Tiết Lộ Bí ẩn đầu Tượng Phật ở Dốc 47- Biên Hòa (kỳ Cuối)
Có thể bạn quan tâm
Hậu duệ của người xây tượng phật Dốc 47 tiết lộ những gì?
Công trình chỉ là công viên?
Theo lời hướng dẫn của ông Đạt, PV tìm đến nơi vợ ông Thới – người xây dựng bức tượng Dốc 47, đang sống ở đường Lý Thái Tổ, thị trấn Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai). Bà Trần Mai Lan (con gái thứ năm của ông Trần Ngọc Thới) cho biết ba của bà mất từ năm 2007. Hiện tại, người mẹ cũng không còn minh mẫn nên không thể ra ngoài tiếp khách.
Bà Trần Mai Lan trao đổi với PV (ảnh: Hải Đăng)
Bà Lan xác nhận, ông Thới chính là người chỉ đạo xây dựng tượng phật Dốc 47. Tuy nhiên, ông ấy cùng hợp tác với nhiều người bạn, chứ không phải làm một mình. Bà Lan kể lại: “Lúc đó tôi mới 12 tuổi nên cũng không hỏi kỹ việc làm của ông ấy. Nhưng theo ba tôi nói, công trình xây dựng này là một công viên, chứ không phải là đền chùa và được thực hiện bởi nhiều người”.
Bà Lan cho biết, tuy gia đình không còn lưu giữ nguồn tư liệu nào, nhưng bà vẫn còn nhớ như in bản vẽ khuôn viên tượng phật. Bà Lan kể: “Trước ngày giải phóng, tôi còn được xem bản vẽ của ba tôi. Ông ấy để rất cẩn thận dưới lớp kính bàn cùng với mấy tấm hình. Tôi không biết rõ ba tôi và những người bạn của ông ấy, thiết kế tượng phật như vậy là có ý nghĩa gì. Nhưng, tôi chắc chắn đó không phải là tượng phật đặt trên đuôi quả đại bác như mọi người hay đồn đại”.
Chân dung ông Trần Ngọc Thới, người chỉ huy xây tượng (ảnh: gia đình cung cấp)
“Theo những gì tôi thấy trong bản vẽ, công trình không chỉ có mỗi tượng phật đơn thuần như hiện tại, mà có nhiều hạng mục xung quanh như: hồ sen, bồn hoa và rất nhiều ghế đá, mái che… Riêng phần bệ đỡ tượng Phật cũng có nhiều họa tiết đẹp lắm, chứ không phải chỉ có phần trụ bốn cánh, mà mọi người hay hiểu lầm là đuôi quả đại bác” – bà Lan nhớ lại.
Cũng theo bà Lan, trước đây, ba bà có nói đến chuyện bị dội quả B41 vào xe ngay đoạn Dốc 47. Lúc đó ba của bà đi xe Jeep. May mắn đầu đạn chỉ bắn bể bánh xe trước chứ không phát nổ, nên ba bà thoát nạn.
Giải mã bí ẩn
Trở lại thông tin ông Bùi Văn Đạt chia sẻ, chúng tôi đề cập ở kỳ 2, ngoài ông Thới còn một người khác là Đỗ Minh Sính, tham gia vào việc xây dựng tượng phật. Sau đó, PV tìm được hậu duệ của ông Đỗ Minh Sính là người con dâu tên Nguyễn Thị Tải và cháu nội Đỗ Minh Trí.
Hiện tại, những người con trong gia đình này vẫn đang tiếp tục nối nghiệp đời trước, làm nghề chế tác tượng phật. Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Tải (70 tuổi, hiện ngụ ở phường 12, quận 6, TP. Sg) cho biết: “Ba chồng tôi trước đây làm thương nhân, hay đi buôn bán ra ngoài Vũng Tàu (tức tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Từng nhiều lần chứng kiến người dân gặp tai nạn khi đi ngang Dốc 47, nên muốn xây một bức tượng phật để trấn an”.
Theo bà Tải, ông Sính là một tu sĩ tại gia, có quen biết với vài người theo tín ngưỡng phật giáo, lúc ấy đang làm trong bộ máy chính quyền Biên Hòa thời chế độ cũ. Sau khi gặp được ông Thới, quan điểm gặp nhau nên hai người quyết định xây dựng một tượng phật trên Dốc 47.
Cảnh lắp ráp tượng phật được gia đình ông Thới chụp lại (ảnh gia đình cung cấp)
Công việc được phân chia rõ ràng, ông Sính phụ trách phần thiết kế và tìm thợ chế tác tượng. Còn ông Thới thì phụ trách công việc xây dựng nền móng. Khoảng đầu năm 1973, ông Thới bắt đầu chỉ đạo quân lính vận chuyển gạch, đá, cát từ các địa phương lân cận như: Tân Vạn, Hóa An lên Dốc 47. Dựa theo mẫu thiết kế của ông Sính, một trụ bệ đỡ bốn cánh đã dần được những người thợ xây của ông Thới tạo được hình thù.
“Trong thời gian ông Thới xây dựng phần trụ, ba tôi có trở về liên hệ với ông Bảy Chánh (tên thật là Lê Văn Chánh - PV), vốn là thợ chế tác tượng có tiếng ở vùng Chợ Lớn (TP.Sg) lúc bấy giờ. Sau hơn năm tháng miệt mài gia công, phần đầu tượng phật A Di Đà đã hoàn thành. Khoảng cuối năm 1973, ba người góp công xây dựng tượng phật và đông đảo phật tử có mặt trong buổi lễ an vị tượng Phật. Nhưng chưa kịp xây dựng các phần còn lại thì ông Thới bị bắt đi cải tạo” - bà Tải kể tiếp.
“Theo như những gì chồng tôi được biết, đây là tượng phật A Di Đà ngồi thuyết pháp trên diệu pháp tòa. Thời gian sau, gia đình tôi có được một học giả chuyên nghiên cứu về Phật học cho biết kiến trúc tượng phật này là một kiểu cách điệu của diệu pháp tòa (tòa sen mà đức phật A Di Đà ngồi trên đó thuyết pháp – PV). Bốn cánh của diệu pháp tòa còn tượng trưng cho bốn phương trời trong vũ trụ”, bà Tải cho biết thêm.
Trao đổi với PV, ông Trần Thanh Bạch, Phó chủ tịch xã Tam Phước cho biết: “Khu đất trên Dốc 47 hiện đang thuộc sự quản lý của Bộ Quốc phòng. Thỉnh thoảng có vài khách hành hương có đến tham quan và dọn vệ sinh khu vực quanh tượng phật. Thời gian qua cũng có nhiều người đến xin phép trùng tu lại công trình, tuy nhiên chúng tôi không có thẩm quyền để cho phép việc đó. Để làm được việc trùng tu thì cần phải có sự đồng thuận giữa các ban ngành, và đặt biệt là phải có sự cho phép Ban Tuyên giáo tỉnh ủy. Hiện tại, trách nhiệm của chúng tôi là trông coi và nhắc nhở người dân không làm ảnh hưởng đến công trình này”.
Từ khóa » Sự Tích Dốc 47
-
'Giải Mã' Tượng Phật Dốc 47 Trên Quốc Lộ 51 ở Biên Hòa - PLO
-
'Bí ẩn' đầu Tượng Phật Dốc 47 Trên Quốc Lộ 51 - Xã Hội - Zing News
-
Bí Mật Của Bức Tượng Phật Cô đơn Trên Con Dốc 47 - .vn
-
Bí ẩn Tượng đầu Phật Dốc 47 ở Biên Hoà | Chùa A Di Đà
-
"Bí ẩn" đầu Tượng Phật Dốc 47 Trên Quốc Lộ 51 - Tin Tức - 24H
-
Tượng Phật Dốc 47 - Hoàng Hôn
-
Giải Mã Bí ẩn ĐẦU TƯỢNG PHẬT ở DỐC 47 BIÊN HÒA - YouTube
-
Tiết Lộ Bí ẩn đầu Tượng Phật Trên Quả đại Bác ở Dốc 47- Biên Hòa (1)
-
Tai Nạn Trên Quốc Lộ 51: Đôi Nam Nữ Tử Vong ở Dốc 47, Biên Hòa
-
Tượng Phật Dốc 47 - Đồng Nai - Đất Nước - Con Người
-
Văn Hoá Truyện Phật Giáo - Sen Vàng Online