Tiết 47: Văn Bản Bài Thơ Về Tiểu đội Xe Không Kính (Phạm Tiến Duật)
Có thể bạn quan tâm
- Trang Chủ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Upload
- Liên hệ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Thấy được vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn những năm tháng đánh Mĩ ác liệt và chất giọng hóm hỉnh, trẻ trung trong một bài thơ của Phạm Tiến Duật.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.
- Đặc điểm thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
- Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.
- Cảm nhận được giá trị ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.
3. Thái độ: - Giáo dục HS tình cảm trân trọng hình ảnh những người lính trong chiến đấu.
C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích, bình giảng, trực quan.
4 trang thanhmai123 4420 1 Download Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 47: Văn bản Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênTuần : 10 Ngày soạn: 27/10/2012 Tiết PPCT: 47 Ngày dạy: 29/10/2012 Văn bản: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH Phạm Tiến Duật A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Thấy được vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn những năm tháng đánh Mĩ ác liệt và chất giọng hóm hỉnh, trẻ trung trong một bài thơ của Phạm Tiến Duật. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật. - Đặc điểm thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn. - Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạngcủa những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại - Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ. - Cảm nhận được giá trị ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ. 3. Thái độ: - Giáo dục HS tình cảm trân trọng hình ảnh những người lính trong chiến đấu. C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích, bình giảng, trực quan. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS: 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng và nêu ý nghĩa bài thơ Đồng chí – Chính Hữu? Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của tình đồng chí qua 3 câu thơ cuối? 3. Bài mới: GV cho HS nghe bài hát Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây và vào bài. “Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn. Hai đứa ở hai đầu xa thẳm”Nghe những câu thơ này của nhà thơ Phạm Tiến Duật chắc hẳn không ai có thể quên được những tháng năm hào hùng cả nước ta tham gia đánh Mỹ. Những cánh rừng Trường Sơn khốc liệt phải hứng chịu hàng ngàn, hàng vạn tấn bomlớp lớp thế hệ thanh niên lên đường tòng quân trong đó Phạm Tiến Duật nổi lên như một nhà thơ - chiến sĩ của những chàng lái xe dũng cảm, những cô thanh niên xung phong xinh xắn, tươi trẻ. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã góp một tiếng nói nghệ thuật mới mẻ về đề tài thế hệ trẻ chống Mỹ cứu nước HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY GIỚI THIỆU CHUNG GV: Hãy giới thiệu về tác giả Phạm Tiến Duật? Hoàn cảnh ra đời, thể thơ? HS suy nghĩ và trả lời GV: Thời điểm này cuộc kháng chiến chống Mỹ đang bước vào giai đoạn khốc liệt nhất trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh có hệ thống những * Bài thơ được tặng giải nhất cuộc thi thơ do Báo Văn nghệ (1969 – 1970) tổ chức ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN GV hướng dẫn HS cách đọc và tìm hiểu từ khó. 2 HS đọc -> Nhận xét GV: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Bố cục bài thơ? HS: Thể thơ câu dài, nhịp điệu linh hoạt như văn xuôi, ít vần GV: Nhan đề bài thơ có gì khác lạ? Bài thơ có mấy hình ảnh đựơc khắc họa? Vậy có thể chia đoạn bài thơ theo hai hình ảnh này được không? HS: suy nghĩ và trả lời - Nhan đề làm nổi bật một hình ảnh rất độc đáo của toàn bài và đó là hình ảnh hiếm gặp trong thơ - hình ảnh những chiếc xe không kính. - Vẻ khác lạ còn ở hai chữ “bài thơ” tưởng như rất thừa nhưng là sự khẳng định chất thơ của hiện thực, của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, vượt lên nhiều thiếu thốn, hiểm nguy của chiến tranh. GV: Tìm những câu thơ trực tiếp miêu tả hình ảnh những chiếc xe? GV: Những chiếc xe không kính còn được miêu tả cụ thể hơn qua những câu thơ nào? Hai câu thơ này có giọng điệu thư thế nào? Mục đích của tác giả là gì? GV: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả những chiếc xe? Tác dụng? GV: Miêu tả hình ảnh những chiếc xe bị hư hỏng đến mức trần trụi thế này, tác giả muốn nói điều gì về chiến tranh? Sự khốc liệt của chiến tranh ở Trường Sơn. GV: Lý do nào khiến những chiếc xe như thế này vẫn tiến về phía trước? GV bình: Xưa nay hình ảnh thơ thường được miêu tả mĩ lệ hoá mang ý nghĩa tượng trưng hơn tả thực như cỗ xe tam mã, chiếc xe trong “Bài ca lái xe đêm” của Tố Hữu, “Tiếng hát Con tàu” của Chế Lan Viên, “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Hình ảnh những chiếc xe không kính vốn không hiếm trong chiến tranh, nhưng phải có hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch như Phạm Tiến Duật mới nhận ra được và đưa nó vào thành hình tượng thơ độc đáo của chiến tranh chống Mĩ ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn đầy bom đạn. GV: Tư thế của người lính lái xe được miêu tả qua câu thơ nào? Nhận xét về dấu hiệu nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ này? GV: Nhà thơ muốn diễn tả tư thế như thế nào của người lính? (bình tĩnh, tự tin, hiên ngang) GV: Lái những chiếc xe không kính, người lính gặp phải những khó khăn nào? GV: Nhận xét về biện pháp nghệ thuật sử dụng trong những câu thơ này? Tác dụng? GV: Gió, bụi, mưa tác động như thế nào đến người lái xe? GV: Trước những khó khăn này, người lính có thái độ và hành động thế nào? GV: Cách diễn đạt như thế này cho em biết gì về tinh thần của người lính? GV: Tìm câu thơ thể hiện tình đồng đội giữa những người lính? Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới. Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồiChung bát đũa nghĩa là gia đình đấy GV: Nhận xét về hình ảnh thơ được sử dụng và tác dụng của nó? Hình ảnh thơ chân thực gợi tả tình đồng đội gắn bó thân thiết. GV: Nhà thơ đã lý giải những phẩm chất trên đây của người lính qua câu thơ nào? GV: So sánh hai cặp câu thơ để phát hiện ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng? Thảo luận nhóm – 4 phút GV: Em hiểu như thế nào về hình ảnh: trong xe có một trái tim? Hình ảnh hoán dụ: Tượng trưng cho ý chí quyết chiến quyết thắng vì mục đích cao đẹp: tất cả vì miền Nam thân yêu. Trái tim cầm lái . Sức mạnh không phải ở phương tiện kỹ thuật hiện đại. Sức mạnh ở tinh thần con người. GV: Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng nói: đặt nhan đề Bài thơ về tiểu đội xe không kính là ông muốn nói đến chất thơ của hiện thực ấy. Em hiểu như thế nào về chất thơ trong bài thơ này? GV bình: Biện pháp hoán dụ, đối lập để khẳng định : ý chí nghị lực phi thường là yếu tố hoàn thiện chân dung của họ. Kết thúc bài thơ là hình ảnh trái tim, có trái tim chiếc xe trở thành cơ thể sống để không có 1 bom đạn nào, sức mạnh quân sự nào,mất mát đau thương nào có thể ngăn trở những đoàn xe đêm ra trận. rái tim là nhãn tự của bài hội tụ vẻ đẹp của người cuộc sống. Nhà thơ Lâm Thị Mĩ Dạ lấy trái tim tượng trưng cho sự bất tử . Phải chăng trong các anh đã thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước được kết tụ và lưu truyền qua các thế hệ cha ông “Một trái tim biết yêu ” Quyết tâm giải phóng miền Nam không lay chuyển, tình yêu miền Nam là sức mạnh vô song (xe có thể thiếu nhiều thứ, nhưng không thể thiếu được trái tim hướng về miền Nam - xe chạy = trái tim = xương máu của những người chiến sĩ anh hùng) HS rút ra vài nét nghệ thuật chính và ý nghĩa văn bản? HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV gợi ý: So sánh để thấy được vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người chiến sĩ qua hai bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính. * Giống nhau: Cả hai bài thơ đều khắc họa hình ảnh người lính vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt để chiến đấu vì lí tưởng , độc lập dân tộc.. * Khác nhau: - Đồng chí xây dựng hình ảnh người lính trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ, xuất thân, cùng lí tưởnggắn bó bền chặt - Bài thơ về tiểu đội xe không kính: hình ảnh người lính là những con người lãng mạn, hào hoa, hiên ngang, dũng cảm, ngang tàng nhưng cũng rất lạc quan, yêu đời I.GIỚI THIỆU CHUNG: 1.Tác giả: Phạm Tiến Duật (1941- 2007) - Quê: Thanh Ba – Phú Thọ - Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. - Thơ ông tập trung vào thế hệ trẻ trong kháng chiến trên đường Trường Sơn. 2.Tác phẩm: a. Xuất xứ: Bài thơ được viết vào năm 1969, in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”, được giải nhất báo Văn nghệ 1969 b. Thể thơ: tự do II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1. Đọc – Tìm hiểu từ khó: 2. Tìm hiểu văn bản: a. Bố cục: - 7 khổ thơ: xoay quanh và làm nổi bật chủ đề: hiện thực khốc liệt của chiến tranh và sức mạnh của những người chiến sĩ lái xe trên Trường Sơn thời chống Mĩ b. Phân tích: b1. Nhan đề bài thơ: - Nhan đề lạ, dài so với những bài thơ khác, gợi hình ảnh những chiếc xe không bình thường, không có kính -> Thể hiện chất thơ vút lên từ trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh b2.Hiện thực khốc liệt của chiến tranh * Hình ảnh độc đáo - những chiếc xe không kính : Không có kính không có kính. Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi. -> Giải thích, thanh minh lý do khiến xe không kính. + Không có đèn + Không có mui xe + Thùng xe xước -> Bút pháp tả thực, liệt kê, câu thơ gần văn xuôi, giọng ngang tàng, lý sự với những động từ mạnh ð Hình tượng thơ mới lạ và độc đáo, bằng chứng sống của tính chất khốc liệt do chiến tranh gây ra. b3. Sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ lái xe: Ung dung buồng lái ta ngồi. Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng -> Đảo ngữ, điệp ngữ, so sánh: tư thế ung dung, hiên ngang, coi thường hiểm nguy. Không có kính ừ thì có bụi ...Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc Không có kính ừ thì ướt áo ...Chưa cần thay lái trăm cây số nữa -> So sánh, động từ mạnh: Thái độ bất chấp những khó khăn, nguy hiểm Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi -> Tinh thần lạc quan, yêu đời vượt lên mọi gian khổ khó khăn. Xe vẫn chạy vì miền Nam Chỉ cần trong xe có một trái tim -> Không vật chất - Có tinh thần (Đối lập: nhiều- một). Hình ảnh hoán dụ “trái tim”- Trái tim yêu nước, lòng dũng cảm, ý chí vì sự thống nhất của dân tộc. Khẳng định quyết tâm giải phóng miền Nam không lay chuyển ð Hình ảnh những người chiến sĩ lái xe: trẻ trung, tinh nghịch , ngang tàng mà kiên định lạc quan, yêu đời. Sức mạnh tinh thần của họ = sức mạnh của dân tộc Việt Nam. 3.Tổng kết: a. Nghệ thuật: - Lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính chất phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực. - Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, tạo nhịp điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàng, tinh nghịch. b. Nội dung: * Ý nghĩa văn bản: Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì chống giặc Mĩ xâm lược. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: * Bài cũ: Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ. Nắm nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản - Thấy được sức mạnh, vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng – những người đồng chí thể hiện qua chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. - So sánh để thấy được vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người chiến sĩ qua hai bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính. * Bài mới: Soạn Đoàn thuyền đánh cá , chuẩn bị tiết sau: "Tổng kết từ vựng" (Sự phát triển của từ vựng Trau dồi vốn từ) E. RÚT KINH NGHIỆM: . . .
Tài liệu đính kèm:
- tuan 10 van 9 tiet 47.doc
- Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 6 - Chủ điểm tháng 11: Tôn sư trọng đạo - Chủ đề 3, 4 : Nhớ công ơn các thầy cô giáo chúc mừng các thầy cô giáo
Lượt xem: 5083 Lượt tải: 2
- Toán học - Chuyên đề 2: Đường và phương trình đường
Lượt xem: 563 Lượt tải: 0
- Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 24: Liên hệ giữ dây và khoảng cách từ tâm đến dây - Năm học 2005-2006
Lượt xem: 195 Lượt tải: 0
- Bài giảng Sinh học Lớp 7 - Bài 51: Đa dạng của lớp thú (Tiếp). Các bộ móng guốc và bộ linh trưởng
Lượt xem: 587 Lượt tải: 0
- Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 34: Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế - Năm học 2005-2006
Lượt xem: 210 Lượt tải: 0
- Tài liệu ôn thi tuyển sinh môn Toán vào Lớp 10
Lượt xem: 491 Lượt tải: 0
- Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 26: Quy đồng mẫu nhiều phân thức - Lê Văn Đơn
Lượt xem: 556 Lượt tải: 0
- Giáo án lớp 8 môn Đại số - Tuần 14 - Tiết 27 - Luyện tập
Lượt xem: 1180 Lượt tải: 0
- Giáo án môn Toán 12 - Bài học: Mặt cầu, khối cầu
Lượt xem: 603 Lượt tải: 0
- Giáo án lớp 3 môn Thể dục - Tuần 15 - Bài 29: Bài thể dục phát triển chung - Trò chơi “đua ngựa”
Lượt xem: 2882 Lượt tải: 2
Copyright © 2024 Lop6.net - Giáo án điện tử lớp 6, Giáo án lớp 6, Một số bài luận văn tham khảo cho sinh viên
Từ khóa » Bài Thơ Về Tiểu đội Xe Không Kính Lớp 9 Giáo án
-
Giáo án Bài Bài Thơ Về Tiểu đội Xe Không Kính - Giáo án Ngữ Văn Lớp 9
-
Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Bài Thơ Về Tiểu đội Xe Không Kí
-
Giáo án Ngữ Văn 9 Tiết 47: Văn Bản: Bài Thơ Về Tiểu đội Xe Không Kính
-
Giáo án Môn Ngữ Văn 9 - Bài Thơ Về Tiểu đội Xe Không Kính
-
Giáo án PTNL Bài Bài Thơ Về Tiểu đội Xe Không Kính - Tech12h
-
Giáo án Ngữ Văn 9 Bài 10: Bài Thơ Về Tiểu đội Xe Không Kính - 123doc
-
Giáo án Ngữ Văn 9 Bài 10: Bài Thơ Về Tiểu đội Xe Không Kính - 123doc
-
Tiết 47: Bài Thơ Về Tiểu đội Xe Không Kính - Năm Học 2011-2012
-
Tiết 48+49: Bài Thơ Về Tiểu đội Xe Không Kính (Phạm Tiến Duật)
-
Giáo án Stem Bài Thơ Về Tiểu đội Xe Không Kính Cho Văn Lớp 9
-
Giáo án Bài Thơ Về Tiểu đội Xe Không Kính
-
Bài 10. Bài Thơ Về Tiểu đội Xe Không Kính - - Thư Viện Bài Giảng điện Tử
-
Giáo án Bài Thơ Về Tiểu đội Xe Không Kính - Trần Gia Hưng
-
Soạn Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính ❤️️ Giáo Án - SCR.VN