[Tìm Hiểu] Hình ảnh Bệnh Giang Mai Qua Các Giai đoạn Phát Triển Của ...

Hình ảnh bệnh giang mai ở từng giai đoạn sẽ khác nhau, tuy nhiên người bệnh hoàn toàn có thể nhận biết được để thăm khám chuyên khoa ngay từ đầu. Dưới đây là tổng hợp các hình ảnh của bệnh giang mai bộ phận sinh dục từng giai đoạn cụ thể người bệnh cần biết.

Tổng quan bệnh giang mai là gì ?

Hình ảnh bệnh giang mai do xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây ra, lây truyền chủ yếu khi người bệnh quan hệ không an toàn với người nhiễm bệnh hoặc có tiếp xúc trực tiếp với vết loét giang mai, dịch máu mủ chứa xoắn khuẩn của người bệnh.

Phụ nữ nhiễm giang mai trong thai kỳ cũng rất dễ lây bệnh cho thai nhi qua dây rốn từ 4 tháng tuổi. Trẻ sinh ra dễ nhiễm bệnh giang mai bẩm sinh, nhất là những trẻ được sinh thường, có thể gặp phải những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí cả tính mạng.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai khởi phát bởi xoắn khuẩn giang mai thâm nhập vào cơ thể gây ra tình trạng nhiễm trùng làm tổn thương các tế bào và phá hủy các cơ quan nội tạng. Giang mai khi không được điều trị sẽ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng tới sức khỏe như viêm khớp, tổn thương não và mù lòa.

Những nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh giang mai như là:

  • Nam và nữ khi có quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều người cùng lúc.
  • Những người không may dính phải các vết thương hở của người mắc bệnh giang mai có nguy cơ bị mắc bệnh giang mai
  • Bệnh giang mai lây qua đường truyền máu khi dùng chung bơm kim tiêm hoặc nhận máu từ người mắc bệnh giang mai.
  • Giang mai cũng lây truyền từ mẹ sang con thông qua nhau thai.
  • Những người bị mắc virus gây suy giảm hệ miễn dịch như HIV có nguy cơ cao mắc giang mai.

Hình ảnh bệnh giang mai qua các thời kỳ

Giang mai là một bệnh xã hội nguy hiểm và chỉ đứng sau HIV bệnh này có thể dẫn đến tử vong nếu người mắc bệnh không được điều trị. Tuy nhiên triệu chứng của bệnh giang mai rất khó phát hiện nhiều người thường bỏ qua nó gây lên những khó khăn trong việc điều trị bệnh sớm và kịp thời. Giang mai chia làm 4 giai đoạn. Mỗi một giai đoạn sẽ có biểu hiện và hình ảnh bệnh giang mai khác nhau như là:

1. Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn đầu

Sau thời gian ủ bệnh khoảng 2-4 tuần, xoắn khuẩn giang mai bắt đầu tấn công khu vực bộ phận sinh dục, ở nam giới chủ yếu ở dương vật, rãnh bao quy đầu, bìu bẹn; ở nữ giới chủ yếu ở âm đạo âm hộ, hậu môn, mép môi lớn môi bé…

Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn đầu thể hiện ở các vết loét trợt nông, bờ đều kích thước từ 0,3-3 cm, có gốc màu đỏ tươi không gây đau với người bệnh và được gọi là săng giang mai.

Săng sẽ dần dần biến mất sau khoảng 3-6 tuần, sau đỏ để lại các vết sẹo rất mỏng. TÌnh trạng này khiến nhiều người bệnh nhầm lẫn giang mai với các bệnh da liễu thông thường nên không thăm khám và điều trị dứt điểm. Trên thực tế, xoắn khuẩn giang mai vẫn đang phát triển mạnh mẽ trong cơ thể và tấn công lan rộng sang các khu vực khác.

2. Hình ảnh bị bệnh giang mai giai đoạn 2

Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 2 biểu hiện qua các nốt ban rộng như hoa đào, nên còn được gọi tên khác là đào ban giang mai. Triệu chứng này kéo dài từ 2-12 tuần, sau đó phát ban biến mất như chưa từng xuất hiện.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, ban giang mai thường tập trung chủ yếu ở bụng, ngực, lưng, tay, chân cùng nhiều vị trí khác. Đào ban giang mai thường có màu đỏ hay đỏ hồng, hình dáng giống cánh hoa đào và ẩn phía dưới da. Sau 1 thời gian, đào ban cứng lại và bề mặt nhẵn hơn, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp lồi lên gây lở loét trên da.

Người bệnh có thể sốt cao từ 38 độ do bị phát ban nghiêm trọng, kèm theo các triệu chứng nguy hiểm như đau họng, đau xương khớp, đau cơ, rụng nhiều tóc, sưng hạch bạch huyết, sút cân, căng cơ cổ…

3. Hình ảnh người bị bệnh giang mai giai đoạn tiềm ẩn

Hình ảnh bệnh giang mai thời kỳ tiềm ẩn không điển hình, thậm chí không thể hiện ra bên ngoài. Nếu không tiến hành điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ tiếp tục nhiễm giang mai vào nhiều năm sau mà không có dấu hiệu nào. Chính vì vậy mà nhiều người chủ quan cho rằng bệnh đã khỏi, không có biện pháp phòng ngừa dẫn đến lây truyền cho người khác.

4. Hình ảnh bệnh nhân bị giang mai giai đoạn cuối

Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn cuối không còn là các hình ảnh nốt mụn, vết loét nhiễm trùng giang mai mà sẽ là những triệu chứng mang tính phá hủy cục bộ. Lúc này, xoắn khuẩn giang mai tấn công vào tim mạch, hệ thần kinh trung ương, não, xương khớp…nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tử vong.

Hình ảnh bị bệnh giang mai giai đoạn 3 chia thành 3 hình thức bao gồm:

Hình ảnh củ giang mai (chiếm khoảng 15%)

Xuất hiện sau 1-46 năm sau khi phơi nhiễm giang mai, thời gian trung bình là 15 năm. Củ giang mai là những vết hình cầu hoặc mặt phẳng bất đối xứng, có màu đỏ mận, mật độ dày với kích thước như hạt ngô, ranh giới rõ ràng.

Hình ảnh giang mai thần kinh (chiếm khoảng 6,5%)

Xảy ra sau khoảng 4-25 năm nhiễm bệnh, các triệu chứng chủ yếu là suy nhược thần kinh, trầm cảm, ảo giác, rối loạn ý thức, đột quỵ…

Hình ảnh giang mai tim mạch (chiếm khoảng 10%)

Xảy ra khoảng sau 10-30 năm nhiễm bệnh, thường gây ra biến chứng phình động mạch chủ, hở van tim…nặng nhất có thể dẫn tử vong.

5. Hình ảnh bệnh giang mai bẩm sinh

Phụ nữ nhiễm giang mai khi mang thai rất dễ lây bệnh cho thai nhi qua nhau thai và đường máu. Trẻ sinh ra dễ bị chết lưu, nguy cơ sinh non và nhiều dị tật bẩm sinh khác.

Giang mai bẩm sinh trong nhiều trường hợp biểu hiện ngay khi trẻ chào đời nhưng đa số trường hợp chỉ phát triển rõ ràng khi trẻ được vài tuần - vài tháng tuổi trở lên. Các triệu chứng bao gồm kích ứng, nứt nẻ da vùng sinh dục và hậu môn với những nốt mụn nước mọc dày đặc ở lòng bàn chân, bàn tay.

Lưu ý: Phụ nữ nên đi thăm khám phụ khoa định kỳ trước khi có kế hoạch mang thai. Thai phụ cũng cần chú ý thăm khám cụ thể trong 18 tuần đầu phát hiện triệu chứng để có biện pháp xử lý phù hợp.

Bệnh giang mai có chữa được không?

Tuy là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm lây truyền qua đường chỉ đứng sau HIV thế nhưng giang mai có thể điều trị triệt để khi phát hiện và chữa trị trong giai đoạn đầu tiên. Cho nên người bệnh khi phát hiện các hình ảnh bệnh giang mai ở miệng, bộ phận sinh dục hay bất kỳ khu vực nào khác trên cơ thể cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Nếu giang mai đã chuyển sang giai đoạn cuối, lúc này rất khó để điều trị bệnh triệt để và khôi phục các tổn thương do xoắn khuẩn gây ra. Việc điều trị trong giai đoạn này chỉ ngăn sự phát triển của bệnh và không để bệnh gây ra nhiều biến chứng hơn

Hỏi - đáp: Nên điều trị bệnh giang mai ở đâu?

Để giúp cho việc điều trị bệnh hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng do giang mai gây ra người bệnh cần tìm đến cơ sở y tế uy tín để chẩn trị kịp thời.

Một trong những phòng khám nổi danh trong việc điều trị các bệnh xã hội đó là Phòng khám đa khoa Quốc tế Cộng Đồng. Tuy là đơn vị khám chữa tư nhân nhưng phòng khám được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn điều trị bởi:

  • Phòng khám được cấp phép hoạt động bởi Sở Y tế Hà Nội, xây dựng các phác đồ điều trị theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế và ít biến chứng.
  • Phòng khám được trang bị cơ sở vật chất hiện đại đảm bảo an toàn, hiệu quả trong quá trình khám chữa bệnh.
  • Đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện tuyến đầu cả nước.
  • Phương pháp điều trị hiệu quả tích cực, giúp người nhân cải thiện tình trạng bệnh và trở về với cuộc sống thường ngày.
  • Chi phí khám bệnh giang mai, cùng các chính sách minh bạch rõ ràng, phù hợp với yêu cầu người bệnh. Bên cạnh đó mọi thông tin cá nhân và bệnh án của người bệnh đều được bảo mật tuyệt đối.

Với các lý do trên phòng khám đa khoa Quốc tế Cộng Đồng đã trở thành cơ sở khám chữa uy tín của nhiều người bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh giang mai hiệu quả

Như vậy những hình ảnh bệnh giang mai chi tiết đã được bài viết chia sẻ trên đây. Bệnh giang mai giai đoạn sớm có thể điều trị được, chủ yếu sử dụng kháng sinh đặc hiệu để kìm hãm xoắn khuẩn giang mai phát triển. Để đạt được hiệu quả mong muốn, bệnh nhân cần tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ, không được tự ý ngừng hoặc tự kết hợp thêm bất kỳ nhóm thuốc nào không được kê đơn để tránh gây kháng thuốc hoặc giảm hiệu quả điều trị mong muốn.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh giang mai tốt nhất bao gồm:

  • Thực hiện và duy trì lối sống khoa học, lành mạnh một chồng một vợ. Luôn sử dụng các biện pháp an toàn (dùng bao cao su), thực hiện các hành vi tình dục an toàn.
  • Không dùng chung đồ cá nhân bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn mặt, đồ lót…với người khác. Tránh tình trạng vết loét giang mai, dịch nhầy máu mủ chứa xoắn khuẩn lây lan tấn công cho người lành.
  • Với trường hợp nhiễm giang mai bẩm sinh, người mẹ cần thăm khám sức khỏe và sàng lọc các bệnh xã hội trước khi mang thai. Nếu phát hiện cơ thể nhiễm giang mai thì nên ngừng kế hoạch có thai để điều trị hiệu quả trước khi mang thai để tránh lây bệnh cho thai nhi.
  • Thực hiện khám chuyên khoa từ 6 tháng/ lần để kiểm soát sức khỏe bản thân, đồng thời phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất, ngăn ngừa tối đa biến chứng.

Cho đến nay vẫn chưa có vacxin phòng ngừa giang mai do đó người từ 9-23 tuổi nhất là phụ nữ, các bé gái luôn được khuyến nghị nên tiêm vacxin HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Tổng hợp các hình ảnh bệnh giang mai đã được các bác sĩ chia sẻ trên đây. Bệnh giang mai có mức độ nguy hiểm cao chỉ sau HIV nên cần được điều trị sớm càng tốt. Để được bác sĩ tư vấn hơn về bệnh giang mai cũng như cách phòng ngừa điều trị bệnh sớm nhất.

Từ khóa » Hình ảnh Người Bị Bệnh Giang Mai