Tiết 7, Bài 8: Thủy Tức - Lê Thị Mùi - Thư Viện Giáo Án Điện Tử
Có thể bạn quan tâm
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Upload
- Liên hệ
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Nêu được được khái niệm về ngành ruột khoang
- Nêu được những đặc điểm chung của ngành ruột khoang
- Nêu được đặc điểm cấu tạo và hình dạng, dinh dưỡng và cách sinh sản của thủy tức đại diện cho ngành ruột khoang và là ngành động vật đa bào đầu tiên.
2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng quan sát hình tìm kiến thức, phân tích tổng hợp và hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.
6 trang giaoan 2496 0 Download Bạn đang xem tài liệu "Tiết 7, Bài 8: Thủy tức - Lê Thị Mùi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênTuần: 04 Ngày soan: 05/09/2013 Tiết :07 Ngày dạy: 10/09/2013 Chương 2: NGÀNH RUỘT KHOANG Bài 8: THỦY TỨC I. Mục tiêu: Học xong bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Nêu được được khái niệm về ngành ruột khoang - Nêu được những đặc điểm chung của ngành ruột khoang - Nêu được đặc điểm cấu tạo và hình dạng, dinh dưỡng và cách sinh sản của thủy tức đại diện cho ngành ruột khoang và là ngành động vật đa bào đầu tiên. 2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng quan sát hình tìm kiến thức, phân tích tổng hợp và hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn. II. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: Tranh và đoạn phim thủy tức di chuyển, bắt mồi, cấu tạo trong 2. Học sinh: Học bài và xem trước bài ở nhà III. Tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra sỉ số: 7A1..; 7A2:..; 7A3:.; 7A4..; 7A5:..; 7A6:.; 2. Kiểm tra bài cũ : Hỏi: Nêu đặc điểm chung của động vật nghuyên sinh và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh? 3. Hoạt động dạy hoc: * Mở bài: Ruột khoang là động vật đa bào bậc thấp có cơ thể đối xứng tỏa tròn.Thủy tức là đại diện số ít của ruột khoang ở nước ngọt. Hoạt động 1:Cấu tạo ngoài và di chuyển Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu học sinh đọc khái niệm về ngành ruột khoang, quan sát hình 8.1, 8.2 đọc thông tin SGK trang 29, trả lời câu hỏi: + Trình bày cấu tạo, hình dạng ngoài của thủy tức? + Thủy tức di chuyển như thế nào? Mô tả bằng lời 2 cách di chuyển? - Gọi các nhóm chữa bài bằng cách chỉ các bộ phận cơ thể trên tranh và mô tả cách di chuyển trong đó nói rõ vai trò của đế bám. - Yêu cầu rút ra kết luận . - Giảng giải về kiểu đối xứng tỏa tròn . - HS nêu khái niệm : - Cá nhân tự đọc thông tin SGK trang 29 kết hợp hình vẽ ghi nhớ kiến thức . - Trao đổi nhóm thống nhất đáp án nêu được: + Hình dạng:Trên là lỗ miệng, trụ dưới là đế bám + Kiểu đối xứng: tỏa tròn + Xung quanh có các tua ở lỗ miệng. + Di chuyển: Kiểu sâu đo, lộn đầu. - Đại diện nhóm trình bày đáp án, nhóm khác nhận xét bổ sung * Tiểu kết 1: - Ruột khoang là một trong các ngành động vật đa bào bậc thấp, cơ thể đối xứng tỏa tròn, thành cơ thể 2 lớp, ruột dạng túi + Cấu tạo ngoài: Cơ thể có hình trụ dài, đối xứng toả tròn + Phần dưới là đế dùng để bám. + Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có tua miệng. + Di chuyển: Kiểu sâu đo, kiểu lộn đầu, bơi. Hoạt động 2: Cấu tạo trong Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Yêu cầu quan sát hình cắt dọc của thủy tức đọc thông tin trong bảng 1, hoàn thành bảng 1 - Ghi kết quả của nhóm lên bảng - Nêu câu hỏi: Khi chọn tên loại tế bào ta dựa vào đặc điểm nào? - Thông báo đáp án đúng theo thứ tự từ trên xuống dưới : 1. Tế bào gai 2. Tế bào sao 3. Tế bào sinh sản 4. Tế bào mô cơ tiêu hoá 5. Tế bào mô bì cơ - Tìm hiểu số nhóm có kết quả đúng và chưa đúng . - Trình bày cấu tạo trong của thủy tức? - GV: Giảng giải thêm về các lớp của thành TB - Cá nhân quan sát tranh và hình ở bảng 1 trong SGK -Thảo luận nhóm thống nhất trả lời: Tên gọi các tế bào . Yêu cầu : + Xác định vị trí của tế bào trên cơ thể + Quan sát kĩ hình tế bào thấy được cấu tạo phù hợp với chức năng. + Chọn tên cho phù hợp. - Đại diện các nhóm đọc kết qủa theo thứ tự 1,2,3,nhóm khác bổ sung. - CÁc nhóm theo dõi và tự sữa chữa - Tự rút ra kết luận - Có nhiều loại tế bào thực hiện chức năng riêng * Tiểu kết 2: Thành cơ thể có 2 lớp - Lớp ngoài: gồm tế bào gai, tế bào thần kinh, tế bào mô bì cơ - Lớp trong: Tế bào mô cơ tiêu hóa - Giữa hai lớp là tầng keo mỏng. Lỗ miệng thông với khoang tiêu hóa ở giữa (ruột túi) Hoạt động 3: Dinh Dưỡng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - HS quan sát tranh thuỷ tức bắt mồi , kết hợp thông tin SGK trang 31 trao đổi nhóm trả lời câu hỏi sau: + Thủy tức đưa mồi vào miệng bằng cách nào? + Nhờ loại tế bào nào của cơ thể thủy tức tiêu hoá được mồi? + Thủy tức thải bã bằng cách nào? - Các nhóm chữa bài - Thủy tức dinh dưỡng bằng cách nào? - Cá nhân tự quan sát tranh chú ý tua miệng tế bào gai. - Đọc thông tin trong SGK ,trao đổi nhón thống nhất câu trả lời - Yêu cầu : + Đưa mồi vào miệng bằng tua + Tế bào mô cơ tiêu hoá mồi + Lỗ miệng thải bã - Đại diện nhóm trả lời nhóm khác bổ sung. * Tiểu kết 3: + Thủy tức bắt mồi bằng tua miệng. + Quá trình tiêu hoá mồi được thực hiện ở khoang tiêu hoá nhờ dịch từ tế bào tuyến + Sự trao đổi khí thực hiện qua thành cơ thể. Hoạt động 4: Sinh sản Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu HS quan sát tranh sinh sản của thủy tức + Thuỷ tức có mấy hình thức sinh sản? - GV giảng giải: Khả năng tái sinh cao ở thủy tức là do thủy tức còn có tế bào chưa chuyên hoá. + Tại sao gọi thủy tức là động vật đa bào bậc thấp (GV gợi ý chủ yếu dựa vào cấu tạo và dinh dưỡng của thủy tức ) - Tự quan sát tranh tìm kiến thức - Yêu cầu : + Chú ý: U mọc trên cơ thể thủy tức mẹ. + Tuyến trứng và tuyến tinh trên cơ thể mẹ * Tiểu kết 4: Thủy tức có các hình thức sinh sản: - Sinh sản vô tính: mọc chồi. - Sinh sản hữu tính: hình thành tế bào sinh dục đực, cái. - Tái sinh: một phần cơ thể tạo nên một cơ thể mới. IV. Cũng cố - Dặn dò: 1. Cũng cố: GV cho HS làm bài tập: - Hãy chon câu trả lời đúng về đặc điểm của thủy tức . a. Cơ thể đối xứng hai bên b. Cơ thể đối xứng toả tròn c. Bơi rất nhanh trong nước d. Thành cơ thể có 2 lớp: ngoài - trong e. Thành cơ thể có 3 lớp: ngoài – giữa – trong f. Cơ thể đã có lỗ miệng, lỗ hậu môn g. Sống bám vào các vật ở nước nhờ đế bám h. Có miệng là nơi lấy thức ăn và thải bã ra ngoài i. Tổ chức cơ thể chưa chặt chẽ 2. Dặn dò: - Học bài và trả lời câu hỏi 1,2 SGK - Đọc mục “Em có biết” V. RÚT KINH NGHIỆM .. Tuần:04 Ngày soạn: 05/ 09/2013 Tiết :08 Ngày dạy: 12 /09/2013 Bài 9: ĐA DẠNG CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG I. Mục tiêu: Học xong bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Mô tả được tính đa dạng và phong phú của ruột khoang về: số lượng loài, hình dạng cấu tạo, hoạt động sống và môi trường sống. 2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng quan sát so sánh, phân tích tổng hợp và họat động nhóm 3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn II.Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: Phiếu học tập - Tranh hình trong SGK phóng lớn - Tranh sưu tầm về sứa, san hô, hải quỳ - Xilanh bơm mực tím. 2. Học sinh: - Xem trước bài - Kẻ phiếu học tập vào vở Phiếu học tập: Sự đa dạng của ngành ruột khoang STT Đại diện Đặc điểm Thủy tức Sứa Hải qùy San hô 1 Hình dạng 2 Cấu tạo: - Vị trí miệng - Tầng keo - Khoang tiêu hóa 3 Di chuyển 4 Lối sống IV. Tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra sỉ số: 7A1..; 7A2:..; 7A3:.; 7A4..; 7A5:..; 7A6:.; 2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi: Em hãy nêu cấu tạo ngoài, cách di chuyển và câu tạo trong của thủy tức? - Hãy nêu cách dinh dưỡng và sinh sản của thủy tức? 3. Hoạt động dạy học: * Bài mới: Ruột khoang có số lượng loài rất lớn: khoảng 10.000 loài. Phân bố chủ yếu ở biển. Một số đại diện thường gặp là sứa, hải quì, san hô. Để thấy sự đa dạng của ruột khoang ta vào bài hôm nay. Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng của ruột khoang Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu HS nghiên cứu các thông tin trong SGK, quan sát tranh hình trong SGK trang 33, 34 trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập. - Kẻ phiếu học tập lên bảng để học sinh chữa bài. - Gọi các nhóm hoàn thành bảng phiếu học tập. - Hướng dẫn các nhóm trao đổi đáp án - Thông báo kết quả đúng của các nhóm và cho học sinh theo dõi phiếu kiến thức chuẩn. - Cá nhân theo dõi nội dung trong phiếu, tự nghiên cứu SGK ghi nhớ kiến thức. - Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời, hoàn thành phiếu học tập. - Yêu cầu nêu được : + Hình dạng đặc biệt của từng đại diện. + Cấu tạo :đặc điểm của tầng keo, khoang tiêu hóa. + Di chuyển có liên quan đến cấu tạo cơ thể + Lối sống: Đặc biệt là tập đoàn lớn như san hô - Đại diện các nhóm ghi kết quả vào từng nội dung của phiếu học tập. - Các nhóm khác theo dõi bổ sung - Các nhóm theo dõi, tự sữa chữa nếu cần Đáp án chuẩn STT Đại diện Đặc điểm Thủy tức Sứa Hải qùy San hô 1 Hình dạng Trụ nhỏ Hình cái dù có khả năng xòe, cụp Trụ to ngắn Cành cây, khối lớn 2 Cấu tạo - Vị trí miệng - Tầng keo - Khoang tiêu hóa - Ở trên - Mỏng - Rộng - Ở dưới - Dày - Hẹp - Ở trên - Dày rải rác có các gai xương - Xuất hiện vách ngăn - Ở trên - Có gai xương đá vôi và chất sừng - Có nhiều ngăn thông nhau giữa các cá thể 3 Di chuyển - Kiểu sâu đo, lộn đầu - Bơi nhờ tế bào cơ có khả năng co rút mạnh dù - Không di chuyển có đế bám - Không di chuyển có đế bám 4 Lối sống - Cá thể - Cá thể - Tập trung 1 số cá thể - Tập đoàn nhiều cá thể liên kết - GV hỏi: + Sứa có cấu tạo phù hợp với lối sống bơi tự do như thế nào? + San hô và hải quỳ bắt mồi như thế nào? - Dùng xilanh bơm mực tím vào một lỗ nhỏ trên đoạn xương san hô để HS thấy sự liên thông giữa các cá thể trong tập đoàn san hô. - Giới thiệu cách hình thành đảo san hô ở biển - Nhóm tiếp tục thảo luận trả lời câu hỏi - Đại diện nhóm trả lời nhóm khác bổ sung * Tiểu kết : Ruột khoang rất đa dạng chủ yếu sống ở biển. Chúng đều là động vật ăn thịt và có các tế bào gai độc tự vệ. IV. Cũng cố - dặn dò: 1. Cũng cố: a. Cách di chuyển của sứa trong nước như thế nào? b. Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi? c. Cành san hô thường dùng trang trí là bộ phận nào của cơ thể chúng? 2. Dặn dò : - Học bài trả lời câu hỏi SGK - Đọc mục “Em có biết’’ - Tìm hiểu vai trò của ruột khoang - Kẻ bảng trang 42 SGK vào vở bài tập. V. RÚT KINH NGHIỆM: .
Tài liệu đính kèm:
- Bài 8. Thủy tức - Lê Thị Mùi - Trường THCS Liêng Trang.doc
- Tiết 2, Bài 2: Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật - R' Ông Ha Tuân
3637 0
- Tiết 9, Bài 9: Đa dạng của ngành ruột khoang - Nguyễn Thị Lan
1300 1
- Kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học năm học 2015 – 2016
1420 0
- Tiết 31, Bài 31: Thực hành: Quan sát cá chép - Nguyễn Thị Thu
2290 2
- Giáo án Sinh học 7 - Thế giới động vật đa dạng phong phú
1203 0
- Giáo án Sinh học 7 - Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác
1792 0
- Tiết 45, Bài 42: Thực hành quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu - Bùi Đình Dương
1700 0
- Tiết 26, Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện - R' Ông Ha Tuân
1381 0
- Tiết 28: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ - Bùi Thị Hiền
3732 0
- Bài 41: Chim bồ câu
2588 1
Copyright © 2024 ThuVienGiaoAn.com - Tổng hợp thủ thuật word, excel hay, Top sáng kiến kinh nghiệm, Thư viện đề thi và kiểm tra
Từ khóa » Thủy Tức Di Chuyển Bằng Bộ Phận Nào
-
Thủy Tức – Wikipedia Tiếng Việt
-
[CHUẨN NHẤT] Thủy Tức Di Chuyển Bằng Cách Nào? - TopLoigiai
-
Bài 8. Thủy Tức - Hoc24
-
Thủy Tức Di Chuyển Bằng Cách Nào - Hoc247
-
Trình Bày Cách Di Chuyển Của Thủy Tức - Trang Lan - Hoc247
-
Giải Vở Bài Tập Sinh Học 7 - Bài 8: Thủy Tức
-
Lý Thuyết Thủy Tức | SGK Sinh Lớp 7
-
Thủy Tức Là Gì? Thủy Tức Di Chuyển Bằng Cách Nào?
-
Bài 8. Thủy Tức - Tài Liệu Text - 123doc
-
Thủy Tức Di Chuyển Bằng Bộ Phần Nào - Học Tốt
-
Lý Thuyết Sinh Học 7 Bài 8: Thủy Tức Hay, Ngắn Gọn
-
Giải Bài Tập Sinh Học 7 Bài 8: Thủy Tức
-
Tiết 8 Bài 8: Thủy Tức - Tài Liệu Text - 123doc
-
1. Cách Di Chuyển Của Sứa Trong Nước Như Thế Nào?2. Sự Khác ...