Tiếng Pháp Và Bánh Cu - đơ? Mối Liên Quan Không Phải Ai Cũng Biết!

Tiếng Pháp và bánh Cu – đơ? Mối liên quan không phải ai cũng biết!

Những ai dù ở miền Bắc hay Nam cũng không lạ gì khi nghe đến tên “cu đơ Hà Tĩnh”. Đã có nhiều nơi làm nhưng kẹo cu đơ Hà Tĩnh có vị ngọt đậm đà, cùng với bát nước chè xanh vừa thơm vừa chát, hai vị hòa tan vào nhau rất thú vị.

Thú vị nhất là nguồn gốc tên gọi món kẹo ngon này. Thật chất món kẹo này đã xuất hiện khá lâu, rất nhiều người nấu bán ngoài chợ dùng để làm quà, ăn chơi.

Trong số những người nấu kẹo ở Hương Sơn, có ông Cu Hai (quê làng Thịnh Xá). Kỹ thuật nấu kẹo của ông Cu Hai có nhiều điểm nổi trội hơn người khác. Ông chọn loại mật vàng sáng, không gợn, không cặn. Lạc mua về nhặt bỏ hết hạt lép, chỉ dùng loại to, bóng mẩy. Miếng kẹo ông Cu Hai nấu ra không mềm quá, cũng không cứng quá. Bởi thế, sản phẩm của ông đẹp về hình thức, ngon về chất lượng. Vào những đêm trăng sáng, dân làng tề tựu tại sân nhà ông Cu Hai, ăn kẹo, uống nước chè xanh. Ngày đó, kẹo đổ ra khuôn, bên dưới có lớp giấy mỏng hoặc lót bằng lá chuối. Sau này, giấy và lá chuối được thay bằng hai tấm bánh đa nướng. Cách làm này vẫn được duy trì cho đến nay.

Sau năm 1945, trong một buổi lao động tập thể của Đoàn Thanh niên Cứu quốc xã Mỹ Hoà (làng Gôi Mỹ và làng Hoà Bình hợp nhất), một số người chưa quen lao động, thấm mệt, bỏ về sớm, thì ông Nguyễn Việt Dũng (cư trú tại phường Minh Xuân, thị xã Tuyên Quang) buột miệng đùa: “Cố làm thêm lúc nữa, rồi ta đi ăn kẹo Cu Đơ”.

Cả nhóm đồng thanh hưởng ứng. Từ tên riêng Cu Hai, bỗng nhiên được đổi thành Cu Đơ (tiếng Pháp, Đơ (Deux) có nghĩa là Hai).

Đi sâu vào tìm hiểu mới thấy nhiều điều thú vị ẩn sau những cái tên quen thuộc phải không?

-Ngân (sưu tầm)-

Từ khóa » Kẹo Cu đơ Tiếng Trung Là Gì