Tiếng Hát Con Tàu (Chế Lan Viên - Phan Ngọc Hoan) - Thi Viện
Có thể bạn quan tâm
- Tên tác giả/dịch giả
- Tên bài thơ @Tên tác giả
- Nội dung bài thơ @Tên tác giả
- Tên nhóm bài thơ @Tên tác giả
- Tên chủ đề diễn đàn
- Tìm với Google
- Tác giả
- Danh sách tác giả
- Tác giả Việt Nam
- Tác giả Trung Quốc
- Tác giả Nga
- Danh sách nước
- Danh sách nhóm bài thơ
- Thêm tác giả...
- Thơ
- Các chuyên mục
- Tìm thơ...
- Thơ Việt Nam
- Cổ thi Việt Nam
- Thơ Việt Nam hiện đại
- Thơ Trung Quốc
- Đường thi
- Thơ Đường luật
- Tống từ
- Thêm bài thơ...
- Tham gia
- Diễn đàn
- Các chủ đề mới
- Các chủ đề có bài mới
- Tìm bài viết...
- Thơ thành viên
- Danh sách nhóm
- Danh sách thơ
- Khác
- Chính sách bảo mật thông tin
- Thống kê
- Danh sách thành viên
- Từ điển Hán Việt trực tuyến
- Đổi mã font tiếng Việt
Đăng nhập
Tên đăng nhập: Mật khẩu: Nhớ đăng nhập Đăng nhập Quên mật khẩu? Đăng nhập bằng Facebook Đăng ký ☆☆☆☆☆ 2384.24Thể thơ: Thơ mớiThời kỳ: Hiện đại9 bài trả lời: 1 thảo luận, 8 bình luận68 người thích Từ khoá: kháng chiến (161) Tây Bắc (4) đất nước (143) thơ sách giáo khoa (670) Văn học 12 [1990-2006] (30) Ngữ văn 12 [2007-2020] (12)Tuyển tập chung
- Thơ Việt Nam 1945-1985 (1985)- Chia sẻ trên Facebook
- Trả lời
- In bài thơ
Một số bài cùng từ khoá
- Em yêu mùa hè (Nguyễn Thanh Toàn)- Cô Tấm của mẹ (Lê Hồng Thiện)- Thăm trại Ba Vì (Tố Hữu)- Côn Sơn ca (Nguyễn Trãi)- Voi ơi (Khuyết danh Việt Nam)Một số bài cùng tác giả
- Tôi viết cho người...- Đọc sách- Dây thép gai- Ngủ rừng Lào 1952- Giặc cỏMột số bài cùng nguồn tham khảo
- Người nữ tử tù đan áo (Chế Lan Viên)- Từ biệt vùng quê sơ tán (Vũ Quần Phương)- Trời đẹp (Chế Lan Viên)- Đi trong hương chùa Hương (Chế Lan Viên)- Đi thực tế (Chế Lan Viên)Đăng bởi Vanachi vào 24/06/2005 18:02, đã sửa 4 lần, lần cuối bởi karizebato vào 28/06/2009 02:35
Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây BắcKhi lòng ta đã hoá những con tàuKhi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hátTâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâuCon tàu này lên Tây Bắc, anh đi chăng?Bạn bè đi xa, anh giữ trời Hà NộiAnh có nghe gió ngàn đang rú gọiNgoài cửa ô? Tàu đói những vành trăngĐất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹpTàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khépTâm hồn anh chờ gặp anh trên kiaTrên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây BắcXứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùngNơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đấtNay rạt rào đã chín trái đầu xuânƠi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửaNghìn năm sau, còn đủ sức soi đườngCon đã đi nhưng con cần vượt nữaCho con về gặp lại mẹ yêu thươngCon gặp lại nhân dân như nai về suối cũCỏ đón giêng hai, chim én gặp mùaNhư đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữaChiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưaCon nhớ anh con, người anh du kíchChiếc áo nâu anh mặc đêm công đồnChiếc áo nâu suốt một đời vá ráchĐêm cuối cùng anh cởi lại cho conCon nhớ em con, thằng em liên lạcRừng thưa em băng, rừng rậm em chờSáng bản Na, chiều em qua bản BắcMười năm tròn! Chưa mất một phong thưCon nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạcNăm con đau, mế thức một mùa dàiCon với mế không phải hòn máu cắtNhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôiNhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủNơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?Khi ta ở, chi là nơi đất ởKhi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rétTình yêu ta như cánh kiến hoa vàngNhư xuân đến chim rừng lông trở biếcTình yêu làm đất lạ hoá quê hươngAnh nắm tay em cuối mùa chiến dịchVắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừngĐất Tây Bắc tháng ngày không có lịchBữa xôi đầu còn toả nhớ mùi hươngĐất nước gọi ta hay lòng ta gọi?Tình em đang mong, tình mẹ đang chờTàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vộiMắt ta thèm mái ngói đỏ trăm gaMắt ta nhớ mặt người, tai ta nhớ tiếngMùa nhân dân giăng lúa chín rì ràoRẽ người mà đi, vịn tay mà đếnMặt đất nồng nhựa nóng của cần laoNhựa nóng mười năm nhân dân máu đổTây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơMười năm chiến tranh, vàng ta đau trong lửaNay trở về, ta lấy lại vàng taLấy cả những cơn mơ! Ai bảo con tàu không mộng tưởng?Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăngLòng ta cũng như tàu, ta cũng uốngMặt hồng em trong suối lớn mùa xuân
1960Theo GS. Hà Minh Đức trong Nhà văn nói về tác phẩm, bài thơ này được Chế Lan Viên làm trong hoàn cảnh đau yếu, không đi đâu được, trong khi các bạn đồng nghiệp đi thực tế ở nhiều nơi. Bài thơ được viết ra như là để tự an ủi mình, với nhan đề ban đầu là Con tàu Tây Bắc.Bài thơ này từng được sử dụng trong chương trình SGK Văn học 12 giai đoạn 1990-2006, nhưng đã được chuyển thành đọc thêm trong SGK Ngữ văn 12 từ 2007.[Thông tin 3 nguồn tham khảo đã được ẩn] Xếp theo: Ngày gửi Mới cập nhậtTrang 1 trong tổng số 1 trang (9 bài trả lời)[1]
Nghệ thuật xây dựng hình ảnh trong “Tiếng hát con tàu”
Gửi bởi Bạc Thanh Truyền ngày 17/07/2009 14:17Có 1 người thích
Một trong những thành công nổi bật của bài thơ Tiếng hát con tàu là nghệ thuật sáng tạo hình ảnh. Có những hình ảnh được xây dựng theo thủ pháp tả thực, song tiêu biểu là những hình ảnh – biểu tượng chứa đựng những khái quát triết lí sâu sắc, thể hiện chất riêng của phong cách thơ Chế Lan Viên.Trong dòng hồi nhớ, những hình ảnh tả thực gắn liền với những kỉ niệm kháng chiến, là hình bóng của con người và thiên nhiên Tây Bắc đã in sâu trong kí ức nhà thơ: Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn; Lửa hồng soi tóc bạc; bản sương giăng, đèo mây phủ; Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng,… Như thế, kỉ niệm đã hiện hình bằng những chi tiết xác thực.Ngay nhan đề của bài thơ đã là một hình ảnh biểu tượng: Tiếng hát con tàu. Biểu tượng về khát vọng và niềm hân hoan lên đường này có cơ sở từ thực tế: những năm 1958 – 1960 có một cuộc vận động lên Tây Bắc xây dựng kinh tế miền núi. Chỉ có điều là vào thời điểm ấy chưa hề có đường tàu và con tàu lên Tây Bắc. Cho nên, Tây Bắc ở đây không chỉ dừng lại ở ý nghĩa một địa danh cụ thể mà nó còn có ý nghĩa biểu trưng cho cuộc sống của nhân dân, là mảnh đất lớn chứa đựng nhiều hứa hẹn, nơi khởi nguồn của mọi cảm hứng nghệ thuật chân chính. Chúng ta còn bắt gặp nhiều hình ảnh được xây dựng theo phương thức ẩn dụ như thế trong suốt bài thơ: gió ngàn đang rú gọi; vầng trâng; trái đầu xuân; Mẹ yêu thương; Mùa nhân dân giăng lúa chín; mẹ của hồn thơ; vàng ta đau trong lửa; Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân,… Những hình ảnh biểu tượng kích thích trí tưởng tượng, suy ngẫm của người đọc để tạo ra những liên tưởng sâu xa, bất ngờ. Bên cạnh đó, người đọc còn thấy hàng loạt các hình ảnh so sánh độc đáo: ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa – Mười năm sau còn đủ sức soi đường; Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ – cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa – Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa – Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa; Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét – Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,… Những hình ảnh so sánh sinh động, liên tiếp, trùng điệp như thế có tác dụng trực tiếp thể hiện, cụ thể hoá những ý nghĩa vốn trừu tượng: ý nghĩa lớn lao của cuộc kháng chiến chống Pháp đối với sự sống nhân dân nói chung, người nghệ sĩ nói riêng; mối quan hệ khăng khít, máu thịt giữa nghệ thuật với cuộc sống nhân dân, đất nước; nỗi nhớ, tình yêu,…Qua Tiếng hát con tàu, có thể khẳng định: sức mạnh lay động của thơ Chế Lan Viên chính là nghệ thuật sống tạo hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng.
(Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy văn tại trường THPT chuyên Hùng Vương - Việt Trì - Phú Thọ)Xin tạm biệt đời yêu quý nhấtCòn mấy vần thơ một nắm troThơ gửi bạn đường, tro gửi đấtSống là cho và chết cũng là cho☆☆☆☆☆ 344.09Chia sẻ trên FacebookTrả lờiKhát vọng hoà nhập với cuộc đời mới trong “Tiếng hát con tàu”
Gửi bởi vũ khúc của lửa ngày 29/09/2009 08:58Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi vũ khúc của lửa ngày 29/09/2009 09:33
Tiếng hát con tàu là một dấu mốc cho thấy hành trình “từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui” của hồn thơ Chế Lan Viên. Ra đời trong những năm tháng ở miền đang hồ hởi với công cuộc dựng xây cuộc sống mới, bài thơ thể hiện khát vọng hoà nhập của thơ ca, nghệ thuật, xúc cảm ở người nghệ sĩ với cuộc sống rộng lớn đang rộn ràng nơi ấy. Cảm hứng này thể hiện rõ trong khổ thơ:
Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi?Tình em đang mong, tình mẹ đang chờTàu hãy vỗ dùm ta đôi cánh vộiMắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga.Người nghệ sĩ đã tìm thấy sự đồng vọng trong tiếng gọi của đất nước, của nhân dân. Tiếng gọi của đất nước, nhân dân ngoài kia đã trở thành tiếng lòng thôi thúc: “Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi”. Ý nguyện lên đường, hoà vào cuộc sống mới được khẳng định dưới hình thức câu hỏi tu từ. Tự giác như thế, nhà thơ đồng thời cũng cảm nhận thấy rõ sự mong đợi, ngóng chờ của đất nước, nhân dân đối với nhiệt huyết của mình: Tình em đang mong, tình mẹ đứng chờ. “Tình em”, “tình mẹ” ở đây vừa là tình nghĩa của những con người cụ thể đã được nhà thơ nhắc đến ở phần trước bài thơ, vừa là hình ảnh mang ý nghĩa khái quát về nhân dân, những tình cảm của cuộc sống mới.Cảm hứng của thi sĩ còn gắn với khát vọng lên đường, ra đi. Khi Tổ quốc bốn bế lên tiếng hát. Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu, nhà thơ mong muốn con tàu – cũng chính là khát vọng lên đường, tiếng hát gọi từ cuộc sống – chắp cánh cho tâm hồn mình, mơ ước được bay lên cùng tiếng hát đang vang lên nơi nơi. Ngữ điệu mệnh lệnh, cầu khiến của hai câu thơ sau (Tàu hãy vỗ dùm ta đôi cánh với — Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga) diễn tả cảm xúc say mê, háo hức khác thường. Chữ “Vội” cho thấy sự hối hả của thời gian tương phản với “trăm ga” — chỉ không gian rộng lớn. Ra đi trong thời gian gấp gấp, không gian rộng lớn như thế, nhà thơ đã thực sự để hồn mình tự do trong niềm say mê cháy bỏng được hấp dẫn từ chính vẻ đẹp của cuộc sống mới.Chế Lan Viên đã thể hiện chân thành khát vọng hoà nhập vào cuộc đời mới bằng những hình ảnh thơ giàu sức gợi cảm.(Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy văn tại trường THPT chuyên Hùng Vương - Việt Trì - Phú Thọ)ngàn lau cười trong gióhồn của mùa thu vềhồn mùa thu sắp đingàn lau xao xác trắng☆☆☆☆☆ 144.29Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Nêu những nét cơ bản về bài thơ “Tiếng hàt con tàu”
Gửi bởi gochit ngày 24/10/2009 09:45
Bài thơ Tiếng hát con tàu rút từ tập Ánh sáng và phù sa (1960) là một bài thơ xuất sắc thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai của Chế Lan Viên. Những năm 60, Đảng và Nhà nước mở cuộc vận động bà con miền xuôi lên miền ngược xây dựng quê hương mới. Và Tây Bắc, mảnh đất lịch sử còn vang dội dư âm chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu là mảnh đất hứa hẹn một tương lai tươi sáng. Hưởng ứng cuộc vận động này, đội ngũ văn nghệ sĩ cũng lên đường đến những miền đất mới để khơi nguồn sáng tác. Bài thơ ra đời trong bối cảnh văn hoá xã hội ấy, nhưng nội dung của nó không dừng lại ở việc phản ánh quá trình đi tìm nguồn cảm hứng cho nghệ thuật mà sâu sắc hơn, bài thơ đã thể hiện bước chuyển đổi hoàn toàn tư tưởng thơ của chính nhà thơ.Với giọng điệu trữ tình mang đậm màu sắc triết luận và suy tưởng, hai khổ thơ đầu tác giả thể hiện khát vọng ra đi để tìm nguồn cảm hứng sáng tạo. Hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu tượng. Bảy khổ thơ tiếp theo thể hiện cảm xúc về Tây Bắc, mảnh đất anh hùng. Đây là đoạn thơ thành công nhất trong bài thơ, thể hiện một cách đầy xúc động tình cảm gắn bó của nhân vật trữ tình với con người và mảnh đất thiêng Tây Bắc. Đồng thời thể hiện khát vọng được trở về với nhân dân, bởi đó là ngọn nguồn bất tận của mọi sáng tạo. Từ “Anh bỗng nhớ em như đông về…” đến “Mặt đất nồng nhựa sống của cần lao”: Cảm xúc mang màu sắc triết luận. Tác giả đã đưa ra triết lí mang tính quy luật của tình cảm “Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương”. Hai khổ thơ cuối cùng: Triết luận về sán tạo nghệ thuật, suy tưởng về cuộc kháng chiến của dân tộc.Bài thơ thể hiện khá rõ những nét tiêu biểu trong phong cách thơ Chế Lan Viên: Sau chất suy tưởng và triết lí, hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm và mang nhiều ý nghĩa biểu tượng.
(Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy văn tại trường THPT chuyên Hùng Vương - Việt Trì - Phú Thọ)☆☆☆☆☆ 123.00Chia sẻ trên FacebookTrả lời2 câu thơ đắt nhất trong "tiếng hát con tàu"
Gửi bởi Bulldozer ngày 14/01/2010 08:30
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ởKhi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!Đất ko chỉ là đất đơn thuần mà "đất nơi mình ở" trong bài này dường như muốn nói đến 1 điều # sâu lắng hơn: Những nơi tác giả đi qua đều là đất quê hương, đều mang 1 cái dư vị đặc trưng, quen thuộc của quê hương Việt Nam. Đất dù ở đâu cũng là đất Việt Nam, quê hương Việt Nam thân yêu. Cũng giống như bao người khác, khi ta ở trên quê hương ta thấy nó rất đỗi bình thường nhưng khi xa quê hương ta thường cảm thấy thiếu 1 cái j đó trong tâm hồn vì bỗng dưng mình phải rời xa những thứ mình quen thuộc => Nhớ và biết yêu thương, trân trọng nó hơn. 1 dẫn chứng nữa của câu "Có thể tách rời con người ra khỏi quê hương nhưng ko thể tách rời quê hương ra khỏi con người".
Live with strong willing and impetuous characteristic to make your life better and moẻ meaningful!!! :D!☆☆☆☆☆ 112.64Trả lờiCon tàu lên Tây Bắc hay là sự trở về với nhân dân
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 17/03/2015 10:50
Trước hết cần phải thấy rằng đây không phải là bài thơ ra đời ngẫu nhiên do tư biện về con tàu và Tây Bắc. Theo Hà Minh Đức trong Nhà văn nói về tác phẩm, khi ấy Chế Lan Viên đau yếu, không đi đâu được. Trong khi các bạn đồng nghiệp đi thực tế ở nhiều nơi. Bài thơ được viết ra như là để tự an ủi mình, nhan đề đầu tiên của nó là Con tàu Tây Bắc.Bốn câu đề từ cho thấy cách suy nghĩ hợp lí của Chế Lan Viên:
Tày Bắc ư? Có riêng gì Tây BắcKhi lòng ta đã hoá những con tàuKhi tổ quốc bốn bề lèn tiếng hátTâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâuNhư vậy Tây Bắc chỉ là một địa danh, là một miền đất mà nhà thơ cần đi tới. Nhưng có nhất thiết phải tới không, phải đi bằng một chuyến tàu khách hành từ Hà Nội hay không? Khi mà lòng nhà thơ đã hoá những con tàu? Khi mà tiếng hát từ bốn bề đang phơi phới. Nhà thơ cho rằng như thế, Tây Bắc đã ở trong hồn minh.An ủi mình như thế, nhưng Chế Lan Viện vẫn không thấy thật yên tâm, vì
Bạn bè đi xa anh giữ trời Hà NộiTàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?Thế là nhà thơ đi Tây Bắc bằng con đường riêng, bằng con tàu tâm tưởng. Bởi nếu lòng đóng khép thì sẽ chẳng có thơ đâu.Đi Tây Bắc nhưng là đi để gặp lại tâm hồn mình, gặp lại nhân dân, gặp lại những kỉ niệm kháng chiến như ngọn lửa sáng nghìn năm sau còn đủ sức soi đường. Chưa có thực tế Tây Bắc, nhưng Chế Lan Viên đã có thực tế kháng chiến, thực tế vùng rừng núi Trường Sơn, vì thế mà lên Tây Bắc là về với nhân dân, về với cuộc kháng chiến của nhân dân đã thay đổi đời, đã thay đổi thơ Chế Lan Viên. Tây Bắc lúc này trở thành thực tế của đất nước, là nơi nhà thơ nhất định phải trở về.Con tàu đi đã trở thành con tàu trong tâm tưởng, con tàu đói những vành trăng. Tàu đã trở thành con chim vỗ cánh, trở thành con tàu mộng tưởng: mỗi đêm khuya uống một vầng trăng.Tiếng hát con tàu trở thành tiếng hát của nhà thơ ngợi ca nhân dân đất nước với cuộc kháng chiến hào hùng đã làm hồi sinh một hồn thơ từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui.(Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy văn tại trường THPT chuyên Hùng Vương - Việt Trì - Phú Thọ)tửu tận tình do tại☆☆☆☆☆ 62.50Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Cảm nhận của em về khổ thơ 6,7,8,9 trong bài thơ Tiếng hát con tàu
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 17/03/2015 10:50
Đối với thi sĩ lãng mạn tiểu tư sản trước cách mạng đã từng chìm đắm trong cái tôi cô đơn, bé nhỏ, bế tắc, nay được trở về cái “ta”, với nhân dân, đất nước là một nỗi niềm khát khao, một niềm hạnh phúc lớn lao. Để diễn tả niềm hạnh phúc, niềm vui ấy. Chế Lan Viên đã viết nên một đoạn thơ thật chân thực, xúc động và rất hấp dẫn:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ….Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôiĐoạn thơ trên trích trong bài Tiếng hát con tàu, một bài thơ chín nhất của Chế Lan Viên rút từ tập Ánh sáng và phù sa sáng tác năm 1960.Chế Lan Viên là thi sĩ có phong cách trí tuệ. Vì vậy ông rất thích những hình ảnh độc đáo mà rất mực tài hoa. Chính điều đó đã giúp ông ngay khổ thơ đầu chỉ bốn câu mà đã kết dệt được bốn hình ảnh rất hấp dẫn, vừa thức tỉnh lý trí vừa lay động trái tim thể hiện niềm khát vọng, hanh phúc được về với nhân dân.
Con gặp lại… bỗng gặp cánh tay đưaNhững hình ảnh so sánh trên nhằm để diễn đạt tình cảm và có tác dụng khơi sâu, mở rộng, khám phá thêm ý nghĩa của sự việc, hành động được trở về với nhân dân, cội nguồn sáng tạo nghệ thuật thơ ca. Những hình ảnh này đều lấy từ đời sống tự nhiên và con người. Nhưng chính vì thế, chúng thật gần gũi, giản dị mà không kém phần thơ mộng, đẹp đẽ, gợi cảm. Về với nhân dân là về với những gì phù hợp với quy luật sống và tự nhiên.Trước hết, về với nhân dân là về với những gì thân quen nhất của lòng mình, về với môi trường quen thuộc, làm nảy sinh sự sống. Đó cũng là ngọn nguồn sáng tạo thơ ca, “nai về suối cũ”. Sao lại là “nai” mà không phải là con vật nào khác trong rừng sâu? Con nai là một con vật rất hiền dịu, xinh đẹp, hồn nhiên, ngây thơ, đáng yêu. Đó cũng là con vật khá quen thuộc với thơ ca. Nhưng con nai trong thơ Lưu Trọng Lư là chú “nai vàng ngơ ngác” lạc giữa rừng thu. Còn con nai trong thơ Huy Cận thì “chìm lẫn trong sương mù”. Đặc biệt chú nai trong thơ Xuân Diệu mới tội nghiệp làm sao, bởi chú không chỉ ngơ ngác mà còn bị “chiều đánh lưới không biết về đâu đứng sầu bóng tối”.Cách mạng đã làm thay đổi cuộc đời và hồn thơ Chế Lan Viên, nên con nai trong thơ ông giờ đây cũng đã hoàn toàn thay đổi, từ chú nai ngơ ngác trong thơ lãng mạn bỗng trở thành chú nai tơ đầy kiêu hãnh tha hồ đùa dỡn chạy nhảy tung tăng trong cuộc sống nhân dân như tung tăng trên những dòng suối thân thuộc mát trong.Về với nhân dân là về với niềm vui và hạnh phúc từng khao khát chờ mong “cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa”. Trải qua mùa hè nắng cháy, qua mùa thu với những cơn mưa xối xả, qua mùa đông lạnh giá với sương muối gió mùa, cỏ hầu như đã bị tàn lụi, được gặp giêng hai với những làn “mưa xuân phơi phới bay”, cùng nắng vàng ấm áp, cỏ bật dậy tươi non mơn mởn. Trong bài Mùa xuân chín, Hàn Mạc Tử chẳng những đã viết “sóng cỏ tươi xanh gợn đến trời” và trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng đã hết lời ca ngợi sức sống của cỏ khi gặp mùa xuân bằng một câu thơ tuyệt tác: “Cỏ non xanh rợn chân trời” đó sao? Càng suy ngẫm như vậy, ta càng thấm thìa hình ảnh thơ Chế Lan Viên thật chính xác, gợi cảm và ý nghĩa diễn tả.Về với nhân dân là về với môi trường làm nẩy sinh sự sống. Đó là mùa xuân để chim én về làm tổ và tung cánh bay lượn. Đúng như Tố Hữu đã từng viết:
Mùa xuân đó, con chim én mới Rộn đồng chiêm chấp chới trời xanhĐược trở về với nhân dân, đối với Chế Lan Viên còn là về với ngọn nguồn thiết yếu của cuộc sống, của sự nuôi dưỡng chở che và làm hồi sinh sự sống. “Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa… bỗng gặp cánh tay đưa”. Sữa là nguồn dinh dưỡng cơ bản giúp cho đứa trẻ sống dậy, khoẻ mạnh, lớn khôn. Cánh tay đưa nôi giúp cho đứa trẻ thơ ngon giấc nồng để càng trưởng thành hơn cùng với những dòng sữa ngọt ngào. Hình ảnh thơ làm người ta nhớ đến hình ảnh những em bé rơi vào cảnh ngộ éo le đầy hiểm nghèo trong truyện cổ tích. Khi sự sống đang bị đe doạ như ngàn cân treo đầu sợi tóc giữa rừng vắng thì bỗng gặp bàn tay dịu hiền và rất mực nhân hậu của nhũng ông bụt, bà tiên kịp thời đến tiếp sữa đưa nôi làm cho bé sống lại, lớn cao thành chàng dũng sĩ hay hoàng tử sau này. Như vậy, niềm biết ơn nhân dân của chàng thi sĩ từng khóc “Những Tháp Chàm loang lổ”, đã từng:
Đừng quên nỗi chua cay một thời ấy Tổ quốc trong lòng có cũng như không Nhân dân ở quanh ta mà chẳng thấy Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòngGiờ đây đã trở thành niềm biết ơn đối với những người đã cứu mệnh, tái tạo cuộc đời mình.Niềm hạnh phúc và khát vọng về với nhân dân đã được tác giả thể hiện qua những cảm xúc chân thành, những tình cảm cụ thể, những kỉ niệm sâu sắc gắn liền với những con người tiêu biểu cho sự hy sinh thầm lặng, sự nuôi dường đùm bọc của nhân dân đối với cán bộ kháng chiến. Nhân dân ở đây không còn là một khái niệm chung chung mà hiện ra qua những hình ảnh, những con người bằng xương, bằng thịt, gần gũi mà rất anh hùng.Đó là người anh du kích không hề nghĩ đến cái chết đang đến gần mà tất cả vì đồng đội:
Con nhớ anh con… cho em“Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách” mà “anh du kích”, “mặc đêm đông còn ấy”, xét về giá trị vật chất thì chẳng đáng giá là bao, nhưng “Đêm cuối cùng, anh cởi lại cho con” thì về ý nghĩa tinh thần, chiếc áo đó bỗng trở nên vô giá. Bởi của chẳng đáng bao nhiêu nhưng tình thì rất nặng. Đây không còn thuần tuý là trao chiếc áo cho nhau mà đó chính là trao lại sự sống cho nhau. Thật cảm động biết bao! Trong cuộc cách mạng đầy hi sinh gian khổ, đã xuất hiện biết bao con người có tấm lòng vàng như thế.Đó còn là những người em liên lạc tận tuỵ làm nhiệm vụ đưa thư và dẫn đường cho cán bộ: “Con nhớ em con… chưa mất phong thư”. Em liên lạc tuổi còn nhỏ mà đã mang phẩm chất anh hùng và có tấm lòng chu đáo đối với cán bộ. “Rừng thưa” dễ đi, nên em “băng” thoăn thoắt, còn “rừng rậm” cán bộ đi lại khó khăn thì em chờ đợi để dẫn dắt. Động từ “băng”, cũng các cặp từ đối lập “thưa” – “rậm”; “sáng” — “chiều”; “bản Na” – “bản Bắc” cùng làm nổi bật được sự nhanh nhẹn, khéo léo, thoắt ở nơi này, thoắt ò nơi kia của chú bé liên lạc. Qua lời thơ của Chế Lan Viên, chú hiện lên đẹp như một tiên đồng như chú Luỹ trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Thi, chú Lượm trong thơ Tố Hữu:
Chú bé loắt choắtCái xắc xinh xinh…Như con chim chíchNhảy trên đường vàngCông việc liên lạc và đưa thư trong những ngày kháng chiến ở Việt Bắc là một công việc vô cùng gian khổ và cực kì nguy hiểm. Vì phải qua nhiều vòng vây của kẻ thù, phải vượt qua biết bao “mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù”. Nghĩa là mỗi bức thư đều thấm máu và nước mắt, ấy thế mà “Mười năm tròn chưa mất một phong thư cảm động biết bao và cũng tự hào biết bao! Những em bé ấy rất xứng đáng được tất cả chúng ta cất tiếng chào kính trọng và cảm phục:
Chào em dũng sĩ mười lămTuổi thơ mà đã ngang tầm nước non(Tố Hữu)Tiêu biểu nhất cho những con người bình dị mà có tấm lòng vàng ấy phải kể đến những bà mẹ tuy tuổi già sức yếu nhưng vẫn dành chút hơi tàn của mình để chăm sóc cho những người cán bộ đau yếu như chăm sóc cho con đẻ của mình vậy:
Con nhớ mế… nhớ mãi ơn nuôiCon nhớ mế lửa hồng soi tóc bạc? Hình ảnh thơ thật đến từng chi tiết nhỏ, mà lại giàu sức gợi tả. Hình ảnh “lửa hồng” đối lập với hình ảnh mái “tóc bạc” đã tạo nên một bức tranh thật nên thơ. Hình ảnh vừa cụ thể vừa có ý nghĩa tượng trưng khái quát sâu xa. “Lửa hồng” đó là cái hồng của ngọn lửa hay cái rực hồng của trái tim mẹ đã sưởi ấm cho biết bao cán bộ cách mạng trong những đêm đông giá rét ở Việt Bắc? Ngọn lửa hồng ấy đã “soi” tỏ mái tóc bạc của mế làm cho mái tóc như bạc thêm ra. Tóc của mế bạc trắng vì thời gian, tuổi già nua, vì đói khổ hay còn bạc trắng vì phải “thức cả một mùa dài” “năm con đau? Con với mế không phải “hòn máu cắt” nghĩa là không phải dứt ruột đẻ ra mà mế chăm sóc tận tuỵ chu đáo không khác gì người mẹ đẻ. Biết bao tình cảm yêu thương, ân nghĩa, lòng biết ơn và sự cảm phục của tác giả được chứa đựng trong “hòn” “máu” “cắt” ấy. Vì thế nên “trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.Đất nước ta, dân tộc ta, một dân tộc giàu lòng nhân ái đã sản sinh ra biết bao bà mẹ bình thường mà vĩ đại như thế. Đó là mẹ Tơm “Một người mẹ khổ đã dành cơm”; “Cho con cho Đảng ngày xưa ấy”; “Không sợ tù gông, chấp súng gươm”. Đó còn là những bà mẹ chiến sĩ:
Bao bà cụ từ tâm làm mẹ Yêu quý con như đẻ con ra Cho con nào bánh, nào quà Cho củi con sưởi, cho nhà con ngơi(Tố Hữu)Đúng như nhà thơ Dương Hương Ly đã từng viết “Đất nước quê ta mênh mông, Lòng mẹ rộng vô cùng”. Đó cùng là nguồn gốc của mọi sức mạnh Việt Nam:
Nơi hầm tối là nơi sáng nhất Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt NamNhững bà mẹ có trái tim “như ngọc sáng ngời” đã sinh thành và tái tạo lần thứ hai cho cuộc đời biết bao người cán bộ, chiến sĩ. Trong đó có nhà thơ Chế Lan Viên.Nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ chính là thủ pháp đối lập để nhấn mạnh ý ở cách xưng hô của chủ thể trữ tình “anh con”, “em con”, “mế” “thằng em”. Điều đó đã làm bộc lộ tình cảm thân tình ruột thịt, niềm tiếc thương sâu nặng đối với những người đã từng gắn bó mật thiết với tác giả trong những năm kháng chiến gian khổ mà oanh liệt. Điều đặc biệt hơn nữa là những hình ảnh, những con người ấy đã được nhà thơ khắc hoạ trong những bối cảnh thời gian gợi rõ sự thử thách, hi sinh trọn vẹn, rộng lớn, cao cả “Đêm cuối cùng”, “mười năm tròn”, “một mùa dài”. Đoạn thơ cũng đã thể hiện rõ nét phong cách của Chế Lan Viên; suy tưởng sâu lắng và sáng tạo hình ảnh phong phú.Tóm lại đây là đoạn thơ hay và tiêu biểu nhất của Tiếng hát con tàu. Bằng những hình ảnh độc đáo gợi cảm rất thi vị, đoạn thơ đã diễn tả được một cách chân thực và xúc động tấm lòng của Chế Lan Viên đối với người mẹ lớn là nhân dân, cội nguồn của cảm hứng nghệ thuật thơ ca. Đoạn thơ viết về một vấn đề rất chính trị mà chân thành, đầy tình cảm, không hề khô khan nặng nề. Vì đây là tiếng lòng của một thi sĩ được Đảng, nhân dân cứu vớt “Từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”.(Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy văn tại trường THPT chuyên Hùng Vương - Việt Trì - Phú Thọ)tửu tận tình do tại☆☆☆☆☆ 84.00Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Bình giảng khổ thơ 10, 11 trong bài thơ Tiếng hát con tàu
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 17/03/2015 10:51
Đề bài: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủNơi nao qua, lòng chẳng lại yêu thương?Khi ta ở, chỉ là nơi đất ởKhi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rétTình yêu ta như cánh kiến hoa vàngNhư xuân đến chim rừng lông trở biếcTình yêu làm đất lạ hoá quê hương.Bài làmTrở về với cuộc sống xanh tươi, về với nhân dân, đất nước, hồn thơ giàu tính chất trí tuệ, trầm lắng của Chế Lan Viên đã được tắm đẫm trong cảm xúc đằm thắm ngọt ngào. Điều đó tạo nên nét phong cách khó lẫn của thơ ông. Tiếng hát con tàu một bài thơ tiêu biểu của tập Ánh sáng và phù sa – sáng tác 1960, trong đó có những đoạn thơ đã kết tinh được những nét đặc sắc ấy của bài thơ:
Nhớ bản sương giăng, nhớ con đèo mây phủNơi nao qua, lòng chẳng lại yếu thương?Khi ta ở chỉ là nơi đất ởKhi ta đi, đất đã hoá tâm hồnAnh bỗng nhớ em như đông về nhớ rétTình yêu ta như cánh kiến hoa vàngNhư xuân đến chim rừng lông trở biếcTình yêu làm đất lạ hoá quê hương.Những năm người nghệ sĩ kháng chiến cùng nhân dân Tây Bắc tiến hành cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại là những năm tháng vô cùng gian khổ, hy sinh, nhưng cũng sâu nặng nghĩa tình và không thể nào quên. Cho nên giữa những ngày đất nước rộn ràng không khí xây dựng, sống giữa thủ đô hoa lệ, hồi tưởng về Tây Bắc, nhà thơ vẫn cảm thấy nhớ da diết một bản làng “Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ”. Tiểu đối “bản sương giăng” với “đeo mây phủ”, cùng với điệp từ “nhớ” đã tô đậm cảm xúc ấy. Như thế là chỉ bằng một hình ảnh mà tác giả đã làm sống dậy được một vùng quê Tây Bắc xa xôi với “bản sương giăng, đèo mây phủ”. Tây Bắc hiện lên trong câu thơ Chế Lan Viên thật đẹp, một vẻ đẹp huyền ảo, có cái gì đó heo hút mà vẫn kỳ vĩ rất tiêu biểu cho vẻ đẹp núi rừng miền Tây. Phải quen thuộc và gắn bó nhiều với Tây Bắc mới tạo ra được một hình ảnh thơ đơn sơ mà gợi cảm và đúng đến thế! – Một hình ảnh gợi lại một miền đất xa xôi ẩn hiện trong sương mờ mây núi và cùng là trong sương khói của hoài niệm mà đã làm khơi dậy trong tâm hồn ta biết bao hình ảnh thân thiết của những bản làng Tây Bắc, những tình cảm thắm thiết nghĩa tình của những con người chất phác bình dị và cả một mạch thơ về tình quân dân, tình đồng bào trong những năm kháng chiến chống Pháp như Nhớ của Hồng Nguyên, Bao giờ trở lại của Hoàng Trung Thông, Việt Bắc của Tố Hữu:...
Nhớ từng bản khói cùng sươngSớm khuya bếp lửa người thương đi về.“Bản sương giăng, đèo mây phủ” thường gợi lên những gian khổ của những ngày kháng chiến và thường dễ gợi nỗi buồn cho con người. Nhưng bằng một tấm lòng gắn bó thiết tha với đất nước, với nhân dân, những người mà nhà thơ “trọn đời nhớ mãi ơn nuôi” thì những nơi đó bỗng trở thành niềm thương nỗi nhớ của trái tim tác giả. Và tác giả càng thấm thía một điều dường như đã trở thành chân lý trái tim “nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương?”. Câu hỏi tu từ thật nhẹ nhàng tha thiết hỏi đấy mà nào cần ai phải trả lời. Bởi bản thân câu thơ đã chứa đựng cả câu trả lời rồi. Câu thơ Chế Lan Viên mang nặng tính chất khái quát và rất giàu tính chất triết lý. Nhưng triết lý mà không khô khan. Vì đó còn là những ý thơ được cất lên từ những xúc động lắng nghe của chính lòng mình thông qua sự trải nghiệm của cuộc sống để rút ra quy luật phố biến của đời sống trái tim con người.Bằng trí tuệ sắc sảo và trái tim nhạy cảm, Chế Lan Viên còn khám phá ra một quy luật sâu xa mà lý thú.
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ởKhi ta đi đất đã hoá tâm hồn.Người đọc dễ nhận ra những hình ảnh đối lập để nhấn mạnh ý mà ta thường gặp trong thơ Chế Lan Viên. Ở đây là sự đối lập giữa “ở” và “đi”, giữa “đất” và “tâm hồn”, nghĩa là giữa cái hữu hình ngoài ta và cái vô hình bên trong sâu thẳm. Con người ta thường vẫn vậy, vẫn chỉ yêu chỉ quý và cảm thấy hối tiếc hơn những cái quý giá đã xa mình “Gần nhau cảm thấy bình thường, Xa nhau cảm thấy tình thương dạt dào” (Ca dao). Ở đây Chế Lan Viên đã nâng hình ảnh “đất”, một vật vô tri vô giác thành một hình ảnh sống động là “tâm hồn”, biết nhớ biết thương rất đỗi thiêng liêng cao đẹp. Thật là một hình ảnh bất ngờ đầy sáng tạo có chiều sâu triết lý mà lắng đọng cảm xúc. Xuân Diệu trong bài thơ về Tuyên viết cùng thời với bài thơ Chế Lan Viên cũng đã chứng thực cái triết lý ấy qua những vần thơ rất Xuân Diệu:
Đất nước ơi, ta quyện với mình chật lắmNên đi rồi lòng không thể gỡ raTuyên Quang! Tuyên Quang, đâu là mình đất thắmVà phần nào là hồn thần của ta?(1-1960)Và Xuân Quỳnh trong bài thơ Gió Lào cát trắng cũng đã có những câu thơ rất hay:
Em mới về em chưa thấy gì đâuChỉ có cát và gió Lào quạt lửaNgọn gió bỏng khi đi thành nỗi nhớCát khô cằn ở mãi hoá yêu thương.Ở khổ thơ tiếp theo, mạch thơ dường như đột ngột chuyển sang một rung cảm và suy tưởng khác. Đó là tình yêu và đất lạ:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rétTình yêu ta như cánh kiến hoa vàngNhư xuân đến chim rừng lông trở biếcTình yêu làm đất lạ hoá quê hươngTình yêu là một đề tài khá quen thuộc. Nhưng viết về nó, bằng những câu thơ trên Chế Lan Viên vẫn có cách nói độc đáo và hấp dẫn. Nói về tình yêu và nỗi nhớ, tác giả đã có cách so sánh thật mới lạ và thú vị. Ta lại bắt gặp một nét quen thuộc rất dễ nhận ra của phong cách Chế Lan Viên: Những hình ảnh thơ giàu chất trí tuệ, triết lý qua sự chiêm nghiệm của cuộc đời mà chất chứa cảm xúc như thể tiếng lòng bật lên từ một trái tim đang nồng nàn nỗi nhớ.Nỗi nhớ trong tình yêu giữa anh và em là tất yếu như “đông về nhớ rét”. Còn tình yêu của ta thật thiêng liêng thật quý “như cánh kiến hoa vàng” – một đặc sản của núi rừng Tây Bắc và đẹp lung linh như sắc biếc chim rừng khi xuân sang. Tình yêu ấy cũng tô đẹp cho cuộc đời. Cái hay của câu thơ là tác giả đã cụ thể hoá khái niệm trừu tượng là tình yêu, thành những hình ảnh gần gũi quen thuộc với con người.Những hình ảnh ở đây còn mang nặng một ý nghĩa triết lý: Mỗi hiện tượng và sự vật chỉ có thể tồn tại và phát triển trong mối quan hệ khăng khít với hiện tượng sự vật khác – như cái rét với mùa đông, cánh kiến với hoa vàng, như mùa xuân đối với bộ lông trở biếc của chim rừng. Đó cũng là bản chất của tình yêu luôn luôn có sự khăng khít hoà hợp giữa hai tâm hồn.Trên cái mạch triết lý ấy, nhà thơ như bỗng reo lên khi phát hiện ra một chân lý giản dị mà sâu xa khác của tình cảm: “Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương”. Vói câu thơ hàm súc này, tác giả đà nói hộ cho biết bao trái tim về cái kỳ diệu của tình yêu. Tình yêu có một sức mạnh gần như là phép lạ: Có thể biến mọi vùng đất xa xôi thành quê hương thân thiết. Ca dao xưa đã từng nói “yêu nhau yêu cả lối đi”. Nhưng ở đây, Chế Lan Viên đã khái quát lên một mức độ cao hơn nhiều “Tình yêu” trong câu thơ trên không chỉ giới hạn trong tình yêu của anh và em mà nó còn là kết tinh của những tình cảm đối với quê hương đất nước, làm sâu nặng thêm những tình cảm ấy. Ở đâu thắm thiết tình người thì ở đó là quê hương.Với hai khổ thơ trên nhà thơ nói nhiều về nỗi nhớ, về “Tình yêu”, nhưng thực chất là nói về tình cảm của nhà thơ đối với nhân dân đất nước. Đó cũng chính là cội nguồn để sáng tạo nghệ thuật, thơ ca. Do đó ý thơ vẫn nằm trong mạch suy tư và cảm xúc chung của bài thơ.(Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy văn tại trường THPT chuyên Hùng Vương - Việt Trì - Phú Thọ)tửu tận tình do tại☆☆☆☆☆ 44.00Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Bình giảng 4 câu thơ đề từ trong bài Tiếng hát con tàu
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 17/03/2015 10:52
Bình giảng 4 câu thơ đề từ trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:
Tây Bắc? Có riêng gì Tây BắcKhi lòng ta dã hoá những con tàuKhi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hátTâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?Bài làmChế Lan Viên (1920-1989) là một nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới 1930- 1945. Sau này ông tham gia cách mạng và trở thành nhà thơ lớn của nền thơ hiện đai. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt 1 – 1996). Thơ Chế Lan Viên có phong cách rõ nét và độc đáo, nổi bật là chất suy tưởng triết lý mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của thế giới hình ảnh được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh tài hoa. Tiếng hát con tàu là một trong nhiều bài thơ đặc sắc của ông, rút từ tập Ánh sáng và phù sa – 1960. Tiếng hát con tàu là hình ảnh có tính chất biểu tượng – biểu tưởng cho con tàu tâm tưởng, cất tiếng hát về lòng biết ơn, tình yêu, sự gắn bó với nhân dân, Đất nước; đó còn là tiếng hát của một tâm hồn thơ đã giác ngộ được một chân lẽ sống, chân lý nghệ thuật: Hãy trở về với Đất nước, nhân dân, cội nguồn sáng tạo thơ ca chân chính. Chủ đề của bài thơ trên hầu như được kết tinh ở bốn câu thơ đề từ:
Tày Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc.Khi lòng ta đã hoá những con tàuKhi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hátTâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?Những câu thơ “đề từ” thường có ý nghĩa đặc biệt đối với một tác phẩm văn học. Nó nêu rõ ý đồ nghệ thuật và khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho tác giả. Không phải ngẫu nhiên mà bài thơ Tràng Giang của Huy Cận, một bài thơ mang đậm cảm xúc không gian, vũ trụ, đất nước đã được đề từ bằng câu thơ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”.Đối với bài thơ Tiếng hát con tàu, mấy câu thơ đề từ trên cũng có ý nghĩa nêu lên cảm hứng chủ đạo. Với phong cách trí tuệ độc đáo, ngay câu thơ mở đầu, Chế Lan Viên đã tạo nên được một câu thơ đặc sắc: “Một câu hỏi để xoáy sâu vào tâm hồn người đọc. Tây Bắc ư?” và một câu trả lời rất hàm súc đầy tính chất khẳng định “Có riêng gì Tây Bắc” mà bất kỳ một vùng đất nào của Tổ quốc, nơi đã để lại nhiều kỷ niệm, nhiều tình nghĩa yêu thương trong kháng chiến chống Pháp; nơi có cuộc sống cần lao của nhân dân; nơi đang mong đợi những cánh tay và tấm lòng đến khai phá dựng xây. Tố Hữu ngày ấy cũng đã viết:
Đi ta đi! Khai phá rừng hoang.Hỏi núi non cao đau sắt đau vàng?... Sông Đà, sông Lô, sông Hồng, sông Chảy...Hồng Quảng, Lào Cai, Thái Nguyên, Việt TrìTên Đất nước reo vui bao tiếng gọi...Và một khi nhà thơ – người nghệ sĩ – công dân đã cảm nhận hết được tình yêu và trách nhiệm của mình là phải đóng góp vào sự nghiệp xây dựng kiến thiết Tổ quốc bằng những sáng tác nghệ thuật “miêu tả chân thật và hùng hồn cuộc sống mới, con người mới”, thì lúc đó tâm hồn nhà thơ đã “hoá nhũng con tàu” náo nức trong hành trình về Tây Bắc, về với đất nước, về với cuộc sống dựng xây cần lao và anh dũng của nhân dân. Cuộc sống xây dựng cần lao và anh dũng ấy là ngọn nguồn của mọi sáng tạo nghệ thuật thơ ca. Ở đây nhà thơ đã khẳng định vai trò của hiện thực khách quan đối với nghệ thuật. Một nhà văn hiện thực Nga thế kỷ 19 đã khẳng định “cái đẹp là cuộc sống”. Hiện thực đời sống là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tác, là đối tượng, là chất liệu; từ đó làm nên các sáng tác văn nghệ:
Bài thơ anh, anh làm một nửa thôiCòn một nửa cho mùa thu làm lấyCái xào xạc hồn anh chính là xào xạc láNó không là anh, nhưng nó là mùa(Chế Lan Viên)“Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết bạc vàng mà đời rơi vãi, hãy nhặt những chữ của đời mà góp lên trang” Nhưng nghệ thuật không phải tự dưng đến với nhà thơ nghệ sĩ. Nó chỉ có thể nảy sinh, khi nghệ sĩ chân thành đón nhận và hoà nhập với cuộc đời.Khi tiếng hát con tàu tâm tưởng của nhà thơ hoà nhập với tiếng hát rộn ràng không khí xây dựng “bốn bề” của Tổ quốc, thì cũng chính là lúc người nghệ sĩ có thể soi vào tâm hồn mình mà thấy cả đất nước, cả cuộc đời rộng lớn: “Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?” Cuộc đời rộng lớn sẽ ùa vào thế giới cá nhân và chuyển hoá thành máu thịt tâm hồn cá nhân ấy, kết tinh thành tác phẩm nghệ thuật. Ở trong bài thơ Chế Lan Viên cũng khẳng định: “Chẳng có thơ đâu giữ lòng đóng khép”. Trước các mạng, thời “Điêu tàn”, Chế Lan Viên chỉ soi vào mình nên chỉ thấy bóng mình mà không nhìn thấy Tổ quốc, nhân dân.
Đừng quên nỗi chua cay một thời thơ ấyTổ quốc trong lòng có cũng như khôngNhân dân ở quanh ta mà ta chẳng thấyThơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng.Còn giờ đây hồn thơ ông đã “thoát khỏi phòng nhỏ bé”, “lượn trăm vòng trên Tổ quốc mênh mông”, thì hình ảnh cuộc đời, đất nước mới được tượng hình trong thơ ông:
Tâm hồn tôi khi Tổ quốc soi vào.Thấy trời núi nghìn sông diễm lệNhư vậy là nhà thơ đã ý thức được một cách rõ ràng vai trò quyết định của hiện thực đời sống, song cũng không hề coi nhẹ vai trò của chủ thể sáng tạo của người nghệ sĩ. Sáng tạo nghệ thuật chân chính bao giờ cũng xuất phát từ một thôi thúc của nội tâm, từ khát vọng của nhà văn muốn thế hiện trong tác phẩm những tâm tư, tình cảm, cá tính, phong cách của mình. Lao động nghệ thuật mang tính đặc thù so với một số ngành lao động khác. Nó đòi hỏi phải có ngọn lửa từ bên trong, phải có sự thôi thúc của nội tâm. Vì thế những câu thơ tưởng như có sự trái ngược, mâu thuẫn “lòng ta đã hoá những con tàu” rồi “tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?”. Những câu thơ ấy rất hợp lý thống nhất một cách chặt chẽ trong quy luật tư tưởng và sáng tạo nghệ thuật. Đúng là chủ thể và khách thể, ngoại cảnh và nội tâm, hướng ngoại và hướng nội. Tất cả đều có thế tìm thấy sự hoà hợp thống nhất trong hình ảnh thơ giản dị mà rất sâu sắc của Chế Lan Viên. Câu thơ của ông cất lên như một sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng trước một phát hiện về chân lý sáng tạo nghệ thuật... Còn câu thơ “Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát”, chỉ có mấy chữ nhưng đã tái hiện được một cách khá chân thực và sinh động hiện thực cuộc sống xây dựng lúc bấy giờ. Có riêng gì Tây Bắc mới náo nức không khí xây dựng mà cả miền Bắc lúc bấy giờ đều lên tiếng hát xây dựng. Ở nơi này là “Lúa chín rì rào”; ở nơi kia là “ngói đỏ trăm ga”, đâu đâu cũng “mặt đất nồng nhựa nóng cần lao”.Thơ của Chế Lan Viên là tiếng lòng của tác giả. Chỉ có bốn câu thơ đề từ mở đầu bài thơ Tiếng hát con tàu mà có ý nghĩa như một tuyên ngôn nghệ thuật cho cả một thế hệ nhà thơ tham gia xây dựng đất nước sau ngày hoà bình lập lại.(Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy văn tại trường THPT chuyên Hùng Vương - Việt Trì - Phú Thọ)tửu tận tình do tại☆☆☆☆☆ 42.00Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Giải thích nhan đề bài thơ Tiếng hát con tàu
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 17/03/2015 10:52
Đề bài: Hãy dựa vào nội dung bài thơ Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên) để giải thích ý nghĩa nhan đề đó của bài thơ. Bình giảng khổ thơ được làm đề từ cho bài thơ:
Tây Bắc ư? có riềng gì Tây BắcKhi lòng ta đã hoá những con tàuKhi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hátTâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu?Bài làmĐược trở về với nhân dân, với cuộc đời rộng lớn, đó là sứ mệnh thiêng liêng của nền văn học chân chính. Sứ mênh ấy đã trở thành niềm khát vọng, niềm hạnh phúc đối với các nhà thơ lãng mạn đã từng chìm sâu trong cái “tôi” nhỏ bé bế tắc. Để diễn tả niềm khát vong và hạnh phúc ấy, Chế Lan Viên đã sáng tạo nên một bài thơ đặc sắc, độc đáo: Tiếng hát con tàu, một bài thơ tiêu biểu của tập Ánh sáng và phù sa viết năm 1960.Sự thực thì chưa hề có đường tàu lên Tây Bắc. Con tàu ở đây là biểu tượng cho khát vọng lên đường, đi xa, hướng vào đời sống lớn của đất nước, của nhân dân, đi tới những ước mơ lớn, nguồn cảm hướng lớn của nghệ thuật: “Khi lòng ta đã hoá những con tàu”; “Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi, Ngoài cửa ô tàu đói những vành trăng”; “Đất nước mênh mông đời anh nhỏ hẹp, Tàu gọi anh đi sao chửa ra đi? Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép; Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia”.Sự thực là hồi ấy (1958-1960) có chủ trương vận động thanh niên lên xây đựng kinh tế miền núi Tây Bắc. Nhưng ở bài thơ này, Tây Bắc không chỉ là Tây Bắc. Đó còn là Tổ quốc bao la, nhân dân vĩ đại, là đời sống cần lao và chiến đấu đầy gian khổ nhưng cũng đầy tình nghĩa của đồng bào trong 10 năm kháng chiến, là một phần máu thịt tâm hồn nhà thơ còn để lại nơi đó với bao kỷ niệm thiết tha: “Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát, Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?, Trên Tây Bắc! ôi mười năm Tây Bắc, Xứ thiêng liêng, rừng núi đã anh hùng, Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất”.Mạch thơ vận động qua ba đoạn (không kể đoạn thơ đề từ). Hai khổ thơ đầu là lời giục giã, mời gọi của con tàu lên Tây Bắc và cũng là lời thôi thúc của chính tâm hồn nhà thơ ở nơi ấy. Chín khổ thơ tiếp theo là những kỷ niệm thiêng liêng ở Tây Bắc trong cuộc kháng chiến mười năm với sức sống muôn đời của nó: “Ôi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa, Nghìn năm sau còn đủ sức soi đường”. Bốn khổ cuối là cảm hứng lên đường dạt dào sôi nổi hay có thể gọi là khúc hát lên đường.Bài thơ có nhan đề là Tiếng hát con tàu bởi vì đó là tiếng gọi của Tây Bắc đi xây dựng làm giàu cho Tổ quốc, Và Tây Bắc là chiến trường từng diễn ra những trận đánh quyết liệt giữa ta và Pháp, nổi tiếng nhất là “Điện Biên lừng lẫy địa cầu” – “Điện Biên, một thiên sử vàng”. Tây Bắc cũng là một vùng đất đai phì nhiêu, có nhiều tài nguyên quý hiếm. Hoà bình lập lại vào những năm 1959-1960, chúng ta có phong trào vận đông nhân dân miền xuôi lên xây dựng kinh tế Tây Bắc, làm giàu cho Tổ quốc. Nhiều nghệ sĩ cũng đã có mặt trong đoàn người đó cho ra đời kịp thời những tác phẩm nghệ thuật phản ánh cuộc sống xanh tươi ấy. Huy Cận có bài “Cô gái Hưng Yên đi mở mang Tây Bắc”, Nguyền Khải có “Mùa lạc”, Nguyễn Tuân có “Sông Đà”, Bùi Minh Quốc có bài thơ “Lên miền Tây” làm xôn xao dư luận một thời:
Xe chạy nghiêng nghiêng trèo dốc núiLên miền Tây vời vợi nghìn trùngÔi miền Tày dưới xuôi sao nghe nói ngại ngùngMà lúc ra đi lửa trong lòng vẫn cháyTuổi hai mươi khi hướng đời đã thấyDầu xa xôi gấp mấy cũng lên đườngSống ở Thủ đỗ mà dạ để mười phươngNghìn khát vọng chồng chất mơ ước lớn.Đó cũng là một hiện thực khơi nguồn cảm hứng cho Chế Lan Viên viết Tiếng hát con tàu.Tuy nhiên bài thơ của Chế Lan Viên không chỉ dừng lại ở đó; mà nội dung ý nghĩa của nó đã vượt khỏi phạm vi một vấn đề thời sự để mở ra những suy tưởng về đất nước đang dựng xây, về nhân dân và nghệ thuật.Chế Lan Viên là một thi sĩ trước cách mãng đã từng chìm đắm trong cái “tôi” cô đơn bé nhỏ, bế tắc. Vì thế ông muốn làm “một cánh chim thu lạc cuối ngàn” hoặc muốn xin “một vì sao trơ trọi cuối trời xa” để trên đó ngày đêm ông lẩn tránh “Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo”. Nhớ về ngày ấy, ông đã sám hối một cách rất chân thành và xúc động:
Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹpGiấc mơ con đè nát cuộc đời conHạnh phúc đựng trong một tà áo đẹpMột mái nhà yến rủ bóng xuống tầm hồnVì vậy khi được gặp “ánh sáng của tư tưởng” và “phù sa của cuộc đời”, ông cảm thấy mình như được cứu thoát “Từ thung lũng đau thương đến cánh đồng vui”. Và từ đấy, trong tâm hồn Chế Lan Viên luôn luôn trăn trở, phấn đấu “Muốn phá cô đơn hoà hợp với người”; muốn hoà cái “Tôi” nhỏ bé với cái “Ta” cao rộng, muốn hướng nghệ thuật chân chính về với cuộc đời rộng lớn. Giờ phút bừng sáng ấy đối với Chế Lan Viên có ý nghĩa như một sự giác ngộ chân lý, giác ngộ một lẽ sống lớn. Nếu như giờ phút ấy đã biến tâm hồn Tố Hữu thành “một vườn hoa lá rất đậm hương và rộn tiếng chim”, thì nó đã biến hồn thơ Chế Lan Viên thành con tàu tâm tưởng tràn đầy khát vọng, đang háo hức lên đường và muốn mở hết tốc lực trong hành trình đến với nhân dân, với đất nước.Như vậy bài thơ có nhan đề Tiếng hát con tàu. Và suốt bài thơ nổi lên một hình tượng chủ đạo: Con tàu lên Tây Bắc. Trên thực tế chưa hề có đường tàu lên Tây Bắc. Ở đây con tàu đã trở thành biểu tượng: Biểu tượng cho khát vọng lên đường, đi xa, trở về cuộc sống rộng lớn của đất nước và nhân dân, trở về những kỷ niệm đẹp đẽ, thắm thiết, trở về với ngọn nguồn của thơ ca chân chính “Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi, Ngoài cửa ô, tàu đói những vành trăng”; “Đất nước mênh mông đời anh nhỏ hẹp”; “Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép”, “Tây Bắc đi! người là mẹ của hồn thơ”. Bởi Tây Bắc không chỉ là Tây Bắc mà còn là Tổ quốc bao la, là cuộc sống rộng lớn của nhân dân trên mọi miền đất nước đang vẫy gọi nhà thơ.(Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy văn tại trường THPT chuyên Hùng Vương - Việt Trì - Phú Thọ)tửu tận tình do tại☆☆☆☆☆ 51.80Chia sẻ trên FacebookTrả lời
© 2004-2024 VanachiRSS
Có sách in là “bản Nam”. Từ gọi mẹ trong ngôn ngữ của một số dân tộc thiểu số, cũng dùng để gọi một cách thân mật và kính trọng những người phụ nữ cao tuổi. Loài cây thân gỗ, là cây chủ cho loài cánh kiến kí sinh, vào mùa xuân nở hoa vàng lộng lẫy. Còn có cách hiểu khác: tổ cánh kiến đo loài côn trùng này tiết ra, có màu đỏ thẫm, khi tổ cánh kiến nổi các chấm hoa vàng là lúc có thể thu hoạch được.Từ khóa » Bài Thơ Khi Ta ở Chỉ Là Nơi đất ở
-
Khi Ta ở, Chỉ Là Nơi đất ở. Khi Ta đi đất đã Hoá Tâm Hồn - TopLoigiai
-
Chế Lan Viên Từng Viết: “Khi Ta ở, Chỉ Là Nơi đất ở ...
-
Khi Ta ở, Chỉ Là Nơi đất ở Khi Ta đi, đất đã Hoá Tâm Hồn - VanHay.Net
-
Phân Tích Và Nêu ý Nghĩa Của 2 Câu Thơ : Khi Ta ở Chỉ Là Nơi đất ...
-
"Nhớ Bản Sương Giăng…đất đã Hóa Tâm Hồn" - Ngữ Văn 12
-
Phân Tích Những Câu Thơ Mang đậm Tính Triết Lí Trong Bài Thơ? ( Khi Ta ...
-
Khi Ta ở Chỉ Là Nơi đất ở Khi Ta đi đất đã Hóa Tâm Hồn - Chonmuacanho
-
“Khi Ta ở, Chỉ Là Nơi đất ở, Khi Ta đi, đất đã Hoá Tâm Hồn!” - YouTube
-
Bình Giảng đoạn Thơ Sau Trong Bài Tiếng Hát Con Tàu Của Chế Lan Viên
-
Khi Ta ở Chỉ Là Nơi đất ở, Khi Ta đi đất đã Hoá Tâm Hồn - YouTube
-
Khi Ta ở Chỉ Là Nơi đất ở Khi Ta đi
-
Môn Văn Lớp: 9 Trong Thơ Của Chế Lan Viên Từng Viết:Khi Ta ở Chỉ Là ...
-
Khi Ta ở Chỉ Là Nơi đất ở - Khi Ta đi đất Bỗng Hóa Tâm Hồn
-
Tiếng Hát Con Tàu - Chế Lan Viên - TKaraoke