Tiếng Hy Lạp - Wikipedia
Có thể bạn quan tâm
Tiếng Hy Lạp | |
---|---|
Ελληνικά | |
Phát âm | [eliniˈka] |
Khu vực | Đông Địa Trung Hải |
Tổng số người nói | 13 triệu (2012) |
Phân loại | Ấn-Âu
|
Phương ngữ | Các phương ngữ cổ đại Các phương ngữ hiện đại |
Hệ chữ viết |
|
Địa vị chính thức | |
Ngôn ngữ chính thức tại |
|
Ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại |
|
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-1 | el |
ISO 639-3 | tùy trường hợp:grc – Tiếng Hy Lạp cổ đạicpg – Tiếng Hy Lạp Cappadociaell – Tiếng Hy Lạp hiện đạigmy – Tiếng Hy Lạp Mycenaepnt – Pontustsd – Tsakonia |
Glottolog | gree1276[8] |
Linguasphere |
|
Vùng nói tiếng Hy Lạp: Vùng nơi tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ chính Vùng nơi tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ thiểu số đáng kể | |
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA. |
Một phần của loạt bài về |
Văn hóa Hy Lạp |
---|
Lịch sử |
Dân tộc |
Ngôn ngữ |
Thần thoại và văn hóa dân gian
|
Ẩm thực |
Văn học |
Âm nhạc và nghệ thuật biểu diễn |
Truyền thông
|
Biểu tượng
|
|
Hy Lạp (Tiếng Hy Lạp hiện đại: ελληνικά [eliniˈka], elliniká, hoặc ελληνική γλώσσα [eliniˈci ˈɣlosa] ⓘ, ellinikí glóssa) là một ngôn ngữ Ấn-Âu, bản địa tại Hy Lạp, Tây và Đông Bắc Tiểu Á, Nam Ý, Albania và Síp. Nó có lịch sử ghi chép dài nhất trong tất cả ngôn ngữ còn tồn tại, kéo dài 34 thế kỷ.[9] Bảng chữ cái Hy Lạp là hệ chữ viết chính để viết tiếng Hy Lạp; vài hệ chữ khác, như Linear B và hệ chữ tượng thanh âm tiết Síp, cũng từng được dùng. Bảng chữ cái Hy Lạp xuất phát từ bảng chữ cái Phoenicia, và sau đó đã trở thành cơ sở cho các hệ chữ Latinh, Kirin, Armenia, Copt, Goth và một số khác nữa.
Tiếng Hy Lạp có một vị trí quan trọng trong lịch sử Thế giới phương Tây và Kitô giáo; nền văn học Hy Lạp cổ đại có những tác phẩm cực kỳ quan trọng và giàu ảnh hưởng lên văn học phương Tây, như Iliad và Odýsseia. Tiếng Hy Lạp cũng là ngôn ngữ mà nhiều văn bản nền tảng trong khoa học, đặc biệt là thiên văn học, toán học và logic, và triết học phương Tây, như những tác phẩm của Aristoteles, được sáng tác. Tân Ước trong Kinh Thánh được viết bằng tiếng Hy Lạp Koiné.
Vào thời cổ đại Hy-La (Hy Lạp-La Mã), tiếng Hy Lạp là một lingua franca, được sử dụng rộng rãi trong vùng ven Địa Trung Hải. Nó trở thành ngôn ngữ chính thức của Đế quốc Byzantine, rồi phát triển thành tiếng Hy Lạp Trung Cổ. Dạng hiện đại là ngôn ngữ chính thức của hai quốc gia, Hy Lạp và Síp, là ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại bảy quốc gia khác, và là một trong 24 ngôn ngữ chính thức của Liên minh châu Âu. Ngôn ngữ này được nói bởi hơn 13 triệu người tại Hy Lạp, Síp, Ý, Albania, và Thổ Nhĩ Kỳ.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Lịch sử tiếng Hy LạpTiếng Hy Lạp đã được nói trên bán đảo Balkan từ khoảng thiên niên kỷ 3 TCN,[10] hay thậm chí sớm hơn nữa.[11] Bằng chứng chữ viết cổ nhất của tiếng Hy Lạp được biết đến là một tấm bảng đất sét Linear B tìm thấy tại Messenia có niên đại khoảng năm 1450 đến 1350 TCN,[12] khiến tiếng Hy Lạp trở thành ngôn ngữ cổ nhất còn tồn tại. Trong số các ngôn ngữ Ấn-Âu, chỉ các ngôn ngữ Tiểu Á (Anatolia) có chữ viết cổ tương đương, nhưng chúng đều đã tuyệt chủng.
Các thời kỳ
[sửa | sửa mã nguồn]Lịch sử tiếng Hy Lạp có thể được chia ra làm các thời kỳ sau:
- Tiếng Hy Lạp nguyên thủy: không được ghi nhận trực tiếp nhưng được cho là tổ tiên chung của tất cả các dạng tiếng Hy Lạp. Sự thống nhất của tiếng Hy Lạp nguyên thủy có lẽ kết thúc khi người Hy Lạp di cư đến bán đảo Hy Lạp vào thời đại đồ đá mới hoặc thời đại đồ đồng.[13]
- Tiếng Hy Lạp Mycenae: ngôn ngữ của nền văn minh Mycenae. Nó được ghi lại trên các tấm bảng đất sét Linear B từ thế kỷ XV TCN.
- Tiếng Hy Lạp cổ đại: với nhiều phương ngữ, đây là ngôn ngữ của thời kỳ Cổ xưa và Cổ điển của nền văn minh Hy Lạp cổ đại. Đây cũng là ngôn ngữ được biết đến rộng rãi khắp Đế quốc La Mã. Tiếng Hy Lạp sau đó sa sút tại Tây Âu vào thời Trung Cổ, nhưng vẫn là ngôn ngữ chính thức của Đế quốc Byzantine và được mang đến Tây Âu với các làn sóng nhập cư người Hy Lạp sau sự sụp đổ của thành Constantinopolis.
- Tiếng Hy Lạp Koiné: sự kết hợp của hai phương ngữ Ion và Attica (phương ngữ tại Athens) đã bắt đầu tiến trình tạo nên phương ngữ tiếng Hy Lạp "chung" đầu tiên, thứ mà sẽ trở thành lingua franca khắp Đông Địa Trung Hải và Cận Đông. Tiếng Hy Lạp Koiné có lẽ ban đầu được dùng trong quân đội và các vùng đất mà Alexandros Đại đế chinh phục. Sau quá trình Hy Lạp hóa, nó hiện diện trên một lãnh thổ kéo dài từ Ai Cập đến rìa Ấn Độ. Sau khi người La Mã chiếm được Hy Lạp, một tình trạng song ngữ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp xuất hiện tại Roma, và tiếng Hy Lạp trở thành ngôn ngữ thứ hai tại Đế quốc La Mã.
- Tiếng Hy Lạp Trung Cổ, cũng gọi là tiếng Hy Lạp Byzantine: sự tiếp nối của tiếng Hy Lạp Koiné tại Byzantine, cho tới khi Đế quốc Byzantine sụp đổ vào thế kỷ XV. Tiếng Hy Lạp Trung Cổ là một từ để chỉ bao quát một loạt các lối nói và viết khác nhau, từ dạng gần như đồng nhất với Koiné cho tới dạng gần tới tiếng Hy Lạp hiện đại ở nhiều nét, đến thứ tiếng Hy Lạp trí thức mô phỏng theo tiếng Hy Lạp Attica cổ điển.
- Tiếng Hy Lạp hiện đại:[14] Bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp Trung Cổ. Đây là ngôn ngữ của người Hy Lạp hiện đại, có nhiều phương ngữ với một dạng chuẩn dùng chung.
Phân bố địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Tiếng Hy Lạp được nói bởi khoảng 13 triệu người, chủ yếu tại Hy Lạp, Albania và Síp, nhưng cũng hiện diện tại những nơi có kiều dân Hy Lạp. Có những điểm dân cư truyền thống nói tiếng Hy Lạp tại những nước gồm (quanh vùng biển đen) Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina, Nga, Romania, Gruzia, Armenia, Azerbaijan, (quanh Địa Trung Hải) Ý, Syria, Israel, Ai Cập, Liban, và Libya. Kiều dân Hy Lạp có mặt ở Tây Âu và châu Mỹ, nhất là tại Vương quốc Liên hiệp, Đức, Canada, và Hoa Kỳ.
Địa vị chính thức
[sửa | sửa mã nguồn]Đây là ngôn ngữ chính thức của Hy Lạp, nơi gần như toàn dân số nói tiếng Hy Lạp.[15] Nó cũng là ngôn ngữ chính thức của Síp (trên danh nghĩa là cùng với tiếng Thổ Nhĩ Kỳ).[16] Vì Hy Lạp và Síp là thành viên Liên minh châu Âu, tiếng Hy Lạp là một trong 24 ngôn ngữ chính thức của tổ chức.[17] Thêm nữa, tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại vài vùng ở Nam Ý, và chính thức tại Dropull và Himara (Albania).[1]
Đặc điểm
[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm: Ngữ pháp tiếng Hy Lạp cổ đại, ngữ pháp tiếng Hy Lạp Koiné, và ngữ pháp tiếng Hy Lạp hiện đạiNgữ âm
[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm: Âm vị học tiếng Hy Lạp hiện đạiTrong suốt lịch sử, cấu trúc âm tiết của tiếng Hy Lạp ít thay đổi: cho phép các cụm phụ âm đầu hiện diện nhưng hạn chế về phụ âm cuối. Tiếng Hy Lạp hiện đại chỉ có nguyên âm miệng và phân biệt một số nhất định các phụ âm. Các thay đổi này chủ yếu diễn ra vào thời gian chuyển tiếp giữa Cổ Hy Lạp qua La Mã:
- đơn giản hóa hệ thống nguyên âm và nguyên âm đôi: sự phân biệt giữa nguyên âm dài và ngắn mất đi, nguyên âm đơn hóa đa số nguyên âm đôi và sự thay đổi dây chuyền về /i/ (iotacism).
- hai phụ âm tắc bật hơn vô thanh /pʰ/ và /tʰ/ trở thành các phụ âm xát vô thanh /f/ và /θ/; điều tương tự với /kʰ/ (biến thành /x/) có lẽ xảy ra sau đó.
- các âm tắt hữu thanh /b/, /d/, và /ɡ/ trở thành âm xát hữu thanh /β/ (sau đó thành /v/), /ð/, và /ɣ/.
Hình thái
[sửa | sửa mã nguồn]Bất kể thời kỳ nào, hình thái tiếng Hy Lạp luôn cho thấy một tập hợp phụ tố phái sinh đa dạng, một hệ thống từ ghép giới hạn nhưng mang tính năng sản[18] và một hệ thống biến tố phức tạp.
Danh từ, đại từ và tính từ
[sửa | sửa mã nguồn]Đại từ phân biệt về ngôi (thứ nhất, thứ hai, và thứ ba), số (số ít, số đôi, và số nhiều ở các dạng cổ; số ít và số nhiều ở dạng hiện đại), và giống (giống đực, giống cái, và giống trung) và sự biên tố theo cách (sáu cách ở dạng cổ nhất và bốn cách ở dạng ngày nay).[19] Danh từ, mạo từ và tính từ phải hợp với các thể loại ngữ pháp trên, trừ ngôi.
Động từ
[sửa | sửa mã nguồn]Tiếng Hy Lạp cổ đại | Tiếng Hy Lạp hiện đại | |
---|---|---|
Ngôi | thứ nhất, thứ hai, và thứ ba | thêm đại từ ngôi thứ hai tôn trọng |
Số | số ít, số đôi, và số nhiều | số ít, và số nhiều |
Thì | thì hiện tại, thì quá khứ và thì tương lai | thì quá khứ và phi quá khứ (thì tương lai được thể hiện bằng cấu trúc câu) |
Thể | chưa hoàn thành, hoàn thành (aorist) và hoàn thành tiếp diễn | chưa hoàn thành, và hoàn thành/aorist |
Thức | thức trình bày, thức cầu khẩn, thức mệnh lệnh, và thức mong mỏi | thức trình bày, thức cầu khẩn,[20] và thức mong mỏi (các lối khác có thể được dựng lên nhờ cấu trúc câu) |
Thái | thái chủ động, trung gian, và thái bị động | thái chủ động, và thái "trung-bị động" |
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b “Greek”. Office of the High Commissioner for Human Rights. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2008.
- ^ Jeffries 2002, p. 69: "It is difficult to know how many ethnic Greeks there are in Albania. The Greek government, it is typically claimed, says there are around 300,000 ethnic Greeks in Albania, but most Western estimates are around the 200,000 mark..."
- ^ a b c Manuel, Germaine Catherine (1989). A study of the preservation of the classical tradition in the education, language, and literature of the Byzantine Empire. HVD ALEPH.
- ^ “Greek in Hungary”. Database for the European Charter for Regional or Minority Languages. Public Foundation for European Comparative Minority Research. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2013.
- ^ “Italy: Cultural Relations and Greek Community”. Hellenic Republic: Ministry of Foreign Affairs. ngày 9 tháng 7 năm 2013. The Greek Italian community numbers some 30,000 and is concentrated mainly in central Italy. The age-old presence in Italy of Italians of Greek descent – dating back to Byzantine and Classical times – is attested to by the Griko dialect, which is still spoken in the Magna Graecia region. This historically Greek-speaking villages are Condofuri, Galliciano, Roccaforte del Greco, Roghudi, Bova and Bova Marina, which are in the Calabria region (the capital of which is Reggio). The Grecanic region, including Reggio, has a population of some 200,000, while speakers of the Griko dialect number fewer that 1,000 persons.
- ^ Tsitselikis 2013, tr. 294–295 .
- ^ “Language Use in the United States: 2011” (PDF). United States Census. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2015.
- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Greek”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ “Greek language”. Encyclopædia Britannica. Encyclopædia Britannica, Inc. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2014.
- ^ Renfrew 2003, tr. 35 ; Georgiev 1981, tr. 192 .
- ^ Gray & Atkinson 2003, tr. 437–438 ; Atkinson & Gray 2006, tr. 102 .
- ^ “Ancient Tablet Found: Oldest Readable Writing in Europe”. National Geographic Society. ngày 30 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2013.
- ^ A comprehensive overview in J.T. Hooker's Mycenaean Greece (Hooker 1976, Chapter 2: "Before the Mycenaean Age", pp. 11–33 and passim ); for a different hypothesis excluding massive migrations and favoring an autochthonous scenario, see Colin Renfrew's "Problems in the General Correlation of Archaeological and Linguistic Strata in Prehistoric Greece: The Model of Autochthonous Origin" (Renfrew 1973, tr. 263–276, especially p. 267 ) in Bronze Age Migrations by R.A. Crossland and A. Birchall, eds. (1973).
- ^ Ethnologue
- ^ “Greece”. The World Factbook. Central Intelligence Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2010.
- ^ “Hiến pháp Cộng hòa Síp, App. D., Part 1, Art. 3”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2012. ghi rằng các ngôn ngữ chính thức của nước Cộng hòa là tiếng Hy Lạp và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, tình trạng chính thức của tiếng Thổ Nhĩ Kỳ chỉ mang tính danh nghĩa trên nước Cộng hòa Síp mà người Hy Lạp chiếm đa số; trên thực tế, bên ngoài Bắc Síp, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ ít được sử dụng; xem A. Arvaniti (2006): Erasure as a Means of Maintaining Diglossia in Cyprus, San Diego Linguistics Papers 2: pp. 25–38, page 27.
- ^ “The EU at a Glance – Languages in the EU”. Europa. European Union. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2010.
- ^ Ralli 2001, tr. 164–203 .
- ^ Bốn cách xuất hiện ở mọi dạng tiếng Hy Lạp là danh sách, đối cách, sở hữu cách và hô cách. Tặng cách/vị trí cách (cả hai gộp làm một cách) của tiếng Hy Lạp cổ đại biến mất sau đó, và công cụ cách trong tiếng Hy Lạp Mycenae mất đi vào thời Hy Lạp Cổ Xưa.
- ^ There is no particular morphological form that can be identified as 'subjunctive' in the modern language, but the term is sometimes encountered in descriptions even if the most complete modern grammar (Holton et al. 1997) does not use it and calls certain traditionally-'subjunctive' forms 'dependent'. Most Greek linguists advocate abandoning the traditional terminology (Anna Roussou and Tasos Tsangalidis 2009, in Meletes gia tin Elliniki Glossa, Thessaloniki, Anastasia Giannakidou 2009 "Temporal semantics and polarity: The dependency of the subjunctive revisited", Lingua); see Modern Greek grammar for explanation.
Tài liệu
[sửa | sửa mã nguồn]- Allen, W. Sidney (1968). Vox Graeca – A Guide to the Pronunciation of Classical Greek. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-20626-X.
- Crosby, Henry Lamar; Schaeffer, John Nevin (1928). An Introduction to Greek. Boston và New York: Allyn and Bacon, Inc.
- Dionysius of Thrace. Τέχνη Γραμματική [Art of Grammar] (bằng tiếng Hy Lạp). k. 100 BC
- Holton, David; Mackridge, Peter; Philippaki-Warburton, Irene (1997). Greek: A Comprehensive Grammar of the Modern Language. Luân Đôn và New York: Routledge. ISBN 0-415-10002-X.
- Horrocks, Geoffrey (1997). Greek: A History of the Language and Its Speakers. Luân Đôn và New York: Longman Linguistics Library (Addison Wesley Longman Limited). ISBN 0-582-30709-0.
- Krill, Richard M. (1990). Greek and Latin in English Today. Wauconda, IL: Bolchazy-Carducci Publishers. ISBN 0-86516-241-7.
- Mallory, James P. (1997). “Greek Language”. Trong Mallory, James P.; Adams, Douglas Q. (biên tập). Encyclopedia of Indo-European Culture. Chicago, IL: Fitzroy Dearborn Publishers. tr. 240–246.
- Newton, Brian (1972). The Generative Interpretation of Dialect: A Study of Modern Greek Phonology. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-08497-0.
- Sihler, Andrew L. (1995). New Comparative Grammar of Greek and Latin. New York: Oxford University Press. ISBN 0-19-508345-8.
- Smyth, Herbert Weir; Messing, Gordon (1956) [1920]. Greek Grammar. Cambridge: Harvard University Press. ISBN 0-674-36250-0.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tiếng Hy Lạp. Có sẵn phiên bản Tiếng Hy Lạp của Wikipedia, bách khoa toàn thư mở- Học đếm bằng tiếng Hy Lạp
- Hình động cùng âm thanh của các chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp
- Tiểu sử Yiannis Psyxaris và tác động của quyển sách "Hành trình" của ông (Το ταξίδι μου) tới cuộc tranh luận về Ngôn ngữ thường và ngôn ngữ trong sáng Lưu trữ 2005-02-07 tại Wayback Machine
- Tiểu sử sơ lược Karkavitsas
- Văn học Hy Lạp hiện đại
- Văn học và ngôn ngữ Hy Lạp
- Lược sử tiếng Hy Lạp Lưu trữ 2006-04-27 tại Wayback Machine
- Tiếng Hy Lạp Lưu trữ 2005-04-05 tại Wayback Machine
- Dự án Perseus có nhiều thông tin bổ ích về văn học và ngôn ngữ cổ điển và từ điển.
- Tài liệu trực tuyến cho người học (tiếng Hy Lạp cổ đại và hiện đại) Lưu trữ 2004-02-19 tại Wayback Machine
- Athena Lưu trữ 2020-08-01 tại Wayback Machine, kiểu chữ Hy Lạp đa thanh âm thuộc sở hữu cộng đồng
- Gentium — một kiểu chữ cho các quốc gia, một kiểu chữ miễn phí có hỗ trợ tiếng Hy Lạp đa âm
- Câu hỏi và trả lời của cộng đồng về Hy Lạp và tiếng Hy Lạp Lưu trữ 2005-04-03 tại Wayback Machine
- Học các từ và câu Hy Lạp cơ bản và các văn tự của Xenophon Zolotas, Dr. Soukakos, Athnassopoulos và Kalaras
- Học tiếng Hy Lạp - Địa chỉ chính thức của Học viện Hy Lạp về ngôn ngữ và xử lý văn bản
- Học tiếng Hy Lạp trực tuyến, cho những người muốn khám phá vẻ đẹp của tiếng Hy Lạp hiện đại (có tập tin âm thanh, hoàn toàn miễn phí)
- Học tiếng Hy Lạp cổ Tại Textkit, bạn có thể tải xuống miễn phí các bài đọc và văn phạm tiếng Hy Lạp cổ.
- Bộ phát sinh văn bản in tiếng Hy Lạp
- Từ điển Hy Lạp–Anh, Anh–Hy Lạp.
- Từ điển Hy Lạp–Anh: lấy từ Từ điển trực tuyến Webster - bản Rosetta.
- Từ điển Hy Lạp–Tây Ban Nha Lưu trữ 2004-10-24 tại Wayback Machine.
- Từ điển Liên Hiệp châu Âu hai chiều giữa tiếng Hy Lạp với tất cả các ngôn ngữ của Liên Hiệp châu Âu (tiếng Đan Mạch, Hà Lan, Anh, Phần Lan, Pháp, Đức, Ý, Latinh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển) Lưu trữ 2006-09-29 tại Wayback Machine
| |
---|---|
Ngôn ngữ chính thức |
|
Ngôn ngữ thiểu số |
|
Ngôn ngữ ký hiệu |
|
| |
---|---|
Ngôn ngữ chính thức |
|
Ngôn ngữ bán chính thức |
|
Ngôn ngữ nói |
|
Ngôn ngữ thiểu số |
|
Ngôn ngữ ký hiệu |
|
| ||
---|---|---|
|
| |||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Tiêu đề chuẩn |
|
---|
Từ khóa » Chữ Cổ Hy Lạp được Tìm Thấy ở đâu
-
Bảng Chữ Cái Hy Lạp – Wikipedia Tiếng Việt
-
[PDF] ⅠVăn Minh Cổ đại 1. Sự Phát Sinh Của 4 Nền Văn Minh Cổ đại Lớn
-
Nguồn Gốc Của Bảng Chữ Cái - Tư Liệu
-
Nguồn Gốc Chữ Quốc Ngữ - Báo Tuổi Trẻ
-
Tiếng Hy Lạp Cổ đại - Wikiwand
-
Vì Sao Bảng Chữ Cái Hy Lạp được đặt Tên Biến Thể COVID-19 - SBS
-
Những Phát Hiện Khảo Cổ ấn Tượng Nhất Thế Giới
-
Các Thành Phố Của Hy Lạp Cổ Đại Mà Bạn Không Nên Bỏ Lỡ
-
Giải Mã Các Quái Vật Trong Thần Thoại Hy Lạp - BBC News Tiếng Việt
-
[PDF] LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
-
Tìm Thấy Bộ Sưu Tập Tiền Vàng La Mã Cổ Lớn ở Châu Âu
-
Nguồn Gốc Của Bảng Chữ Cái (Phần 1) - IDesign
-
CÂU CHUYỆN CHỮ VIẾT - Lien Hiep Hoi Phu Yen
-
19/07/1799: Phiến đá Rosetta được Tìm Thấy - Nghiên Cứu Quốc Tế