Tiếng Quảng Đông – Wikipedia Tiếng Việt

Đối với ngôn ngữ chính thức ở Việt Nam cũng được gọi là Việt ngữ, xem tiếng Việt.
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (tháng 5/2024)
Tiếng Quảng Đông
Việt ngữ
粵語/粤语廣東話/广东话
"Việt ngữ" phồn thể (trái) và giản thể (phải)
Khu vựcLưỡng Quảng, Hồng Kông, Ma Cao và Miền Bắc Việt Nam, Hoa Kiều
Tổng số người nói60 triệu - 80 triệu
Dân tộcNgười Quảng Đông
Phân loạiHán-Tạng
  • Hán
    • Tiếng Trung Quốc
      • Tiếng Quảng Đông
Phương ngữPhương ngôn Việt Hải (gồm tiếng Quảng Châu) Phương ngôn Câu-Lậu Phương ngôn Ung-Tầm Phương ngôn Tứ Ấp (gồm tiếng Đài Sơn) Phương ngôn Cao-Dương Phương ngôn Ngô-Hóa Phương ngôn Khâm-Liêm
Hệ chữ viếtChữ Hán phồn thể Chữ Hán giản thể
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại Hồng Kông  Ma Cao
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3yue
Glottologyuec1235[1]
Linguasphere79-AAA-m
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Quảng Đông (giản thể: 广东话; phồn thể: 廣東話; Hán-Việt: Quảng Đông thoại), còn gọi là Việt ngữ (giản thể: 粤语; phồn thể: 粵語), là một nhánh chính của tiếng Trung được nói tại miền Nam Trung Quốc, đặc biệt là ở Quảng Đông, Quảng Tây, Hồng Kông và Ma Cao.

Tiếng Quảng Đông bao gồm nhiều phương ngôn khác nhau, trong đó có hai phương ngôn từng đóng vai trò làm lingua franca trong các cộng đồng người Hoa hải ngoại tại Bắc Mỹ là tiếng Đài Sơn (thế kỷ XIX) và tiếng Quảng Châu (thế kỷ XX). Tiếng Quảng Châu-được nói tại thủ phủ Quảng Châu của tỉnh Quảng Đông-là phương ngữ ưu thế của nhánh ngôn ngữ này, nó cũng là ngôn ngữ chính thức tại hai đặc khu hành chính Hồng Kông và Ma Cao. Tiếng Quảng Đông cũng được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng người Hán ở nước ngoài ở Đông Nam Á (đáng chú ý nhất là ở Việt Nam và Malaysia, cũng như ở Singapore và Campuchia ở mức độ thấp hơn) và trên khắp thế giới phương Tây.

Các phương ngôn của tiếng Quảng Đông không thể thông hiểu qua lại được với các phương ngôn khác của tiếng Trung.[2] Các phương ngôn tiếng Quảng Đông bảo lưu được nhiều nhất các phụ âm cuối và hệ thống thanh điệu của tiếng Trung trung đại nhưng lại không bảo tồn được một số phụ âm đầu và giữa như các phương ngôn khác.

Tiếng Quảng Đông được đánh giá là một trong những phương ngữ bảo thủ nhất của tiếng Hoa do bảo tồn được khá nhiều những đặc điểm cấu trúc âm tiết, bao gồm phụ âm cuối p, t, k và hệ thống ngữ âm thanh điệu tương đối phức tạp. Tuy nhiên phương ngữ này lại mất đi rất nhiều phụ âm đầu trong quá trình phát triển đặc biệt là các âm ma sát được bảo tồn trong các phương ngữ xung quanh khác.

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tiếng Anh, thuật từ Canton vốn chủ yếu dùng để chỉ thủ phủ Quảng Châu nhưng nó còn được dùng để gọi chung cả tỉnh Quảng Đông (xét về mặt từ nguyên thì Canton liên quan tới Quảng Đông). Tương tự thế, thuật từ Cantonese nguyên gốc dùng để gọi tiếng Quảng Châu[3] nhưng còn được dùng để đề cập tới cả tiếng Quảng Đông nói chung.[4]

Trong cộng đồng nói tiếng Quảng Đông trên toàn cầu thì cụm từ 白話 Baak6 waa2; Baahkwá (Bạch thoại), 唐話 (Đường thoại) để chỉ cho ngôn ngữ của mình, trong khi một số người nói tiếng Quảng Đông nhằm phân biệt phương ngữ của mình thì còn có thêm 廣府話 Gwong2 fu2 waa2; Gwóngfú wá (Quảng Phủ thoại) để chỉ phương ngữ Quảng Châu

Để tránh nhập nhằng, giới hàn lâm dùng thuật từ Yue ("Việt" như trong "Bách Việt") để đề cập tới tiếng Quảng Đông.[5][6] Trong tiếng Việt, tên gọi tiếng Quảng Đông có khi lại đề cập cụ thể tới phương ngôn Quảng Châu. Tuy nhiên, thuật ngữ được chọn trong bài viết này vẫn là tiếng Quảng Đông thay vì Việt ngữ để tránh nhầm với tiếng Việt.

Lịch Sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Âm vị học

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Quảng Đông tiêu chuẩn (phương ngữ Hồng Kông - Quảng Châu) gồm 19 phụ âm đầu, và 1 âm thanh hầu cho các âm tiết bắt đầu bằng nguyên âm [7]

Bảng sau đây gồm kí hiệu IPA cùng với (Jyutping/Yale)

Môm Răng - Lợi Ngạc cứng Ngạc Thanh hầu
mềm môi hóa
Mũi m (m) n (n) ŋ (ng)
Âm tắt (miệng) chân răng p (b) t (d) k (g) (gw) (ʔ)
bật hơi (p) (t) (k) kʰʷ

(kw)

Âm xát chân răng t͡s (z/j)
bật hơi t͡sʰ (c/ch)
Âm xát f (f) s (s) h (h)
Tiếp cận l (l) j (j/y) w (w)
Biểu đồ IPA trong tài liệu nghiên cứu tiếng Quảng Đông Zee 1999
Biểu đồ IPA các nguyên âm tiếng Quảng Đông
Biểu đồ IPA các nguyên âm đôi
Thanh điệu phương ngữ Hồng Kông kèm theo kí hiệu số của Jyutping và chữ Hán

Tiếng Quảng Đông ở Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Người Hoa Bài chi tiết: Người Ngái Bài chi tiết: Người Sán Dìu

Ở Việt Nam, tiếng Quảng Đông là ngôn ngữ chính của cộng đồng dân tộc Hán, thường được gọi là người Hoa, chiếm khoảng một triệu người và là một trong những dân tộc thiểu số lớn nhất trong cả nước. Hơn một nửa dân số người Hoa ở Việt Nam nói tiếng Quảng Đông như bản ngữ và ngôn ngữ này cũng đóng vai trò là lingua franca trong số các nhóm phương ngữ tiếng Hán khác nhau. Nhiều người bản ngữ nói rằng việc họ tiếp xúc với tiếng Việt, với giọng Việt hoặc khuynh hướng để 'chuyển mã' giữa tiếng Quảng Đông và tiếng Việt.

Tiếng Quảng Đông tại Việt Nam không thể thông hiểu với các phương ngôn tiếng Quảng Đông khác vì sự khác biệt trong âm vị và ngữ pháp vốn bị ảnh hưởng bởi tiếng Việt.

Tiếng Quảng Đông ở Móng Cái là phương ngữ Khâm Liêm của người Quảng Đông ở Móng Cái, Việt Nam. Hầu hết những người nói đều đến từ Phòng Thành Cảng.

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Quảng Đông ở Việt Nam phân bố ở nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam. Nó được phân bổ nhiều hơn ở khu vực phía Bắc và phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Trong số các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, người Sán Dìu, người Ngái và người Việt gốc Hoa đều sử dụng phương ngữ này.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Quảng Đông ở Việt Nam là sự pha trộn giữa tiếng Việt và các biến thể khác của Trung Quốc và khá khác với tiếng Quảng Đông tiêu chuẩn.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Yue Chinese”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Victor H. Mair (2009): Mutual Intelligibility of Sinitic Languages
  3. ^ “Cantonese”. Từ điển tiếng Anh Oxford . Nhà xuất bản Đại học Oxford. (Subscription or participating institution membership required.)
  4. ^ Ager, Simon. “Cantonese language, pronunciation and special characters”. Omniglot. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2017.
  5. ^ Ethnologue: "Yue Chinese"; "Yue" or older "Yüeh" in the OED; ISO code yue
  6. ^ Ramsey (1987), tr. 98.Lỗi sfnp: không có mục tiêu: CITEREFRamsey1987 (trợ giúp)
  7. ^ “漢語多功能字庫”. humanum.arts.cuhk.edu.hk. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến ngôn ngữ này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Tiếng Trung Quốc
Các loại văn nói
Các loại chínhQuan thoại  • tiếng Ngô  • tiếng Cám  • tiếng Tương  • tiếng Mân  • tiếng Khách Gia  • tiếng Quảng Đông  • tiếng Huy  • tiếng Tấn  • tiếng Bình  • tiếng Đam Châu  • tiếng Thiều Châu
Các loại tiếng Mântiếng Mân Đông  • tiếng Mân Nam  • tiếng Mân Bắc  • tiếng Mân Trung  • tiếng Mân Thiệu Tương  • tiếng Mân Phủ Tiên  • tiếng Mân Lôi Châu  • tiếng Mân Hải Nam
Các dạng được chuẩn hóatiếng Trung Quốc Tiêu chuẩn  • tiếng Quảng Châu  • tiếng Phúc Kiến Đài Loan  • Tiếng Triều Châu
Âm vị học lịch sửtiếng Hán thượng cổ  • tiếng Hán trung cổ  • tiền Mân  • tiền Quan thoại  • tiếng Hán Nhi
Lưu ý: Phân loại trên chỉ là một trong nhiều kiểu.Xem: Danh sách các phương ngôn tiếng Trung Quốc
Các loại văn viết
Các loại văn viết chính thứcVăn ngôn  • Bạch thoại

Từ khóa » Tự Học Tiếng Quảng Châu