Tiết Lộ Hình ảnh Bệnh Giang Mai Phát Triển Qua Từng Giai đoạn

Nội Dung

Toggle
  • Nguyên nhân gây bệnh giang mai là gì hình ảnh ra sao?
  • Các con đường lây truyền bệnh giang mai hiện nay
  • Hình ảnh của bệnh giang mai qua từng giai đoạn cho những ai chưa biết
    • Bệnh giang mai hình ảnh giai đoạn 1
    • Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 2 cực chi tiết
    • Hình ảnh người bị bệnh giang mai giai đoạn 3
    • Tham khảo hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn cuối
  • Một số hình ảnh người bị bệnh giang mai khác
  • Hướng dẫn cách điều trị và phòng ngừa bệnh giang mai tại nhà
    • Cách điều trị bệnh giang mai
    • Cách phòng chống bệnh giang mai hiệu quả nhất dành cho bệnh nhân

Mặc dù đã có thuốc đặc trị, nhưng bệnh giang mai vẫn gây ra các nguy cơ biến chứng cho người bệnh trong suốt quá trình tiến triển. Vì vậy, việc nhận biết và điều trị bệnh lý xã hội ngay từ sớm chính là việc làm cực kỳ cần thiết để bạn bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Ngay sau đây, Phòng Khám Đa Khoa Galant sẽ cung cấp cho bạn các hình ảnh bệnh giang mai qua từng giai đoạn để bạn phát hiện ngay căn bệnh nguy hiểm này!

Nguyên nhân gây bệnh giang mai là gì hình ảnh ra sao?

Bệnh giang mai là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm có khả năng lây lan nhanh chóng từ người bệnh sang người lành. Bệnh lý này do vi khuẩn Treponema Pallidum gây ra với các triệu chứng biểu hiện khác nhau qua từng giai đoạn. Bạn có thể nhận thấy rõ các dấu hiệu điển hình thông qua hình ảnh bệnh giang mai được các chuyên gia khuyến cáo rộng rãi cho người dân. 

Cũng theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết xoắn khuẩn giang mai thường có dạng xoắn lò xo. Mỗi một xoắn khuẩn sẽ có kích thước cực nhỏ nên chỉ có thể tìm thấy khi soi chúng dưới kính hiển vi. Dưới đây là hình ảnh xoắn khuẩn giang mai được chụp chiếu bằng công nghệ hiện đại nhất:

Xem thêm: hình ảnh bệnh giang mai

Hình ảnh xoắn khuẩn giang mai qua công nghệ chụp chiếu hiện đại nhất
Hình ảnh xoắn khuẩn giang mai qua công nghệ chụp chiếu hiện đại nhất

Các con đường lây truyền bệnh giang mai hiện nay

Nhìn vào hình ảnh của bệnh giang mai có thể thấy các vết săng giang mai thường xuất hiện nhiều ở bộ phận sinh dục, tay chân và nhiều bộ phận khác nhau. Người dễ mắc bệnh giang mai thường là người có lối sống tình dục bừa bãi và có lối sống sinh hoạt cẩu thả. Bởi vì căn bệnh xã hội này thường lây lan qua các con đường điển hình sau đây:

  • Đường máu: Khi bạn dùng chung kim tiêm, dao cạo râu hoặc bất kỳ món vật dụng nào dính máu người bệnh, xoắn khuẩn giang mai sẽ di chuyển từ đây vào cơ thể của bạn.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Nếu bạn quan hệ tình dục không dùng bao cao su với bạn tình 1 đêm, gái mại dâm hoặc bạn đồng tính giới, bạn sẽ dễ bị xoắn khuẩn tấn công vào cơ thể từ các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Con đường từ mẹ sang con: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy người mẹ mang thai mắc bệnh giang sẽ dễ dàng lây lan cho thai nhi thông qua dây rốn kể từ tháng thứ 4 trở đi.
Xoắn khuẩn giang mai lây qua đường máu, đường từ mẹ sang con và cả con đường quan hệ tình dục không an toàn
Xoắn khuẩn giang mai lây qua đường máu, đường từ mẹ sang con và cả con đường quan hệ tình dục không an toàn

Hình ảnh của bệnh giang mai qua từng giai đoạn cho những ai chưa biết

Giống như nhiều bệnh lý xã hội khác, bệnh giang mai có các biểu hiện triệu chứng khác nhau qua 4 giai đoạn phát bệnh. Dưới đây là hình ảnh của bệnh giang mai qua từng giai đoạn với các thông tin chi tiết kèm theo: 

Bệnh giang mai hình ảnh giai đoạn 1

Giai đoạn 1 của bệnh giang mai còn được gọi là giai đoạn săng giang mai. Bởi vì sau từ 2 – 4 tuần ủ bệnh, các vết săng giang mai sẽ xuất hiện tại dương vật, bao quy đầu, quy đầu và bìu của nam giới. Còn ở nữ giới chúng sẽ khu trú ở âm đạo, môi lớn, môi bé, hậu môn và nhiều bộ phận khác nhau.

Các vết săng giang mai này thường có kích thước lớn từ 0.3 – 3cm với đáy màu đỏ tươi, bờ viền rõ ràng và đặc biệt là không gây đau rát cho người bệnh. Sau từ 3 – 6 tuần tiếp theo, săng giang mai sẽ từ từ biến mất và chỉ để lại các vết sẹo rất mỏng. 

Chính điều này đã khiến cho người bệnh lầm tưởng rằng mình chỉ mắc bệnh da liễu thông thường và đã hoàn toàn khỏi bệnh. Nhưng thực tế là xoắn khuẩn giang mai vẫn tiếp tục phát triển và sinh sôi trong cơ thể không ngừng.

Xem thêm: giang mai giai đoạn đầu

Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 1 với các vết săng giang mai xuất hiện trên da
Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 1 với các vết săng giang mai xuất hiện trên da

Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 2 cực chi tiết

Bước sang giai đoạn 2, cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu phát ban đào trên diện rộng nên còn được gọi là giai đoạn đào ban giang mai. Toàn bộ triệu chứng này sẽ kéo dài suốt từ 2 – 12 tuần và các vết phát ban bắt đầu lặn dần như chưa từng xuất hiện.

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết thường thì các nốt ban đào sẽ trổ nhiều ở lưng, ngực, bụng, tay, chân và nhiều bộ phận khác trên cơ thể của người bệnh. Chúng thường có màu đỏ, đỏ hồng, hình dạng giống cánh hoa đào và nằm ẩn bên dưới niêm mạc da. 

Sau một thời gian phát ban, ban đào bắt đầu trở nên chai cứng và bề mặt cũng trở nên phẳng lì hơn. Trong một số trường hợp khác, chúng có thể trồi lên trên và gây ra các vết lở loét trên da thịt của bệnh nhân.

Do cơ thể bị phát ban nghiêm trọng, nên bạn có thể sẽ bị sốt cao từ 38 độ C trở lên. Đi kèm với đó là các triệu chứng đáng báo động như đau họng, đau cơ, đau khớp, rụng tóc, rụng lông, nổi hạch bạch huyết, sút cân, rụng tóc và thậm chỉ làm cảm thấy đau đầu với cơ cổ căng cứng.

Xem thêm: giang mai giai đoạn 2

Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 2 với các nốt ban đào xuất hiện trên tay chân
Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 2 với các nốt ban đào xuất hiện trên tay chân

Hình ảnh người bị bệnh giang mai giai đoạn 3

Sau thời gian phát bệnh, xoắn khuẩn giang mai lúc này đã sinh sôi đông đúc trong cơ thể người bệnh. Đây cũng là lúc mà cơ thể người bệnh bước sang giai đoạn 3 hay còn gọi là giai đoạn tiềm ẩn với thời gian ủ bệnh kéo dài từ 5 năm đến 20 năm.

Sở dĩ gọi đây là giai đoạn tiềm ẩn bởi vì người bệnh khi này không có triệu chứng điển hình nào. Nó khiến cho bệnh nhân và cả các bác sĩ chuyên khoa không thể nào phát hiện ra. Xoắn khuẩn giang mai theo đó chỉ được phát hiện thông qua xét nghiệm máu để tìm kháng thể kháng giang mai. 

Tuy nhiên bạn cần lưu ý là 100 người bị bệnh giang mai thì chỉ có tầm 20 – 30 người là chuyển sang giai đoạn 3. Họ vẫn có thể lây nhiễm xoắn khuẩn cho người lành nếu phát sinh quan hệ tình dục không an toàn. 

Xem thêm: giang mai giai đoạn 3

Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 3 với các triệu chứng không rõ ràng
Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 3 với các triệu chứng không rõ ràng

Tham khảo hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn cuối

Ở giai đoạn cuối cùng, bệnh giang mai gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể bệnh nhân. Ví dụ như khi giang mai tấn công lên não bộ, chúng sẽ khiến bệnh nhân bị tâm thần phân liệt, lúc nhớ lúc quên hoặc bị đau đầu nghiêm trọng.

Ngoài ra thì khi xoắn khuẩn tấn công vào hệ thống tim mạch, mạch máu và giác mạc, các cơ quan nội tạng này cũng có nguy cơ bị tổn thương vĩnh viễn. Thậm chí, chúng còn có thể khiến bệnh nhân tử vong bất cứ lúc nào.

Tùy vào các triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn cuối, mà người ta sẽ chia bệnh lý ra nhiều dạng khác nhau như củ giang mai, gôm giang mai, giang mai thần kinh, giang mai tim mạch,… Mỗi một bệnh lý sẽ có các triệu chứng khác nhau nên bạn không nên chủ quan mà hãy đến bệnh viện thăm khám ngay khi phát hiện cơ thể có các biểu hiện bất thường nguy hiểm. 

Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn cuối với các tổn thương nghiêm trọng trên cơ thể
Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn cuối với các tổn thương nghiêm trọng trên cơ thể

Một số hình ảnh người bị bệnh giang mai khác

Bệnh giang mai ở mỗi một người bệnh sẽ khởi phát các triệu chứng khác nhau tùy vào thể trạng của từng người. Vì vậy, Phòng Khám Đa Khoa Galant xin gửi đến bạn một số hình ảnh của bệnh giang mai ở các bệnh nhân khác:

Săng giang mai phát triển ở miệng của người bệnh
Săng giang mai phát triển ở miệng của người bệnh
Bệnh giang mai ở nữ giới gây rụng tóc hàng loạt
Bệnh giang mai ở nữ giới gây rụng tóc hàng loạt
Bệnh giang mai ở nam giới sinh ra các vết loét nghiêm trọng
Bệnh giang mai ở nam giới sinh ra các vết loét nghiêm trọng

Hướng dẫn cách điều trị và phòng ngừa bệnh giang mai tại nhà

Hiện tại bệnh giang mai đã có cách đặc trị hiệu quả. Nhưng bạn vẫn nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh xã hội cho chính mình để tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Cụ thể như sau:

Cách điều trị bệnh giang mai

Bệnh giang mai do xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây ra nên các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt các tế bào vi khuẩn. Đó có thể là thuốc kháng sinh Penicillin G hoặc các loại thuốc kháng sinh khác như Doxycycline, Ceftriaxone và Erythromycin,…

Thuốc kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định tiêm qua đường tĩnh mạch để đạt hiệu quả trị liệu cao nhất. Nhưng trong quá trình đó bạn vẫn cần phải kết hợp với các biện pháp điều trị khác như:

  • Không quan hệ tình dục trong lúc điều trị giang mai.
  • cần phải tuân thủ nghiêm ngặt và làm đúng với phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Áp dụng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và luyện tập thể thao hợp lý cho chính mình.

Xem thêm:cách chữa bệnh giang mai

Cách phòng chống bệnh giang mai hiệu quả nhất dành cho bệnh nhân

Để bệnh giang mai không có cơ hội lây lan sang cho mình, bạn chỉ nên quan hệ tình dục thủy chung cùng với 1 bạn tình duy nhất. Trong quá trình quan hệ, bạn hãy mang bao cao su để bảo vệ chính mình.

Ngoài ra thì bạn không nên dùng chung bơm kim tiêm hoặc sử dụng chung bất kỳ món đồ cá nhân nào với người bệnh. Thường xuyên đi thăm khám và tầm soát giang mai tại các cơ sở y tế uy tín như Phòng Khám Đa Khoa Galant.

Trên đây là các hình ảnh bệnh giang mai chi tiết được Galant khuyến cáo rộng rãi cho mọi người cùng phòng tránh. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp thêm, bạn hãy nhanh chóng gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tận tình nhất. 

Các bài viết liên quan:

cách chữa bệnh giang mai tại nhà

chi phí chữa bệnh giang mai

dấu hiệu bệnh giang mai

Từ khóa » Hình ảnh Người Bị Bệnh Giang Mai