[Tiếng Nhật Giao Tiếp] – Chủ đề “Diễn Tả Hành động Cho Và Nhận”
Có thể bạn quan tâm
- Đăng bởi: Trung Nguyễn
- Ngày đăng: 20/12/2014 - 10:49 AM
- 6187 Lượt xem
Học tiếng Nhật Bản – Hành động “Cho” và “Nhận” trong tiếng Nhật – Vai trò trong ngữ pháp tiếng Nhật
Những từ chỉ sự “cho – nhận” như “shite morau”, “shite kureru”, “shite ageru”, “shite yaru”, “shite kudasaru”, “shite itadaku”,… trong tiếng Nhật cũng có thể là thứ gây nhầm lẫn cho người học, nhưng nếu bạn biết cách sử dụng những từ này thì bạn sẽ có một công cụ tuyệt vời để diễn đạt tiếng Nhật. Bài này sẽ giới thiệu với bạn cách sử dụng và tầm quan trọng trong ngữ pháp tiếng Nhật của chúng.
~くれる:Ai đó đưa gì cho “tôi”
~してくれる: Ai đó làm gì cho “tôi”
手紙を書いてくれてありがとう! Cám ơn bạn đã viết thư cho tôi. 先輩、論文のことを助けてくれてありがとうございます。ぼくが卒業できたのは先輩のおかげです。 Thưa chị, cám ơn anh đã giúp tôi viết luận văn. Tôi tốt nghiệp được là nhờ có chị. 彼は日本食をおごってくれた。 Anh ấy chiêu đãi tôi bữa cơm Nhật Bản. この漢字の読み方を教えてくれませんか。 Anh có thể chỉ tôi cách đọc chữ kanji này được không?くれる: Đưa cho “tôi” cái gì đó
安西ちゃんはこれをくれたよ。 Em Anzai đưa cái này cho tôi đấy.Mệnh lệnh thức: Ra lệnh ai làm cho “tôi” việc gì (dùng “shite kure”); chú ý là chỉ dùng với người có vị thế dưới bạn hoặc các mối quan hệ thân mật, suồng sã.
ご飯を炊いてくれて! Nấu cơm cho mẹ nhé! お金を返してくれ! Trả tiền tao đây. 勘弁してくれよ! Để cho tớ yên đi! ごめん!俺が悪かった。許してくれ。 Xin lỗi nhé, tớ đã sai rồi. Thứ lỗi cho tớ nhé.~もらう: Ai nhận gì từ người khác
~してもらう: Ai được người khác làm cho việc gì đó
Người nhận ở đây có thể là “tôi” (nhân xưng thứ nhất), “bạn” (nhân xưng thứ hai) hay là người thứ ba nào đó. Chú ý là tiếng Nhật hay ẩn đi hành động của chủ thể (thường là “tôi” ở câu kể và “bạn” ở câu cầu khiến). Các bạn hãy xem các ví dụ sau.
愛海:彼からチョコレートをもらったよ。 綾:そうなの?私の彼氏から何ももらっていないわ。 Manami: Tớ nhận được sô cô la từ bạn trai đấy. Aya: Thế à? Tớ chẳng nhận được gì từ bạn trai cả. 母:おじさんのところで果物をもらってね。 子:了解! Mẹ: Con nhớ nhận hoa quả ở chỗ bác nhé. Con: Dạ rõ! 日本に留学している間に、佐藤さんからいろいろ手伝ってもらった。 Khi còn đi du học Nhật Bản, tôi đã nhận được rất nhiều sự trợ giúp của ông Satoh. 高橋さんに漢字を教えてもらって! Học kanji từ anh Takahashi đi! 窓を開いてもらえませんか。 Anh có thể mở giùm tôi cửa sổ được không? もう行かなくてもいいよ。弘樹君に行ってもらったから。 Không cần đi nữa đâu. Tôi đã nhờ bạn Hiroki đi rồi.~あげる:Đưa cho ai cái gì
~してあげる:Làm cho ai việc gì
Cách dùng giống “morau” nhưng nghĩa ngược lại. Chủ thể hành động có thể được mặc định là “tôi” (nếu không có chủ ngữ) hay “bạn” (nếu câu cầu khiến) hay đơn giản là người nào đó.
彼は気前良い人で、友達にお金をあげることがよくあります。 Anh ấy là người hào phóng, thường hay đưa tiền cho bạn. 彼が外国人だから、親切にしてあげてね。 Anh ấy là người nước ngoài, hãy đối xử tử tế nhé.~やる:Đưa cho ai cái gì
~してやる:Làm cho ai cái gì
Cách dùng: Chỉ dùng với người có vị thế dưới bạn.
貧しい人に金をやる Đưa tiền cho người nghèo 彼のところへ娘を嫁にやる Gả con gái về nhà anh ta 芝に水をやる Tưới nước cho cỏ "yaru" là từ dùng với người dưới, nên là từ hay dùng trong những câu nạt nộ: 殺してやる! Tao sẽ giết mày! 今日のことを覚えておけ。後悔させてやる。 Mày hãy nhớ việc ngày hôm nay. Tao sẽ làm mày phải hối hận.Chú ý: “yaru” còn nhiều nghĩa khác như “làm” (nghề gì đó, ví dụ: バーをやっている, việc gì đó, ví dụ: サッカーをやっている) hay “sinh sống” (こんな給料でやっていけない) và còn một số nghĩa nữa, các bạn có thể tra từ điển.
CÁCH NÓI LỊCH SỰ
Các cách nói ở trên chỉ được dùng trong những hoàn cảnh không trang trọng, với người ngang hoặc dưới bạn.
~ください:Xin hãy đưa — cho “tôi”
~してください:Xin hãy làm — cho “tôi”
カードをもう1枚ください。 Xin hãy đưa thêm 1 cái thẻ cho tôi. 彼女が来るかどうか知らせてください。 Xin hãy thông báo cô ấy có đến không. これをどうやったらよいか教えて下さいませんか。 Xin hãy cho biết nên làm việc này thế nào thì được ạ?~くださる:Ai (người vị thế cao) đưa gì cho “tôi”
~してくださる:Ai (người vị thế cao) làm gì cho “tôi”
これは陛下様が下さった刀です。 Đây là thanh gươm mà bệ hạ tra cho tôi. 先生、親切なご指導してくださってありがとうございます。 Thưa cô, cám ơn cô vì đã chỉ bảo tận tình.~いただく(頂く):“Tôi” nhận gì từ ai (người vị thế cao)
~していただく:“Tôi” được ai (người vị thế cao) làm cho việc gì đó
Cách dùng: Dùng giống “kureru” nhưng cho trường hợp trang trọng hoặc với người trên.
佐藤さんに漢字を教えていただいた。 Tôi được ông Satoh dạy chữ kanji. 窓を開けていただけませんか。 Anh mở giùm tôi cửa sổ được không ạ? もう期限が過ぎましたが、ご登録をさせていただけませんか。 Đã quá thời hạn rồi nhưng chị cho tôi đăng ký được không ạ? おじいさんから果物を頂いた。 Tôi nhận hoa quả từ ông nội.CÁCH NÓI THÂN MẬT
~ちょうだい(~頂戴):Yêu cầu ai đưa gì cho “tôi”
~してちょうだい:Yêu cầu ai làm gì cho “tôi”
“Kurete” và “kure” thường chỉ dùng trong mệnh lệnh thức chứ không dùng trong trường hợp thân mật. Những trường hợp thân mật giữa bạn bè hay trong gia đình thì dùng “choudai” làm câu cầu khiến.
胡椒をちょうだい! Đưa lọ hạt tiêu cho tôi! 窓を開けて頂戴! Mở giùm cửa sổ cái! ご飯を作ってちょうだい。 Nấu cơm giùm nhé.CÁC VÍ DỤ
安藤さんは新人だからいろいろ教えてあげて。 Anh Andoh là người mới nên chỉ nhiều thứ cho anh ấy đi. 健康のことが心配なら、診察してもらって! Nếu anh lo lắng về sức khỏe thì đi khám đi. 彼は友達からいろいろ援助してもらったが、結局破産してしまった。 Anh ấy nhận được nhiều sự trợ giúp của bạn bè nhưng cuối cùng đã phá sản. 彼はとても娘を可愛がっている。最近娘にスポーツカーをも買ってあげた。 Ông ấy rất cưng con gái. Gần đây còn mua cho cả xe thể thao. もう頭が痛いから黙ってくれ! Im đi đau đầu lắm! 彼を手伝ってあげましょう。 Chúng ta hãy giúp anh ấy đi. もう資金がないから、あなたのお金持ちのおじさんから助けてもらいましょう。 Không còn vốn nữa, chúng ta hãy nhận sự cứu giúp từ ông bác giàu có của chị においしますから、たばこをやめてもらえませんか。 Anh có thể thôi hút thuốc được không, có mùi lắm. ぐちゃぐちゃ文句を言うのはやめてくれないか。 Có thôi kêu ca lẩm bẩm đi không? 本日ご来店していただいてありがとうございます。 Hôm nay chúng tôi rất cám ơn quý khách đã đến cửa hàng.TẦM QUAN TRỌNG TRONG NGỮ PHÁP TIẾNG NHẬT
Tầm quan trọng của các từ ở trên thực ra không hẳn chỉ để diễn tả sự “cho – nhận” mà nó còn có chức năng ngữ pháp quan trọng để diễn tả hành động từ một chủ thể hướng đến một đối tượng nào. Ví dụ câu,
健康のことが心配なら、診察してもらって!
Nếu anh lo lắng về sức khỏe thì đi khám đi.
là chỉ việc “người nghe” nhận hành động “khám” từ bác sỹ. Ở đây “người nghe” là người được khám, chứ không phải là người khám bệnh. Bạn có thể thấy tầm quan trọng của từ này. Nếu chỉ nói là
健康のことが心配なら、診察して!
thì sẽ thành “Nếu anh lo lắng về sức khỏe thì anh hãy khám đi”, sẽ được hiểu là cầu khiến người nghe tự khám bệnh cho mình và ý nghĩa sẽ sai hẳn so với ý định của người nói.
Hay là câu,
安藤さんは新人だからいろいろ教えてあげて。
Anh Andoh là người mới nên chỉ nhiều thứ cho anh ấy đi.
có ý nghĩa là người nó muốn người nghe chỉ nhiều thứ cho anh Andoh (vì anh là người mới) chứ không phải là chỉ nhiều thứ cho “tôi” (tức người nói). Nếu nói là
安藤さんは新人だからいろいろ教えて。
Thì ý nghĩa của câu sẽ thành ra “Anh Andoh là người mới nên hãy chỉ nhiều thứ cho tôi”. Chỉ có thể nói điều đó nếu đang nói về “tôi” – người mới:
新人ですからいろいろ教えてください。
“Tôi là người mới nên xin hãy chỉ nhiều thứ cho tôi”.
Các bạn nên ghi nhớ là tất cả các từ trên đều có tầm quan trọng trong ngữ pháp tiếng Nhật cũng như diễn tả mối quan hệ giữa người nói với người nghe và diễn tả hoàn cảnh nơi sự việc diễn ra (trang trọng hay không trang trọng.)
Tầm quan trọng trong ngữ pháp tiếng Nhật của từ diễn tả “Cho – Nhận”: Diễn tả hành động từ chủ thể nào tới đối tượng nào
Học tiếng Nhật Bản
- Chia sẽ trên Twitter
- Chia sẽ trên Facebook
- Chia sẽ trên LinkedIn
- Chia sẽ trên Google+
Từ khóa » Chiêu đãi Tiếng Nhật Là Gì
-
Chiêu đãi Trong Tiếng Nhật Là Gì? - Từ điển Việt-Nhật
-
Cúi đầu, Dối Trá, Chiêu đãi Tiếng Nhật Là Gì ?
-
Chiêu đãi Trong Tiếng Nhật Nghĩa Là Gì? - Mazii
-
Chiêu đãi Trong Tiếng Nhật Nghĩa Là Gì? - Mazii
-
"chiêu đãi" Tiếng Nhật Là Gì? - EnglishTestStore
-
Top 15 Chiêu đãi Tiếng Nhật Là Gì
-
Cúi đầu, Dối Trá, Chiêu đãi Tiếng Nhật Là Gì ? - MarvelVietnam
-
Cách Nói Cám ơn Trong Tiếng Nhật. - Trung Tâm đào Tạo Ngoại Ngữ
-
Gochisousama Là Gì - SGV
-
Nói Cảm ơn Trong Tiếng Nhật - SGV
-
Dối Trá Tiếng Nhật Là Gì?
-
Câu Giao Tiếp "Itadakimasu" (Cảm ơn Vì Bữa ăn) - Dạy Tiếng Nhật Bản
-
Từ Chiêu đãi Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt