Tiếng Lóng Tiếng Việt Xưa - Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF)

Quay lại Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIẢI TRÍ - THÔNG TIN TỔNG HỢP > Lang thang lượm lặt > Văn hóa - Giáo dục - Tri thức
Lấy Thống kê mới Tiếng Lóng Tiếng Việt Xưa
Ký danh Ghi nhớ Tôi?
Mật khẩu
Trang chủ Hỏi & ÐápToàn bộ ChatBox Lịch Bài Trong Ngày Tìm Kiếm
Tìm Trong Diễn Đàn
Hiển Thị Đề Tài Hiển Thị Bài Viết
Tìm theo tag
Tìm kiếm chi tiết
Tìm toàn bộ những Bài được cảm ơn
Tới trang...
Trả lời
Công Cụ Hiển Thị Bài
#1 Cũ 06-05-2013, 06:19
HanParis's Avatar HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn Ngày tham gia: 19-02-2013 Đến từ: Paris - France Bài Viết : 4,031 Cảm ơn: 10,439 Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Lightbulb Tiếng Lóng Tiếng Việt Xưa Ngôn Ngữ thường thay đổi theo thời gian dù từ vựng hay văn phạm. Và tiếng Lóng của bất cứ ngôn ngữ nào cũng có tiếng lóng, số từ vựng của một số người trong một không gian hạn hẹp và thời gian nhất định. Mời bạn đọc chơi bài viết giá trị Hàn tình cờ ST được để biết rõ ông bà ta từng dùng từ ngữ nào trong giao tiếp hàng ngày. Đặc biệt là tìm hiểu tiếng lóng chẳng những để quán triết ý nghĩa và hiểu biết thêm nó đã ra đời từ sự kiện nào trong quá khứ. Nhưng ai từng sống vào thời đó có thể bùi ngùi nhớ lại : À khi xưa mình cũng dùng từ ngữ này, bây giờ lại xém quên Kỷ niệm du hành xuyên suốt miền Tây thời tuổi trẻ, hình ảnh sông nước bao la , ẩn hiện xóm nhỏ dọc bờ kinh, mái lá, phiá trước nhà có bàn Thiên, một bình cấm nhang, chung nước, những bờ đê phân biệt những cánh đồng lúa xanh, vàng theo hai mùa mưa nắng. Chằng chịt những con rạch, đi luồn vào những vườn cây ăn trái. Những con kinh xuôi ngược với thuyền rộng đò ngang, tắc ráng, ghe chở hàng hoá từ vùng sâu ra phố chợ, thỉnh thoảng có những chiếc ghe dừng “chân” thả vịt, loáng thoáng có câu hò, câu vọng cổ văng vẳng đó đây. Miền Tây của tấm lòng hào sảng, chân thật có gì ăn đó, có gì nói đó, của những câu nói mộc mạc, tả chân. Miền Nam sau 1954, với cuộc di cư lần thứ nhất, văn hóa phía Bắc vĩ tuyến 17, loan tỏa, ảnh hưởng, tác động mạnh vào văn hóa miền Nam, Bắc 45, Bắc 54 rồi Bắc 75, mỗi thời gian không gian nào đó, trong đời sống ngôn ngữ thường ngày biến đổi thích ứng với hoàn cảnh chính trị và xã hội lúc bấy gìờ.Một số “tiếng xưa” “tiếng lóng” trước 75, ngôn từ dân giả thường dùng thời Pháp thuộc có nguồn gốc tiếng Pháp, tiếng Miên, tiếng Hán pha trộn tiếng Việt-Nam Trung Bắc (trước 75) đã một thời thịnh hành, phương tiện chuyên chở cái hay, cái đẹp, mỉa mai châm biếm, dặn dò, răn đe, của những khung trời, hoài niệm thân thương. Xin gởi đến người đọc, bài viết thuộc loại nhớ gì viêt đó với một số ít tham khảo trên mạng, không mang tính cách khảo cứu tiếng Việt nhưng như là một lưu niệm, thỉnh thoảng “giở gương xưa tìm bóng“, một nụ cười nho nhỏ, "tay anh đây xin xem đường quá khứ, khúc nào buồn em bỏ bớt cho vui." “Bàn toán” cái dụng cụ người Tàu dùng tính tiền khi xưa “bài kía” giấy chứng nhận sở hửu chủ (thường là gia cầm, heo, bò, trâu…) thời Pháp thuộc. “ăn kết” điều tra, mả tà ăn kết vụ ăn cắp gà ở Xóm Gà . “phú lít” cảnh sát từ chử police mà ra. “mả tà” cảnh sát, phát âm trại từ tiếng Pháp matraque (dùi cui, một loại vủ khí cảnh sát đeo lủng lẳng bên hông). “sơn đầm, sen đầm” cảnh sát đặc biệt (hiến binh) thời Pháp thuộc, phát âm trại gendarme. “ông Cò” tiếng người dân trong Nam gọi ông cảnh sát trưởng thời Pháp thuộc. Có một bài thơ nổi tiếng nói về ông cò của Tú Xương (Trần tế Xương), không biết cái ông cò này có giống như ông Cò quận Chín trong tuồng cải lương Tuyệt Tình Ca không ? Tưởng cũng nên biết quận 9, không có thật khi Hoa Phượng và Ngọc Điệp viết tuồng cải lương này (1965). Sau đó vài năm mới có quận Chín nằm bên vùng Thủ Thiêm. Hà Nam danh giá nhất ông cò Trông thấy ai ai chẳng dám ho. Hai mái trống toang đành chịu giột Tám giờ chuông đánh phải nằm co Người quên mất thẻ âu trời cãi Chó chạy ra đường có chủ lo Ngớ ngẩn đi xia may vớ được Chuyến này ắt hẳn kiếm ăn to “tem cò” tem thư, có lẽ là cò bay mang thư khắp nơi chăng?. “cò mồi” người dụ dẩn người khác vào chuyện lừa đảo, bịp bượm. “thầy cò” người sửa bản in ở toà báo, người làm đơn thuê hành chánh hay kiện cáo. “tiền cò” tiền hoa hồng , tiền môi gìới, có lẽ có nguồn gốc tiếng Pháp commission. “ốm như cò ma” gầy óm nhom. “nhảy cò cò” trò chơi trẻ em nhảy theo hình vẻ ra trên đất. “sức mấy” không thể xảy ra, còn lâu, sức mấy mà dám làm, sức mấy mà buồn. “xưa rồi Dìễm” cụm chử này, có lẽ bắt nguồn từ bài hát Diễm Xưa của TCS, có nghĩa biết rồi, không cần nhắc đi nhắc lại nữa. “thôi đi tám, bỏ đi tám” đừng dốc láo nữa, láo vừa phải thôi. “bà tám” nhiều chuyện. Sau này 888 trên mạng “đi bum” đi party , đi nhảy đầm. “đi xế hộp” đi xe hơi. “chim gái” tán gái, cua gái. “nghể gái, ghế” ngắm gái trên đường phố. “bắt bò lạc” cũng đi cua gái, thường ban đêm nhưng có ý tưởng xấu hơn. “hết sẩy” ngon lành, không chê được. “chiến” bảnh bao, ngon lành, ngon cơm. ”bắt địa” tìm cách, dụ dổ làm tiền. “chôm chỉa” ăn cắp bất chấp là cái gì. “Xù” không giữ hẹn, từ bỏ, bị ghế (con gái) xù rồi (có nguồn gốc từ tiếng Anh chăng shoo?). “hầu bà” Sợ vợ. “khứa” thằng đó. “nhật trình” báo hằng ngày. “tin xe cán chó” chuyện không quan trọng. “tiểu thuyết ba xu” truyện dở. “tịch, hui nhị tì, ngũm cù đèo, đi bán muối” chết. “Ok Salem” Salem (Hàn lồng tiếng Paris : Sao Anh Làm Em Mệt và nếu đọc ngược lại thì Mà Em Làm Anh Sướng ) là loại thuốc lá Mỹ rất thông dụng, ý nói đồng ý, được rồi. “Anh hùng xa lộ” có lẻ bắt đầu từ lúc có xa lộ Sàigòn Biên Hòa, lái xe bạt mạng, nghỉa bóng không nể nang pháp luật. “xộ khám, vô chí hoà nha con” ở tù, bị bắt giam. “cúp cua” nghĩ học lén, không xin phép ai. “ đi ăn chè” ngoại tình lén lút xuất xứ từ chuyện nhạc sỉ P.D dẩn tài tử K.Ng (em dâu) ra nhà Bè ăn chè, bị bắt gặp đang du dương trong túp lều tranh. Rồi sau một thời gian đó “Nữa Hồn Thương Đau” ra đời. “cưa đôi” chia hai đồng đều. “đàn(g) thổ “ người Miên. “bộ đồ vía, diện kẻng” ăn mặc sang trọng, khác ngày thường. “đầu gà đít vịt” người Tàu lai. “bán nới” bán rẻ một chút. “chó lửa” súng lục, một loại súng nhỏ cầm tay, như rouleau (trục lăn chứa 6 viên đạn). “thịt bệu” thịt hư. “bú thép” bú nhờ. “dốt dốt” chưa được khô lắm. “quần xà lỏn” quần đùi. “qua” tiếng xưng hô tôi, tao. “bậu” bạn. “lấy le” làm dáng, khoe khoan. “thua me, gở bài cào” đừng lo thua keo này gầy keo khác. “xếp re” im lặng chịu thua “ám đọc” bài học thuộc lòng. “hớt cua” hớt tóc ngắn cao, âm trại court “xăng xái” muốn bắt tay vào việc ngay. “bác vật” khoa học gia. “nhờ piston” nhờ quyền thế chạy chọt. “đánh phép” gian lận thi cử. “đì” bị trù yếm không cho thăng tiến. “chạy mánh” tìm cách giải quyết bằng phương tiện thường là bất hợp pháp. “cà ròn” bao đan bằng đệm, giống như bao bố. “hỏng chừng hỏng đổi bất thường” thay đổi không đoán được. “măng đa” giấy nhà băng (ngân hàng) báo (uỷ quyền) đi lảnh tiền , trại âm pháp ngữ mandat. “phi dê” uốn tóc, âm trại tiếng Pháp frisé. “ông chánh” ông tỉnh trưởng. Có câu ca dao ‘Mười giờ ông Chánh về Tây.Cô Ba ở lại chịu đời đắng cay’. “quất ngựa truy phong” bỏ chạy vì tình, vì nợ. “cái quần chin núm” Ca dao rất xưa nói về một nguời làm ruộng, quần rách có lỗ thì buộc chổ rách lại thành một núm. Mẹ chồng thấy con dâu phơi quần có chin núm bèn vá lại và đem phơi trên sào, người dâu về , tìm quần không thấy bèn hát lên : Từ bi ba lá từ bi Cái quần chin núm nó đi đằng nào ? Người mẹ chồng thấy thế trả lời Cái quần mẹ giắt trên sào Con hãy bước tới lấy vào mà thay Người dâu thấy quần vá lành lặn, bèn cảm khái Người hiền lại gặp người hiền Cái quần chin núm nó liền như xưa “u ấp” trò chơi trẻ em hai phe cùng số người cách nhau bởi một đường thẳng vẻ trên đất, từng nguời thay phiên nhau chạy sang phần đất nghịch cố gắng chạm vào hoặc đánh trúng người nào rồi trở vế phía bên đất mình mà không đứt khoảng hơi thở, mà không bị bắt lại, thì nguời đã bị chạm phải/đánh trúng phải rời cuộc chơi. Bên nào không còn người nào nữa là phe thua. Tiếng U là âm phát ra liên tục từ khi chạy sang đất địch cho đến khi hết thở kể cả khi không chạm /đụng được đối thủ và phải chạy về, nếu không bị địch bắt, địch đè xuống (ấp) hơi thở bị ngắt quảng, là bị thua cuộc phải rời cuộc chơi. “ thẩy lổ lạc, đánh đáo” trò chơi ném bạc cắc, xu vào lổ khoét nhỏ trên đất, phần lọt vào lổ thì người thẩy được giữ, phần lọt bên ngòai thì người thẩy phải chọi trúng một đồng xu cắc nào đó đã đựợc chỉ định bởi những người cùng chơi đang đợi tới phiên mình. Số tiền nhiều ít tùy sự đóng góp đồng đều của những người cùng chơi. “đánh gồng, đánh chỗng” trò chơi nơi vùng quê đất rộng, gồm 1 cây que ngắn (khoảng gan tay) và một cây que dài hơn (khoảng 3 gan tay) dùng để đánh. Trên đất đào 1 lổ dài nhỏ, sâu đủ để một phần que ngắn “ngẩn” đủ một đầu cao hơn mặt đất, lúc chơi lấy cây que dài đập vào đầu nhẩn lên cuả cây que ngắn cho nó nhảy tung lên, nguời chơi phải đánh trúng cây que nhỏ thật mạnh để cây văng càng xa càng tốt và nhất là không ai chụp được (nếu bị chụp, thì phải thua). Khi rơi xuống đất, người đánh gồng dùng cây que dài để đo khoảng cách chiều dài từ nơi que ngắn rớt xuống đến miêng lổ. Người nào sau cùng đánh xa nhất, dài nhất thắng cuộc. “cái rộng” cái lu thấp đựng cá hay lươn. “thằng cốt đột” thằng khỉ. “chơi lật hình” người nào lật sách, có nhiều trang có hình là kẻ thắng cuộc. “công nho” tiền quỹ của làng xã. “nhảy bao” cho hai chân vào bao bố, ai nhảy đến đích trước là kẻ thắng cuộc. “bông dụ” hột xí ngầu, trò chơi cờ bạc, có 6 mặt từ 1 nút tròn đến 6 nút tròn. “đề pô” đại lý hoặc kho chứa hang. “cây thông” cây bằng sắt hay gổ xỏ vào hai khoen dùng gài cửa. “xây kim tỉnh” xây mộ chuẩn bị trước cho người còn sống. “gà mái biết gái” người đàn bà cầm quyền. “ly nguyên tử” ly nội hóa thủy tinh pha nhựa plastic, khó bể. “viết nguyên tử” viết / bút viết bằng mực dầu, xài xong mua cây khác, còn được gọi duới cái loại viết thông dụng có nhản hiệu Bic. “cái trả” nồi lớn để nấu bánh tét. “cà ràng ông táo” lò nấu ăn bằng đất sét, phần đầu có ba chấu để nồi, phần đuôi dài để than , gổ chụm không bị đổ ra ngoài. “bù ngót” loại cây nhỏ , lá xanh thường dùng nấu canh với rau dền (với tôm khô) hay với măng chung với cá, nước canh vị ngọt, rất ngon. “có đường tương chao” ý nói có hy vọng, có tương lai khá hơn. “mò tôm” thủ tiêu bằng cách bỏ vào bao liệng xuống nước. “cù bơ cù bất” đơn côi, bơ vơ, không nơi nương tựa. “xuống song lang” ca vọng cổ xuống chổ mùi (âm chử có dấu huyền), khán giả vổ tay. “vầy duyên can lệ” nên nghĩa vợ chồng. “lộng giả thành chân” lấy giả làm thiệt. “lát xưa” người chỉ chổ ngồi cho khán giả trong rạp hát, tiếng Pháp placeur, tiếng Anh usher. “tuối quá bán” tuổi trên 40. “đồng tịch đồng sàng” chung chiếu chung giường. “bán tháo” bán gấp bằng mọi giá rẻ kể cả thua lổ. “mở hàng” mua hay bán lần đầu buổi sang. “dân thương hồ” nguời mua hay bán trên ghe. “ăn dộng, dộng” ăn, tiếng thô lổ. “xấp xỉ “ vào khỏang. “tuổi cập kê” tuổi bắt đầu biết chuyện trai gái yêu đương. “tam sên” ba người hợp nhau, nghỉa đen dỉa đồ cúng gồm một miếng thịt luộc, một con tôm và một trứng luộc. “tổng khậu” đầu bếp chuyên nghiệp. “đúng trân” đúng một trăm phần trăm. “liếc dao” dùng cái khu chén / tô mài dao sơ qua vài lần trước khi cắt cái gì. “nhà dây thép “ bưu điện. “bù trớt” không đâu vào đâu, không liên hệ gì. “vòng do Tam quốc” ăn nói dài dòng, lăng nhăng. “liên tu bất tận” không kịp nghỉ, nói không ngừng. “đắt mèo” được nhiều đàn bà con gái yêu thích. “o mèo” cua gái. “trà nước” hối lộ, đưa tiền để “bôi trơn” việc gì. “hầm bà lằng” Trộn lẩn đủ thứ không cần phân biệt. “xáp lá cà” gần sát-đánh xáp là càcận chiến. “thỏ đế” nhút nhác sợ hải. “phần phật” động tác nhanh, phát ra nhanh như gió “sít sát” rất gần nhau “trần ai khoai củ” phải cực nhọc lắm mới đạt được “con khỉ” thứ tiền bạc cắt thời Tây mới đến “chầm bầm” vẻ mặt không bằng long, giận dổi “sở trường tiền” sở công chánh “cô hãng, bà hãng” vợ chủ nhà buôn (nhà doanh nghiệp) “thớ lợ” hay xớ lợ không quen thuộc nhiều “áng, ná” tiếng miền Nam xưa gọi cha,mẹ “nong nả” nóng ruột , không yên muốn làm việc gì “trân trân” yên, không lay chuyển “lân lí” chòm xóm, xưa năm nhà là một lân, năm lân là một lí “dể duôi” coi không ra gì, khinh khi “con hát” ca kịch sĩ “nước” mưu kế, tính hết nước rồi. “dần lân” được mòi cứ quen thói làm tiếp đến chuyện khác. “hạ bạc” nghề hạ bạc = nghề chài lưới, đánh cá, kẻ hạ bạc = kẻ thấp hèn (cung cách khiêm nhường). “tam bành, lục tặc” nổi nóng làm chuyện không nên (ba tà thần Bành Sư, Bành Chất , Bành Khiển có sẳn trong người, đợi dịp xúi dục làm chuyện sai trái; lục tặc hay lục nhập là 6 thứ giặc làm hại nguời tu hành: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp). 10/2012Y Nguyên Mai Tran Nguồn : http://maivantran.com/2012/10/31/vang-tieng-mot-thoi/ __________________ 3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa Trăm Năm Trong Cõi Người Ta Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa Chõ Mồm Một Tí Nói Đùa Ace Ơi! Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 06-05-2013, lúc 06:24 Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
manh thuong (06-05-2013), nam_hoa1 (07-05-2013), Poetry (07-05-2013), ThinhVuongVu (06-05-2013), tranhungdn (06-05-2013), vnmission (06-05-2013)
HanParis
Xem Hồ sơ
Tìm tất cả Bài được gửi bởi HanParis
#2 Cũ 06-05-2013, 19:46
HanParis's Avatar HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn Ngày tham gia: 19-02-2013 Đến từ: Paris - France Bài Viết : 4,031 Cảm ơn: 10,439 Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Lightbulb Bài dưới đây có tên là Tiếng Lóng SG của Hải Phan (Nguồn : http://saigonecho.com/), Hàn ST được rất hay kể về cái Giọng SG và so sánh tiếng SG với Hà Nội, mời bạn đọc chơi... TIẾNG LÓNG SÀIGÒN Hải Phan ... Có thể bạn chưa biết. Một thời, một nơichốn nào đó, trong đời sống ngôn ngữ dân gian lại nảy sinh ra một số tiếng lóng, một số thành ngữ, một câu hát nhại theo câu hát chính phẩm, hầu hết là để châm biếm, tạo nên nụ cười, hay có khi là để răn đe, tìm sự hoàn thiện trong cuộc sống, chúng chỉ sống một thời rồi tự biến mất, nhường chỗ cho đoạn đời 'tiếng lóng' khác đến thay thế. Chuyện "Cái giọng Sài Gòn" (Trích đoạn sau bài viết của Lê Văn Sâm ) Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, trong đầu lúcnào cũng có một ý định là sẽ “thở đều” trên mảnh đất ồn ào này, ý định đó chắc sẽ giữ mãi cho đến lúc một ngày nào đó âm thầm không bứt rứt cắn tay áo mà mỉm cười hehe he XXX xuống dưới ấy…Gọi là yêu Sài Gòn thì có phần hơi quá! Không dám gọi thứ tình cảm dành cho SàiGòn là tình yêu, nó chưa thể đạt đến mức ấy. Cái tình với Sài Gòn là cái tình của một thằng ăn ở với Sài Gòn hơn 20 năm, cái tình của một thằng mà với nó, Sài Gòn còn quá nhiều điều níu kéo, quá nhiều chuyện để mỗi khi bất chợt nghĩ về Sài Gòn, lại thấy nhơ nhớ, gần gũi...Hồi còn đi học, vẫn hay chọc mấy đứa bạn bằng 2 câu thơ nhại : Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ Gái Sài Gòn cái mỏ cong cong Chuyện con gái Sài Gòn "mỏ" có cong không thì hông biết, chỉ biết con gái Sài Gòn có cái dẫu môi cong cong dễ làm chết người lắm, nhất là khi cánh môi be bé ấycong lên một chữ "hônggg..." khi đứa con trai rủ rê đi đâu, năn nỉ gì đó. Lúc đó, lấy gương ra soi, chắc cái mặt của đứa con trai đó tội lắm.Mà con gái Sài Gòn có điệu đà, õng ẹo chút thì mới đúng thiệt là con gái Sài Gòn. Ai mà chẳng biết vậy. Gọi đó là cái duyên ngầm của người con gái đất Gia Định cũng chẳng có gì sai. Ai hiểu được sẽ thấy sao mà yêu mà thương đến vậy...Có dạo đọc trong một bài viết về Sài Gòn –Gia Định của nhà văn Sơn Nam, có thấy ông viết giọng Sài Gòn, cũng như văn hóa và con người Sài Gòn là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách Hoa, những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định…Từ đó hình thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất… Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến cái giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh,và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và “điêu luyện”. Cái “điêu luyện” ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nói là người Việt Nam nói như hát, thì đúng ra chỉ có người Hà Nội là “nói như hát” mà thôi, họa chăng chỉ có giọng Huế của người con gái Huế trầm tư mới cùng được ví von thế… Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòncũng khác. Không ngọt ngào… mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ ven vùng sông nước mênh mang chín rồng phù sa, không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ nóng cháy da thịt, giọngngười Sài Gòn cũng ngọt,nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn. Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn, chẳng lẫn vào đâu được mà dù ngườikhác có bắt chước cũng khó lòng. Dường như qua nhiều năm cùng với đất Gia Định –Sài Gòn phù hoa trong nhịp sống, trong đổi mới và phát triển, thì giọng nói của người Sài Gòn cũng trở nên “cao sang” hơn. Dùvậy, có cái “thanh” của một vùng đất một thời là thủ phủ Nam Bộ, nhưng cũng chẳng mất đi đâu cái mộc mạc không bỏ được củacái gốc chung Nam Bộ.Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ. Cái giọng không cao như người Hà Nội,không nặng như người Trung, mà cứ ngang ngang sang sảng riêng… Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùngnhau là mấy từ “nghen, hen, hén” ở cuối câu... Người miền khác có khoái, có yêungười Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ“nghen, hen” này.Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu “Thôi, tôi dìanghen!” - Chủ nhà cũng cười “Ừ, dzậy anhdìa hen!”. Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói “Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!” “thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên“Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái… Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một,có chút hóm hỉnh trong đó “Dzui dzữ hen!”.Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ“Dzui dzữ hen!”… Người Sài Gòn có thóiquen hay “đãi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khiđùa vui như “Hay dzữuuu”, “Giỏidzữưưu…!” Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen” “Thôi à!” khá nhiều, như một thói quen và cái “duyên”trong giọng Sài Gòn. Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghelẫn lộn giữa âm “d,v,gi” cũng như người HàNội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu “r”vậy. Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà,nghe là biết liền. Mà cũng chẳng biết có phải là do thật sự người Sài Gòn không phát âm được những chữ ấy không nữa, hay là do cách nói lẫn từ “d,v,gi” ấy là doquen miệng, thuận miệng và hợp với chất giọng Sài Gòn. Ví như nói “Đi chơi dzui dzẻhen mậy!” thì người Sài Gòn nói nó… thuậnmiệng và tự nhiên hơn nhiều so với nói “Đi chơi vui vẻ hen!”. Nói là “vui vẻ” vẫn được đấy chứ nhưng cảm giác nó ngường ngượng miệng làm sao đó. Nghe một người Sài Gòn phát âm những chữ có phụ âm "v"như "về, vui, vườn, võng" nó cảm giác sao sao á, không đúng là giọng Sài Gòn chút nào...Nhìn lại một quãng thời gian hơn 300 nămhình thành và phát triển của Sài Gòn từ Phiên Trấn, Gia Định Trấn, Gia ĐịnhThành, Phiên An, Gia Định Tỉnh…cho đến Sài Gòn, dân Sài Gòn đã là một tập hợp nhiều dân tộc sinh sống như Việt, Hoa,Kh’mer…Các sử sách xưa chép lại, khi người Việt bắt đầu đến Đồng Nai – Gia Định thìngười Kh’mer đã sinh sống ở đây khá đông, rồitiếp đó là người Hoa, và một số người tộc láng giềng như Malaysia, Indonesia (Java)cũng có mặt. Sự hợp tụ này dẫn đến nhiềusự giao thoa về mặt văn hóa, làm ăn, cũng như những mặt khác của đời sống, trong đó dĩ nhiên phải nói đến ngôn ngữ.Tiếng nói của người Sài Gòn không chỉ thuần là tiếng Việt, mà còn là sự học hỏi, vay mượn nhiều từ ngữ của dân tộc bạn,đâm ra mang nhiều “hình ảnh” và “màu sắc”hơn. Những từ như “lì xì, thèo lèo, xí mụi,cũ xì…” là mượn, những từ như “xà quầng, mình ên…” là của người Kh’mer. Nói riếtđâm quen, dần dần những từ ngữ đó,những tiếng nói đó được người dân SàiGòn sử dụng một cách tự nhiên như củamình, điều đó chẳng có gì lạ…Thêm vào đó,nó được sửa đổi nhiều cho phù hợp vớigiọng Sài Gòn, thành ra có những nét đặctrưng riêng.Vậy nói cho cùng thì người Sài Gòn cũngcó những tiếng gọi là “tiếng địa phương”(local dialect !?). Những tiếng này thể hiệnrõ nhất khi người Sài Gòn nói chuyện cùngngười miền khác. Nghe một người Sài Gòn nói chuyện cùng một người khác vùng, dễ dàng nhận ra những khác biệt trong lời ăn tiếng nói giữa hai người, hai miền. Có một số từ người Sài Gòn nói, người miền khác nghe rồi…cười vì chưa đoán ra được ý.Cũng như khi nghe người Huế dùng một sốtừ lạ lạ như “o, mô, ni, chừ, răng…” trong khi nói chuyện vậy thôi. Khác là mấy tiếngngười Sài Gòn nói, vẫn có chút gì đó nó…vui vui tai, là lạ, ngồ ngộ làm sao.Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ "dạ" khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ "vâng". Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ "vâng". Khi có ai gọi, một ngườiSài Gòn nói "vâng!" là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa,cười cợt. Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ "dạ" vào mỗi câu nói. "Mày ăn cơm chưa con ? - Dạ, chưa!"; "Mới dìa/dzề hả nhóc? - Dạ, con mới!"… Cái tiếng "dạ" đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một ngườiSài Gòn thấy nó "thương" lạ...dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng "dạ" là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẳn hay...Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói “Từ bữa đó đến bữa nay”,còn người Sài Gòn thì nói “Hổm nay”, “dạo này”…người khác nghe sẽ không hiểu, vìnói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiệnthêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó xinh ghê!” nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy.) Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà. Nghe một đứa con trai Sài Gòn nói về đứa bạn gái nào đó của mình xem…”Nhỏ đóxinh lắm!”, “Nhỏ đó ngoan!”…Tiếng “nhỏ” mang ý nghĩa như tiếng “cái” của người Hà Nội. Người Sài Gòn gọi “nhỏ Thuý, nhỏ Lý, nhỏ Uyên” thì cũng như “cái Thuý, cái Uyên,cái Lý” của người Hà Nội thôi.Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu “Thằng đó làm gì mà cứ cà rề càrề…nhìn phát bực!” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi “Ê, nhóc lại nói nghe!” hay gọi người bán hàng rong “Ê, cho chén chè nhiều nhiều tiền ít coi!”… “Ê” là tiếng SàiGòn đó, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trongcách nói của người Sài Gòn. Mà người SàiGòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường“quên” mất từ “bán”, chỉ nói là “cho chénchè, cho tô phở”… “cho” ở đây là mua đónghen.Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau,thường bắt gặp thế này “Lấy cái tay ra coi!”“Ngon làm thử coi!” “Cho miếng coi!” “Nói nghe coi!”… “Làm thử” thì còn “coi” được,chứ “nói” thì làm sao mà “coi” cho được nè ? Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nóidzậy mà. Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm,không ít người sẽ hỏi “mấy từ đó nghĩa là gìdzậy ta ?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài Gòn à. Người SàiGòn có thói quen hay nói “Sao kỳ dzậy ta?”, “Sao rồi ta?” “Được hông ta?”…Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà…hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà. Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!” Mà giọng Sài Gòn đã thế, cách người Sài Gòn xưng hô, gọi nhau cũng có phần mang “màu sắc” riêng. Người Sài Gòn có cái kiểu gọi “Mày” xưng “Tao” rất “ngọt”. Một vài lần gặp nhau, nói chuyện ý hợp tâm đầu một cái là người Saigon mày tao liền. Nếu đúng là dân Sài Gòn, hiểu người Sài Gòn, yêu người Sài Gòn sẽ thấy cách xưng hô ấy chẳng những không có gì là thô mà còn rất ư là thân thiện và gần gũi. Mày-tao là kiểu xưng hô hay thấy trong mối quan hệ bạn bè của người Sài Gòn. Cách xưng-hô này thấy dàn trải từ đủ các mối quan hệ bạn bè; từ bạn học giữa mấy đứa nhóc chút xíu, cho đến mấy bác mấy anh lớn lớn tuổi. Hổng biết cái máu dân Sài Gòn nó chảy mạnh quá hay sao mà thấy mấy cách gọi này nó...tự nhiên và dễ nói hơn là mấy từ như "cậu cậu - tớ tớ" của miền Bắc. Nói chuyện bạn bè với nhau, thân thiết mà gọi mấy tiếng mày mày tao tao thì nghe thật sướng, thật thoải mái tự nhiên, và khoai khoái làm sao ấy. Gọi thế thì mới thiệt làdân Sài Gòn. Đấy là ngang hàng, ngang vai vế mà gọi nhau, chứ còn như đám nho nhỏ mà gặp người lớn tuổi hơn, đáng bậc cha, chú thì khác. Khi ấy “tụi nhỏ” sẽ gọi là chú, thím, cô,dì, hay bác và xưng “con” ngọt xớt. Có vẻ như người Sài Gòn "ưa" tiếng chú, thím, dì, cô hơn, cũng như đa phần dân miền Namkhác vậy mà. Mà có lẽ cách gọi này cũng còn tuỳ vào việc ước lượng tuổi của người đối diện. Gặp một người phụ nữ mà mình nhắm chừng tuổi nhỏ hơn mẹ mình ở nhà thì "Dì ơi dì...cho con hỏi chút...!" - còn lớn hơn thì dĩ nhiên là "Bác ơi bác..." rồi. Những tiếng mợ, thím, cậu,... cũng tuỳ vào vai vế và người đối diện mà gọi. Có người chẳng bà con thân thuộc gì, nhưng là bạn của ba mình, lại nhỏ tuổi hơn, thế là gọi làchú và vợ của chú đó cứ thế gọi luôn là thím. Gọi thì gọi thế, còn xưng thì xưng “con” chứ không phải “cháu cháu” như một số vùng khác. Cái tiếng “con” cất lên nó tạo cho người nghe cảm giác khoảng cách giữamình với đứa nhỏ đang nói kia tự dưng…gần xịt lại. Nghe sao mà quen thuộc, và gần gũi đến lạ lùng. Tự dưng là thấy có cảm tìnhliền.Nói tiếp chuyện xưng-hô, người Sài Gòn có kiểu gọi thế này : Ông đó = ổng Bà đó = bả Anh đó = ảnh Chị đó = chỉ Không hiểu sao mà dấu hỏi tự nhiên cái trở nên giữ vai trò quan trọng... ngộ nghĩnh vậy nữa. Nhưng mà kêu lên nghe hay hay đúng hông? Gọi vậy mới đúng là chất Nam Bộ - Sài Gòn á nghen.Người Sài Gòn cũng có thói quen gọi các người trong họ theo... số. Như anh Hai, chị Ba, thím Tư, cô Chín, dượng Bảy, mợ Năm...Mà nếu anh chị em họ hàng đông đông, sợ gọi cùng là chị Hai, anh Ba màhổng biết nói về ai thì dzậy nè, thêm tên người đó vào. Thành ra có cách gọi : chị Hai Lý, chị Hai Uyên, anh Ba Long, anh Ba Hùng... Thêm nữa, nếu mà anh chị em cùng nhà thì tiếng "anh-chị-em" đôi khi được...giản lược mất luôn, trở thành "Hai ơi Hai, em nói nghenè..." và "Gì dzạ Út ?"... Tôi thích cách gọi này, đâm ra ở nhà gọi DìÚt tôi chỉ là một tiếng Út gọn lỏn. Có chuyện nhờ là cứ "Út ơi...con nhờ chút!" hoặc với mấy chị tôi thì "Hai ơi Hai...em nói nghe nè!". Cách gọi này của người Sài Gòn nhiều khi làm người miền khác nghe hơi...rối. Có lần, kể cho người bạn ở Hà Nội nghe về mấy người anh chị trong gia đình. Ngồi kể lể "anh Hai, chị Hai, dì Hai, Út, cậu Hai, mợ Hai, chú Ba..." một hồi cái bị kêu là hổng hiểu, xưng hô gì rối rắm quá chừng, làm phải ngồi giải thích lại suốt một hồi...lâu.Cách xưng hô của người Sài Gòn là vậy. Nghe là thấy đặc biệt của cả một mảnh đất miền Nam sông nước. Cứ thế, không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh, cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào, bằng cái chân chất thật thà của truyềnthống xa xưa, và bằng cả cái “chất Sài Gòn”chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn. Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng “Dạ!” cùng những tiếng “hen,nghen” lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương… 11/2009 - Hải Phan __________________ 3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa Trăm Năm Trong Cõi Người Ta Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa Chõ Mồm Một Tí Nói Đùa Ace Ơi! Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 06-05-2013, lúc 20:06 Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
nam_hoa1 (07-05-2013), Poetry (07-05-2013), ThinhVuongVu (08-05-2013), tranhungdn (06-05-2013), vnmission (06-05-2013)
HanParis
Xem Hồ sơ
Tìm tất cả Bài được gửi bởi HanParis
Trả lời
« Ðề tài trước | Ðề tài kế »
Công Cụ
Tạo trang in Tạo trang in
Hiển Thị Bài
Dạng Bình Thường Dạng Bình Thường
Dạng Pha Trộn Chuyển sang dạng Pha Trộn
Dạng Cây Thư Mục Chuyển sang dạng Cây Thư Mục
Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads You may not post replies You may not post attachments You may not edit your posts BB code đang Mở Biểu tượng vui đang Mở [IMG] đang Mở HTML đang Tắt Quy định của VSF
Chuyển đến: Trang Cá Nhân Tin Nhắn Riêng Ðang theo dõi Ai Đang Truy Cập Tìm Trong Diễn Đàn Trang chính Diễn đàn VIET STAMP NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP CÂU LẠC BỘ VIET STAMP (20.11.2007 Thông báo từ Ban Tổ chức (2017) Các hoạt động kỷ niệm (2017) Điểm danh xổ số Triển lãm Viet Stamp lần thứ X (2017) Chung tay ủng hộ Viet Stamp (2017) Đấu giá ủng hộ Viet Stamp (2017) QUẢN LÝ & ĐIỀU HÀNH DIỄN ĐÀN VIET STAMP Thông báo từ Ban Điều hành Diễn đàn VIET STAMP Hướng dẫn sử dụng Diễn đàn VIET STAMP Góp ý - Thắc mắc Xử lý vi phạm HOẠT ĐỘNG CỦA VIET STAMP Bảng tin Viet Stamp Câu lạc bộ VIET STAMP Cơ sở Pháp lý của CLB VIET STAMP Đăng ký tham gia CLB VIET STAMP Các dịp kỷ niệm ngày thành lập CLB Viet Stamp KỶ NIỆM 1 NĂM NGÀY THÀNH LẬP CLB VIET STAMP VÀ WWW.VIETSTAMP.NET (20.11.2007 - 20.11.2008) Thông báo từ Ban Tổ chức Các hoạt động kỷ niệm Điểm danh sổ xố Đấu giá ủng hộ Viet Stamp Đố vui có thưởng Triển lãm Viet Stamp lần 2 Tập san Viet Stamp số 1 Góp ý từ các Thành viên VIET STAMP Phiên đấu giá Viet Stamp lần 1 Đấu giá trên Diễn đàn Viet Stamp KỶ NIỆM 2 NĂM NGÀY THÀNH LẬP CLB VIET STAMP (20.11.2007 - 20.11.2009) Thông báo từ Ban Tổ chức Các hoạt động kỷ niệm Tập san Viet Stamp số 2 Triển lãm Viet Stamp lần thứ 3 Đố vui có thưởng Điểm danh xổ số lần 2 Chung tay ủng hộ Viet Stamp trong các hoạt động kỷ niệm Đấu giá ủng hộ Viet Stamp Phiên đấu giá Viet Stamp lần 2 Đấu giá tại lễ kỷ niệm Đấu giá trên Diễn đàn Viet Stamp Các thành viên Viet Stamp góp ý về các hoạt động kỷ niệm KỶ NIỆM 3 NĂM NGÀY THÀNH LẬP CLB VIET STAMP (20.11.2007 - 20.11.2010) Thông báo từ Ban Tổ chức Đấu giá ủng hộ Viet Stamp Đấu giá tại Lễ kỷ niệm Đấu giá trên Diễn đàn Viet Stamp KỶ NIỆM 4 NĂM NGÀY THÀNH LẬP CLB VIET STAMP (20.11.2007 - 20.11.2011) Thông báo từ Ban Tổ chức Triển lãm Viet Stamp lần thứ V (2011) Chung tay ủng hộ Viet Stamp CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 5 NĂM NGÀY THÀNH LẬP CLB VIET STAMP (20.11.2007 - 20.11.2012) Thông báo từ Ban Tổ chức Các hoạt động kỷ niệm Điểm danh sổ xố Đố vui có thưởng Triển lãm Viet Stamp lần thứ VI (2012) Đại hội CLB Viet Stamp lần thứ II (nhiệm kỳ 2012-2017) Tập san Viet Stamp số 5 (2012) Chung tay ủng hộ Viet Stamp Đấu giá ủng hộ Viet Stamp CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 6 NĂM THÀNH LẬP CLB VIET STAMP (20.11.2007 - 20.11.2013) Thông báo từ Ban Tổ chức (2013) Triển lãm Viet Stamp lần thứ VII (2013) Tập san Viet Stamp số 6 (2013) Chung tay ủng hộ Viet Stamp (2013) CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 7 NĂM THÀNH LẬP CLB VIET STAMP (20.11.2007 - 20.11.2014) Thông báo từ Ban Tổ chức (2014) Triển lãm Viet Stamp lần thứ VIII (2014) Tập san Viet Stamp số 7 (2014) Chung tay ủng hộ Viet Stamp (2014) Đấu giá ủng hộ Viet Stamp (2014) HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 8 NĂM THÀNH LẬP CLB VIET STAMP (20.11.2007 - 20.11.2015) Thông báo từ Ban Tổ chức (2015) Các hoạt động kỷ niệm (2015) Triển lãm Viet Stamp lần thứ IX (2015) Tập san Viet Stamp số 8 (2015) Chung tay ủng hộ Viet Stamp (2015) Đấu giá ủng hộ Viet Stamp (2015) KỶ NIỆM 9 NĂM THÀNH LẬP CLB VIET STAMP (20.11.2007 - 20.11.2016) Các hoạt động kỷ niệm Chung tay ủng hộ Viet Stamp Sinh hoạt Viet Stamp hàng tháng Quỹ hội phí CLB Viet Stamp Quỹ từ thiện Viet Stamp Hộp thư CLB VIET STAMP Viet Stamp trên báo chí Bảng vàng Danh dự Hoạt động offline Quỹ Tem VIET STAMP Phòng giao dịch Kho Tem Trợ giúp Bạn chơi Tem Ấn phẩm Viet Stamp FDC & MC Viet Stamp Các ấn phẩm Viet Stamp khác Tổng kết thanh toán Chương trình "Mua Tem VN giúp Bạn" Đố vui có thưởng Đố vui mỗi tuần KIẾN THỨC CHƠI TEM Làm quen với Tem Cùng nhau giải đáp Những kinh nghiệm quý Con Tem kể chuyện Lịch Tem Mỗi kỳ một Quốc gia Liên kết hay về Tem Thư viện Sách - Báo Tem Tạp chí Tem VN Văn bản, quy định liên quan đến Tem Bưu chính và Sưu tập Tem Café VietStamp Người làng Tem Nhà sưu tập Họa sĩ vẽ Tem Sinh hoạt BAN CỐ VẤN Đàm Mạnh - Tối thứ bảy TRƯNG BÀY - TRIỂN LÃM TEM Kiến thức trưng bày Tem Hoạt động Triển lãm Tem Triển lãm trong nước Triển lãm thế giới Giới thiệu các bộ triển lãm Tem Các bộ Triển lãm mẫu Việt Nam Thế giới Các bộ Triển lãm đang xây dựng Các bộ Triển lãm ảo Việt Nam Thế giới THỜI SỰ TEM Bản tin Tem trong nước Tem Việt Nam mới phát hành Bản tin Tem thế giới Tem Thế giới mới phát hành Châu Á - ASIA Á-2008 Á-2009 Á-2010 Á-2011 Á-2012 Châu Á - 2013 Châu Á - 2014 Châu Á - 2015 Châu Á - 2016 Châu Á - 2017 Châu Âu - EUROPE Âu-2008 Âu-2009 Âu-2010 Âu-2011 Âu-2012 Châu Âu - 2013 Châu Âu - 2014 Châu Âu - 2015 Châu Âu - 2016 Châu Âu - 2017 Châu Đại dương - OCEANIA Úc-2008 Úc-2009 Đại Dương-2010 Đại dương-2011 Đại Dương-2012 Châu Đại Dương - 2013 Châu Đại Dương - 2014 Châu Đại Dương - 2015 Châu Đại Dương - 2016 Châu Đại Dương - 2017 Châu Phi - AFRICA Phi-2008 Phi-2009 Phi-2010 Phi-2011 Phi-2012 Châu Phi - 2013 Châu Phi - 2014 Châu Phi - 2015 Châu Phi - 2016 Châu Phi - 2017 Châu Mỹ - AMERICA Mỹ-2008 Mỹ-2009 Mỹ-2010 Mỹ-2011 Mỹ-2012 Châu Mỹ - 2013 Châu Mỹ - 2014 Châu Mỹ - 2015 Châu Mỹ - 2016 Châu Mỹ - 2017 Liên Hiệp Quốc - UNITED NATIONS (UN) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ASEAN - 2013 ASEAN - 2014 ASEAN - 2015 ASEAN - 2016 ASEAN - 2017 Thông tin mới trên trang chủ www.vietstamp.net Tin Bưu chính Bưu chính Việt Nam Bưu chính Thế giới PHONG TRÀO SƯU TẬP TEM Trung ương Hội Tem Việt Nam Hội Tem TP. Hồ Chí Minh Bạn Tem cả nước Ý kiến người sưu tập Các địa phương đã có Hội Tem Hội Tem Hà Nội Hội Tem Hải Phòng Hội Tem Thừa Thiên Huế Hội Tem Khánh Hòa Hội Tem Lâm Đồng Hội Tem An Giang - Cần Thơ - Kiên Giang Hội Tem Bình Dương Các CLB Tem Nhìn ra Thế giới Các địa phương chưa có Hội Tem TEM VIỆT TRUYỀN THỐNG Bưu chính Việt Nam trước năm 1889 TEM Đông Dương - Indochine: 1889 - 1945 Tem Đông Dương in lỗi TEM Đông Dương in đè (tem tạm thời) : 1945 - 1946 Tem Đông Dương in đè in lỗi TEM Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: 02-09-1945 - 24-06-1976 Tem VNDCCH in lỗi TEM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: từ 24-06-1976 đến nay Tem CHXHCNVN in lỗi TEM Mặt trận: 20-12-1963 - 24-06-1976 Tem Mặt trận in lỗi TEM lưu hành ở miền Nam Việt Nam trước 1975 Tem Bảo Đại & Tem VNCH in lỗi Những sai sót, nhầm lẫn về kiến thức trên Tem Việt Nam Tìm hiểu Lịch sử Bưu chính Việt Nam THẾ GIỚI TEM CHUYÊN ĐỀ Việt Nam trên tem Thế giới Biển, đảo Việt Nam Thiên nhiên - Động vật - Thực vật Bản tin Tem WWF Phong cảnh - Du lịch Nhóm sưu tập tem bảo vệ động vật hoang dã (WAP) Hoạt động của nhóm WAP Truyền thông về BVĐVHD qua Tem & vật phẩm sưu tập khác Thông tin lượm lặt về BVĐVHD Phòng hỏi/đáp của nhóm WAP Văn hóa - Nghệ thuật Văn hóa Hội họa - Điêu khắc Kiến trúc Văn chương Âm nhạc - Sân khấu - Điện ảnh - Nhiếp ảnh Di sản Thế giới Di sản Văn hóa Di sản Thiên nhiên Di sản Văn hóa phi vật thể Thể thao Tem Olympic Lịch sử - Xã hội - Chính trị - Kinh tế Lịch sử - Xã hội - Chính trị - Kinh tế ở Việt Nam Lịch sử - Xã hội - Chính trị - Kinh tế trên Thế giới Nhân vật Nhân vật Việt Nam Nhân vật Thế giới Tôn giáo Phật giáo Công giáo Tem Giáng sinh Các tôn giáo khác Giáo dục - Y tế - Khoa học Kỹ thuật Giao thông Vận tải - Bưu chính - Viễn thông Tem Tết Tem 12 Cung Hoàng Đạo Tem Thiếu nhi Tem phát hành chung Tem chuyên đề khác TEM KHÁC THƯỜNG Tem có hiệu ứng về Khứu giác & Vị giác Thơm mùi Hoa Thơm mùi Trái cây Thơm mùi Cà phê & Chocolate Các mùi thơm khác Mặt keo tem có mùi thơm Tem có hiệu ứng về Thính giác Tem đĩa hát & CD-ROM Tem đa phương tiện (Multimedia) Các hiệu ứng khác về Thính giác Tem có hiệu ứng về Thị giác 3D - MotionPrint 3D - Lenticular 3D - Stereoscopic 3D - Anaglyphs 3D - Holograms Trong suốt In mực cảm quang Đục lỗ Đục răng khác thường Phủ sơn bóng In mực lấp lánh Các hiệu ứng khác về Thị giác Tem có hiệu ứng về Xúc giác Đính chất liệu In nổi Phủ kim loại Giấy in tem phủ bột len Dập nổi Tem có hiệu ứng về Trí tuệ (Tem tương tác) Ứng dụng công nghệ hiện đại In mực cảm ứng nhiệt Tùy biến Tem sách Xếp hình Thẻ cào & phản chiếu Trò chơi Tem làm bằng chất liệu đặc biệt Gỗ Tơ, Lụa Vải, Thêu Nhựa Vàng Bạc Chất liệu đặc biệt khác Giấy in tem đặc biệt Dị hình Tem dị hình Tờ tem dị hình Sổ tem dị hình Kỳ lạ Thiết kế tem Tem có hiệu ứng về 5 giác quan Tem sinh đôi Tem không có quốc hiệu Tem in mặt sau Văn bản siêu nhỏ trên tem Tem có mã vạch Tem có giá mặt đặc biệt Tem quảng cáo Tem xổ số Tem Photomosaics Các loại tem kỳ lạ khác Tem ứng dụng kỹ thuật an toàn Chữ siêu nhỏ bảo an Răng tem dị hình Chống tái sử dụng tem Các kỹ thuật an toàn khác Kỷ lục trong Thế giới Tem Nổi tiếng nhất & giá trị nhất Đầu tiên Kích thước tem Kích thước tờ tem Giá mặt Kỷ lục khác NGÀY NÀY QUA TEM Thế giới January - T.1 February - T.2 March - T.3 April - T.4 May - T.5 June - T.6 July - T.7 August - T.8 September - T.9 October - T.10 November - T.11 December - T.12 Việt Nam Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 VẬT PHẨM BƯU CHÍNH Phong bì Phong bì thực gửi Nhóm thực gửi phong bì Bưu ảnh - Bưu thiếp (Post Card) Bưu thiếp cực đại (Thiếp Maxima) Các loại khác GÓC SƯU TẬP NGOÀI TEM Tiền Việt Nam Tiền Giấy Tiền Xu Các loại Giấy tờ có giá trị như Tiền Tiền nước ngoài Tiền Giấy Tiền Xu Thẻ điện thoại (Phonecard) Vật phẩm Sưu tập khác Con niêm Tem nhãn - Tem phiếu Nhãn diêm Các loại khác SIÊU THỊ VIET STAMP Bảng tin Siêu thị VIET STAMP Đăng ký bán hàng Quầy : Tem & Vật phẩm Bưu chính Phòng giao dịch chung trong quầy TEM Các gian hàng riêng trong quầy TEM Shop Tem: greenfield Shop Tem: foxglove2012 Shop Tem: zodiac Shop Tem: ĐÀM MẠNH Shop Tem: goldwood Shop Tem: HOALANBD Shop Tem: HoaHoa Shop Tem: Chie Shop Tem: helicopter Shop Tem: Ng.H.Thanh Shop Tem: BTR Shop Tem: HongDuc08 Shop Tem: theloveofsiam83 Shop Tem: Mr. Biahoi Quầy : Tiền Quầy : Vật phẩm Sưu tập khác Sàn đấu giá VIET STAMP Phòng đấu giá 1 Phòng đấu giá 2 Phòng đấu giá 3 Phòng đấu giá 4 Phòng đấu giá 5 Trao đổi - Cần mua NHÀ TRƯNG BÀY VIET STAMP Trưng bày TEM Phòng trưng bày TEM chung Những bộ sưu tập tham dự Triển lãm Tem Bưu chính Viet Stamp lần thứ 2 Những bộ sưu tập tham dự Triển lãm Viet Stamp VI - 2012 Các phòng trưng bày TEM riêng Phòng trưng bày 'Nguoitimduong' Phòng trưng bày 'Poetry' Phòng trưng bày 'phamtuananh' Phòng trưng bày 'Đêm Đông' Phòng trưng bày 'Tien' Phòng trưng bày 'hat_de' Phòng trưng bày 'chimboica' Phòng trưng bày 'The smaller dragon' Phòng trưng bày 'Dammanh' Phòng trưng bày 'thang3393' Phòng trưng bày 'hongduc2008' Phòng trưng bày 'HanParis' Phòng trưng bày 'stamp-history' Trưng bày TIỀN duc4eyes Tri Thức Trưng bày CÁC VẬT PHẨM SƯU TẬP KHÁC Tác phẩm của Bạn Thơ Nguyễn Thành Sáng GIAO LƯU Trong niềm Thân Ái Album thiệp chúc mừng Chúc mừng Sinh nhật Bạn Tem Nhật ký Gia đình Viet Stamp Nối vòng tay lớn Thông tin về Bạn Thư đến ... Tin đi Kết bạn chơi Tem Hội 9x Hội Quán Chị Em VS Nhóm "GÓP ĐÁ XÂY TRƯỜNG SA 1" Album ảnh VIET STAMP Chân dung Thành viên GIẢI TRÍ - THÔNG TIN TỔNG HỢP Lang thang lượm lặt Tin thời sự Cùng đọc và suy gẫm Ẩm thực Chuyện lạ bốn phương Cuộc sống đó đây Góc kỹ thuật số Sự kiện Sức khỏe Văn hóa - Giáo dục - Tri thức Triết lý cuộc sống Vui ^_^ Vui Linh tinh... lang tang... Thư giãn & Cười Tiệm buôn dưa Du ngoạn 4 phương cùng VIET STAMP Nước Việt mến yêu Vòng quanh Thế giới FOREIGN MEMBERS FORUM Guides to use the forum Stamp & Postal Stationery Viet Nam World Maxicard Banknote & Coin Viet Nam World Other Collections Viet Nam World Exchanges
Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài Chuyên Mục Trả Lời Bài Mới Nhất
Ngỡ ngàng cụ bà giỏi tiếng Anh và Pháp có bộ sưu tập tem 'khủng' Poetry Nhà sưu tập 0 21-06-2019 01:28
Hủ Tiếu và Cuộc Đời HanParis Triết lý cuộc sống 0 14-06-2013 06:02
Tiếp tục đấu giá. nino huynh Chung tay ủng hộ Viet Stamp 1 20-11-2011 21:03
Ngược đãi tiếng Việt Cồ Việt Cuộc sống đó đây 35 05-11-2009 16:34
Tiếng "lóng" hat_de Linh tinh... lang tang... 19 29-04-2009 20:31

-- Anh (English) -- Việt (Vietnamese) Liên Hệ - Trang thông tin điện tử tổng hợp/Website VIET STAMP - Lưu Trữ - Trở Lên Trên
©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC) Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011 Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791 Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này. -------------------- Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd. Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.

Từ khóa » Tiếng Lóng Khứa