh là ngôn ngữ khó học nhất trên thế giới hay chưa? Nếu đem so sánh với tiếng Ả Rập thì cách viết tiếng Anh dù sao cũng dễ hơn rất nhiều. Hệ thống phát âm của tiếng Trung Quốc thì lại càng khó. Cũng cùng một từ nhưng thanh sắc khác nhau lại cho ra nghĩa khác nhau. Tiếng Nhật giao tiếp và tiếng Nhật dùng trong văn viết lại có nhiều quy luật khắt khe và khác nhau xa. Ngữ pháp mà học tiếng Pháp thì có khi chúng ta lại than trời chỉ vì chia động từ muốn điên rồi.

Sau khi so sánh xong chắc hẳn chúng ta đã thấy tiếng Anh thật ra tuy khó nhưng cũng chưa hẳn đã không xơi được đúng không nào. Biết được những điểm cần lưu ý khi học tiếng Anh rồi thì còn chần chờ gì nữa mà không bắt tay vào luyện thi TOEIC online cùng với Tiếng Anh Mỗi Ngày để cùng nhau cải thiện môn ngoại ngữ của quốc tế này chứ!

Tạo ngay một tài khoản học thử miễn phí để luyện thi TOEIC cùng Tiếng Anh Mỗi Ngày:

Tạo tài khoản học thử miễn phí ⯈

Từ khóa » Có Lẽ Vậy Trong Tiếng Anh Là Gì