Tiết Lộ Bí ẩn đầu Tượng Phật Trên Quả đại Bác ở Dốc 47- Biên Hòa (1)

Ai đi qua dốc 47 đều đặt nghi vấn về hình ảnh đầu một tượng Phật được ngự trên hình một “quả đại bác”. Nhiều bí ẩn xung quanh hình ảnh này sẽ được PV Người Đưa Tin lần lượt tìm ra lời giải đáp.

Đầu tượng trên “quả đại bác”

Đã gần nửa thế kỷ trôi qua, nhưng đến nay nhiều người dân ở xã Tam Phước, TP. Biên Hòa (Đồng Nai) vẫn không thể hiểu nổi về nguồn gốc của cái tên Dốc 47 cùng với những bí ẩn xung quanh đầu tượng Phật được cho là nằm trên một “quả đại bác” ở đỉnh dốc ấy.

Tiết lộ bí ẩn đầu tượng Phật trên quả đại bác ở Dốc 47- Biên Hòa (1) - Hình 1

Tượng Phật trên Dốc 47 nhìn từ quốc lộ 51 (ảnh: Hải Đăng)

Nhiều tài xế đi tuyến TP. HCM – Vũng Tàu và ngược lại, luôn xem Dốc 47 là một cột mốc giao thông quan trọng. Hầu như, khi nhắc tới bức tượng Phật nằm trên “quả đại bác” bất cứ tài xế nào khi đi qua khu vực trên cũng đều biết, nhưng khi hỏi về nguồn gốc lịch sử của địa danh này, người ta chỉ đưa ra những giả thuyết hay một câu chuyện huyền bí nào đó mà họ được nghe lại.

Để giải mã những bí ẩn trên, nhóm PV báo Người Đưa Tin đã tiến hành truy tìm nguồn gốc và gặp gỡ những nhân chứng hiếm hoi còn sót lại ở vùng đất này. Theo lời chỉ dẫn của người dân, chúng tôi chỉ có một lối đi duy nhất để lên được chỗ tượng Phật, là đi theo đường mòn ở hướng Bắc.

Gửi xe ở điểm đầu khúc cua Dốc 47, sau một hồi băng qua rừng cây rậm rạp, chúng tôi tới được đỉnh dốc nơi có bức tượng Phật bí ẩn mà người dân ở đây hay gọi là “tượng phật cô đơn”. Theo quan sát của chúng tôi, bức tượng này có hình dáng không khác với những lời người dân mô tả trước đó.

Nó là hình ảnh đầu một tượng Phật được đặt trên một “quả đại bác” khổng lồ. Phần đầu tượng Phật được chạm khắc khá hoàn thiện, riêng phần bệ đỡ chỉ là một trụ cột bằng bê tông, cao khoảng 10m, xung quanh trụ có chia ra bốn cánh đều nhau. Các cánh này được xây bằng gạch, có hình dáng to dần khi lên gần đỉnh trụ.

Từ bên dưới quốc lộ 51, khi đi hướng từ Bà Rịa – Vũng Tàu về TP. Hồ Chí Minh, người đi đường hoàn toàn có thể nhìn được mặt trước của bức tượng. Còn khi đi hướng ngược lại, thì do có khúc cua và rừng cây che phủ nên không thể thấy được.

Video đang HOT

Theo thông tin nhanh của dân địa phương, trước đây, có một con đường mòn băng ngang qua đỉnh đồi, người ta hoàn toàn có thể chạy xe máy lên đến chỗ tượng Phật. Tuy nhiên, thời gian sau đó địa phương phải rào lại một lối đi ở hướng Tây để xây dựng trường học. Chỉ còn duy nhất một lối ở hướng Đông, nhưng sau này một công ty sản xuất giấy mọc lên, đã chắn luôn lối đi đó.

Truy tìm tung tích

Chụp ảnh và ghi nhận xong các thông số kỹ thuật về công trình kiến trúc này, chúng tôi bắt đầu di chuyển sang trụ sở UBND xã Tam Phước (cách Dốc 47 khoảng 1km). Tin tức từ ông Trần Thanh Bạch, Phó Chủ tịch xã Tam Phước cho hay, tuy Dốc 47 nằm trong vùng quản lý của xã, nhưng về nguồn gốc lịch sử của bức tượng Phật ở trên đó thì địa phương không có nắm rõ.

Tiết lộ bí ẩn đầu tượng Phật trên quả đại bác ở Dốc 47- Biên Hòa (1) - Hình 2

Tượng Phật có kết cấu như đặt trên “quả đại bác” (ảnh: Hải Đăng)

Thấy chúng tôi có nhã ý muốn tìm hiểu nguồn gốc lịch sử của địa phương, vị Phó Chủ tịch này liền vui vẻ, phân công cho một cán bộ chuyên trách, cùng đồng hành trong chuyến đi tìm nguồn gốc cái tên Dốc 47 và tượng Phật ngự trên đó.

Theo đó, người được phân công hỗ trợ cho chúng tôi, tên Đoàn Xuân Hải (một cán bộ mảng Tôn giáo-Dân tộc). Sau khi xem lại sồ sơ lưu trữ, anh Hải cho biết, sau năm 1975, chính quyền xã Tam Phước mới được thành lập. Những tài liệu liên quan cũng mới được thống kê từ sau năm 1975 và không có tài liệu nào ghi nhận sự hiện diện của bức tượng Phật trên Dốc 47.

Anh Hải cho rằng, có khả năng địa danh Dốc 47 cùng với tượng Phật đã có mặt từ trước năm 1975 hàng chục năm trước. Theo lời chỉ dẫn của các cán bộ xã Tam Phước, chúng tôi tìm gặp ông Tư Sên (81 tuổi, tên thật là Huỳnh Văn Sên), một người dân sống lâu năm ở gần Dốc 47.

Ông Sên kể lại: “Trước đây ở cái vùng đồi Dốc 47 này, là một khu vực rừng rậm, không có tên gọi gì cả. Mãi đến năm 1966, chính quyền Việt Nam cộng hòa mới cho xây dựng đường từ Sài Gòn ra Bà Rịa. Con đường này chia cắt ngọn đồi thành hai phần. Thời gian sau đó không lâu, lính cộng hòa đã cho lập hai đồn bốt ở hai bên đỉnh đồi”.

“Ngày xưa, khi mới hoàn thành tuyến đường này được đặt tên là quốc lộ 15. Cái tên Dốc 47 cũng xuất hiện từ sau khi đội xây dựng hoàn tất việc đo đạc km quốc lộ. Theo đó, ngọn đồi nằm ngay trụ cây số Km 47, tính từ Chợ Lớn-Sài Gòn, nên người ta đặt cho ngọn đồi này là Dốc 47. Đến năm 1990, tuyến quốc lộ này mới được đổi tên thành quốc lộ 51″ – ông Sên cho biết thêm.

Khi chúng tôi đề cập đến sự hình thành của tượng Phật trên Dốc 47, ông Sên kể: “Tôi nhớ là khoảng đầu năm 1974, có một vị có chức sắc (chế độ cũ-PV) cho người lên đỉnh cao nhất của Dốc 47 để xây dựng tượng Phật. Hàng ngày có khoảng mười mấy người thợ lên đó xây dựng. Hồi đó con đường đi lên Dốc tuy không lớn nhưng được cái là có lối mòn, đi thông thoáng chứ không có bít chịt như bây giờ”.

“Người đứng ra xây dựng công trình đó thì tôi không biết mặt, nhưng nghe người ta nói, ông ấy là Tỉnh trưởng Biên Hòa. Còn việc chọn Dốc 47 để xây dựng thì tôi nghe mấy người làm ở đó nói nơi đây địa thế thuận lợi. Sau này cũng có người nói xây dựng để trấn an nhưng không biết đúng hay không” – ông Sên chia sẻ.

(Còn tiếp)

Hải Đăng – Hoàng Minh

Theo_Người Đưa Tin

Cơn mưa lớn nhất 5 năm qua khiến 400 hộ dân thiệt hại tài sản

Khoảng 400 hộ dân tại thành phố Biên Hòa bị thiệt hại do ngập nặng sau cơn mưa lịch sử vừa qua. Mưa lớn đã làm các tuyến đường trên địa bàn thành phố ngập sâu từ 30cm đến 80cm. Đặc biệt, tuyến quốc lộ 51 (đoạn thuộc xã Phước Tân, TP Biên Hòa) có đoạn bị ngập đến gần 1m...

Cơn mưa lớn nhất 5 năm qua khiến 400 hộ dân thiệt hại tài sản - Hình 1

Nhiều tuyến đường tại thành phố biên hòa ngập sâu trong nước trong trận mưa lịch sử vừa qua

Chiều 10/9, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn Đồng Nai (PCTT-TKCN) cho biết, theo báo cáo sơ bộ về thiệt hại sau cơn mưa lớn xảy ra vào ngày 8/9 và rạng sáng ngày 9/9 có khoảng 400 hộ dân trên địa bàn Tp Biên Hòa (Đồng Nai) bị hư hỏng nhiều thiết bị, tài sản.

Cụ thể, cơn mưa kéo dài từ 17h30 ngày 8/9 đến 23h45 ngày 9/9, lượng mưa đo được khoảng 165mm. Đây là lượng mưa lớn nhất trên địa bàn Tp Biên Hòa trong 5 năm qua.

Mưa lớn đã làm các tuyến đường trên địa bàn thành phố như Đồng Khởi, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Phúc Chu... ngập sâu từ 30cm đến 80cm. Đặc biệt, tuyến quốc lộ 51 (đoạn thuộc xã Phước Tân, TP Biên Hòa) có đoạn bị ngập đến gần 1m khiến các phương tiện lưu thông tuyến này vô cùng khó khăn.

Nước mưa cũng khiến các khu dân cư thuộc phường Trảng Dài, Long Bình Tân, Tân Phong và xã Phước Tân (TP Biên Hòa) ngập sâu từ 0,3 m đến 1,5 m.

Cơn mưa cũng gây ảnh hưởng về vật chất đối với gần 400 hộ dân tại TP Biên Hòa. Trong đó, một ngôi nhà tại phường Trảng Dài bị đổ sập.

Theo thống kê sơ bộ từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai, đợt ngập vừa qua làm 10ha diện tích trồng rau tại phường Tân Phong bị hư hỏng, gây thiệt hại gần 1,8 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Thành Lê Phương, chuyên viên phòng Quản lý đô thị TP Biên Hòa cho biết: "Trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 23 điểm ngập. Nguyên nhân là các hệ thống thoát nước tại Biên Hòa không được kết nối đồng bộ, và đã cũ kỹ, xuống cấp nghiêm trọng nên không thoát nước kịp".

Cũng theo ông Phương, những năm trước, TP Biên Hòa ít khi xảy ra tình trạng ngập úng do đô thị hóa chưa cao. Hiện tại, các công trình nhà ở, xí nghiệp... mọc lên san sát nhau, những hồ nước, điểm trũng bị san lấp để lấy mặt bằng làm mất các đường thoát nước tự nhiên.

Nước mưa và nước sinh hoạt tại TP Biên Hòa chủ yếu thoát ra các suối Săn Máu, Bà Lúa, Cầu Quang... Những suối này đều bắt nguồn từ các huyện lân cận, chảy qua Biên Hòa rồi đổ về sông Đồng Nai. Tuy nhiên, lòng suối đang bị thu hẹp dần bởi cây bụi và người dân lấn chiếm xây dựng công trình nhà ở nên dòng chảy bị ngăn cản.

Ông Phương cho biết, hiện tại, mưa trút xuống Biên Hòa trong vòng 2 giờ, nhiều tuyến đường, khu dân cư sẽ bị ngập.

Vĩnh Thủy

Theo Dantri

Cận cảnh quá trình tập bắn đại bác trước ngày 2.9 Cận cảnh quá trình tập bắn đại bác trước ngày 2.9Sáng nay 1.9, hàng trăm chiến sĩ Bộ tư lệnh pháo binh, Bộ Quốc phòng đang miệt mài tập dượt nghi thức bắn đại bác trong lễ kỷ niệm 70 năm Quốc khánh 2.9. Bộ tư lệnh pháo binh tập bắn đại bác sáng 1.9 Đúng 7 giờ 10 phút sáng 2.9, 21 loạt đại bác sẽ vang lên trên bầu trời Hà...

Từ khóa » Sự Tích Dốc 47